Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực tiễn pháp luật ưu đãi đầu tư doanh nghiệp hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Khóa luận: Thực tiễn áp dụng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
3.1.1. Thực tiễn thực thi pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp
Thực thi pháp luật ưu đãi đầu tư sẽ tác động đa chiều đến hoạt động kinh doanh của cả nước. Để đánh giá được hiệu quả thực thi pháp luật đâu tư, ta phải căn cứ vào sự thu hút đầu tư nước ngoài, sự bình đẳng, công khai và ổn định của hệ thống pháp luật. Bảng xếp hạn về môi trường kinh doanh toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (WorldBank) cho thấy sự tăng trưởng, tiến bộ trong hoạt động đầu tư của Việt Nam. Theo đó, năm 2015, Việt Nam đứng thứ 90/189 nền kinh tế, tăng bậc so với vị trí 99 của Việt Nam năm 2013 và nếu so với các năm trước đó khi Việt Nam được đánh giá là không tăng trưởng nhiều dù có nhiều cải cách thì từ năm 2015, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ để đạt được vị trí cao về môi trường kinh doanh toàn cầu. Dưới đây là các thành phần đánh giá về môi trường kinh doanh cụ thể:
Bảng 3.1: Bảng so sánh các chỉ số thành phần của Việt Nam trong Doing Business 2010 – 2016
Với bảng xếp hạng căn cứ trên nhiều tiêu chí này, có thể thấy rõ vai trò của ưu đãi đầu tư nói riêng và vai trò của pháp luật đầu tư nói chung trong bối cảnh hoạt động đầu tư cả nước và cả trong Khu Công nghiệp. Luật Đầu tư 2014 đã có nhiều thay đổi, điều chỉnh trong các quy định về hoạt động đầu tư, giúp đẩy mạnh cải cách các thủ tục và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hơn trong lĩnh vực đầu tư.
Để đánh giá thực trạng áp dụng ưu đãi đầu tư tại Khu Công nghiệp, có thể quan sát dưới các khía cạnh hoạt động đầu tư chi tiết, bao gồm: Khóa luận: Thực tiễn pháp luật ưu đãi đầu tư doanh nghiệp.
Hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước ở Khu Công nghiệp:
Các cơ quan đầu mối là Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban Nhân dân cấp Tỉnh và Ban Quản lý Khu Công nghiệp đã phối hợp làm việc khá tốt trong hoạt động quản lý các doanh nghiệp trong phạm vi của mình. Các chiến lược, chính sách ưu đãi và thủ tục ưu đãi đầu tư trong địa bàn của mình được công bố và số hóa trên các trang điện tử của các cơ quan này. Ngày nay, doanh nghiệp, nhà đầu tư không còn gặp quá nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin ưu đãi đầu tư cũng như yêu cầu giải đáp các thắc mắc của mình thông qua các phương tiện điện tử truyền thông (băng đĩa, tư liệu số hóa, …). Không chỉ thông qua phương tiện đại chúng, các cơ quan nhà nước còn trực tiếp công tác cập nhật, thực hiện ưu đãi đầu tư thông qua tổ chức các hội thảo, tọa đàm phổ biến rộng rãi quy định ưu đãi đầu tư. Thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư cũng có nhiều tiến bộ với cơ chế “một cửa, tại chỗ” đã phát huy tác dụng trong việc đẩy mạnh nhanh chóng cơ chế hành chính. Ban Quản lý Khu Công nghiệp thể hiện rõ vai trò của mình thông qua những quyền hạn được pháp luật quy định đã rút ngắn được thủ tục ưu đãi hành chính. Quy định pháp luật về phạm vi ưu đãi cũng đã được thống nhất vào chung một Danh mục ưu đãi duy nhất trong Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Việc tập trung chỉ một danh mục này đã cải thiện được các bất cập trước đây, khi nhà đầu tư phải tra cứu nhiều văn bản, nhiều danh mục không những không đồng nhất về ưu đãi đầu tư mà còn bị hạn chế về phạm vi ưu đãi.
- Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, nhà sản xuất trong Khu Công nghiệp:
Các nhà đầu tư nước ngoài đang mạnh dạn đầu tư vào Việt Nam hơn, tính chung trong 12 tháng năm 2015, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 22,757 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2014. Theo số liệu của hệ thống thông tin về Đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2015 cả nước có 2.013 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 15,578 tỷ USD, bằng 99,6% so với cùng kỳ năm 2014. Có 814 lượt dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 7,18 tỷ USD, tăng 56,5% so với cùng kỳ năm 2014. Khóa luận: Thực tiễn pháp luật ưu đãi đầu tư doanh nghiệp.
Nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực Công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 955 dự án đầu tư đăng ký mới và 517 lượt dự án tăng vốn, với tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 15,23 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đã có 62 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với 702 dự án cấp mới và 260 dự án tăng vốn với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 6,72 tỷ USD, chiếm 29,6% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Malaysia đứng vị trí thứ hai với số vốn là 2,47 tỷ USD chiếm 10,9% tổng vốn đầu tư, Nhật Bản đứng vị trí thứ ba với số vốn đầu tư là 1,84 tỷ USD chiếm 8,1% tổng vốn đầu tư, Đài Loan vươn lên vị trí thứ tư với số vốn đầu tư là 1,39 tỷ USD chiếm 6,1% tổng vốn đầu tư. Đặc biệt trong cùng kỳ, các Khu Công nghiệp đã thu hút được nhiều dự án đầu tư nước ngoài giá trị lớn: Dự án Công ty SamSung Display Việt Nam với số vốn đầu tư tăng thêm là 3 tỷ USD; dự án này được cấp phép năm 2014 với số vốn đầu ban đầu là 1 tỷ USD; dự án được đầu tư tại Khu Công nghiệp Yên Phong 1, Bắc Ninh với mục tiêu sản xuất, lắp ráp, gia công, tiếp thị hoặc bán các loại màn hình, dự án Nhà máy sản xuất Giấy Công ty TNHH Cheng Loong Bình Dương Paper tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD do nhà đầu tư Samoa đầu tư tại Khu công nghiệp Bình Dương với mục tiêu sản xuất giấy công nghiệp và giấy tiêu dùng, dự án Công ty TNHH Hyosung Đồng Nai tổng vốn đầu tư 660 triệu USD do nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đầu tư tại Khu công nghiệp Đồng Nai với mục tiêu sản xuất và gia công các loại sợi. Cụ thể số liệu được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 3.2: Báo cáo Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tháng 12/2015
Bên cạnh đó, tại Khu Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh cũng đưa ra các báo cáo về tăng trưởng ưu đãi đầu tư nước ngoài lớn hơn so với đầu tư trong nước trong hai tháng đầu năm 2016. Trong 128 triệu USD vốn đầu tư thu hút được vào các KCX, KCN của Thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng 2 tháng qua, vốn ngoại vẫn tiếp tục dẫn đầu với 80 triệu USD; 48 triệu USD, tương đương 1.077,7 tỷ đồng còn lại thuộc về vốn nội. Tuy có sự chênh lệch giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài nhưng với xu hướng tăng trưởng này, có thể thấy được nhu cầu đầu tư ngày càng tăng và thể hiện được môi trường thuận lợi, tiến bộ cho các nhà đầu tư hơn trước.
Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:
3.1.2. Những bất cập và tồn tại pháp luật trong việc áp dụng pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
3.1.2.1. Bất cập trong các quy định về ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp
Bất cập về các quy định ưu đãi đầu tư trước đây là ở chỗ: các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau. Nhưng nay đã được khắc phục bằng việc chỉ dùng một Danh mục duy nhất tại Nghị định 118/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, chính việc thống nhất lại này lại trở thành một trở ngại mới do chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể về thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định mới này mà chỉ có một điều khoản trong Nghị định 118 nói về việc bãi bỏ các danh mục cũ (Điều 66). Các văn bản pháp luật chuyên ngành rải rác với số lượng lớn và được quy định nhỏ lẻ, nên khi xuất hiện thay đổi lớn liên quan đến toàn bộ hệ thống ưu đãi thì cần phải có một văn bản hướng dẫn tổng hợp để tránh tình trạng gây khó khăn cho các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước mắc phải nhầm lẫn trong quá trình thực hiện.
