Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch Ninh Bình

Rate this post

Nhận biết được sự phát triển mạnh mẽ của du lịch thế giới khi tìm hiểu và học tập chuyên ngành Du Lịch, tác giả đã lấy Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình làm bài luận văn tốt nghiệp của mình. Trong những năm gần đây, du lịch Việt Nam đang từng bước tỏa sáng và khẳng định thương hiệu của mình trên trường quốc tế. Phát triển du lịch không chỉ tận dụng triệt để tài nguyên, tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân mà quan trọng hơn, du lịch đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và được khai thác đỉnh điểm ở đề tài: Tiềm năng và giải pháp khai thác các điểm du lịch tại Ninh Bình.

2.1. Khái quát về tỉnh Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh tương đối nhỏ, chỉ có diện tích tự nhiên khoảng: 1.400 km2 . Tỉnh Ninh Bình có: 1 thành phố, 1 thị xã, 6 huyện, với 127 xã, 17 phường, 7 thị trấn( Nguồn: UBND tỉnh Ninh Bình).

Tỉnh Ninh Bình nằm ở vị trí ngã ba của ba khu vưc: đồng bằng sông Hồng, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam, với chiều dài 12,7km; phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Ý Yên và huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, lấy con sông Đáy làm giới hạn, với chiều dài 78,9km; phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ với chiều dài 20,5km; phía Tây và Tây Nam giáp các huyện Thạch Thành, thị xã Bỉm Sơn, huyện Hà Trung và Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa với chiều dài 88,4km; phía Tây Bắc giáp hai huyện Yên Thủy và Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình với chiều dài khoảng 77,4km

Về tọa độ địa lý, tỉnh Ninh Bình có giới hạn từ 19o47’ vĩ độ Bắc (cửa sông Đáy xã Kim Đông, huyện Kim Sơn) đến 20o28’ vĩ độ Bắc (xóm Lạc Hồng, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan); và từ 105o32’ kinh độ Đông (núi Điện, xã Cúc Phương, huyện Nho Quan) đến 106o10’20’’ kinh độ Đông (khu vực Đò Mười, xã Xuân Thiện, huyện Yên Khánh).

Thủ đô Hà Nội là điểm đến, là một trong những đầu mối của du lịch Việt Nam. Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 90km, có ưu thế rõ rệt về nhiều mặt, có ưu thế về vùng phụ cận, không gian và thời gian nên không bị tính mùa vụ trong du lịch. Sức ép đô thị mạnh mẽ của Hà Nội và các vùng phụ cận (như Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…) đang tạo cho Ninh Bình một lợi thế: du lịch cuối tuần. Tỉnh Ninh Bình cũng ở liền kề tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển du lịch của cả nước sẽ tạo đà hình thành một tứ giác tăng trưởng du lịch mới: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh – Ninh Bình qua quốc lộ 1A, quốc lộ 10 và các sân bay Cát Bi, Nội Bài, hệ thống cảng biển, cảng sông đáp ứng nhu cầu vận chuyển khách đến Ninh Bình.

Ninh Bình đã và đang trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi các điểm đến không chỉ của vùng du lịch ĐBSH&DHĐB mà còn của cả nước. Ninh Bình như một điểm mới đầy tiềm năng phát triển. ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

2.2.1. Tài nguyên du lịch

  • Tài nguyên du lịch tự nhiên

Ninh Bình là một trong số ít địa phương trong cả nước hội tụ đầy đủ những lợi thế lớn về du lịch. Ninh Bình tự hào có Quần thể danh thắng Tràng An, vừa được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào ngày 23/6/2014, đây là 1 trong 8 Di sản Thế giới của Việt Nam nhưng là di sản hỗn hợp (hay di sản kép) đầu tiên của Việt Nam được công nhận cả tiêu chí văn hóa và thiên nhiên. Trên thế giới hiện có hơn 1.000 di sản nhưng rất ít di sản hỗn hợp thiên nhiên và văn hóa. Quần thể danh thắng Tràng An là di sản hỗn hợp thứ 11 của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tràng An đẹp như một bức tranh thủy mặc với hệ thống núi đá vôi trùng trùng điệp điệp, muôn hình vạn trạng. Cùng với hệ thống sông, suối tuyệt đẹp chảy tràn trong thung lũng, Tràng An là một trong những địa danh hiếm hoi sở hữu thảm thực vật, rừng nguyên sinh cùng hệ sinh thái đất ngập nước vô cùng phong phú, nguyên sơ. Việc UNESCO công nhận Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản Thế giới là cơ hội quảng bá rất tốt cho du lịch Ninh Bình và trong thời gian tới, chắc chắn lượng khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế đến với Tràng An nói riêng, Ninh Bình Nói chung sẽ ngày một tăng hơn nữa. Đây là cơ hội tốt để Ninh Bình có thể bứt phá phát triển, trở thành khu du lịch tầm cỡ quốc tế.

Khu bảo tồn thiên nhiên sinh thái đất ngập nước Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên sinh thái đất ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ. Đây là nơi có cảnh quan rất đặc thù không chỉ của Việt Nam mà còn của cả khu vực Đông Nam Á. Diện tích của khu sinh thái này rất rộng (khoảng 3.710 ha) với 586 loài động vật và thực vật sinh sống, với hơn 30 loài động vật và thực vật đặc hữu, quý hiếm có giá trị cao trong nghiên cứu khoa học đã được ghi vào sách đỏ Việt Nam. Ngoài ra nơi đây còn có nhiều núi đá, hang động, cảnh quan hấp dẫn.

Núi Non Nước (tên cổ là Dục Thuý Sơn) – nằm ở phía Đông Bắc thành phố Ninh Bình ngay trên ngã ba sông Vân, tại đây cửa sông Vân mở ra bao bọc ba mặt núi Non Nước, chỉ còn một mặt nối với đất liền. Hàng ngàn năm trước chân núi bị sóng biển bào mòn tạo thành vòm đá rộng che kín một góc sông Vân. Tọa lạc trong khuôn viên gần 2.000m², Dục Thúy Sơn nổi tiếng là nơi phong cảnh hữu tình, từng được ví là “cửa biển có non tiên”. Chính vì điều đó ngọn núi này còn được xem là biểu tượng du lịch của thành phố Ninh Bình. Núi Non Nước còn được mệnh danh là “Núi Thơ”, và có lẽ không một ngọn núi nào trên đất nước Việt Nam lại được khắc nhiều thơ như vậy. Con số gần 40 bài thơ cổ có niên đại trải suốt khoảng tám thế kỷ (từ thế kỷ XIII đến nay) rõ ràng là nó có đủ sức để thuyết phục du khách tìm đến đây. ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

Tiếp đến là vườn Quốc gia Cúc Phương – vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam, với diện tích khoảng 22.200ha, khu rừng đặc dụng này nằm trên địa phận ranh giới của ba khu vực Tây Bắc, châu thổ sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc ba tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa, trong đó diện tích thuộc tỉnh Ninh Bình lên tới 11.350ha, chiếm 51,13% tổng diện tích toàn khu rừng. Đây là một bảo tàng thiên nhiên rộng lớn; một vườn bách thảo, bách thú ngoạn mục mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới với gần 2000 loài động thực vật trong đó có hàng trăm loài quí hiếm; có cây Chò ngàn năm tuổi; có động Người Xưa – nơi sinh sống của người Việt cổ (các di vật của người Việt cổ có niên đại khoảng 000 năm như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền … đã được phát hiện tại hang động này). Hiện nay, việc phát hiện và đưa vào khai thác nguồn nước khoáng tại khu vực này càng mở ra tiềm năng lớn hơn trong phát triển du lịch.

Suối khoáng nóng Kênh Gà (thuộc thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn), nơi có mỏ nước khoáng quý có nhiệt độ lên tới 53oC mang nhiều giá trị y học đã nổi tiếng ở miền Bắc từ lâu. Hiện nay khu này đang được đầu tư khai thác phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, phục vụ việc chăm sóc sức khoẻ của con người… Cách suối Kênh Gà khoảng 3km là động Vân Trình, đây là một địa danh đẹp, nổi tiếng với hệ thống các hang động độc đáo thu hút nhiều khách du lịch.

Ngoài những địa danh có giá trị du lịch tiểu biểu như trên, Ninh Bình còn có vô số các địa điểm khác mà ở đó đều có những tiềm năng nhất định để khai thác phát triển du lịch. Tất cả những giá trị đặc sắc ấy đang hiện hữu tại Ninh Bình và nó tạo nên một Ninh Bình non nước hữu tình, trở thành những điểm nhấn giúp cho du lịch Ninh Bình không ngừng phát triển.

  • Tài nguyên du lịch nhân văn

Nhắc đến Ninh Bình, du khách không chỉ biết đến với những danh thắng tự nhiên mà còn ấn tượng về một vùng đất có rất nhiều di tích, giàu truyền thống văn hóa, có bề dày lịch sử lâu đời với những lễ hội dân gian, những làng nghề cổ truyền và những món ăn đặc sắc. Tất cả những điều đó tạo cho Ninh Bình một sức hấp dẫn kỳ lạ đối với du khách không chỉ trong cả nước mà còn đối với khách quốc tế từ khắp các châu lục.

Về di tích, hiện nay, toàn tỉnh Ninh Bình có 1.499 di tích các loại đã được kiểm kê, trong đó có 301 ngôi chùa, 299 đình, 98 miếu, 51 phủ cùng hàng trăm nhà xứ và nhà thờ họ. Trong số gần 1.500 di tích đó thì có đến 82 di tích cấp quốc gia, 193 di tích cấp tỉnh và 2 di tích cấp quốc gia đặc biệt. Sự phong phú của di sản cùng hoà quyện với bản sắc văn hoá, tạo cho tỉnh Ninh Bình có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch. Tiêu biểu là Cố đô Hoa Lư (Di sản Văn hóa thế giới), vùng đất là Kinh đô của nước Đại Cồ Việt thế kỷ thứ X – Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta gắn liền với ba vương triều: Đinh – Tiền Lê – Lý, với ba vị anh hùng dân tộc: Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê Đại Hành và Vua Lý Thái Tổ. Chính từ đây, Vua Lý Thái Tổ đã xuống chiếu dời đô ra Thăng Long. Nơi đây, đến nay vẫn còn nhiều công trình kiến trúc được lưu giữ, đó là đền thờ Vua Đinh Tiên Hoàng, đền thờ Vua Lê Đại Hành, nhà bia tưởng niệm Vua Lý Thái Tổ, lăng Vua Đinh, lăng Vua Lê, phủ Bà Chúa, phủ Vực Vông, bia Cửa Đông, chùa Nhất Trụ … ; Sự kết hợp giữa con người với tự nhiên cũng tạo nên những bức tường thành thiên tạo và nhân tạo, những núi non và hang động kỳ thú, đậm chất văn hoá, lịch sử như Xuyên Thuỷ động, núi Ông Trạng, núi Hòm Sách, núi Cột Cờ, núi Ghềnh Tháp, hang Quàng, hang Muối, động Thiên Tôn, động Am Tiêm, động Liên Hoa… Ngoài ra còn có rất nhiều các di tích nổi tiếng khác như động Hoa Lư, đền thờ Trương Hán Siêu, đền thờ Nguyễn Công Trứ, đền thờ Đức Thánh Nguyễn, chùa Bàn Long, chùa Địch Lộng, chùa Non Nước, đình Trùng Thượng, đình Trùng Hạ, phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn, nhà thờ đá Phát Diệm, khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu …

Ninh Bình cũng là nơi còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống, trong thời kỳ kinh tế du lịch phát triển thì đây lại là những sản phẩm có giá trị cao để phát triển dịch vụ du lịch. Tiêu điểm như làng nghề trạm khắc đá Ninh Vân, thêu ren Ninh Hải, mỹ nghệ cói Kim Sơn, đồ gỗ Phúc Lộc, làng đá cảnh Bình Khang… ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

Về lễ hội, Ninh Bình cũng là tỉnh có nhiều tiềm năng. Theo thống kê, cả tỉnh có 74 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng mang đậm yếu tố dân gian, đậm đà văn hoá vùng đất châu thổ sông Hồng. Những lễ hội lớn như lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội Trường Yên, lễ hội đền Thái Vi, lễ hội Đức Thành Nguyễn, lễ hội Báo Bản làng Nộn Khê, hội đền Dâu… Riêng Chùa Bái Đính, ngôi chùa lớn nhất ở nước ta, có diện tích 700ha với vẻ đẹp hoành tráng của chùa Tam Thế. Chùa Bái Đính đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp bằng xác nhận kỷ lục: “Đại hội đồng chuông lớn nhất Việt Nam (phá kỷ lục Việt Nam)” (quả chuông nặng 36 tấn); “Pho tượng phật Thích Ca bằng đồng cao và nặng nhất Việt Nam” (pho tượng đồng nặng 100 tấn); “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam” (mỗi pho tượng đồng nặng 50 tấn); “Ngôi chùa có giếng lớn nhất Việt Nam” (giếng Ngọc có đường kính gần 30m)

Về văn hoá ẩm thực, từ lâu, Ninh Bình đã nổi tiếng với bún mọc Kim Sơn, rượu Lai Thành, tái dê, ngọc dương tửu, cá rô Tổng Trường (Hoa Lư), nem chua Yên Mạc, mắm tép Gia Viễn, cá chuối nướng Vân Long, nhất hưởng thiên kim (cơm cháy), rượu cần Nho Quan… Các món ăn đặc sản trên cũng là nguồn tài nguyên du lịch có giá trị. Hay nói một cách hình tượng, thì văn hoá ẩm thực như cái duyên, tô điểm cho môi trường du lịch hấp dẫn.

