Khóa luận: Hoàn thiện công tác tư vấn và đào tạo nhân sự được triển khai xuất phát từ thực trạng hoạt động tại công ty TNHH tư vấn quản lý và đào tạo LÊ MẠNH, dựa trên những cơ sở lý thuyết đã có em xin được đánh giá là hoạt động của công ty trong thời gian ngắn vừa rồi đã đạt được đến mục tiêu của công ty, tuy rằng hiệu quả hoạt động chưa được cao nhưng với một công ty còn đầy rẫy những khó khăn của buổi đầu hoạt động như CTM thì kết quả đó dường như lại là một điều đáng mừng và đáng khích lệ. Dưới đây là Đề tài Một số giải pháp thiện công tác tư vấn và đào tạo tại Công ty TNHH tư vấn quản lý và đào tạo Lê Mạnh, mời các bạn đọc giả tham khảo!
Nội dung chính
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày 19/12/2006, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã gửi công hàm tới phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Geneva (Thụy Sĩ), trong đó thông báo: Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập WTO của Việt Nam, ký tại Geneva ngày 7/11/2006, sẽ có hiệu lực từ ngày 11/1/2007 và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO từ 11/1/2007.
Đến nay đã được hơn 3 năm Việt Nam gia nhập WTO, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng ý thức được tầm quan trọng của việc: xây dựng hệ thống văn bản điều hành nội bộ cho doanh nghiệp, xây dựng quy chế cơ cấu tổ chức cho doanh nghiệp, xây dựng chiến lược, lâp kế hoạch kinh doanh, hệ thông phân phối, tiêu thụ hàng hóa…
Nhận biết được nhu cầu trên, Công ty TNHH Tư vấn quản lý và đào tạo Lê Mạnh đã được thành lập với Giấy CNĐKKD số: 0204003226 do phòng ĐKKD sở KHĐT HP cấp ngày 17/10/09,với sự điều hành và quản lý của chủ tịch kiêm giám đốc công ty ông LÊ ĐÌNH MẠNH.
Vì mới thành lập nên công ty LÊ MẠNH dù có sự dẫn dắt tài tình của chủ tịch kiêm giám đốc LÊ MẠNH nhưng công ty vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn. Nhận biết được một vài khó khăn ấy, bản thân em là một sinh viên từng thực tập tại công ty xin có một vài ý kiến nhỏ mong có thể góp phần chung tay xây dựng công ty lớn mạnh hơn. Nên em đã chọn đề tài này: “Một số giải pháp thiện công tác tư vấn và đào tạo tại Công ty TNHH tư vấn quản lý và đào tạo Lê Mạnh.” Với 3 nội dung chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về công tác tư vấn quản lý và đào tạo.
Chương 2: Thực trạng về công tác tư vấn và đào tạo tại công ty TNHH tư vấn quản lý và đào tạo LÊ MẠNH.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tư vấn và đào tạo tại công ty TNHH tư vấn quản lý và đào tạo LÊ MẠNH.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN QUẢN LÝ VÀ ĐÀO TẠO.
1.1. Hoạt động tư vấn quản lý:
1.1.1. Khái niệm và vai trò hoạt động tư vấn quản lý:
- Khái niệm hoạt động tư vấn:
- Tư vấn (consulting): là một ngành dịch vụ không có một định nghĩa cố định nào cả. Thị trường cho dịch vụ này cũng hết sức linh hoạt. Cùng với những thay đổi liên tục trong các hoạt động mua lại, sáp nhập cũng như mở rộng lĩnh vực kinh doanh, nhu cầu cho dịch vụ tư vấn cũng khó đoán trước được như là thị trường chứng khoán vậy.
- Thuật ngữ “consulting” có thể có rất nhiều nghĩa, tựu chung lại một ý tưởng chính là đưa ra các lời khuyên về nghiệp vụ. Công ty tư vấn sẽ “tư vấn” một doanh nghiệp theo đúng cách mà một người đưa ra lời khuyên cho bạn bè hay người thân lúc cấp thiết. Nhìn sự việc theo lăng kính đó mới thấy tầm quan trọng của tư vấn trong kinh doanh. Tuy vậy hầu hết mọi người đều nhận thức rất mờ nhạt về công việc và trách nhiệm thực sự của cái gọi là “tư vấn”. Những thuật ngữ như “quản lý chiến lược”, “quản lý quy trình”, “quản lý thay đổi”… có vẻ như chỉ có ý nghĩa với những người trực tiếp liên quan tới chúng.