Các quy định về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp Khu Công nghiệp nói riêng và tổng thể các doanh nghiệp bên ngoài nói chung mới chỉ chú trọng ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, hệ thống pháp lý về ưu đãi đầu tư không chỉ có thuế mà còn bao gồm cả các biện pháp hỗ trợ đầu tư khác (tài chính và phi tài chính). Để thu hút các nhà đầu tư, các quy định về ưu đãi pháp luật cần mang tính bao hàm rộng hơn vì các nhà đầu tư không chỉ lựa chọn thị trường đầu tư dựa trên các ưu đãi về thuế trong một khoảng thời gian nhất định mà cần những ưu đãi lâu dài, có chiến lược liên quan đến cơ sở hạ tầng, môi trường, thị trường cạnh tranh, bảo hiểm,… Khóa luận: Thực tiễn pháp luật ưu đãi đầu tư doanh nghiệp.
Các loại hình dự án đầu tư mới đang tạo ra bất cập trong việc quản lý và đảm bảo thực hiện ưu đãi đầu tư. Các loại hình dự án đầu tư mới lần đầu tiên được đưa vào Luật Đầu tư 2014 là các loại hình dự án có điều kiện dựa trên tiêu chí về tỉ lệ vốn đầu tư và số lượng nhân công lao động. Tuy nhiên, ngoài nguyên tắc áp dụng ưu đãi đầu tư tại Điều 16 Nghị định 118/2015/NĐ-CP, rằng các dự án đầu tư này được thực hiện như dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn/ đặc biệt khó khăn thì không có văn bản hướng dẫn khác về việc áp dụng ưu đãi đầu tư của các loại hình này. Bởi vì các dự án này có tính chất đặc biệt là phải thỏa mãn các điều kiện mới được thực hiện ưu đãi đầu tư, nếu không có văn bản hướng dẫn thì các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn khi áp dụng ưu đãi: áp dụng theo văn bản pháp lý chung hay văn bản pháp lý chuyên ngành (trường hợp của dự án đầu tư 6000 tỷ đồng có được quy định trong cả hai văn bản: Luật Đầu tư và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp với các điều kiện khác nhau), thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư, thủ tục thực hiện khi không thỏa mãn điều kiện để áp dụng ưu đãi đầu tư, việc không thỏa mãn điều kiện ưu đãi đầu tư liệu có dẫn đến sai phạm và bị phạt thuế nộp chậm theo quy định của pháp luật quản lý thuế,…
Thiếu sót quy định thực hiện ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư mới thực hiện từ ngày 01/7/2015 đến ngày 26/12/2015. Luật Đầu tư 2014 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2015 với các quy định mới về ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi đầu tư nhưng không quy định cụ thể mức ưu đãi đầu tư mà lại dẫn chiếu như sau: “Căn cứ ngành, nghề và địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Chính phủ ban hành, sửa đổi, bổ sung Danh mục ngành, nghề ưu đãi đầu tư và Danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư”. Tuy nhiên, Danh mục ngành, nghề, địa bàn ưu đãi đầu tư nằm trong Nghị định 118/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 27/12/2015 và không đưa ra các quy định về các dự án đầu tư nằm trong khoảng thời gian trống này. Như vậy, dự án đầu tư được thực hiện theo Luật Đầu tư 2014 từ ngày 1/7/2015 đến ngày 26/12/2015 thì vẫn phải căn cứ theo các Danh mục ưu đãi đầu tư cũ tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP, Nghị định 87/2010/NĐ-CP, Nghị định 218/2013/NĐ-CP để xác định mức ưu đãi đầu tư của dự án. Tuy nhiên, do các Danh mục cũ này có sự chênh lệch lớn với Luật Đầu tư mới, đặc biệt khi có sự thay đổi về Danh mục ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi, các loại hình dự án đầu tư nên việc xác định mức ưu đãi đầu tư của các dự án thuộc trường hợp trên sẽ không phù hợp với Luật Đầu tư 2014. Khóa luận: Thực tiễn pháp luật ưu đãi đầu tư doanh nghiệp.
