Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu

Rate this post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Khóa luận: Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu để bảo vệ tài sản cho doanh nghiệp tại Việt Nam dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

3.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu

Như khoá luận đã đề cập tới tại phần trên, các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu và các biện pháp, thủ tục xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đặc biệt có các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu khá đầy đủ. Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn thì các quy định này tỏ ra còn nhiều bất cập. Chính vì vây, để hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiêp nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn cũng như phù hợp với yêu cầu ngày càng cao của hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta cần phải thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, cần tập trung, thống nhất các quy định pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến nhãn hiệu trong một văn bản quy phạm pháp luật độc lập Hiện nay, hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu đang được quy định rải rác, tản mạn ở quá nhiều văn bản pháp luật có hiệu lực khác nhau. Điều này làm phát sinh nhiều kẽ hở, nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng. Thủ tục, trách nhiệm của bên khiếu nại cũng như các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu theo quy định của pháp luật cạnh tranh và pháp luật sở hữu trí tuệ là có sự không đồng nhất. Sự khác nhau này sẽ khiến cho các doanh nghiệp bị xâm phạm khó khăn trong việc chọn lựa cách thức khiếu nại. Đồng thời việc phân định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan có thẩm quyền xử lý cũng không rõ ràng. Ví dụ như với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu thì kinh nghiệm của các nước phát triển với bề dày lịch sử bảo hộ SHTT hàng trăm năm như Anh, Pháp, Nhật Bản… cũng như các nước đang phát triển, công nghiệp mới mà pháp luật ra đời muộn hơn như Hàn Quốc, Trung Quốc đều xây dựng các luật độc lập cho từng đối tượng của SHTT, theo đó, luật chống cạnh tranh không lành mạnh được quy định riêng, không nằm cùng với các đối tượng SHCN khác. Chẳng hạn, Nhật Bản có Luật Chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hay Hàn Quốc có Luật chống cạnh tranh không lành mạnh và bí mật thương mại. Khi quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xây dựng trong một đạo luật riêng thì có thể quy định một cách chi tiết nhất về chống cạnh tranh không lành mạnh trong văn bản pháp lý cao, thống nhất, từ đó, tránh được tình trạng quy định rời rạc như trong các văn bản riêng lẻ tại Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời khi áp dụng có thể tách biệt với các đối tượng khác. Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu.

Thứ hai, cần phải đa dạng hóa các hình thức xử lý vi phạm hành vi xâm phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu chỉ mới dừng lại ở xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp dân sự hay hình sự ít được áp dụng trên thực tế. Trong khi đó, chỉ có các hình thức xử phạt bằng biện pháp dân sự hay hình sự mới có thể ngăn chặn dứt điểm các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu hiện nay. Hơn thế nữa, hiện nay theo quy định của Bộ luật hình sự thì chỉ có các cá nhân có hành vi vi phạm mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trong thời gian tới cần mở rộng phạm vi đối tượng bị xử lý bằng biện pháp hình sự sang cả các pháp nhân, bởi lẽ nhóm tội về sở hữu trí tuệ nói chung chủ yếu là do tổ chức thực hiện. Ngoài ra, từ thực tiễn kinh nghiệm một số nước cho thấy, song song với việc áp dụng các biện pháp hành chính, dân sự và hình sự, cần đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu như sau: thưởng tiền theo tỷ lệ % trên giá trị vi phạm cho những người có công phát hiện và thông báo cho các cơ quan chức năng về việc vi phạm trong sở hữu công nghiệp nói chung cũng như liên quan đến nhãn hiệu nói riêng; áp dụng mức phạt tiền cao hơn gấp nhiều lần so với lợi nhuận mà doanh nghiệp vi phạm thu được từ hành vi làm giả, làm nhái nhãn hiệu; động viên, khuyến khích người tiêu dùng tẩy chay các hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu. Các biện pháp kinh tế trên có tác động kích thích doanh nghiệp, người tiêu dùng tham gia vào công tác xử lý, ngăn chặn các hành vi xâm phạm các quyền liên quan đến nhãn hiệu.