- Đưa ra các các giải pháp là một vấn đề hóc búa, không phải vì “nguồn cung cấp” giải pháp quá hạn hẹp. Các nhà tư vấn chuyên nghiệp không bao giờ thiếu các giải pháp, song áp dụng một trong số đó trong một môi trường doanh nghiệp có thể là một cuộc đấu tranh lớn với các trở ngại về chính trị cũng như chính sách hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, cốt lõi của tư vấn là phải vượt qua được các rào cản trong doanh nghiệp, xóa bỏ tính ì để rồi thâm nhập hoàn toàn vào tổ chức của họ mà “trị bệnh”.
1.1.2. Tính cần thiết của hoạt động tư vấn quản lý:
Hiện nay người Việt Nam nói chung vẫn còn tình trạng không thích đi thăm khám bệnh định kỳ, chúng ta có thói quen là chữa bệnh chứ không thích phòng bệnh, hay nói đúng hơn là không chịu phòng bệnh.
Các doanh nghiệp cũng vậy, họ có tâm lý chung là phát sinh vấn đề ở đâu thì họ sẽ sửa ở đó chứ không chịu định kỳ khám bệnh cho doanh nghiệp mình tìm ra những điểm sắp phát bệnh để ngăn ngừa kịp thời những hậu quả không mong muốn.
Nhưng trong 1 thời gian tới, theo tầm nhìn của Giám đốc kiêm chủ tịch công ty CTM, theo xu hướng phát triển của môi trường kinh tế sau hậu hội nhập WTO, doanh nghiệp sẽ chú ý tới sức khỏe của mình hơn, họ sẽ rất mong muốn được 1 đơn vị tư vấn thăm khám bệnh, tìm ra điểm yếu của doanh nghiệp họ và khắc phục để tránh xảy ra những điều đáng tiếc.
Hiện tại nhu cầu được tư vấn của các doanh nghiệp trên địa bàn mới chỉ xuất hiện nhỏ lẻ, và những nhu cầu ấy cũng đã tìm đến CTM để được tư vấn. Nhưng tương lai trong 5 năm tới thì chắc chắn doanh nghiệp nào cũng nhận thấy sự cần thiết của hoạt động tư vấn quản lý trong doanh nghiệp mình.
1.1.3. Các hình thức và nội dung tư vấn quản lý: ( Khóa luận: Hoàn thiện công tác tư vấn và đào tạo nhân sự )
Nếu phân chia theo lĩnh vực, có thể chia các công ty tư vấn thành bốn mảng: tư vấn chiến lược (strategy consulting), tư vấn công nghệ thông tin (IT consulting), tư vấn điện tử (e-consulting) và tư vấn nhân lực (human resources consulting). Các mảng trên có thể trùng nhau, và hầu hết các tập đoàn tư vấn lớn đều có các dịch vụ tư vấn đa lĩnh vực. Khách hàng giờ đây thường thuê một chứ không phải một vài công ty tư vấn để xây dựng chiến lược, đánh giá tính hiệu quả của tổ chức, áp dụng các giải pháp công nghệ và tiến tới thương mại điện tử. Có các loại hoạt động tư vấn như:
Tư vấn chiến lược: Mục đích của tư vấn chiến lược là giúp các nhà quản trị cấp cao của khách hàng hiểu và đối mặt với các thách thức về mặt chiến lược khi điều hành công ty hay tổ chức kinh tế. Trước kia, các nhà tư vấn chiến lược đưa ra một “deck”- tức là một báo cáo chi tiết về các vấn đề và các đề xuất, rồi hết trách nhiệm. Song dần dần, khách hàng cần các nhà phân tích phải ở lại để thực thi các đề xuất của họ. Điều đó càng tạo cơ hội cho các nhà tư vấn tổng thể nhiều giải pháp như Brain & Company (Brên và công ty), Boston Consulting Group (Tập đoàn Tư vấn Bót-tơn), McKinsey & Company (Mác-kin- xây và công ty)… thể hiện được các năng lực trên nhiều lĩnh vực của mình, từ việc đưa ra chiến lược về dịch vụ khách hàng tới quản lý chất lượng, từ chi phí lưu kho đến tính hiệu quả của phân phối…
Tư vấn công nghệ thông tin (Tư vấn IT): Tư vấn công nghệ thông tin còn gọi là tư vấn hệ thống (system consulting) thiết kế các giải pháp phần mềm hoặc hệ thống, kiểm tra tính tương thích của hệ thống và đảm bảo rằng hệ thống mới được vận hành trơn tru. Hầu hết các nhà tư vấn về IT đều có các kỹ năng kỹ thuật thành thạo. Hơn thế nữa họ còn có kỹ năng tổ chức và điều hành đội ngũ triển khai. Các giải pháp IT cần phải được triển khai như là một bộ phận không thể thiếu được trong một tổng thể giải pháp kinh doanh. Mặt khác, nếu các giải pháp này không phát huy hiệu quả, các nhà tư vấn IT và trưởng phòng IT chắc chắn phải chịu sự khiển trách nặng nề từ phía lãnh đạo về việc tiêu phí tiền bạc.