3.1.2.2. Bất cập trong thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp:
Tuy rằng, pháp luật ưu đãi đầu tư đang được hoàn thiện từng ngày với các văn bản pháp lý được cập nhật dựa trên thực tiễn thực hiện. Nhưng việc áp dụng trên thực tế còn nhiều khó khăn do chính công tác thực hiện còn bị lạm dụng. Các địa phương vì lợi ích mà vượt khung ưu đãi để thu hút, tác động các nhà đầu tư vào địa bàn của mình. Trước đây, Luật Đầu tư 2005, Điều 31 có quy định rõ về việc các cơ quan Nhà nước không được tự ý ban hành vượt khung ưu đãi đầu tư của pháp luật. Tuy nhiên, không đưa ra cơ chế đảm bảo ngăn chặn được hành vi này và đến Luật Đầu tư 2014, điều khoản này đã không còn được quy định.
Thủ tục hành chính thực hiện ưu đãi đầu tư còn rườm ra, mất thời gian. Các ưu đãi đầu tư áp dụng đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp không tự động được hưởng, mà lại phải thông qua một quá trình thủ tục xin phép, thẩm tra, phê chuẩn ở các bộ ngành khác liên quan. Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp lẽ ra được hưởng khá nhiều ưu đãi theo Luật đầu tư, nhưng trên thực tế rất khó có thể thực sự hưởng các ưu đãi này, và nếu có thì cũng phải mất thời gian và chi phí để thực hiện rất nhiều thủ tục với nhiều cơ quan khác nhau. Ví dụ thủ tục áp dụng ưu đãi về sử dụng đất, khoản 6, Điều 18, Nghị định 46/2014/NĐ-CP quy định: “Người thuê đất, thuê mặt nước chỉ được hưởng ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước sau khi làm các thủ tục để được miễn, giảm theo quy định”và Khoản 1, Điều 21 Nghị định này cũng quy định: “Căn cứ vào hồ sơ, giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước quy định tại Điều 19, Điều 20 Nghị định này, cơ quan thuế xác định số tiền thuê đất, thuê mặt nước phải nộp và số tiền thuê đất, thuê mặt nước được miễn, giảm”. Như vậy, mặc dù quy định rằng các ưu đãi đầu tư mà doanh nghiệp được hưởng sẽ được ghi nhận trực tiếp trên Giấy chứng nhận đầu tư (đối với doanh nghiệp nước ngoài) và tự xác nhận ưu đãi đầu tư được hưởng (đối với doanh nghiệp trong nước). Nhưng đối với quy định nêu trên thì vô hình chung đã xác nhận nhà đầu tư sẽ phải thực hiện thêm một thủ tục nữa đó là thủ tục xác nhận miễn, giảm tại cơ quan thuế. Thủ tục này làm mất thời gian cho các doanh nghiệp và đi ngược lại với nguyên tắc một cửa, tự động mà công cuộc cải cách thủ tục hành chính đang hướng đến.
3.2. Một số kiến nghị hoàn chỉnh pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Khóa luận: Thực tiễn pháp luật ưu đãi đầu tư doanh nghiệp.
Luật Đầu tư 2014 mới có hiệu lực và các văn bản pháp lý hướng dẫn còn ít nhưng đã khắc phục được nhiều nhược điểm của các quy định trước đây. Ví dụ như đã tạo sự nhất quán trong quy định về lĩnh vực ưu đãi đầu tư giữa Luật đầu tư và các văn bản khác, đặc biệt là với Luật thuế, thông qua việc thống nhất hệ thống Danh mục ưu đãi làm một. Đồng thời, pháp luật đã đảm bảo đối xử bình đẳng giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước trong mọi khía cạnh hoạt động, từ quy định thuật ngữ chung “nhà đầu tư”, điều kiện gia nhập thị trường, về quyền kinh doanh, về cách thức quản lý nhà nước và về việc được bảo đảm ưu đãi đầu tư khi xảy ra trường hợp thay đổi pháp luật. Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2014 còn nhiều bất cập cần phải bổ sung và điều chỉnh. Phần dưới đây sẽ trình bày những nguyên tắc định hướng cũng như một vài kiến nghị sửa đổi cụ thể.