Thứ ba, cần phải có những quy định về xử lý các hành vi xâm phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu  điều chỉnh từng lĩnh vực cạnh tranh Hiện nay, tại Việt Nam mới chỉ có một số văn bản liên quan đến hoạt động kinh doanh xe máy, đó là Quyết định 147/2002/QĐ-TTg ngày 25/10/2002 về cơ chế điều hành quản lý xuất nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp xe hai bánh gắn máy và phụ tùng, giai đoạn 20022005 và Quyết định 01/2003/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành các quy định cụ thể về việc quản lý chất lượng và SHCN áp dụng cho xe máy, dộng cơ và phụ tùng xe máy được sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu. Vẫn còn rất nhiều lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác mà việc xâm phạm quyền SHCN đối với nhãn hiệu mà cụ thể là cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu xảy ra rất nhiều nhưng lại chưa có các quy định điều chỉnh cụ thể. Cụ thể như cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền, sử dụng nhãn hiệu hàng hóa nổi tiếng để làm tên miền đang xảy ra ngày càng phổ biến trong thời đại ngày nay. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có quy định riêng nào điều chỉnh lĩnh vực này. Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu.

Thứ tư, về cách xác định mức bồi thường. Luật Sở hữu trí tuệ  năm 2005 đã có các quy định quan trọng về nguyên tắc xác định thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 204) và căn cứ xác định mức bồi thường thiệt hại do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Điều 205). Tuy nhiên, đối tượng bị xâm phạm ở đây không đơn thuần chỉ là “trí tuệ” mà có thể gồm cả quyền chống cạnh tranh không lành mạnh và đặc biệt chủ thể xâm phạm lại là đối thủ cạnh tranh. Nhãn hiệu sản phẩm không có giá trị lợi ích về thiết kế đẹp, bắt mắt hay giá trị hiện hữu mà nó có giá trị bởi sự đầu tư vào sản phẩm của chủ doanh nghiệp. Thông thường mức độ thiệt hại được xác định gồm: mức giảm sút về thu nhập, lợi nhuận; tổn thất về cơ hội kinh doanh; chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục hành vi xâm phạm, thiệt hại; các thiệt hại về tinh thần: các tổn thất về danh dự, nhân phẩm, uy tín, danh tiếng và những tổn thất khác. Không nói đến xã định tổn thất về danh dự, nhân phẩm (rất khó xác định ngay cả trong quan hệ dân sự) thì xác định tổn thất bởi lợi nhuận hay cơ hội kinh doanh cũng đã rất khó khăn bởi hai bên chủ thể xâm phạm quyền và bị xâm phạm là đối thủ cạnh tranh, dựa vào căn cứ của bên nào để xác định cũng là một vấn đề. Vì thế, vẫn cần có một hướng dẫn dưới dạng quy định pháp lý, tốt nhất là một Thông tư liên bộ, nếu không có các hướng dẫn, diễn giải kỹ càng hơn, chắc chắn khi giải quyết về những vấn đề này Tòa án sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc xác định thiệt hại.

Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật

3.2. Tăng cường năng lực của hệ thống cơ quan thực thi

Hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh việc xử lý các hành vi xâm phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu có đầy đủ và chi tiết đến đâu mà việc thực thi, áp dụng các quy định này vào thực tiễn không hiệu quả thì việc làm trên cũng trở nên vô nghĩa. Chính vì vậy, việc hoàn thiện bộ máy thực thi là một việc làm rất quan trọng nhằm giảm thiểu các hành vi xâm phạm quyền liên quan đến nhãn hiệu hiện nay.

Một số giải pháp chung:

  • Thứ nhất, phân định rõ rang nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan thực thi , khắc phục tình trạng chồng chéo về thẩm quyền giữa các cơ quan này;
  • Thứ hai, nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ, nhân viên trong các cơ quan thực thi;
  • Thứ ba, tăng cường sự phối hợp hành động của các cơ quan này trong hoạt động thực thi;
  • Thứ tư, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, tăng cường tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan thực thi từ Trung ương đến địa phương;
  • Thứ năm, củng cố và phát triển hệ thống hỗ trợ thực thi gồm các tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp và các hiệp hội bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

3.3. Các biện pháp từ chính doanh nghiệp là chủ sở hữu nhãn hiệu Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu.

3.3.1. Tạo tên thương hiệu và biểu trưng khó trùng lặp

 Đây là biện pháp rất quan trọng và được sử dụng ngay từ những khâu đầu tiên trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Một thương hiệu với tên gọi và logo có tính cá biệt cao, không bị trùng lặp hoặc khó trùng lặp sẽ là rào cản đầu tiên để bảo vệ thương hiệu.