Các tên tuổi như Accenture, American Management Systems, Computer Sciences Corporation là các công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn IT. Các công việc tư vấn của họ hết sức đa dạng: từ việc triển khai một giải pháp quản lý doanh nghiệp tổng thể tới việc xây dựng hệ thống bảo mật cho toàn bộ một mạng lưới phân phối, giải quyết các vấn đề phát sinh khi cài đặt các ứng dụng phần mềm của SAP hay Oracle…
Tư vấn điện tử: Trước kia tư vấn điện tử bắt đầu bằng tư vấn mạng, chủ yếu bằng các công việc thiết kế: thiết kế chương trình, thiết kế đồ họa, thiết kế các nguyên mẫu (prototype) của các Với sự phát triển nhanh chóng của các trang web dot-com vào giữa và cuối thập kỷ 90, các công ty tư vấn nhận ra rằng họ cần phải đưa ra một loạt dịch vụ: thương mại điện tử (e-commerce), thương mại trực tuyến giữa doanh nghiệp (B2B), định giá (valuations), marketing và nhiều dịch vụ khác nữa. Xu hướng hiện nay là các công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử ngày càng thâu tóm được thị trường, nên các công ty tư vấn điện tử cần phải năng động và thích nghi để giữ được năng lực cạnh tranh.
Các tên tuổi nổi bật trong lĩnh vực này có Sapient, DiamondCluster International, Lante… Một công ty tư vấn có thể hỗ trợ trong việc chuyển đổi một cửa hàng bách hóa thành một trung tâm buôn bán qua mạng, tạo ra các catalog điện tử cho một công ty cho phép đặt hàng qua mạng, hay hướng dẫn một công ty về việc làm thế nào để giúp khách hàng của họ tiếp cận với các thông tin trực tuyến về tài khoản. ( Khóa luận: Hoàn thiện công tác tư vấn và đào tạo nhân sự )
Tư vấn nhân lực: Các chiến lược kinh doanh xuất sắc nhất, các ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất và các hoạt động kinh doanh tinh giản nhất chẳng có nghĩa gì cả nếu như không có ai vận hành chúng. Do vậy, tư vấn nhân lực trở thành một ngành kinh doanh phát đạt, với những tên tuổi sáng giá như Hewitt Asociate (He-uýt Ét-so-xi-ết), Watson Wyatt Worldwide, Mercer Human Resource Consulting… Các công ty ngày càng nhận ra rằng đầu tư vào nhân lực là một cách đầu tư có lãi lớn. Các nhà tư vấn nhân lực tối ưu hóa nguồn nhân lực bằng việc sắp xếp đúng người vào đúng vị trí để đạt được hiệu quả cao nhất. Loại hình tư vấn này, còn được nhắc đến như là “phát triển tổ chức” hay “quản lý thay đổi”, là một trong những lĩnh vực tư vấn “nóng” nhất hiện nay. Khách hàng thuê các công ty tư vấn nhân lực như một phần quan trọng của kế hoạch tái cơ cấu tổ chức.