3.2.1. Các nguyên tắc định hướng hoàn thiện pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp
Để hoàn thiện hệ thống pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp, chúng ta cần đưa ra các nguyên tắc chung. Các nguyên tắc này sẽ là cơ sở để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hay bãi bỏ các thủ tục, nội dung ưu đãi đầu tư. Chỉ khi bảo đảm những nguyên tắc này, pháp luật ưu đãi đầu tư mới có thể trở thành khung pháp lý ổn định, hệ thống, bình đẳng, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đó là những nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc thống nhất, đồng bộ áp dụng ưu đãi đầu tư giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế để tạo ra động lực thúc đẩy đầu tư và một môi trường cạnh tranh lành mạnh cho Khu Công nghiệp.
- Nguyên tắc minh bạch, rõ ràng, dễ áp dụng các ưu đãi đầu tư. Luật Đầu tư 2014 đã đòi hỏi các doanh nghiệp, nhà đầu tư có sự chủ động trong việc lựa chọn, áp dụng các ưu đãi đầu tư cho doanh nghiệp của mình. Vì vậy, Nhà nước cần đảm bảo các quy định pháp luật được rõ ràng, được hướng dẫn cụ thể, rành mạch để tất cả các nhà đầu tư không gặp khó khăn, trở ngại trong quá trình áp dụng.
- Nguyên tắc phù hợp với các cam kết quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập của quốc gia. Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển với hàng loạt các cam kết quốc tế được ký kết, trong đó, Hiệp định TPP là một Hiệp định cam kết tác động không nhỏ đến nền kinh tế nói chung và đầu tư nói riêng. Chính vì vậy, Luật Đầu tư 2014 và các văn bản tiếp theo khi ban hành cần phải thận trọng để không đi ngược lại với các cam kết chung đã ký kết. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng quy định bảo đảm đầu tư kinh doanh tại Điều 13 Luật Đầu tư 2014 là bước cờ thận trọng và sáng suốt khi đã dự đoán về các trường hợp có thể xảy ra.
- Nguyên tắc phù hợp với các quy định pháp luật liên quan, khắc phục tình trạng ưu đãi tràn lan và không hiệu quả như thực trạng đã tồn tại trước đây. Các quy định về ưu đãi đầu tư cần được xây dựng một cách khoa học để pháp luật về ưu đãi đầu tư thực sư mang lại hiệu quả cho các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp đồng thời tránh được những ưu đãi quá mức dẫn đến lãng phí, không mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp hoặc không được thực thi trên thực tế.
3.2.2. Một số kiến nghị hoàn chỉnh pháp luật ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Khóa luận: Thực tiễn pháp luật ưu đãi đầu tư doanh nghiệp.
Dựa vào các phân tích trên, để góp phần hoàn thiện pháp luật ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp, khóa luận xin đưa ra một số kiến nghị cụ thể như sau:
Cần ban hành văn bản hướng dẫn về quy định ưu đãi đầu tư nói chung, áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp đầu tư cả nước nhằm hướng dẫn cụ thể các quy định mới về ưu đãi đầu tư. Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành một dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP và gửi công văn xin ý kiến tới các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp cả nước. Dự thảo Thông tư này phần lớn đã giải đáp các câu hỏi được đặt ra khi Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118 có nhiều thay đổi về quy định ưu đãi đầu tư (đính kèm tại phần Phụ lục). Có thể thấy được dự thảo Thông tư đã đáp ứng được nhu cầu cấp thiết về một văn bản hướng dẫn hoạt động ưu đãi đầu tư nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần phải bàn luận cân nhắc thêm trong quá trình xây dựng nên đến hiện nay vẫn chưa được ban hành chính thức.
Văn bản hướng dẫn hoạt động ưu đãi đầu tư cần chú trọng đến các dự án đầu tư trong Khu Công nghiệp. Cụ thể hơn là phải có những quy định trực tiếp và chi tiết đối với những dự án nằm trong Khu Công nghiệp.
Đối với ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Điều 16.3 Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định: các doanh nghiệp được miễn thuế 2 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo, trừ Khu Công nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi. Quy định này vô hình chung tạo ra khung pháp lý riêng biệt giữa các Khu Công nghiệp. Trong khi đó, đặt trong bối cảnh đất nước đang phát triển, các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội thuận lợi sẽ ngày càng được mở rộng. Vì vậy, việc đưa ra sự phân biệt ưu đãi giữa các Khu Công nghiệp với mức độ chênh lệch lớn là không hợp lý. Chúng ta có thể điều chỉnh lại bằng cách vẫn đưa ra các ưu đãi đầu tư nhưng với mức chênh lệch thấp hơn.