Nhìn chung, tài nguyên du lịch của tỉnh Ninh Bình rất đa dạng và phong phú, có sức hấp dẫn với du khách, là một trong những điều kiện thuận lợi mang tính quyết định đến sự phát triển của du lịch Ninh Bình.

2.2.2 Cơ sở hạ tầng

2.2.2.1. Giao thông vận tải

Mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh Ninh Bình phát triển tương đối toàn diện bao gồm các hệ thống giao thông chính là đường ô tô, đường sắt, đường thủy. Trong những năm gần đây các hệ thống giao thông nhất là đường ô tô, đã và đang được xây dựng ngày càng hợp lý và rộng khắp. Do được đầu tư, quan tâm đúng mức lại có lợi thế về nguồn tài nguyên vật liệu xây dựng tại địa phương rất phong phú (đá vôi, xi măng …) nên hầu hết các tuyến đường trên toàn tỉnh từ thành phố cho tới các xã, phường, thôn, xóm… của các huyện hầu hết đều được trải nhựa hoặc đổ bê tông chắc chắn. Việc đi lại, vận chuyển của nhân dân thuận lợi hơn rất nhiều so với trước đây.

Về hệ thống giao thông đường ô tô, Ninh Bình có lợi thế là có các quốc lộ (QL) lớn chạy qua như QL 1A, QL 10, QL 45, QL 12B với tổng chiều dài trên 110km; tỉnh lộ gồm 19 tuyến bao gồm các tuyến số 477, 477B, 477C, 478, 479, 480, 480B, 480C, 480D, 480E, 481, 481B, 481D, 481E; các đường chính của thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp với tổng chiều dài hơn 296,3km ; huyện lộ dài 79km và 1.338km đường giao thông nông thôn. Khoảng cách từ trung thành phố Ninh Bình đến trung tâm các huyện, thị hay đến các điểm du lịch trong tỉnh theo đường bộ thường rất gần, nơi gần nhất là 7km (Tràng An-Tam Cốc-Bích Động, huyện Hoa Lư), xa nhất cũng chỉ tối đa 45km (Cúc Phương, huyện Nho Quan). Việc vận chuyển càng thuận lợi hơn khi mạng lưới giao thông tỉnh lộ khá phát triển với những tuyến xe buýt nội tỉnh. Quan trọng hơn hết trong hệ thống giao thông đường bộ hiện nay của Ninh Bình là tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình nằm trong chương trình phát triển mạng lưới đường cao tốc Việt Nam đang được xây dựng, là tuyến cao tốc nối hai đầu mối giao thông Hà Nội và Ninh Bình . Tuyến đường này khi hoàn thành sẽ dài 56km, có mặt cắt ngang cho 6 làn xe, tốc độ xe chạy thiết kế từ 100 đến 120 km/h. Ngoài bề rộng mặt đường 22 m, đường có dải phân cách giữa, dải dừng xe khẩn cấp, dải an toàn và lề đường trồng cỏ. Đây là một lợi thế rất lớn để rút ngắn thời gian di chuyển giữa Ninh Bình và Hà Nội, giúp Ninh Bình có điều kiện phát triển mạnh hơn ngành du lịch nói riêng và nền kinh tế của tỉnh nói chung. ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

Về hệ thống đường giao thông thủy, Ninh Bình có hệ thống sông hồ dày đặc như sông Đáy là sông lớn nhất chảy vào giữa ranh giới Ninh Bình với Hà Nam, Nam Định. Hệ thống sông Hoàng Long chảy nội tỉnh cung cấp tưới tiêu cho các huyện phía Bắc. Sông Vạc, Sông Càn với nhiều nhánh nhỏ ở các huyện phía Nam. Các sông nội tỉnh khác: sông Vân, sông Bôi, sông Lạng, sông Bến Đang và các hồ lớn như hồ Đồng Thái, hồ Yên Quang, hồ Yên Thắng. Hầu hết các sông hồ không những đem lại nguồn lợi đáng kể về tưới tiêu, giao thông và khai thác thuỷ sản mà với hệ sinh thái đa dạng phong phú, phong cảnh hữu tình, hệ thống sông hồ nơi đây còn đem lại một giá trị rất lớn cho sự phát triển của ngành du lịch, nhất là du lịch sinh thái. Ninh Bình còn có hệ thống các cảng sông khá phát triển, trong đó cảng Ninh Phúc là cảng sông đầu mối quốc gia. Ngoài ra còn có cảng Ninh Bình, cảng Cầu Yên, cảng Gián Khẩu, cảng tổng hợp Kim Sơn và cảng Phát Diệm… Hiện nay Ninh Bình có 22 tuyến sông, trong đó có bốn tuyến thuộc trung ương quản lý là sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Vạc và sông nhà Lê với tổng chiều dài khoảng 365km . Có 3 cảng chính do trung ương quản lý là các cảng Ninh Bình, Ninh Phúc và K3 (thuộc nhà máy nhiệt điện Ninh Bình) đã được nâng cấp. Nói chung, hệ thống sông hồ trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đều có giá trị giao thông vận tải, thủy lợi, nuôi trồng thủy sản và đặc biệt là du lịch. Ngoài ra, với bờ biển dài khoảng 20,5 km Ninh Bình cũng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển công nghiệp đóng tàu; vận tải biển; du lịch biển; đánh bắt, nuôi trồng thủy- hải sản… Tại vùng ven biển Ninh Bình có nhiều loài thủy, hải sản có giá trị kinh tế cao như cá vược, cá thu, cá mực…

Tuyến đường sắt Bắc –Nam đi qua địa bàn tỉnh có chiều dài gần 20km với 4 ga Ninh Bình, Cầu Yên, Ga Ghềnh và Đồng Giao, thuận lợi trong vận chuyển hành khách và hàng hóa. Hệ thống đường sắt cao tốc hiện cũng đang được quy hoạch, thiết kế, khi đi vào hoạt động sẽ tạo ra một thế mạnh rất lớn trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, khi đó việc giao lưu giữa Ninh Bình với Hà Nội và với các tỉnh miền Trung, miền Nam sẽ nhanh chóng, thuận lợi hơn.

  • Hệ thống cung cấp điện, nước

Từ năm 2011, lưới điện quốc gia đã phủ kín 100% số xã, phường thị trấn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Ngành điện Ninh Bình đã đầu tư xây dựng hàng trăm trạm biến áp trong đó có 12 trạm 110KV với tổng công suất 503.500 KVA và 4 tuyến đường dây 110KV dài 174 km, 25 trạm trung gian 35/10 KV, 1.733 trạm phân phối với tổng công suất 425.857 KVA, đường dây trung hạ áp 3.140 km ; thay mới hàng nghìn công tơ đúng tiêu chuẩn, đầu tư nâng cấp, cải tạo lưới điện hạ áp nông thôn tại 43 xã thuộc 8 huyện, thị xã, thành phố… Bên cạnh đó, ngành điện lực Ninh Bình cũng đã đảm nhận việc cải tạo, nâng cấp và giám sát các dự án lưới điện 110 kV phục vụ cấp điện cho các dự án lớn và trọng điểm của tỉnh, cấp điện đến khu công nghiệp. Và đến cuối năm 2012, đã đưa vào vận hành thêm một trạm 110kV với dung lượng là

25.000 kVA, cấp điện cho khu công nghiệp Gián Khẩu. Riêng với phong trào xây dựng nông thôn mới, từ nay đến hết năm 2018, bằng việc huy động các nguồn vốn, ngành Điện lực Ninh Bình và các đơn vị kinh doanh bán lẻ điện nông thôn sẽ tiến hành cải tạo nâng cấp những tuyến đường dây hạ thế không bảo đảm yêu cầu kỹ thuật; thay thế toàn bộ dây dẫn, hệ thống đo đếm, cột điện cũ nát xuống cấp thành hệ thống lưới điện nông thôn đảm bảo có 83/119 xã đạt tiêu chí quốc gia về nông thôn mới . Và điều đó được đặc biệt ưu tiên đối với những xã có tiềm năng lớn về du lịch. Nhìn chung, đến nay hệ thống lưới điện tỉnh Ninh Bình đã đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, quản lý vận hành điện, cung cấp điện ổn định an toàn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các thành phần kinh tế và đời sống dân sinh trong tỉnh. Đây là cơ sở quan trọng tạo đà phát triển cho các ngành kinh tế đặc biệt là du lịch – một ngành kinh tế mũi nhọn của Ninh Bình hiện nay.

Về hệ thống cung cấp nước sạch, trong những năm gần đây tỉnh Ninh Bình đã từng bước phát triển đảm bảo nước sinh hoạt cho vùng đô thị (thành phố Ninh Bình, thị xã Tam Điệp và các thị trấn, huyện lỵ). Các công trình cấp nước bao gồm giếng đào, bể chứa nước, nước tự chảy và giếng khoan. Trong đó các khu tập trung dân cư và các khu vực thị trấn chủ yếu dùng nước tự chảy và nước cấp từ bể chứa. Khả năng cung cấp nước trung bình vào mùa hè là 16.000 m3/ngày; vào mùa đông 14.000m3/ngày. Tổng số hộ gia đình được dùng nước sạch trong toàn tỉnh là 26.000 hộ. Trữ lượng nguồn nước ngầm của tỉnh Ninh Bình là tương đối lớn, việc khai thác nguồn nước ngầm tương đối thuận lợi. Về chất lượng, nguồn nước này đảm bảo vệ sinh đủ tiêu chuẩn cần thiết để sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt. Mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt tại các đô thị của tỉnh sử dụng hệ thống thoát chung (cho cả nước mưa và nước thải sinh hoạt). Hệ thống thoát nước mưa bao gồm các loại ống tròn bê tông cốt thép, cống hộp và mương có nắp đan. Nhìn chung các tuyến thoát nước đều hoạt động tốt nhưng do mật độ còn quá thấp chưa đáp ứng được nhu cầu nên ảnh hưởng không ít đến môi trường đô thị. Và hiện nay tỉnh đã và đang triển khai thi công xây dựng nhà máy xử lí rác thải với công suất 2.200 tấn/ngày góp phần vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo vẻ mỹ quan, và ấn tượng tốt đối với du khách khi đến với Ninh Bình.

2.2.2.2. Thông tin liên lạc ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

Hệ thống thông tin liên lạc trên toàn tỉnh Ninh Bình hiện nay phát triển rất tốt, mạng lưới thông tin liên lạc hiện đã phủ gần hết các vùng (trừ vùng lõi vủa Vườn quốc gia Cúc Phương) với hệ thống tổng đài điện tử hiện đại của hai bưu điện trung tâm (thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp) và bưu điện của 6 huyện trong tỉnh. Hệ thống viễn thông vi ba, cáp quang Bắc – Nam chạy qua đảm bảo cho liên lạc nhanh chóng thuận tiện giữa Ninh Bình và các địa phương, các vùng trong nước và liên lạc quốc tế. Hệ thống bưu cục hiện có 31 trạm và 25 tuyến, trạm truyền thông tin. Hiện toàn tỉnh có trung bình khoảng 15,45 máy điện thoại/100 dân. Mạng điện thoại di động đã phủ sóng gần hết lãnh thổ Ninh Bình.