Một số ví dụ về hoạt động tư vấn nhân lực như: kết hợp các đặc điểm văn hóa của các công ty sáp nhập bằng cách xây dựng hay thay đổi văn hóa làm việc, tăng cường quan hệ để chú trọng vào khách hàng và các hình thức giao tiếp mở, nâng cao năng lực thông qua các chương trình đào tạo bài bản và hữu hiệu hơn, thúc đẩy tính sáng tạo của nhân viên thông qua các việc sáng tạo quy trình, tư vấn trong việc sa thải nhân viên và giúp đỡ họ tìm công việc mới, đổi mới các hình thức lương thưởng và phụ cấp…
1.1.4. Nguyên tắc trong hoạt động tư vấn quản lý:
- Luôn hoạt động tuần tự, thống nhất theo quy trình với sự kiểm soát chặt chẽ của Giám đốc công ty tư vấn, đúng với quy định của nhà nước. Nhưng trong tương lai nguyên tắc này sẽ được điều chỉnh cho hợp với thời cuộc và nhu cầu khách hàng. Khi đó, hoạt động tư vấn sẽ nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của các trưởng bộ phận, các trưởng bộ phận sẽ trình báo kết quả đạt được lại với giám đốc công ty tư vấn.
- Luôn luôn kết thúc gói sản phẩm với hiệu quả đạt được cho khách hàng là cao nhất có thể.
- Luôn đặt tiêu chí vì lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
- Luôn làm việc với chất lượng của dịch vụ tư vấn là cao nhất.
- Xử lý sao cho chi phí tư vấn trong giới hạn cho phép mà chất lượng không thay đổi, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Luôn tạo điều kiện tối đa cũng như có biện pháp kiểm soát chất lượng làm việc của đội ngũ tư vấn viên, hay hiểu một cách khác trong công ty có bộ phận chuyên biệt dưới quyền của Giám đốc theo dõi sát sao hoạt động của nhân viên trong doanh nghiệp và có bảng biểu cụ thể đánh giá hoạt động và chất lượng làm việc của đội ngũ nhân viên đó, từng bước điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và tính chất công việc.
Có thể bạn quan tâm:
1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tư vấn quản lý:
Nhân tố khách quan:
- Môi trường chính trị xã hội.
- Môi trường kinh tế xã hội.
- Môi trường pháp luật.
- Hoạt động kinh tế ngành.
- Môi trường tự nhiên.
- Môi trường làm việc công nhân viên trong công
- Môi trường cạnh
- Tâm lý khách hàng.
- Tình hình phát triển của doanh nghiệp khách hàng.
Nhân tố chủ quan:
- Nguồn lực con người: trong đó điển hình như trình độ của nhân viên, thái độ làm việc và phục vụ của nhân viên…
- Hoạt động marketing hướng sự chú ý của lớp khách hàng tới sản phẩm của doanh nghiệp còn chưa phong phú.
- Giám đốc doanh nghiệp muốn dùng khoảng thời gian 2-3 năm đầu từ khi thành lập doanh nghiệp để tập trung vào việc hoàn thiện quy trình làm việc và đội ngũ nhân viên còn đang là điểm yếu của doanh nghiệp hiện
- Các gói sản phẩm tư vấn của doanh nghiệp: nếu sản phẩm của doanh nghiệp đa dạng, quan tâm đúng tới nhu cầu thực tế cần có của khách hàng thì sẽ thu hút được sự quan tâm của khách hàng hơn.
1.2. Hoạt động đào tạo: ( Khóa luận: Hoàn thiện công tác tư vấn và đào tạo nhân sự )
1.2.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động đào tạo:
- Khái niệm đào tạo:
Theo Bách khoa toàn thư: “Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định.”
Khái niệm đào tạo thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục, thường đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định.
- Vai trò của hoạt động đào tạo:
Đào tạo của doanh nghiệp không phải là đào tạo với chương trình phổ thông như các trường học đang thực hiện mà đây là một hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với mục tiêu lợi nhuận như bao doanh nghiệp khác. Lớp khách hàng tiềm năng mà doanh nghiệp hướng tới và hiện tại đang làm việc là những người đang làm việc thực tế, họ lãnh đạo, sở hữu một cơ sở kinh doanh hay thậm chí cả một công ty danh tiếng, nhưng lại gặp một vấn đề khá rắc rối đó là họ có kinh nghiệm làm việc dày dạn, hiện tại cũng đang rất thành công chính nhờ những kinh nghiệm ấy.