- Cần thiết phải thực hiện thủ tục ưu đãi đầu tư thông qua cơ chế một cửa. Khóa luận: Thực tiễn pháp luật ưu đãi đầu tư doanh nghiệp.
Như đã đề cập tại phần trên, thủ tục ưu đãi đầu tư hiện nay vẫn còn rườm rà, phức tạp. Doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính với nhiều cơ quan nhà nước. Khắc phục tình trạng này, thủ tục ưu đãi đầu tư nên sửa đổi theo cơ chế một cửa. Theo đó, người tiến hành thủ tục sẽ nộp hồ sơ tại một nơi cho một bên tiếp nhận và bên tiếp nhận sẽ chịu trách nhiệm xử lý công việc với các khâu tiếp theo, trả kết quả theo đúng hẹn. Ban Quản lý Khu Công nghiệp sẽ là đầu mối chung, chịu trách nhiệm thực hiện công việc với các cơ quan chuyên môn và trả kết quả cho các doanh nghiệp trong phạm vi quản lý của mình.
Về việc công khai, minh bạch hoá thông tin về ưu đãi đầu tư. Hiện tại, các đơn vị quản lý (Ban Quản lý Khu Công nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có thực hiện việc công khai thông tin trên các trang điện tử và nhiều kênh truyền thông. Tuy nhiên, việc công khai, minh bạch hóa thông tin nên được thực hiện một cách hệ thống qua một kênh truyền thông chung duy nhất trên toàn quốc. Có thể lấy ví dụ nhiều trang điện tử đang hoạt động tốt, cung cấp thông tin và hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp như: Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia (www.dangkykinhdoanh), Trang Thông tin điện tử về đầu tư nước ngoài (https://dautunuocngoai, Trang Tra cứu thông tin của Tổng Cục thuế (http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstdjsp), …. Cơ quan Nhà nước có thể thành
lập một trang điện tử chung công khai hóa các thông tin về thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư như thông tin về thủ tục thực hiện, thẩm quyền quản lý, quy trình cấp phép, thời hạn cấp, …
KẾT LUẬN Khóa luận: Thực tiễn pháp luật ưu đãi đầu tư doanh nghiệp.
Ngày nay, không thể phủ nhận được tầm quan trọng của Khu Công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đạt hóa và tiến trình hội nhập của đất nước. Một trong những tiêu chí tác động lớn đến hoạt động của Khu Công nghiệp chính là hệ thống pháp luật về ưu đãi đầu tư. Các quy định về ưu đãi đầu tư sẽ tạo thành hành lang pháp lý, giúp định hướng sự phát triển công nghiệp phù hợp với những chủ trương, đường lối, chính sách của đất nước. Một quốc gia xây dựng được hệ thống pháp luật ưu đãi đầu tư hợp lý sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai. Chính vì vậy, việc xem xét, đánh giá để điều chỉnh các quy định pháp luật ưu đãi đầu tư là vô cùng cấp thiết.
Khóa luận này được viết với mong muốn nghiên cứu toàn diện hệ thống pháp luật ưu đãi đầu tư, nêu lên thực trạng pháp luật ưu đãi đầu tư trong các Khu công nghiệp ngay từ khi Luật Đầu tư 2014 mới ra đời cùng với những bất cập trong thời gian áp dụng. Hi vọng những kiến nghị hoàn thiện pháp luật ưu đãi đầu tư mà khóa luận đưa ra sẽ đóng góp một phần tích cực trong việc sửa đổi các quy định về ưu đãi đầu tư nói chung và ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp nói riêng trong tương lai. Khóa luận: Thực tiễn pháp luật ưu đãi đầu tư doanh nghiệp.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>>> Khóa luận: Pháp luật về ưu đãi đầu tư đối với các doanh nghiệp

Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com
[…] ===>>> Khóa luận: Thực tiễn pháp luật ưu đãi đầu tư doanh nghiệp […]