Hệ thống thông tin liên lạc, đặc biệt là cáp quang, Internet đã được nâng cấp toàn diện trong thời gian qua, tạo bước đột phá phục vụ phát triển. Hiện toàn tỉnh có 24.965 thuê bao internet . Trên cơ sở hệ thống thông tin phát triển ngày càng mạnh mẽ đặc biệt là mạng internet toàn cầu, hiện nay tỉnh Ninh Bình mà trực tiếp là Sở Văn hóa –Thể thao và Du lịch Ninh Bình, cũng đã và đang đẩy mạnh việc sử dụng các website để tiếp thị điểm đến giúp các thông tin du lịch, các sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh đến với mọi đối tượng một cách nhanh chóng mà không có giới hạn về thời gian, không gian. Cũng nhờ hệ thống thông tin liên lạc phát triển, những năm qua, nhiều cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã khai thác triệt để các tiện ích của các website và cung cấp thông tin đến khách du lịch và các tổ chức, các công ty lữ hành trên khắp cả nước và thế giới một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác. Việc làm này hình thành cơ sở giao dịch thương mại điện tử như các hình thức đặt phòng, đặt ăn, đặt tour qua mạng… Đặc biệt, thông tin được quảng bá rộng rãi trên thế giới, không bị giới hạn phạm vi và khu vực sử dụng, giúp khách hàng tiềm năng có thể đặt tour mọi lúc, mọi nơi… góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong ngành du lịch

Tuy nhiên, tại Ninh Bình, bên cạnh những website du lịch phát huy tốt vai trò là nhà cung cấp và tư vấn cho người dùng tin, song vẫn có nhiều website du lịch còn sơ sài cả hình thức lẫn nội dung, cơ sở dữ liệu nghèo nàn, chủ yếu là thông tin giới thiệu doanh nghiệp, chưa có giao dịch trực tuyến, ngôn ngữ đơn thuần là tiếng Việt, thông tin lại không được cập nhật thường xuyên … Những hạn chế này đã phần nào ảnh hưởng đến nền “công nghiệp không khói” tại nơi đây.

Trong hơn 10 năm trở lại đây, có thể thấy, cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động du lịch trên địa bàn từng bước được đầu tư, hệ thống giao thông kết nối các khu, điểm du lịch được hoàn thiện và thường xuyên được nâng cấp. Nhiều công trình trọng điểm được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã phát huy hiệu quả như: Dự án xây dựng Khu du lịch sinh thái Tràng An, Dự án tu bổ, tôn tạo di tích Cố đô Hoa Lư; Dự án nạo vét, xây kè, bảo tồn cảnh quan sông Sào Khê; Dự án nâng cấp tuyến đê hữu Hoàng Long và đê sông Đáy kết hợp giao thông từ Cúc Phương đi Kim Sơn phục vụ phát triển du lịch…

Bên cạnh đó, đã có nhiều dự án đầu tư phát triển hạ tầng du lịch được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước kết hợp với nguồn vốn của doanh nghiệp như: Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ vào điểm du lịch sinh thái Thung Nham, điểm du lịch động Thiên Hà; khu dịch vụ khách sạn trung tâm thành phố Ninh Bình…

Đến nay, toàn tỉnh đã thu hút 60 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch với tổng số vốn đăng ký đạt gần 40 nghìn tỷ đồng. Toàn tỉnh hiện có 390 cơ sở lưu trú, trong đó có 41 khách sạn từ 1-2 sao, 4 khách sạn từ 3-4 sao đã được công nhận và 6 khách sạn đầu tư theo tiêu chuẩn 3-5 sao đang hoạt động thử và đưa vào phục vụ du khách…, tăng 24,38 lần so với năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân về cơ sở lưu trú giai đoạn 2015-2020 đạt 27,85%/năm.

2.2.3 Dân cư, nguồn lao động ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

Các thế hệ người dân Ninh Bình đã khai sơn phá thạch, tạo dựng quê hương, phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng; bạt núi xẻ đồi, mở mang làng bản; quai đê lấn biển xây dựng vùng quê trù phú, màu mỡ với núi sông, rừng biển kỳ thú.

Đặc biệt nhân dân Ninh Bình đã phát huy khả năng khéo léo của đôi bàn tay và trí tuệ của mình tạo nên nhiều nghề thủ công lâu đời, nổi tiếng như nghề đan cói, dệt chiếu, thêu ren, chạm khắc đá, làm hàng mộc… Đó là những nghề truyền thống có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao.

Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm và tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động là nét nổi bật nhất và cũng là di sản tinh thần vô giá của nhân dân các dân tộc ở Ninh Bình trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.

Hiện nay, với quy mô dân số khoảng 915,9 nghìn, sinh sống ở tám huyện, thành phố, thị xã với hai dân tộc chủ yếu là Kinh và Mường, chiếm 4,5% dân số vùng Đồng bằng sông Hồng, mật độ dân số trung bình khoảng 665 người/km2 thấp hơn mật độ trung bình của vùng (961 người/km2) , và đang nằm trong “thời kỳ dân số vàng” là lợi thế không nhỏ để cung cấp nguồn lao động, thuận lợi trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay, nguồn lực con người là yếu tố hết sức quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của tỉnh. Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá là khá cao so với nhiều tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước và hiện đang từng bước tiếp tục được cải thiện.

Nguồn lao động rất dồi dào, chiếm tỉ lệ rất cao trong dân số của tỉnh. Năm 2017, số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh có trên 569,4 nghìn người (tăng hơn năm 2010 là 114,2 nghìn người) chiếm tới 62,13% dân số toàn tỉnh, được phân bổ lần lượt như sau: lao động ở khu vực nông – lâm – thủy sản có 270,7 nghìn người (chiếm 47,5%); khu vực công nghiệp – xây dựng có 178,6 nghìn người (chiếm 31,4%); khu vực dịch vụ có 120,1 nghìn người (chiếm 21,1%) . Cơ cấu lao động đang có xu hướng giảm tỉ trọng lao động ở khu vực nông – lâm nghiệp và thủy sản, tăng dần tỉ trọng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ.

2.2.4 Trình độ phát triển kinh tế – xã hội

Theo số liệu của Cục Thống kê Ninh Bình, đến hết năm 2017, dân số toàn tỉnh là 915,9 nghìn người, trong đó 174,6 nghìn người sống ở thành thị (chiếm 19,06%), nhưng lại có đến 741,3 nghìn người (chiếm tới 80,94%) sống ở các vùng nông thôn. Điều này cho thấy nền kinh tế của Ninh Bình chủ yếu vẫn dựa trên sản xuất nông nghiệp và tốc độ đô thị hóa chưa cao. Về kinh tế, theo Báo cáo của UBND tỉnh thì năm 2017 cơ cấu kinh tế Ninh Bình đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,05%, sản xuất công nghiệp tăng 14,6% và ngày càng phát triển, sản xuất công nghiệp thực sự trở thành động lực chính để phát triển kinh tế với một loạt sản phẩm như quần áo may sẵn; hàng thêu; sản phẩm cói; thịt lợn, dứa, dưa chuột đông lạnh; xi măng; mì ăn liền; giày dép cao cấp có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của Ninh Bình năm 2017 đạt 458,9 triệu USD, gấp 21 lần so với năm 2010 (21,9 triệu USD). Nông nghiệp tăng ổn định về giá trị nhưng tỷ trọng trong GDP có xu hướng giảm: từ 29,1% (năm 2010) xuống còn 15,2% (năm 2017); Các ngành dịch vụ có bước phát triển mới, nhất là dịch vụ – du lịch với trên 3,7 triệu lượt khách đến thăm quan, đem lại doanh thu gần 800 tỷ đồng…

Phát triển kinh tế nhanh, kết hợp với giải quyết tốt các vấn đề xã hội đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người (theo giá thực tế) trên địa bàn tỉnh tăng khá, từ 5,6 triệu đồng năm 2010 lên 22,3 triệu đồng năm 2017 (gấp gần 4 lần). Công tác xóa đói, giảm nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm và đạt thành tích nổi bật. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí 2015-2020 chỉ còn 8,5% . An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

Nhìn chung, trong 3 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh đạt rất cao, hơn 12%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của tỉnh gắn với nhu cầu thị trường, trong đó công nghiệp – xây dựng chiếm 46,35%, dịch vụ chiếm 39,6%, nông lâm thủy sản chỉ còn 13,9% . Công tác quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Riêng năm 2015, trong điều kiện khó khăn chung, nhưng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Ninh Bình vẫn đạt trên 10%; giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn đạt trên 15,5 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 12% so với năm 2013; kim ngạch xuất khẩu tăng 23,6%; doanh thu du lịch đạt gần 900 tỷ đồng, tăng 15,2% . Các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch có bước phát triển. Văn hóa xã hội có tiến bộ: chất lượng giáo dục được nâng lên; chương trình phổ cập giáo dục được thực hiện có hiệu quả; tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học toàn tỉnh đạt 83,5%; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 5,56% ; công tác đối ngoại và hoạt động xúc tiến đầu tư được quan tâm đẩy mạnh; quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp có tiến bộ. Ninh Bình được xếp trong 10 tỉnh đứng đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới; đã có 3 xã thuộc huyện Yên Khánh được công nhận hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, các lĩnh vực dịch vụ tài chính và ngân hàng của Ninh Bình cũng phát triển đáng kể trong những năm qua tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư sản xuất.

Những thành tựu chung của nền kinh tế – xã hội địa phương là điều kiện thuận lợi cho du lịch Ninh Bình phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua và những năm tiếp theo.

Về kinh tế, theo Báo cáo của UBND tỉnh thì năm 2012 cơ cấu kinh tế Ninh Bình đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 11,05%, sản xuất công nghiệp tăng 14,6% và ngày càng phát triển, sản xuất công nghiệp thực sự trở thành động lực chính để phát triển kinh tế với một loạt sản phẩm như quần áo may sẵn; hàng thêu; sản phẩm cói; thịt lợn, dứa, dưa chuột đông lạnh; xi măng; mì ăn liền; giày dép cao cấp có chất lượng tốt, giá cả cạnh tranh, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu của Ninh Bình năm 2012 đạt 458,9 triệu USD, gấp 21 lần so với năm 2005 (21,9 triệu USD). Nông nghiệp tăng ổn định về giá trị nhưng tỷ trọng trong GDP có xu hướng giảm: từ 29,1% (năm 2005) xuống còn 15,2% (năm 2012); Các ngành dịch vụ có bước phát triển mới, nhất là dịch vụ – du lịch với trên 3,7 triệu lượt khách đến thăm quan, đem lại doanh thu gần 800 tỷ đồng…[4]

Phát triển kinh tế nhanh, kết hợp với giải quyết tốt các vấn đề xã hội đã làm cho đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người (theo giá thực tế) trên địa bàn tỉnh tăng khá, từ 5,6 triệu đồng năm 2005 lên 22,3 triệu đồng năm 2012 (gấp gần 4 lần). Công tác xóa đói, giảm nghèo, góp phần bảo đảm an sinh xã hội được quan tâm và đạt thành tích nổi bật. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí 2011-2015 chỉ còn 8,5% (2012). An ninh chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững [4]. ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

Nhìn chung, trong 3 năm trở lại đây (2011 – 2013), tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh đạt rất cao, hơn 12%/năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng khai thác tốt hơn tiềm năng, lợi thế của tỉnh gắn với nhu cầu thị trường, trong đó công nghiệp – xây dựng chiếm 46,35%, dịch vụ chiếm 39,6%, nông lâm thủy sản chỉ còn 13,9% [24]. Công tác quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Riêng năm 2013, trong điều kiện khó khăn chung, nhưng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Ninh Bình vẫn đạt trên 10%; giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh vẫn đạt trên 15,5 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 12% so với năm 2012; kim ngạch xuất khẩu tăng 23,6%; doanh thu du lịch đạt gần 900 tỷ đồng, tăng 15,2% [24]. Các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ du lịch có bước phát triển. Văn hóa xã hội có tiến bộ: chất lượng giáo dục được nâng lên; chương trình phổ cập giáo dục được thực hiện có hiệu quả; tỷ lệ kiên cố hóa trường lớp học toàn tỉnh đạt 83,5%; an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 5,56% (2013) [24]; công tác đối ngoại và hoạt động xúc tiến đầu tư được quan tâm đẩy mạnh; quốc phòng được tăng cường, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững; công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp có tiến bộ. Ninh Bình được xếp trong 10 tỉnh đứng đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới; đã có 3 xã thuộc huyện Yên Khánh được công nhận hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Ngoài ra, các lĩnh vực dịch vụ tài chính và ngân hàng của Ninh Bình cũng phát triển đáng kể trong những năm qua tạo điều kiện tốt cho các doanh nghiệp vay vốn để đầu tư sản xuất.