Nhưng khi họ muốn mở rộng sản xuất, muốn các hoạt động kinh doanh của họ được thực hiện bài bản hơn thì lại gặp khó khăn bởi xuất phát điểm của họ không phải là những người được đào tạo lý thuyết bài bản từ đầu. Mà thực tế con số những người thành công ấy ở thành phố Hải Phòng nói chung và những thành phố khác nói riêng lại là một con số không hề nhỏ.
Họ có nhu cầu cần được đào tạo trong 1 khóa cấp tốc để nhanh chóng bổ sung được những kiến thức tổ chức quản lý bài bản để có thể thành công hơn khi được tiếp sức bằng nguồn kinh nghiệm dồi dào của họ. Đó chính là lớp khách hàng tiềm năng cho nhu cầu cung cấp dịch vụ đào tạo của doanh nghiệp.
Có chăng CTM khác doanh nghiệp khác ở chỗ có hướng đến mục tiêu vì lợi ích xã hội, lợi ích của sinh viên, của những người mới ra trường đang mong muốn được đi làm.
1.2.2. Các hình thức và nội dung đào tạo: ( Khóa luận: Hoàn thiện công tác tư vấn và đào tạo nhân sự )
Có rất nhiều cách phân loại đào tạo thành các dạng khác nhau, dưới đây là các dạng đào tạo cơ bản như:
Theo chương trình đào tạo:
- Đào tạo cơ bản
- Đào tạo chuyên sâu.
- Đào tạo chuyên môn.
Theo tính chất hoặc phương thức của chương trình đào tạo:
- Đào tạo nghề nghiệp.
- Đào tạo lại.
- Đào tạo từ
- Tự đào tạo.
Theo thời gian đào tạo:
- Đào tạo ngắn hạn: Đào tạo ngắn hạn là một loại hình đào tạo, thời gian dưới 12 tháng, mục đích đào tạo là giúp người học hiểu biết thêm/ bổ sung thêm một kỹ năng nào đó trên cơ sở các hiểu biết và kỹ năng mà người học đã có từ trước. Đào tạo ngắn hạn có ở mọi cấp trình độ, từ công nhân, trung cấp, cao đẳng, kỹ sư, cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ. Đào tạo ngắn hạn có thể có cáp chứng chỉ hoặc không. Trong xã hội sính bằng cấp thì thường cấp chứng chỉ ( giấy chứng nhận).
- Đào tạo dài hạn: Đào tạo ở công ty TNHH Tư vấn quản lý và Đào tạo Lê Mạnh không phải là một dạng đào tạo đơn thuần như các trường học mà đây là một hoạt động kinh tế, một lĩnh vực hoạt động kinh tế của công ty, phải hướng đến mục tiêu là lợi nhuận.
Nguyên tắc trong hoạt động đào tạo: ( Khóa luận: Hoàn thiện công tác tư vấn và đào tạo nhân sự )
- Phòng ban phụ trách riêng về lĩnh vực đào tạo với trưởng ban phụ trách với quyền hành duy nhất dưới sự kiểm soát của Giám đốc công ty và hoàn toàn độc lập với các phòng ban khác, tránh tình trạng chồng chéo trong hoạt động giữa 2 lĩnh vực tư vấn và đào tạo.
- Các lĩnh vực đào tạo mà doanh nghiệp xây cần có một chương trình giảng dạy cụ thể, phải được thẩm định trên kinh nghiệm thực tế của chính Giám đốc. Bởi lớp học viên tiềm năng tham gia theo học không phải mục tiêu được cấp bằng mà họ điều họ vô cùng cần là sau chương trình này họ sẽ biết kết hợp kinh nghiệm thực tế chinh chiến bao năm trên thương trường với cơ sở lý luận bài bản để thực hiện công việc của họ sao cho hiệu quả hơn trước.
- Có một phòng ban xây dựng chương trình giảng dạy phục vụ cho công tác giảng dạy với đội ngũ là những người có kiến thức thực tế dày dạn song song với nền tảng lý luận thật vững chắc và bài bản.