3.3.2. Bao bì và kiểu dáng hàng hóa nên có sự cá biệt cao

Với dáng vẻ cá biệt cao, có tính hấp dẫn, hàng hóa sẽ lôi cuốn người tiêu dùng, tạo ra một sự thích thú, thu hút người tiêu dùng và như một rào cản về kỹ thuật với những hàng hóa cạnh tranh. Với những hàng hóa và bao bì có tính cá biệt cao, việc làm giả dường như khó khăn hơn, sự nhận biết về hàng giả cũng dễ dàng hơn.

Với góc độ bảo vệ thương hiệu thì đổi mới bao bì cũng như cách trình bày, thể hiện thương hiệu trên bao bì đã tạo ra một rào chắn hạn chế sự xâm phạm của các yếu tố bên ngoài vào thương hiệu. Đổi mới thường xuyên đã làm cho hàng giả khó theo kịp.

3.3.3. Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu

Bởi lẽ, tất cả các biện pháp trên mới chỉ có tác dụng chủ yếu để ngăn chặn sự xâm phạm vô tình hay hạn chế phần nào sự xâm phạm, trong khi thực tế xâm phạm thương hiệu thường được tiến hành cố ý và có quy mô. Mạng lưới các nhà phân phối, các điểm bán có thể cung cấp các thông tin phản hồi cho DN về tình hình hàng giả và vi phạm thương hiệu. Bên cạnh đó, họ còn cho DN biết được những thông tin từ phía người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, sự không hài lòng trong cung cấp hàng hóa cũng như các dịch vụ sau bán hàng… Đây là những luồng thông tin rất quý báu đối với DN nhằm tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm.

KẾT LUẬN Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, sở hữu trí tuệ được xem như hàn thử biểu thể hiện mức độ phát triển của nền kinh tế quốc gia. Do đó, việc xây dựng được một hệ thống các quy định pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung và các quy định xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng là một việc làm hết sức quan trọng. Qua việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá, so sánh và đối chiếu các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau về bảo vệ quyền SHCN liên quan đến nhãn hiệu, có thể thấy rằng hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam khá tương thích và phù hợp với pháp luật của các quốc gia trên thế giới và các điều ước quốc tế quan trọng có liên quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó, pháp luật sở hữu trí tụê Việt Nam vẫn còn có nhiều hạn chế: chưa rõ ràng, vẫn còn có sự chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Bên cạnh hệ thống luật pháp về sở hữu trí tuệ thì hệ thống các cơ quan thực thi cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xử lý và ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói chung và liên quan đến nhãn hiệu nói riêng. Trong thời gian qua, mặc dù các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm đã mở rộng công tác đấu tranh chống cạnh tranh không lành mạnh nhưng có thể nhận thấy rằng các hoạt động này chưa thực sự hiệu quả, các biện pháp xử lý chưa thực sự có tác dụng răn đe đối với các đối tượng vi phạm. Do đó, để theo kịp với những đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế thị trường đặc biệt là yêu cầu hội nhập nền kinh tế thế giới, vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu nói riêng để phù hợp, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn của pháp luật quốc tế trở nên thực sự cấp bách. Bên cạnh hoàn thiện hệ thống luật pháp về cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến SHCN nói chung và nhãn hiệu nói riêng, thì việc tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống thực thi pháp luật cũng cần được chú trọng. Để làm được điều này, cần có sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi khác nhau, cùng với sự hợp tác tích cực từ phía các doanh nghiệp và người tiêu dùng tại Việt Nam.

Bài nghiên cứu còn nhiều hạn chế và chưa thể đi sâu vào phân tích các vấn đề một cách sắc nét. Do vậy, em rất mong nhận được sự đánh giá và góp ý của cá thầy cô và các bạn. Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu.

Trong thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ, tạo điều kiện rất nhiều từ phía bộ môn, giảng viên hướng dẫn. Em xin gửi lời cảm ơn đến bộ môn và khoa và đặc biệt là giảng viên, thầy giáo hướng dẫn Tiến sĩ Nguyễn Trọng Điệp đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình chỉ bảo để em có thể hoàn thành khóa luận này.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>> Khóa luận: Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đến nhãn hiệu

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>> Khóa luận: Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu nhãn hiệu […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993