Những thành tựu chung của nền kinh tế – xã hội địa phương là điều kiện thuận lợi cho du lịch Ninh Bình phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua và những năm tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm:

Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp

2.2.5 Chính sách phát triển kinh tế và du lịch

Đường lối chính sách phát triển đóng vai trò tiên quyết, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Ninh Bình. Trong thời kỳ hội nhập và phát triển, tỉnh Ninh Bình đã đề ra những chính sách phù hợp để phát triển kinh tế – xã hội nói chung và du lịch nói riêng ở địa phương.

Về chính sách ưu đãi kêu gọi đầu tư, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 28 /2012/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Trong đó, UBND tỉnh đã có các chính sách: Ưu đãi khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Các nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, lãi suất vay vốn, sử dụng các công trình kết cấu hạ tầng, các tiện nghi, các tiện ích cộng đồng… Ví dụ, một vài chính sách cụ thể được nêu trong Quyết định đó như:

  • Ưu đãi về đất đai : Các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp được ngân sách tỉnh ứng trước 30% chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, với mức tối đa không quá 50 tỷ đồng cho một dự án“…
  • Ưu đãi về vốn tín dụng: Các dự án đầu tư thuộc danh mục kêu gọi đầu tư theo quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh, đầu tư vào khu công nghiệp được ưu tiên xem xét vay vốn với lãi suất ưu đãi từ Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Ninh Bình hoặc cấp giấy phép ưu đãi đầu tư để hỗ trợ lãi xuất đầu tư theo kế hoạch hàng năm của tỉnh. Miễn phí dịch vụ tư vấn vay vốn và tư vấn xây dựng dự án, phí cung cấp thông tin phòng ngừa rủi ro khi nhà đầu tư vay vốn tại Quỹ Đầu tư Phát triển tỉnh Ninh Bình” ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )
–   “Ưu đãi về hạ tầng kỹ thuật“

Khu công nghiệp

“a) Các công trình ngoài hàng rào khu công nghiệp

  • Đường giao thông được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.
  • Hệ thống điện, cấp nước, thông tin liên lạc nhà nước chỉ đạo doanh nghiệp chuyên ngành xây dựng đến hàng rào công trình để bán trực tiếp cho các nhà đầu tư.

b) Các công trình trong hàng rào khu công nghiệp: Công trình xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp sau khi triển khai xây dựng xong công trình xử lý nước thải, chủ đầu tư được tỉnh hỗ trợ 30% tổng mức đầu tư đối với công trình xử lý nước thải cho mỗi khu công nghiệp, nhưng tối đa không quá 10 tỷ đồng” .

Hay về “Hỗ trợ thủ tục hành chính”, trong quyết định có nêu rõ”

“ Trung tâm tư vấn đầu tư trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan trựctiếp tư vấn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ giải quyết các thủ tục hành chính cho nhà đầu tư thực hiện các dự án ngoài khu công nghiệp về: Cấp đăng ký kinh doanh, giao đất, cho thuê đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận đầu tư; giấy phép thành lập văn phòng đại diện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, cấp giấy phép xây dựng công trình; giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và sổ lao động cho người Việt Nam làm việc tại Ninh Bình; Chứng chỉ hàng hóa; báo cáo đánh giá tác động môi trường” .

Còn về Các hỗ trợ khácquyết định còn nêu rất rõ các lợi ích mà các doanh nghiệp khi đầu tư vào Ninh Bình được hưởng đó là:

Trên đây chỉ là trích dẫn một số ít những chính sách ưu đãi mà Ninh Bình dành cho các nhà đầu tư đến địa phương làm ăn. Ngoài ra, nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp, những năm qua UBND tỉnh Ninh Bình đã tập trung chỉ đạo các ngành, các địa phương phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tạo môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư.

Nhờ môi trường đầu tư thuận lợi, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp lớn (như Công ty xi măng Tam Điệp, phân lân Ninh Bình, cán thép Tam Điệp, nhà máy đạm, nhà máy lắp ráp ô tô, các nhà máy xi măng The Vissai, Duyên Hà, Hướng Dương) sau thời gian đầu tư đã đi vào sản xuất làm cho sản lượng và giá trị sản xuất công nghiệp tăng cao. Các sản phẩm truyền thống khác như thép, thực phẩm xuất khẩu, đông lạnh, may mặc, thiểu thủ công nghiệp… cũng duy trì mức sản xuất mạnh.

Riêng về lĩnh vực du lịch, trong những năm gần đây, nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về phát triển du lịch đã được cải thiện rõ rệt. Nguồn lợi mà ngành du lịch đem lại cho nền kinh tế là hết sức to lớn và rõ nét hơn. Nó không chỉ là động lực thúc đẩy mà còn có sức lan tỏa hỗ trợ các ngành kinh tế khác phát triển theo. Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng to lớn của du lịch, các cấp chính quyền địa phương có nguồn tài nguyên du lịch đều chọn ngành du lịch làm ngành kinh tế mũi nhọn cho địa phương mình. Ngoài lợi ích kinh tế, du lịch còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, bảo vệ được cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hóa bản địa … Không chỉ được các cấp chính quyền trong tỉnh Ninh Bình quan tâm phát triển du lịch mà cả Trung ương cũng nhận thấy tiềm năng du lịch của tỉnh là rất lớn có tầm ảnh hưởng quốc gia, nên cũng quyết định đầu tư với quy mô lớn, đặc biệt là đối với Khu du lịch Tràng An. Cụ thể, ngày 29/4/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 82/2003/QĐ-TTg, trong đó nêu rõ: “Về dự án xây dựng Khu du lịch Tràng An, Chính phủ hỗ trợ toàn bộ nguồn vốn để đầu tư hạ tầng. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính rà soát bố trí vốn để tỉnh triển khai dần trong một số năm, song tỉnh có cơ chế kêu gọi vốn đầu tư huy động vốn để làm các sản phẩm du lịch, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới”. Nhờ chính sách hỗ trợ đầu tư cũng như chỉ đạo sát sao của Trung ương và nỗ lực của địa phương, tỉnh Ninh Bình đã không ngừng đầu tư, quan tâm phát triển có trọng điểm về du lịch. Ngoài nguồn vốn đầu tư được Trung ương đầu tư là 2.572,234 tỷ đồng, tỉnh đã kêu gọi được sự đầu tư lớn của nhiều doanh nghiệp trong đó có một số doanh nghiệp hàng đầu của tỉnh và khu vực, tiêu biểu như Doanh nhiệp xây dựng Xuân Trường (tổng mức đầu tư lên tới 2.614 tỷ đồng, lớn hơn cả tổng nguồn vốn đầu tư của Trung ương), Tập đoàn Hoàng Phát Vissai (98 tỷ đồng), Công ty TNHH dịch vụ du lịch Bích Động (80,2 tỷ đồng), Công ty TNHH khai thác vật liệu xây dựng cơ bản Hoàng Long (77 tỷ đồng), Công ty TNHH Thương mại Lạc Hồng (19 tỷ đồng) … . Kết quả đến nay, du lịch Ninh Bình đã được không chỉ người dân Việt Nam biết đến mà cả thế giới cũng phải ngưỡng mộ, cụ thể vào ngày 23/6/2014, sau hơn mười năm phấn đấu xây dựng và phát triển, Quần thể danh thắng Tràng An tỉnh Ninh Bình đã được Ủy ban Di sản thế giới thuộc UNESCO đã chính thức công nhận là Di sản Hỗn hợp Văn hóa và Thiên nhiên của thế giới (với số phiếu bình chọn đạt tỉ lệ 100%) ghi nhận những đóng góp hết sức to lớn của không chỉ các cấp chính quyền mà còn của nhân dân toàn tỉnh Ninh Bình.

Theo định hướng phát triển du lịch Ninh Bình nói riêng và du lịch Việt Nam nói chung thì sản phẩm du lịch chủ yếu của tỉnh Ninh Bình sẽ là du lịch sinh thái tập trung tại các Khu hang động Tràng An, Khu bảo tồn ngập nước Vân Long, Vườn Quốc gia Cúc Phương; loại hình du lịch văn hóa tập trung vào các điểm khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Du lịch tâm linh Bái Đính… Với tiềm năng lợi thế của mình, Ninh Bình còn có thể phát triển thêm các loại hình du lịch khác như: Du lịch cuối tuần, du lịch trên sông, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch kết hợp với hội nghị, hội thảo, du lịch thể thao, du lịch làng nghề… Khuyến khích, ưu tiên đầu tư các cơ sở lưu trú cao cấp, khu dịch vụ vui chơi giải trí hiện đại nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

Cùng với việc phát triển các sản phẩm du lịch nội tỉnh, Ninh Bình đã liên kết đầu tư và phát triển du lịch với Thanh Hóa, Nghệ An và 10 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và các tỉnh, thành phố như: Hải Phòng, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Nam Định, Hòa Bình; liên kết, hợp tác xây dựng tuyến du lịch dự trữ sinh quyển thế giới Khu Quần đảo Cát Bà và Quần thể danh thắng Tràng An…

Tập trung thu hút các nhà đầu tư chiến lược, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, xây dựng thành phố Ninh Bình trở thành thành phố du lịch. Tập trung thực hiện các dự án trọng điểm như Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Quần thể danh thắng Tràng An, Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, Thạch Bích- Thung Nắng; Công viên động vật hoang dã Quốc gia; Khu du lịch Kênh Gà- Vân Trình, phục dựng quần thể Cố đô Hoa Lư, triển khai dự án tuyến đường Bái Đính – Tam Chúc – Chùa Hương – Hòa Lạc để kết nối du lịch giữa Ninh Bình – Hà Nam – Hà Nội và các địa phương khác.

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Phó Giám đốc Sở Du lịch cũng cho biết: Ngành Du lịch đang chỉ đạo các đơn vị liên quan nâng cao chất lượng tour, tuyến, hình thành các tour du lịch khép kín trên địa bàn tỉnh. Xây dựng được loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có lợi thế của tỉnh nhằm tăng thời gian lưu trú của du khách tại Ninh Bình.

Rõ ràng, với những chính sách phù hợp, thiết thực của mình, hiện nay, kinh tế – Xã hội Ninh Bình nói chung, ngành du lịch nói riêng đang từng bước thay da đổi thịt, phát triển từng ngày làm cho đời sống người dân địa phương ngày càng phát triển, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày càng giàu mạnh, nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

2.2.6 Các nhân tố khác ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

  • Mức sống

Trong những năm gần đây nền kinh tế – xã hội của Ninh Bình liên tục tăng trưởng với tốc độ khá cao: năm 2005 đạt 20,5%, năm 2010 đạt 16,0%, đến năm 2012 mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng mức tăng trưởng của tỉnh vẫn đạt 11,05% . Kinh tế phát triển, đa số người lao động tỉnh Ninh Bình đều có việc làm, thu nhập của người lao động được cải thiện và nâng lên đáng kể nên đời sống dân cư ở thành thị và nông thôn cũng được cải thiện rõ rệt.

  • Thời gian rỗi

Thời gian rỗi của nhân dân là thời gian còn lại dùng cho mục đích du lịch thể thao, nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí … Đó là cơ sở cho nhân dân đi du lịch, do đó phải nghiên cứu để kích thích người dân đi du lịch nhằm đạt được nhu cầu của họ nhưng không xâm hai đến tự nhiên, môi trường, tài nguyên du lịch, để du lịch phát triển bền vững.

Muốn đi du lịch, ngoài việc phải có tiền thì còn phải có thời gian nhàn rỗi. Mức sống cao cùng với việc có nhiều thời gian rỗi là hai yếu tố quyết định tới nhu cầu đi du lịch của con người. Mức sống về vật chất, thu nhập và trình độ văn hoá của nhân dân ta nói chung, của người lao động tỉnh Ninh Bình nói riêng, những năm qua ngày càng được nâng cao cộng với những quy định, những chính sách về số ngày nghỉ trong năm ngày càng nhiều giúp họ có điều kiện tham gia vào các hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng… tốt hơn.

Ở nước ta hiện nay theo quy định chung của Nhà nước, mọi viên chức nhà nước đều được hưởng chế độ nghỉ cuối tuần 2 ngày (thứ Bảy và Chủ nhật), ngoài ra còn có nhiều dịp được nghỉ khác như: Tết Nguyên Đán, Tết Dương lịch, dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, dịp Lễ 30/4, 1/5, dịp Quốc Khánh 2/9.