- Đảm bảo chất lượng giảng dạy cũng như chương trình giảng dạy luôn luôn cao nhất cho học viên.
- Tuyển chọn những người đứng giảng dạy có trình độ chuyên môn bài bản và có kiến thức cũng như kinh nghiệm đã kinh doanh hoặc làm ngoài thực tế trong lĩnh vực của mình.
- Theo dõi sát sao trình độ học viên trước và sau khi được đào tạo trong một thời gian để gói sản phẩm đào tạo luôn luôn hướng đến mục tiêu vì lợi ích người tiêu dùng.
- Kiến thức truyền đạt cho học viên phải luôn là những tinh hoa của sự kết hợp giữa thực tế và lý luận.
- Luôn tuân thủ những quy trình làm việc khoa học tại công
Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo
- Nhân tố khách quan:
- Môi trường chính trị xã hội.
- Môi trường kinh tế xã hội.
- Môi trường pháp luật.
- Môi trường văn hoá xã hội.
Đây là những môi trường có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đào tạo không chỉ của riêng doanh nghiệp mà của cả ngành đào tạo nói chung.
Nếu chúng ta để ý kĩ thì sẽ thấy nhu cầu học của chính học sinh, sinh viên trong các thời đại khác nhau cũng khác nhau. Cách đây vài năm, trường ĐHDL Hải Phòng chưa có ngành đào tạo là Tài chính ngân hàng, nhưng sau đó dựa theo nhu cầu của sinh viên, nhà trường đã tổ chức mới thêm 1 ngành học cho sinh viên khoa quản trị kinh doanh, những người có mong muốn học để sau này vào làm tại ngân hàng ngành Tài chính ngân hàng, hay sắp tới mở Khoa đóng tàu.
Lý do tại sao em đưa ra dẫn chứng như vậy, bởi công tác đào tạo tại doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi thời cuộc, tâm lý học của học viên mỗi giai đoạn biến đổi không giống nhau. ( Khóa luận: Hoàn thiện công tác tư vấn và đào tạo nhân sự )
Đặc biệt là những học viên có tính chất đặc biệt như của doanh nghiệp. Họ là những người làm kinh tế nên rất mong muốn luôn nắm bắt được tình hình phát triển về kinh tế trong ngành họ làm việc, nên nhu cầu học của họ cũng biến đổi theo tình hình kinh tế thị trường.
- Hoạt động ngành giáo dục hiện thời.
- Môi trường cạnh tranh ngành đào tạo của các doanh nghiệp làm về dịch vụ này.
- Tâm lý khách hàng, đặc biệt là lớp khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đã nêu ở trên. Bởi đây sẽ là nguồn mang lại doanh thu chính cho công ty trong tương
- Xu thế thị trường về ngành nghề đào tạo.
Nhân tố chủ quan:
- Nguồn lực con người phải là những con người trình độ lý luận cao nhưng kinh nghiệm thực tế cũng không ít.
- Hoạt động marketing: để quảng bá được mục đích đào tạo đến lớp khách hàng doanh nghiệp hướng tới vẫn chưa phát triển phong phú.
- Các gói sản phẩm dịch vụ đào tạo hiện tại: chưa được đa dạng, do mới hoạt động nên các gói sản phẩm này chưa hoàn thiện.
- Chất lượng của hoạt động đào tạo cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo. Nếu chất lượng đào tạo chưa cao sẽ không thu hút được lượng học viên, như vậy là ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo của công
Nhưng đó chỉ là nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động đào tạo nói chung, tới các doanh nghiệp nói chung. Còn với CTM thì chất lượng của hoạt động đào tạo không phải là một nguyên nhân ảnh hưởng xấu tới hoạt động của công ty.
- Quy trình làm việc của doanh nghiệp.
Chính Giám đốc công ty cũng đang làm việc miệt mài để hoàn thiện gói sản phẩm cũng như quy trình làm việc trong phòng đào tạo để mang lại những gì tốt nhất cho học viên. ( Khóa luận: Hoàn thiện công tác tư vấn và đào tạo nhân sự )
Mời bạn tham khảo thêm:
→ Khóa luận: Thực trạng công tác quản lý tư vấn và đào tạo nhân sự

Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com
[…] → Khóa luận: Hoàn thiện công tác tư vấn và đào tạo nhân sự […]