Bên cạnh những ngày nghỉ chung đó, Bộ Luật Lao động nước ta còn quy định rõ:

“Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

  1. 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
  2. 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt …
  3. 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt …”

Ngoài ra, mỗi ngành khác nhau, tùy vào tình hình thực tế lại có những chế độ nghỉ phép cho người lao động khác nhau, ví dụ: Theo quy định tại khoản 3, Điều 5 bản Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thì thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 2 tháng được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp (nếu có)

Như vậy, rõ ràng khoảng thời gian để nghỉ ngơi của người lao động cả nước nói chung, tỉnh Ninh Bình nói riêng trong một năm là tương đối nhiều. Do đó, với một địa phương có tiềm năng lớn về du lịch như Ninh Bình thì đây là thực sự trở thành một yếu tố rất thuận lợi để khai thác phát triển du lịch.

  • Chính trị

Trong những năm qua, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhìn chung luôn được đảm bảo và giữ vững. Các ngành, các cấp chính quyền mà nòng cốt là các lực lượng vũ trang và lực lượng bộ đội địa phương, dân quân tự vệ, dự bị động viên cùng với nhân dân trong tỉnh luôn nêu cao tinh thần cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nắm chắc tình hình, kịp thời xử lý các tình huống xảy ra, góp phần giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Chủ động, kiên quyết đấu tranh chống mọi âm mưu phá hoại, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi, an toàn để tỉnh nhà phát triển kinh tế- xã hội. Trình độ sẵn sàng chiến đấu, chất lượng huấn luyện của các lực lượng ngày càng được nâng

cao, phù hợp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tỉnh Ninh Bình nhất là các lực lượng vũ trang công an và quân đội luôn là lực lượng xung kích đi đầu trong tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, để lại niềm tin sâu sắc trong các tầng lớp nhân dân. Mặc dù phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, thậm chí phải hy sinh tính mạng, nhưng các lực lượng vũ trang trong tỉnh vẫn kiên định, vững vàng về chính trị, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào việc giữ vững môi trường hoà bình để xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội của quê hương, đất nước.

Và nhờ tình hình anh ninh chính trị trên địa bàn tỉnh luôn được giữ vững nên quyền lợi và tính mạng của người đi du lịch luôn được đảm bảo, các công trình du lịch luôn được bảo vệ nghiêm … hoạt động du lịch của Ninh Bình nhờ đó luôn có điều kiện để phát triển mạnh mẽ.

2.3. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

2.3.1. Vai trò của du lịch trong nền kinh tế của tỉnh ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỉ trọng nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho công nghiệp và cuối cùng vai trò của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trò thống soái. Nền kinh tế nước ta nói chung, của tỉnh Ninh Bình nói riêng hiện tại đang có rất nhiều chuyển biến theo chiều hướng như vậy.

Trong những năm qua, nhất là từ năm 2010 đến nay, du lịch Ninh Bình đã có bước phát triển khá nhanh, đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng hàng đầu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh nhà: làm tăng tỉ trọng lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Cụ thể, năm 2010, công nghiệp đạt 38,3%, nông nghiệp đạt 29,2%, dịch vụ đạt 32,5%; đến năm 2017 đã có sự chuyển dịch đáng kể: công nghiệp tăng thêm 7,9% đạt 46,2%, nông nghiệp giảm 14% còn 15,2%, dịch vụ đạt 38,6% (tăng 6,1% so với năm 2010 )

Ngoài ra, du lịch còn góp phần giải quyết việc làm cho người lao động tại địa phương, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác của tỉnh, làm thay đổi hình ảnh Ninh Bình trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế. Hạ tầng du lịch của tỉnh được đầu tư lớn, các khu du lịch được hình thành và phát triển. Lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến Ninh Bình tăng liên tục trong các năm qua đem lại nguồn thu rất lớn cho Ninh Bình.

Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngày càng tăng, du lịch đã có đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển kinh tế – xã hội tỉnh nhà. Ngoài ra cùng với sự phát triển của du lịch cũng dễ tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển, đặc biệt trong đó phải kể đến là các ngành xây dựng, các ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ, ngành trồng trọt, chăn nuôi, chế biến lương thực phẩm…

Trên bình diện chung, hoạt động du lịch ở Ninh Bình có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của tỉnh. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào địa phương có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho tỉnh nói riêng, cho đất nước nói chung. Hoạt động du lịch kéo theo hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa … Quả thật như vậy, nhờ du lịch phát triển, ở Ninh Bình những vùng sâu không còn sâu nữa, vùng xa không còn xa nữa, nông thôn với thành thị như xích lại gần nhau hơn cả về không gian và thời gian. Du lịch phát triển, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc phát triển cùng với mạng lưới điện quốc gia đã phủ kín khắp các vùng trong tỉnh từ thành thị đến nông thôn làm cho mối liên hệ, liên kết của mọi thành phần trong tỉnh càng thêm chặt chẽ, không những thế còn vươn khỏi phạm vi của tỉnh, của vùng Đồng bằng sông Hồng ra tới phạm vi cả nước và quốc tế. điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ cho tỉnh nói riêng, cho đất nước nói chung. Hoạt động du lịch kéo theo hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hoá, điều hoà nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa … Quả thật như vậy, nhờ du lịch phát triển, ở Ninh Bình những vùng sâu không còn sâu nữa, vùng xa không còn xa nữa, nông thôn với thành thị như xích lại gần nhau hơn cả về không gian và thời gian. Du lịch phát triển, hệ thống giao thông và thông tin liên lạc phát triển cùng với mạng lưới điện quốc gia đã phủ kín khắp các vùng trong tỉnh từ thành thị đến nông thôn làm cho mối liên hệ, liên kết của mọi thành phần trong tỉnh càng thêm chặt chẽ, không những thế còn vươn khỏi phạm vi của tỉnh, của vùng Đồng bằng sông Hồng ra tới phạm vi cả nước và quốc tế.

2.3.2 Thực trạng phát triển theo ngành ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

  • Khách du lịch

* Về lượng khách:

Cùng với xu hướng chung về nhu cầu du lịch, trong những năm gần đây, lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến Ninh Bình ngày càng đông, đặc biệt là khách nội địa.

Chỉ trong vòng 7 năm (2010-2017), tổng lượng khách đến nơi đây đã tăng vọt từ 1.010,1 nghìn lượt (2010), lên 3.750 nghìn lượt (2017) gấp 3,7 lần năm 2010, trong đó, lượng khách quốc tế đạt 675,6 nghìn lượt, gấp 1,86 lần; lượng khách nội địa tăng từ 648,4 nghìn lượt lên 3.074,4 nghìn lượt, gấp 4,7 lần so với năm 2010

Lượng khách nội địa luôn chiếm tỷ lệ cao hơn khách quốc tế từ 28,3% (2010) đến 63,96% (2017) và đang có xu hướng tăng tỷ trọng.

So với các tỉnh trong vùng ĐBSH&DHĐB, giai đoạn 2010 – 2017, lượng khách du lịch đến Ninh Bình luôn ở mức cao, đứng thứ 4/11 tỉnh-thành, chỉ sau Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng. Điều này chứng tỏ ngành du lịch Ninh Bình hiện đang ngày càng khẳng định được vai trò và vị thế của mình trong nền kinh tế của tỉnh nói riêng và của toàn vùng ĐBSH&DHĐB nói chung.

* Về thị trường khách du lịch:

– Thị trường khách quốc tế:

Khách quốc tế đến Ninh Bình hiện nay (2017) chủ yếu là khách Tây Âu (Pháp, Anh, Đức…) chiếm 34% tổng số khách quốc tế, con số này vẫn còn tiếp tục tăng lên. Tiếp đến là khách quốc tế đến từ châu Úc (23%), Đông Bắc Á (17%, chủ yếu là từ Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc). Các thị trường ổn định là Đông Âu (10%), Bắc Mĩ và Trung Đông (mỗi thị trường chiếm 4,5%). Các thị trường khác là 3,0%

Riêng thị trường Đông Nam Á là chiếm tỉ trọng khá thấp khoảng 4,0 % và hiện nay đang có xu hướng giảm dần. Về mặt này, rõ ràng du lịch Ninh Bình đang bộc lộ một số hạn chế. Đông Nam Á là một thị trường lớn, có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán; việc đi lại trên đất nước Việt Nam nói chung rất thuận tiện, do vậy Ninh Bình cần phải có định hướng phát triển sản phẩm du lịch hợp lý để thu hút thị trường tiềm năng này.

Du khách quốc tế đến Ninh Bình chủ yếu đi theo đường bộ và mục đích du lịch cũng khác nhau, trong đó trên 50% là đi tham quan du lịch thuần túy. Ngoài ra, một bộ phận nhỏ du khách đến đây để tìm kiếm cơ hội làm ăn, thăm thân và mục đích khác.

Phần lớn khách du lịch quốc tế là những người có khả năng về tài chính, có ý thức trách nhiệm trong tham quan du lịch (bảo vệ môi trường, cảnh quan …), có nhu cầu tham gia nhiều hoạt động trong chuyến đi. Tuy nhiên, về cơ bản, do khoảng cách từ Ninh Bình đến Hà Nội không quá xa (hơn 90km), giao thông lại thuận tiện mà cơ sở vật chất phục vụ du lịch của địa phương nhìn chung còn nghèo nàn (thiếu khu vui chơi, giải trí cho du khách nói chung, khách quốc tế nói riêng…) nên thời gian lưu trú của du khách nước ngoài tại địa phương còn hạn chế, trung bình mỗi du khách chỉ ở lại Ninh Bình khoảng 1,5 ngày

– Thị trường khách nội địa:

Khách du lịch trong nước đến Ninh Bình chủ yếu là ở các thị trường lớn là Hà Nội, Huế – Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh, chiếm khoảng 50% tổng số du khách nội địa. Trong đó thị trường Hà Nội chiếm tỉ trọng lớn nhất (25%), tiếp đến là lượng khách đến từ Huế – Đà Nẵng (15%) và Thành phố Hồ Chí Minh (10%). Lượng khách này chủ yếu là học sinh, sinh viên đi tham quan tìm hiểu thực tế; khách du lịch tâm linh, lễ hội; khách du lịch cuối tuần và khách đi theo tour Nam – Bắc.

Trong những năm tới, khi dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1A hoàn thành, các trung tâm nghỉ dưỡng, các khu vui chơi, giải trí phục vụ du lịch cuối tuần được triển khai và đi vào hoạt động thì lượng khách du lịch nội địa nhất là ở khu vực Miền Bắc sẽ gia tăng đáng kể.

Ninh Bình đang hướng tới mục tiêu đến năm 2015 sẽ đón được 6 triệu lượt khách, trong đó có một triệu lượt khách quốc tế; thu hút một triệu lượt khách lưu trú tại Ninh Bình, trong đó có 350 nghìn lượt khách quốc tế. Từ năm 2020 trở đi tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân là 10%/năm ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

  • Doanh thu

Tổng doanh thu du lịch của tỉnh giai đoạn 2010 – 2017 tăng đáng kể, từ 63,2 tỷ đồng vào năm 2005 lên 780 tỷ đồng trong năm 2017 (tăng 716,8 tỷ đồng và gấp 12,34 lần so với năm 2010)

Trong các khoản thu của ngành du lịch Ninh Bình thì phần lớn nguồn thu (hơn 50%) đến từ việc tham gia các dịch vụ ăn uống và lưu trú của du khách, còn từ các dịch vụ khác như mua sắm, vận chuyển, vui chơi giải trí, trao đổi ngoại tệ … thường không nhiều. Đây là một thực tế, một hạn chế phổ biến không chỉ ở Ninh Bình mà còn của cả nước. Trong các khoản thu của ngành du lịch Ninh Bình thì phần lớn nguồn thu (hơn 50%) đến từ việc tham gia các dịch vụ ăn uống và lưu trú của du khách, còn từ các dịch vụ khác như mua sắm, vận chuyển, vui chơi giải trí, trao đổi ngoại tệ … thường không nhiều. Đây là một thực tế, một hạn chế phổ biến không chỉ ở Ninh Bình mà còn của cả nước.

  • Cơ sở lưu trú (CSLT)

Tỉnh Ninh Bình tuy có rất nhiều tiềm năng du lịch nhưng trong giai đoạn đầu chưa được đầu tư đúng mức, vai trò của ngành này còn bị xem nhẹ dẫn đến hiệu quả khai thác không cao. Từ năm 2010 trở đi, các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch của tỉnh đã ngày càng được đầu tư nâng cấp, tạo nên bước đột phá mạnh mẽ cho ngành du lịch. Qua đó hệ thống nhà nghỉ khách sạn cũng nhanh chóng mọc lên ngày càng nhiều với hàng nghìn phòng, trong đó số khách sạn được xếp hạng từ 1-5 sao ngày càng tăng, bước đầu đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của du khách. Đặc biệt ưu tiên đầu tư các CSLT, khách sạn du lịch cao cấp, khu dịch vụ vui chơi giải trí hiện đại nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch.

  • Vốn đầu tư và các dự án phát triển du lịch

Phát huy thế mạnh tiềm năng sẵn có, du lịch Ninh Bình đang từng ngày đổi mới, phát triển. Và để đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, trong những năm qua ngoài việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các hệ thống điện, nước, các tuyến đường giao thông huyết mạch nối liền các địa phương và các điểm du lịch … tỉnh cũng đã quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển du lịch theo các tuyến liên hoàn và theo từng sản phẩm du lịch; ưu tiên các di tích nằm trong vùng phát triển du lịch trọng điểm và các di tích ở những vùng sâu, vùng xa, điều kiện khó khăn. Phân kỳ đầu tư đến năm 2020 tập trung vào đầu tư hạ tầng du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, tâm linh, hạ tầng các loại du lịch cuối tuần, du lịch trên sông, du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với hội nghị, hội thảo… đầu tư, tôn tạo, tu bổ các di tích lịch sử, di tích cách mạng…

Thời gian gần đây, cơ sở hạ tầng du lịch của Ninh Binh được chú trọng đầu tư, nâng cấp, nhất là ở các khu du lịch trọng điểm: Tam Cốc – Bích Động, Cố đô Hoa Lư; khu du lịch sinh thái Tràng An, Hồ Đồng Chương; khu du lịch tâm linh Núi chùa Bái Đính…

Ngoài rất nhiều những dự án đã và đang triển khai với tổng số vốn đầu tư lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, trong thời gian tới, với sự hỗ trợ của Trung Ương, tỉnh Ninh Bình tiếp tục triển khai thêm các dự án lớn để góp phần tạo động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch nói riêng, nền kinh tế – xã hội của tỉnh nói chung. Cụ thể là dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa, đoạn qua địa bàn tỉnh Ninh Bình, giai đoạn 2014 – 2019, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng; riêng giai đoạn 2015 – 2020 có hai dự án sẽ được triển khai là: Dự án Xây dựng sân bay dịch vụ, vốn đầu tư là 2000 tỷ đồng; Dự án Nâng cấp tuyến đường sắt Bắc – Nam, đoạn qua Ninh Bình, vốn đầu tư là 2.500 tỷ đồng…

2.3.3 Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

  • Điểm du lịch

Về tổng thể thì Ninh Bình là một tỉnh có diện tích khá nhỏ nhưng bên trong nó lại chứa đựng một lượng rất lớn các điểm du lịch hấp dẫn, có tầm ảnh hưởng không chỉ trong một phạm vi nhỏ của địa phương mà còn ảnh hưởng ra những phạm vi lớn hơn như cấp vùng, cấp quốc gia, thậm chí vươn ra cấp quốc tế. Dưới đây tác giả xin giới thiệu một số điểm du lịch tiêu biểu.

Vườn Quốc gia Cúc Phương, là vườn Quốc gia đầu tiên của Việt Nam, có tổng diện tích là 22.200 ha, bao gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình (chiếm 51,1% tổng diện tích rừng), 5.850 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa (26,4%) và 000 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình (22,5%). Đây là một bảo tàng thiên nhiên rộng lớn, là vườn bách thảo, bách thú ngoạn mục, đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới với hàng ngàn loài động-thực vật trong đó có hàng trăm loài quí hiếm; có động Người Xưa; có suối nước khoáng nóng…

Đến với Cúc Phương, ngoài cơ hội được tham quan, khám phá, chiêm ngưỡng những vẻ đẹp mà tạo hoá ban tặng, du khách còn được thưởng thức những điệu múa, những bài hát truyền thống của dân tộc Mường và các dân tộc vùng cao, những chàng trai, cô gái Mường trong trang phục truyền thống bên ánh lửa trại bập bùng sẽ mang lại cho du khách một đêm rừng đầy thú vị. Hoạt động này được xây dựng nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá các dân tộc vùng núi nói chung và văn hoá dân tộc Mường nói riêng.

Vườn quốc gia Cúc Phương từng là một trong bốn đại diện đầu tiên của Việt Nam ứng cử di sản thế giới năm 1991 (cùng với vịnh Hạ Long, chùa Hương và Cố đô Hoa Lư). Hiện tại tỉnh Ninh Bình cùng với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vẫn đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ để đề nghị UNESCO công nhận rừng Cúc Phương là di sản thiên nhiên thế giới.

Khu bảo tồn thiên nhiên sinh thái đất ngập nước Vân Long, là khu bảo tồn thiên nhiên sinh thái đất ngập nước lớn nhất Đồng bằng sông Hồng. Non nước Vân Long có diện tích trên 3.000 ha, nằm trên địa phận 7 xã thuộc huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây có cảnh quan đặc thù không chỉ của Việt Nam mà còn của cả khu vực Đông Nam Á, với hơn 30 loài động – thực vật đặc hữu, quý hiếm. Nhưng đáng giá nhất phải kể đến là ở Vân Long hiện có tới hơn 100 cá thể voọc mông trắng (hay vọoc quần đùi trắng) đang sinh sống . Điều này làm giới khoa học Việt Nam và thế giới ngỡ ngàng, bởi loài voọc này là loài có nguy cơ tuyệt chủng rất cao, hiện có tên trong sách đỏ thế giới. Trước đó, loài linh trưởng này chỉ được biết đến ở VQG Cúc Phương.

Ngoài phong cảnh núi non hùng vĩ, sơn thủy hữu tình, khu Vân Long còn có rất nhiều hang động đẹp (32 cái), đặc biệt trong đó phải kể đến hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh… Mỗi hang có một vẻ đẹp độc đáo riêng nhưng đẹp nhất vẫn là hang Cá dưới chân núi Hoàng Quyển. Trong hang có rất nhiều cá trê, cá rô, cá chuối to, tương truyền thời xưa có người bắt được một con cá chuối nặng 45kg, nên gọi là hang Cá. Hang dài 250m, cao 8m, rộng 10m[25]. Hang cấu tạo nửa chìm nửa nổi. Trần hang là những vòm đá cao rủ xuống nhiều rải thạch nhũ lấp lánh, dáng hình lạ kỳ, giống như các con vật ở dưới nước và trên rừng. Ngoài thiên nhiên ra thì không ai có thể đẽo tạc được những dáng hình như thế.

Vân Long không chỉ là nơi du lịch sinh thái rất tốt mà nó còn là hiện trường nghiên cứu, học tập cho các nhà khoa học, các sinh viên, học sinh trong và ngoài nước muốn đến nghiên cứu và học tập về vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam.

Điểm du lịch suối nước khoáng Kênh Gà, thuộc thôn Kênh Gà – xã Gia Thịnh – huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Suối chảy ra từ lòng một quả núi nằm trên làng nổi Kênh Gà và đổ vào sông Hoàng Long. Đây là một suối nước khoáng nóng nổi tiếng, đã được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đưa vào đề cử Top 5 điểm du lịch suối nước nóng thu hút khách nhất ở Việt Nam. ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

Điểm du lịch sinh thái nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Kênh Gà với diện tích khoảng 2ha, nằm tách biệt với khu dân cư. Nơi đây có 2 bể tắm công cộng (một dành cho người lớn và một dành cho trẻ em), 18 bể tắm cá nhân; khách sạn với 25 phòng nghỉ, nhà sàn, nhà hàng và một số dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí khác phục vụ du khách như spa, massage, karaoke…

Đến Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Kênh Gà du khách có thể kết hợp tham quan, tìm hiểu cuộc sống của ngư dân làng nổi Kênh Gà, thưởng thức các món ăn đặc sản của Ninh Bình như cơm cháy, thịt dê, đặc biệt là đặc sản mắm tép của Gia Viễn.

Động Vân Trình rộng gần 500 m2, nằm trong núi Mõ thuộc thôn Vân Trình, xã Thượng Hoà, huyện Nho Quan, là một động lớn nhất và đẹp nhất của tỉnh Ninh Bình, có thể sánh ngang với động Thiên Cung ở vịnh Hạ Long (Quảng Ninh). Núi Mõ là tên gọi tượng hình của dân gian, còn tên chữ thời xưa gọi là núi Thổ Tích. Trong hang có bức bình phong nhũ đá rất đẹp, cao gần 7m, dài trên 10m, rộng 1m, ngăn động làm hai cung, hai bức bình phong đều được điểm tô bởi những đám mây cao thấp, phía xa là cảnh núi rừng có những muông thú và dòng sông; vòm động cao vút, lồng lộng màu thạch nhũ xanh như dát ngọc với những chùm hoa đá rực rỡ, những khối “kim cương” chợt loé lên bao sắc màu óng ánh khi đèn pin chiếu vào – một bức tranh thuỷ mặc hữu tình đã được bàn tay của mẹ thiên nhiên trau chuốt tạo ra.

Động còn có tên gọi khác là động Giáng Tiên. Huyền thoại kể rằng muốn giúp cho người trần nuôi con khoẻ mạnh, xinh đẹp, nàng tiên con út của Trời đã xuống đây, thấy vùng này có phong cảnh ngoạn mục nên dừng chân và dùng động làm nơi trú ngụ. Nàng đã cho xây nhiều bể tắm trong động. Nước trong bể lúc nào cũng đầy và trong. Về sau nàng tiên về trời, dân địa phương đã lập đền thờ nàng trước cửa động. Từ đó động có tên gọi là động Giáng Tiên. Tương truyền, những nhà nghèo, hiếm con hoặc nuôi con khó, vất vả thường đến để cầu khấn Tiên mong được giúp đỡ. Họ thường mua một tấm vải đặt lễ cúng tại đền cửa hang xin Tiên phù hộ. Hôm sau, họ trở lại không thấy miếng vải đâu, chỉ xuất hiện chiếc áo lọt lòng. Đem về họ cho con mặc, con lớn nhanh và khoẻ mạnh.

Chính những truyền thuyết đó đã tạo cho nơi đây có một giá trị về tâm linh rất lớn. Không chỉ có người dân đến lễ bái ở đền, các quan chức từ thời phong kiến hàng thế kỷ trước, hiếm con cũng đến đây lễ bái cầu tự, lấy nước và xin thuốc tiên rất đông. Nhân dân địa phương phải phục dịch đón tiếp, khiêng các quan từ bờ sông lên cửa động rất vất vả và tốn kém. Họ bàn nhau lấp cửa động để cho quan lại không đến đây nữa. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì đã có khoảng thời gian dài hơn 100 năm cửa động bị vùi lấp (nên từ khi phát hiện, động có thêm một tên nữa là động Hang Lấp), vì vậy động Vân Trình không có nhiều dấu tích của các danh sĩ để lại.

Vào năm 2001, động Vân Trình chính thức được mở cửa và đi vào khai thác du lịch. Từ đó đến nay, nơi đây đã trở thành một điểm đến rất hấp dẫn để các du khách trong và ngoài nước đến thăm quan tìm hiểu.

Núi Non Nước (tên cổ là Dục Thúy Sơn), nằm ở phía đông thành phố Ninh Bình. Nơi đây có phong cảnh hữu tình, đẹp và quyến rũ, được xem như là biểu tượng của thành phố Ninh Bình, từng được ví là “cửa biển có non tiên” trong thơ Nguyễn Trãi.

Lối lên đỉnh Non Nước qua 72 bậc gạch đá, chia làm 5 cấp. Đỉnh núi tương đối bằng phẳng, cây cối xanh mát, rất thuận tiện nghỉ ngơi, giải trí cho khách tham quan. Đứng trên núi, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh hai cây cầu bắc qua sông Đáy và một phần trung tâm thành phố Ninh Bình.

Dưới chân núi là chùa Non Nước – một ngôi chùa cổ kính đã có hàng trăm năm tuổi được xây dựng từ thời nhà Lý, dưới đời vua Lý Nhân Tông. Chùa được xây dựng bằng đá, mái cong. Cửa sông Vân mở ra bao bọc ba mặt núi Dục Thúy, chỉ còn một mặt nối với đất liền. Hàng ngàn năm trước chân núi bị sóng biển bào mòn tạo thành vòm đá rộng che kín một góc sông Vân. Đây trở thành địa điểm tránh mưa cho tàu thuyền. Năm 2006, chùa đã được tu bổ khang trang hơn nhưng vẫn giữ được vẻ thiêng liêng trầm mặc. Mỗi năm chùa đón hàng nghìn lượt khách du lịch trong nước và quốc tế về thăm quan, chiêm bái. Từ chùa phóng tầm mắt ra xa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cảnh sắc thanh bình, yên ả của làng quê.

Nhà thờ đá Phát Diệm, nằm cách thành phố Ninh Bình 28km về phía Nam, nhà thờ toạ lạc trên một khu đất rộng khoảng 117m, dài 243m, giữa trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đây là một quần thể nhà thờ Công giáo hội tụ lối kiến trúc Đông –Tây, được xây dựng nhiều hạng mục khác nhau như: ao hồ, tượng đài, Phương Đình, Nhà thờ lớn, Nhà nguyện kinh thánh Rô Cô, Nhà nguyện kinh trái tim chúa, Nhà nguyện kinh thánh Giu-Se, Nhà nguyện kinh thánh Phê-Rô và các hang đá nhân tạo… Tất cả được bố trí trên một mặt bằng tổng thể hình chữ “Vương”, không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rất rõ nét, trước có hồ, sau có núi, không những làm cho phong cảnh thêm hữu tình mà còn thể hiện tư duy, quan niệm của người Á đông “Tiền có thuỷ, hậu có sơn”, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống hiện tại và mai

Nhà thờ đá Phát Diệm được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam và được ví như “Kinh đô Công giáo” của Việt Nam, thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách trong và ngoài nước. Hiện nay, tỉnh Ninh Bình đang hoàn tất thủ tục để đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới. ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

  • Khu du lịch

Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thì toàn tỉnh Ninh Bình được quy hoạch làm một số khu du lịch, điển hình như: Khu quần thể danh thắng Tràng An; Khu du lịch Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn; Khu du lịch hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái, động Mã Tiên, di tích cửa Thần Phù …

Khu quần thể Danh thắng Tràng An, có tổng diện tích 3.177,2 ha, nằm trên địa bàn 8 xã, phường thuộc các huyện Hoa Lư, Gia Viễn và thành phố Ninh Bình. Nhiều di tích danh thắng nơi đây đã được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt quan trọng như khu du lịch sinh thái Tràng An, khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, khu quần thể Chùa Bái Đính, Cố đô Hoa Lư …

+ Khu du lịch sinh thái Tràng An:

Đây là một trong những nơi có cảnh quan tháp karst đẹp và quyến rũ nhất trên thế giới. Phủ lên cảnh quan là thảm rừng và các tháp dạng nón hùng vĩ cao 200m, với các hố trũng hẹp khép kín, bao quanh bởi các sống núi nối liền nhau, các đầm lầy thông nhau qua hệ thống suối xuyên ngầm có chiều dài lên tới 1000m. Vẻ hài hòa của đá, sông nước, rừng cây và bầu trời ở Tràng An tạo nên một thế giới tự nhiên sống động đầy quyến rũ. Nơi đây có rất nhiều hang động, tuy chưa được đánh giá chính xác, nhưng số hang xuyên thủy qua khảo sát đã lên tới 48 hang, với tổng chiều dài 12.226

Trong đó có các hang xuyên thủy dài và nổi tiếng như: hang Địa Linh (1.500m), hang Sinh Dược (1.300m), hang Mây 1.200m,… Các hang động ở đây được ví như một trận đồ bát quái. Các dãy núi, thung nước và hang động tạo thành một thế trận liên hoàn đễ vào mà khó ra nếu không phải là người am hiểu địa hình nơi đây. Hệ động-thực vật nơi đây rất đa dạng, phong phú với hàng trăm loài, trong đó có hàng chục loài đang nằm trong sách đỏ Việt Nam cần được bảo vệ như các loài khỉ, sơn dương, cầy đổi màu, tê tê, tắc kè, rái cá, mèo rừng, vượn, trăn, rắn, các loài chim, đặc biệt nhất là loài chim phượng hoàng đất quý hiếm sống thành bầy đàn đang được bảo vệ nghiêm ngặt.

+ Khu du lịch Tam Cốc – Bích Động:

Khu du lịch Tam Cốc-Bích Động có diện tích tự nhiên là 350,3 ha, nằm cách quốc lộ 1A khoảng 2 km, cách thành phố Ninh Bình 7 km, cách thị xã Tam Điệp 9 km. Nơi đây còn được biết đến với những cái tên nổi tiếng như “vịnh Hạ Long trên cạn” hay “Nam thiên đệ nhị động” là một khu du lịch trọng điểm quốc gia Việt NamToàn khu vực bao gồm hệ thống các hang động núi đá vôi và các di tích lịch sử liên quan đến triều đại nhà Trần nằm chủ yếu ở xã Ninh Hải, Hoa Lư, Ninh Bình.

Tam Cốc, có nghĩa là “ba hang”, gồm hang Cả, hang Hai và hang Ba. Cả ba hang đều được tạo thành bởi dòng sông Ngô Đồng đâm xuyên qua núi. Tam Cốc là tuyến du thuyền được khai thác đầu tiên và lâu đời ở khu du lịch Tam Cốc – Bích Động nên mọi dịch vụ du lịch nơi đây đều khá quy củ và không có hiện tượng chèo kéo. Các thuyền bán hàng cũng lần lượt chứ không tranh giành khách. Thuyền chở khách thì được đánh số và chỉ được chở khi đến lượt … Hành trình khám phá Tam Cốc được bắt đầu từ bến thuyền Đình Các, bác lái thuyền đưa chúng ta đi dọc dòng sông Ngô Đồng uốn lượn quanh co, hai bên dòng sông là những ruộng lúa chín vàng, quý khách có thể phóng tầm mắt ngắm cảnh những dải núi đá kỳ thú hoặc bạn có có thể quan sát kỹ những loài thuỷ sinh phong phú xao động dưới làn nước và ngắm những cánh cò chấp chới trên ngọn cỏ năng, cỏ lác mọc lúp xúp trên đầm đã tạo ra cảm hứng dạt dào cho những tay săn ảnh….

Còn Bích Động là tên một ngôi chùa cổ gắn liền với núi đá mang đậm phong cách Á Đông. Chùa được dựng từ đầu đời nhà Hậu Lê. Trong chùa có quả chuông lớn đúc từ thời vua Lê Thái Tổ, mộ tháp các vị hòa thượng có công xây dựng chùa. Thời Lê Hiển Tông (1740-1786) chùa được trùng tu mở rộng thêm, bao gồm Chùa Hạ, Chùa Trung, Chùa Thượng, trải ra trên ba tầng núi. Đây là nơi rất đặc biệt, nơi văn hóa tiếp xúc với kỳ quan, bí ẩn và vẻ hùng vĩ của thế giới tự nhiên, và văn hóa cũng bị biến đổi bởi chính những điều đó.

+ Khu quần thể Chùa Bái Đính:

Quần thể Chùa Bái Đính gồm một khu chùa cổ và một khu chùa mới (được xây dựng từ năm 2003). Chùa nằm ở phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn; cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội 95 km. Đây là quần thể chùa rất lớn, nằm trên tổng diện tích là 700ha với vẻ đẹp hoành tráng được xác nhận đạt nhiều kỉ lục quốc gia, Đông Nam Á và Châu Á như: chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á (100 tấn), chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á (3km), Tượng phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á (100 tấn), Chuông đồng lớn nhất Việt Nam (36 tấn)…

Một trong những hoạt động quan trọng gắn liền với ngôi chùa này là Lễ hội chùa Bái Đính. Đây là một lễ hội lớn có tầm cỡ quốc gia mang dấu ấn tâm linh to lớn đối với mỗi người Việt, cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước phồn vinh, no ấm. Thời gian diễn ra lễ hội rất dài, thường bắt đầu từ chiều mùng 1 tết, khai mạc vào mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Hàng năm, lễ hội thu hút hàng vạn du khách trong và ngoài nước, các tăng ni phật tử về hành hương, lễ phật, trong đó có cả các cấp lãnh đạo từ Trung Ương đến địa phương. Chùa Bái Đính mới có kiến trúc vô cùng hoành tráng, đồ sộ nhưng vẫn mang đậm bản sắc truyền thống cùng với các hoạt động lễ hội đặc sắc, phù hợp với tâm lý hiếu kỳ, tò mò không chỉ của người dân Việt Nam. Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một điểm đến nổi tiếng và đã trở thành điểm du lịch tâm linh số một của nước ta hiện nay. Chùa Bái Đính từng là nơi tổ chức nhiều lễ hội Phật giáo lớn cấp quốc gia và quốc tế như: Đại lễ rước ngọc xá lợi Phật lớn nhất Việt Nam (2009), Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật từ Ấn Độ về Việt Nam (2010) và gần đây nhất là Đại lễ Vesak 2014 (hay còn gọi là Đại lễ Tam hợp: kỷ niệm đức Phật Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn) do Liên hợp quốc tổ chức với sự tham gia của hơn 100 đoàn ngoại giao quốc tế. ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

+ Khu di tích Cố đô Hoa Lư:

Cách Hà Nội chừng 100km về phía Nam theo Quốc lộ 1A, Cố đô Hoa Lư thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, gọi là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư, một vùng núi non kỳ vĩ và hiểm trở làm thủ đô – “kinh đô đá”.

Đến Cố đô Hoa Lư, du khách không những được thăm lại những đền chùa cổ, những động xưa còn nguyên vẹn đến ngày nay mà còn thấy cả nhiều vết tích của kinh đô đá. Tại khu vực chính trong kinh thành xưa, đền thờ vua Đinh, vua Lê đã được xây dựng với những kiểu kiến trúc độc đáo, tinh xảo, gợi nhớ cung điện xưa lộng lẫy vàng son nhưng vẫn đậm chất dân gian; nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đá rất điêu luyện, công phu. Ngay trước đền Đinh, trên đỉnh Mã Yên Sơn cao tới 265 bậc là lăng mộ Vua Đinh, nơi nhân dân đã đưa thi hài vua lên an táng để con người bất tử đó vẫn như còn ngồi trên yên ngựa để cứu dân, cứu nước. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát hết cả cố đô, thấy rõ từng ngọn núi, dòng sông với bao huyền thoại kỳ bí. Cùng với những di tích trên mặt đất, gần đây ngành khảo cổ đã phát hiện và khai quật dưới tầng đất giữa hai đền vua Đinh, vua Lê vốn là nền cung điện cách đây trên 1.000 năm nhiều hiện vật quý giá, minh chứng cho những công trình kiến trúc của Cố đô Hoa Lư và trình độ phát triển về kiến trúc, nghệ thuật, kinh tế, văn hóa xã hội của dân tộc Việt thời bấy giờ.

Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên

Văn hóa Thế giới (vào tháng 6 năm 2014) là niềm tự hào to lớn của người dân Ninh Bình nói riêng và của cả nước nói Không những thế điều này còn trở thành động lực to lớn để du lịch Ninh Bình phát triển mạnh mẽ, đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Khu du lịch Phòng tuyến Tam Điệp – Biện Sơn là một khu di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) công nhận từ ngày 08 tháng 10 năm 1985. Khu di tích này nằm trên địa bàn phường Nam Sơn, thị xã Tam Điệp, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 18 km theo hướng từ Ninh Bình đi Thanh Hoá. Đây là vùng đất có địa hình hiểm trở, ranh giới giữa đồng Bắc Bộ và giải lãnh thổ miền Trung, từ xưa tới nay nó luôn có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự. Dãy núi Tam Điệp như một bức tường thành chiến luỹ khổng lồ, là điểm tựa, là bàn đạp tấn công quân thù trong các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Phòng tuyến Tam Điệp xưa kia từng là một công trình kiến trúc quân sự gắn với tài nghệ quân sự, nhãn quan chiến lược sắc sảo của nghĩa quân Tây Sơn mà đại diện là Ngô Thì Nhậm, Ngô Văn Sở và bao quát lên tất cả là Hoàng Đế Quang Trung – Nguyễn Huệ.

Khu danh thắng này luôn đầy ắp những truyền thuyết và huyền thoại văn hoá. Những địa danh, những dấu tích lịch sử hiện vẫn còn đậm nét trong tâm thức dân gian về đại quân Tây Sơn và vua Quang Trung khi dừng chân tại đây trước khi tiến quân thần tốc tiêu diệt quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long.

–   Khu du lịch hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái, động Mã Tiên và di tích cửa biển Thần Phù

Hồ Yên Thắng, hồ Đồng Thái, động Mã Tiên, cửa biển Thần Phù thuộc huyện Yên Mô, nằm cách thành phố Ninh Bình khoảng 20 km về phía đông nam. Đây là những địa danh tuyệt đẹp, chứa đựng biết bao huyền thoại và chứng tích lịch sử.

Hồ Yên Thắng, Hồ Đồng Thái là những hồ nước lớn không chỉ phục vụ tưới tiêu cho ruộng đồng và nuôi thả thuỷ sản mà còn là địa chỉ du lịch sinh thái hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước.

Nằm cách hồ Đồng Thái không xa là núi Mã Tiên (hay còn gọi là núi Roi Ngựa). Men theo khoảng 100 bậc đá bên sườn núi sẽ tới động Mã Tiên nằm ở lưng chừng núi. Cửa động cao khoảng 15m, rộng 10m, trông giống miệng của con cá khổng lồ đang há rộng. Nền hang động trũng xuống, không bằng phẳng, chứa đựng nhiều khối đá lớn nhỏ muôn hình, muôn vẻ và đặc biệt có những tảng đá lớn nhấp nhô như một đàn voi đang nô đùa.

Còn cửa biển Thần Phù là một địa danh gắn với huyền thoại từ thời vua Hùng đã xuất hiện đạo sĩ La Viện được phong hiệu là Ấp Lãng Chân Nhân từng nhiều lần hiện lên đè sóng cả, giữ cho biển lặng giúp nhà vua đi đánh giặc. Địa danh này ngày nay nằm trên địa phận thôn Nhân Phẩm, xã Yên Lâm, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.

  • Tuyến du lịch (quốc gia và địa phương)

Nhờ có nguồn tài nguyên du lịch rất lớn cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống giao thông, nhất là giao thông đường bộ (theo các QL: 1A, 2, 6, 10, 12B, 21, 38B …), ở Ninh Bình đã hình thành nên nhiều tuyến du lịch quan trọng từ cấp địa phương, cấp vùng đến các tuyến mang tầm cỡ quốc gia.

Các tuyến du lịch có ý nghĩa quốc gia bao gồm:

  • Tuyến du lịch trong phạm vi địa phương nhưng có ý nghĩa quốc gia:

+ Thành phố Ninh Bình – Hoa Lư (theo QL 38B)

+ Thành phố Ninh Bình – Gia Viễn (QL 1A và 38B)

  • Ninh Bình – Hà Nội (QL 1A)
  • Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh (QL 10)
  • Ninh Bình – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh (QL 1A, QL 10), đây là tuyến quan trọng nhất đi qua 3 đỉnh của tam giác phát triển du lịch.
  • Ninh Bình – các tỉnh Miền Trung (QL 1A)

Trên các tuyến du lịch này đều có ít nhất từ ba điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia hoặc quốc tế và hầu hết đều có cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng tốt và đồng bộ có thể đáp ứng được những nhu cầu cao của du khách. Có khoảng 70 – 80% điểm du lịch trên các tuyến này được khai thác từ các tour du lịch của các công ty lữ hành.

Các tuyến du lịch có ý nghĩa vùng:

  • Ninh Bình – Lào Cai – Sa Pa(QL 12B, QL 6)
  • Ninh Bình – Điện Biên (QL 12B, QL 6)
  • Ninh Bình – Nam Định – Thái Bình – Quảng Ninh (QL 10)
  • Ninh Bình – Hà Nội – Hòa Bình (QL 21)

Trên các tuyến này có ít nhất hai điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia, quốc tế; cơ sở vật chất kĩ thuật và hạ tầng khá tốt. ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

Các tuyến du lịch có ý nghĩa địa phương:

  • Thành phố Ninh Bình – Tam Điệp (QL 1A)
  • Thành phố Ninh Bình – Yên Mô (QL 1A)
  • Thành phố Ninh Bình – Kim Sơn (QL 10)
  • Thành phố Ninh Bình – Nho Quan (QL 1A, QL 12B)

Các tuyến điểm du lịch trong tỉnh:

  • Tuyến thành phố Ninh Bình – Cố đô Hoa Lư – Hang động Tràng An – Tam Cốc – Bích Động
  • Tuyến du lịch thành phố Ninh Bình đi suối nước nóng Kênh Gà, động Vân Trình, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, chùa Địch Lộng, động Hoa Lư.
  • Tuyến du lịch sinh thái trên sông: từ sông Đáy ngược lên sông Hoàng Long với các điểm tham quan chính nằm dọc hai bên bờ sông (tuyến này có thể tổ chức ăn trên thuyền, nghe ca nhạc dân tộc: hát chèo, chầu văn).
  • Tuyến du lịch thành phố Ninh Bình – Cúc Phương – hồ Đồng Chương – Kỳ Phú – Quỳnh Lưu – hang Sinh Dược núi chùa Bái Đính.
  • Tuyến du lịch thành phố Ninh Bình – Phát Diệm – Cồn Thoi – Hòn Nẹ.
  • Tuyến du lịch thành phố Ninh Bình – hồ Yên Thắng – hồ Đồng Thái – động Mã Tiên.
  • Tuyến du lịch hang động và sinh thái Tràng

2.3.4 Đánh giá chung về thực trạng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình

  • Kết quả đạt được

Có thể nói, trong lĩnh vực du lịch, Ninh Bình là tỉnh “đi sau” so với các tỉnh khác. Sự phát triển du lịch của địa phương chỉ thực sự sôi động vào những năm 2010 trở lại đây khi các tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên, các khu di tích lịch sử được đánh thức và du khách trong nước cũng như quốc tế ưa chuộng. Từ năm 2010 – 2017, ngành du lịch Ninh Bình đã đạt được nhiều thành tựu to lớn.

Tổng lượng khách du lịch quốc tế và nội địa đến Ninh Bình đạt 3.750 nghìn lượt (2017) tăng 3,7 lần so với năm 2010, trong đó, lượng khách quốc tế tăng 1,86 lần, lượng khách nội địa tăng 4,7 lần. Năm 2018 ước đạt gần 4.392 nghìn lượt (tăng 17,12% so với cùng kì năm 2017). Thị trường khách du lịch trong và ngoài nước không ngừng được mở rộng.

Tổng doanh thu du lịch của tỉnh giai đoạn 2010 – 2017 tăng nhanh, từ 63,2 tỷ đồng vào năm 20010 lên 780 tỷ đồng trong năm 2017 (tăng 716,8 tỷ đồng và gấp 12,34 lần so với năm 2010). Tốc độ tăng trưởng của doanh thu du lịch trong giai đoạn này cũng khá nhanh, trung bình đạt 43,76%. Mức đóng góp vào ngân sách nhà nước của ngành du lịch ngày càng lớn, trong vòng 9 năm (từ 2010-2018), ngành du lịch địa phương đã nộp vào ngân sách nhà nước với số tiền lên tới 268,2 tỷ đồng.

Các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch của tỉnh đã ngày càng được đầu tư nâng cấp, tạo nên bước đột phá mạnh mẽ cho ngành du lịch. Hệ thống nhà nghỉ khách sạn ngày càng nhiều với hàng nghìn phòng, trong đó số khách sạn được xếp hạng từ 1- 5 sao ngày càng tăng, cụ thể: số CSLT trên địa bàn tỉnh năm 2017 đã tăng 3,2 lần so với năm 20010, với 235 CSLT, 1.915 phòng nghỉ, trong đó số CSLT được xếp hạng từ 1-5 sao tăng 4,75 lần so với năm 20010.

  • Hạn chế

Sự “đi sau” của du lịch Ninh Bình có thuận lợi là được học tập kinh nghiệm ở nhiều tỉnh trong nước, thâm chí một số nước khu vực Đông Nam Á. Học tập nghĩa là lược bỏ những điều xấu ảnh hưởng đến môi trường du lịch và nhân lên điều hay, cách làm có hiệu quả để Ninh Bình ngày càng hấp dẫn du khách. Tuy nhiên cho đến nay, ngành du lịch Ninh Bình vẫn còn gặp phải rất nhiều khó khăn, bất cập chưa giải quyết được hoặc giải quyết nhưng chưa triệt để. Trong quá trình phát triển, dù đạt được nhiều thành tựu ngoài mong đợi, song kết quả đó vẫn chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, chủ yếu vẫn là khai thác thiên nhiên.

Hiệu quả kinh tế từ hoạt động du lịch tuy có cao hơn giai đoạn trước nhưng vẫn chưa xứng tầm, do dịch vụ chưa đáp ứng được đòi hỏi của du khách. Kết cấu hạ tầng đảm bảo cho du lịch như khách sạn, nhà hàng… thiếu cả về số lượng và chất lượng. Bên cạnh đó, các khu vui chơi giải trí ban đêm cho du khách còn quá ít. Một số sản phẩm lưu niệm trong các làng nghề ở Ninh Bình vẫn còn đơn điệu, chậm đổi mới mẫu mã không hấp dẫn du khách. Với bề dày hàng nghìn năm văn hoá, các làng nghề Ninh Bình như gốm, thêu, ren, đá mỹ nghệ, cói mỹ nghệ, v.v… luôn chứa đựng một tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch nhưng việc chậm đổi mới mẫu mã sản phẩm phục vụ du lịch khiến các làng nghề ở vùng đất cố đô kém phát triển. “5 năm trước tôi đến đây mua một số quà lưu niệm, 5 năm sau trở lại nơi này tôi vẫn gặp những hàng lưu niệm đó, không có gì mới thì tôi còn mua nữa làm gì ?” … Đó là một trong số những lời nhận xét của du khách khi đến các gian hàng mua bán đồ lưu niệm ở Ninh Bình.

Đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên trực tiếp làm du lịch phần lớn chưa được đào tạo đầy đủ, bài bản, trình độ ngoại ngữ hạn chế; nhiều khâu quản lý chưa chặt chẽ dẫn đến thất thu trong kinh doanh. ( Khóa luận: Thực trạng khai thác tiềm năng điểm du lịch Ninh Bình )

Trong quá trình khai thác du lịch nhìn chung vẫn còn nhiều bất cập: một số nơi chất lượng phục vụ vẫn còn thấp, thiếu tính chuyên nghiệp. Nhiều lúc khách chưa kịp đưa ra phản ứng đồng ý hay không, đám thợ ảnh đã lia lịa bấm máy. Khi khách lên tiếng thì đám thợ trả lời “ Mình cứ chụp anh chị không lấy ảnh thì thôi, xoá file ảnh đilà xong”. Tuy nhiên khi khách không lấy ảnh thì một số thợ chụp ảnh lại có những lời lẽ không hay, thậm chí xúc phạm đến du khách. Còn có trường hợp sau khi khách không lấy ảnh mà bỏ đi, thợ ảnh đi xe máy hàng chục cây số đuổi theo ô tô để nài nỉ khách lấy ảnh. Những việc làm ấy đối với khách du lịch thì chuyện không lấy ảnh đâu phải là xong mà nó còn ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá du lịch, khiến du khách không vui khi gặp những cảnh như thế.

Một vấn đề nữa cần đáng quan tâm là tình trạng bụi bẩn trong không khí chưa được xử lí triệt để nhất là ở thành phố Ninh Bình. Vào buổi trưa nắng khô ráo nếu có dịp đến thành phố Ninh Bình bạn sẽ bắt gặp một cảnh tượng bụi dày như sương mù ban mai. Vấn đề rác thải chưa được thu gom kịp thời làm mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường … ở một số điểm du lịch vẫn còn tồn tại.

Tất cả những yếu tố trên nếu không được xử lí triệt để thì du lịch Ninh Bình khó có thể phát triển bền vững được.

Tiểu kết chương 2

Trong chương này tác giả đã giới thiệu, trình bày một cách cơ bản về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình như vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ, các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, cơ sở hạ tầng, dân cư, nguồn lao động… trong đó chú trọng nêu và phân tích các điều kiện để phát triển du lịch ở địa phương.

Chương 2 cũng đã đi sâu nhấn mạnh vai trò và phân tích khá kĩ thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Ninh Bình dựa trên các chỉ số về doanh thu, số lượng khách nội địa và quốc tế; số lượng và chất lượng các cơ sở lưu trú; lực lượng lao động trong ngành du lịch cũng như nguồn vốn và các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh. Qua đó cho thấy, trong những năm gần đây, ngành du lịch của Ninh Bình đã không ngừng phát triển, đạt được nhiều thành quả đáng tự hào, làm cho đời sống nhân dân địa phương ngày càng được nâng cao, đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày càng lớn.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển du lịch Ninh Bình vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, nhiều hạn chế vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để. Do đó, trong những năm tới, ngành du lịch Ninh Bình cần có những định hướng và giải pháp cụ thể để đưa ngành du lịch phát triển xứng tầm với khả năng vốn có, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà.

Mời bạn tham khảo thêm:

Khóa luận: Giải pháp khai thác hiệu quả các điểm du lịch Ninh Bình

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993