Luận văn: Giải pháp công tác quản lý tài chính ở đơn vị quân đội

Rate this post

Luận văn: Giải pháp công tác quản lý tài chính ở đơn vị quân đội nhằm thể hiện cho các bạn đọc giả thấy nhiệm vụ tất yếu xuất phát từ chức năng của tài chính Quân đội, từ yêu cầu khách quan của quá trình điều hành hoạt động của hệ thống tài chính quân đội. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính là đòi hỏi tất yếu đối với mỗi đơn vị. Tuy nhiên để có thể hoàn thiện công tác quản lý tài chính đòi hỏi phải có định hướng, giải pháp khoa học, hữu hiệu cùng với cơ chế, chính sách hợp lý và hoàn chỉnh, phù hợp với đặc thù của mỗi đơn vị. Dưới đây là Đề tài: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần – Bộ Tổng Tham mưu Mời các bạn tham khảo.

4.1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần – Bộ tổng Tham Mưu

4.1.1. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý tài chính

Công tác tài chính là một mặt công tác quan trọng của đơn vị, có nhiệm vụ khai thác, sử dụng và quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn lực tài chính, vốn và tài sản của quân đội, của đơn vị thu đúng đường lối, chủ trương của Đảng; Chính sách, Pháp luật của nhà nước, qui định của quân đội để xây dựng đơn vị vững mạnh, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị, góp phần xây dựng quân đội cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Trong quản lý tài chính, quản lý chu trình ngân sách là nội dung cơ bản, quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính ở đơn vị. Vì vậy hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần – BTTM cần nắm rõ những quan điểm sau:

  • Phát huy hơn nữa vai trò, tác dụng của ngân sách trong hoạt động tài chính bảo đảm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được giao của đơn vị.
  • Thực hiện có hiệu quả các chủ trương, biện pháp lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tài chính đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và thực hiện nhiệm vụ, xây dựng, đơn vị vững mạnh toàn diện theo mục tiêu Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng bộ Cục Hậu cần nhiệm kỳ 2010 – 2015 đã xác định: “Lãnh đạo, chỉ đạo, phân phối, quản lý, sử dụng ngân sách, công khai, dân chủ, công bằng, đúng nguyên tắc; ưu tiên đơn vị cơ sở và nhiệm vụ trọng tâm trọng điểm. Quản lý chặc chẽ hoạt động sản xuất, làm kinh tế, quỹ vốn đơn vị, thực hành tiết kiệm, thanh quyết toán kịp thời, chống tham ô lãng phí; không để thâm hụt, thất thoát, tồn đọng”.
  • Sử dụng tài chính như một công cụ đắc lực thúc đẩy hoàn thành mọi nhiệm vụ chính trị, quân sự được giao với chất lượng công việc tốt nhất, nhanh nhất.
  • Khắc phục những hạn chế mà công tác quản lý tài chính ở Cục đang gặp phải, xóa bỏ nhận thức không đúng về công tác lập DTNS đồng thời thể hiện việc cấp hành đúng Luật NSNN, Điều lệ công tác tài chính QĐNDVN và các qui phạm pháp luật khác có liên quan về quản lý ngân sách, quản lý tài chính ở đơn vị dự toán trong quân đội.

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý tài chính ( Luận văn: Giải pháp công tác quản lý tài chính ở đơn vị quân đội )

Quán triệt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của Bộ Tổng Tham mưu, Đảng ủy Cục Nghị quyết số 121/NQ-ĐU ngày 17 tháng 8 năm 2013 về Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng đối với công tác tài chính trong Cục. Theo đó phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu công tác tài chính của Cục Hậu cần là:

  • Thực hiện tốt cơ chế quản lý tài chính theo nguyên tắc: Cấp ủy Đảng lãnh đạo, chỉ huy đơn vị điều hành, cơ quan tài chính và các ngành làm tham mưu đối với công tác tài chính. Mở rộng phân cấp ngân sách gắn với trách nhiệm giám sát, kiểm tra quản lý tài chính.
  • Tăng cường quản lý tài chính đối với tất cả các nguồn tài chính, các loại kinh phí bảo đảm yêu cầu chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và quân số.
  • Thực hiện đầy đủ qui trình lập, chấp hành và kế toán, QTNS theo đúng Luật NSNN và các văn bản của Chính phủ, BQP; Chỉ thị hướng dẫn của Bộ Tổng Tham mưu. Bảo đảm cân đối thu, chi ngân sách và có cơ cấu hợp lý; ưu tiên bảo đảm kinh phí cho bảo đảm đời sống vật chất tinh thần, chính sách cho bộ đội, cho xây dựng lực lượng, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.
  • Thực hiện tốt dân chủ, công khai tài chính, phát huy vai trò trách nhiệm của các tổ chức và mọi cán bộ chiến sĩ tham gia tích cực vào công tác quản lý tài chính. Đẩy mạnh lao động sản xuất, làm kinh tế nhằm bổ sung kinh phí và cải thiện đời sống bộ đội.

Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 93/CT-BQP ngày 28/10/2009 của Bộ trưởng BQP về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “Đơn vị quản lý tài chính tốt” gắn với phong trào thi đua quyết thắng của đơn vị và cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tích cực xây dựng ngành tài chính Cục vững mạnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.

Trên cơ sở phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu trên, phương hướng hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần – BTTM là:

  • Không ngừng củng cố và nâng cao năng lực điều hành, quản lý tài chính tại các cơ quan, đơn vị thuộc Cục Hậu cần.
  • Thực hiện đúng cơ chế quản lý tài chính, tăng cường phân cấp và đề cao trách nhiệm trong công tác quản lý tài chính đối với các ngành, cơ quan đơn vị trực tiếp quản lý chi tiêu sử dụng tài chính.
  • Nâng cao chất lượng quản lý toàn diện hoạt động tài chính ở đơn vị. Nâng cao hiệu quả chi tiêu sử dụng kinh phí, vật tư, tiền vốn.
  • Tăng cường kiểm soát chi, thực hành tiết kiệm, chống tham ô lãng phí trong bảo đảm, chi tiêu sử dụng kinh phí.
  • Tăng cường công khai số lượng danh mục ngân sách trong việc phân bổ ngân sách quản lý chi tiêu kinh phí, tài chính tại các đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
  • Hoàn thiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi nội bộ phù hợp với hoạt động của Cục và yêu cầu nhiệm vụ được

Có thể bạn quan tâm:

Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

4.1.3. Mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tài chính ( Luận văn: Giải pháp công tác quản lý tài chính ở đơn vị quân đội )

  • Nâng cao chất lượng hệ thống tổ chức quản lý tài chính của đơn vị trong đó chú trọng nâng cao chất lượng bộ máy quản lý tài chính.
  • Nâng cao chất lượng công tác lập dự toán ngân sách, kế hoạch tài chính đối với các hoạt động có thu, cần tập trung vào các nội dung:
  • + Xây dựng chỉ tiêu DTNS, thu từ hoạt động có thu sát đúng với yêu cầu nhiệm vụ, khả năng khai thác tiềm năng của đơn vị bằng các phương pháp phù hợp.
  • + Bố trí cơ cấu, thứ tự ưu tiên kinh phí cho các mặt công tác, các nhiệm vụ hợp lý.
  • Nâng cao chất lượng quản lý việc chi tiêu, sử dụng các nguồn tài chính, quĩ đơn vị.
  • + Cần tập trung vào việc quản lý mua lương thực, thực phẩm, vật tư hàng hóa, doanh cụ, trang thiết bị; quản lý chi phí sản xuất, xây dựng kinh tế.
  • + Thường xuyên kiểm soát trước, trong và sau chi tiêu, sử dụng vật tư, tài sản, tiền vốn.
  • Nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán kinh phí, vốn đầu tư, xác định kết quả, hiệu quả sản xuất, làm kinh tế.
  • + Quyết toán kinh phí chặt chẽ, kịp thời, đúng mẫu biểu.
  • + Quản lý, phân phối, thu nộp và sử dụng nguồn thu từ sản xuất, xây dựng kinh tế và các khoản thu khác kịp thời, theo đúng qui định của BQP.
  • Nâng cao chất lượng công tác kế toán.
  • + Tổ chức công tác kế toán ở đơn vị khoa học, hợp lý phù hợp đặc điểm, tính chất hoạt động của đơn vị.
  • + Thực hiện đúng việc lập chứng từ, ghi sổ và hạch toán đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính.
  • + Lập báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị cung cấp đầy đủ thông tin hữu ích cho công tác quản lý.
  • Nâng cao chất lượng công tác kiểm soát nội bộ, kiểm tra, thanh tra tài chính.
  • + Tập trung vào việc kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm tra, thanh tra tài chính.
  • + Đổi mới, hoàn thiện cơ chế, phương pháp kiểm soát, kiểm tra, thanh tra tài chính, bảo đảm hoạt động nề nếp, hiệu quả.

4.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần – Bộ Tổng Tham mưu ( Luận văn: Giải pháp công tác quản lý tài chính ở đơn vị quân đội )

4.2.1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính

  • Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính và các ngành nghiệp vụ; nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm trong quản lý tài chính

Hệ thống bảo đảm và quản lý tài chính quân đội được xây dựng dựa trên cơ sở kết hợp phân cấp theo ngành bảo đảm vật chất theo đơn vị sử dụng ở từng cấp. Quyền sử dụng tổng hợp các nguồn tài chính trên cơ sở tuân thủ chế độ, chính sách chung của Đảng, Nhà nước, quân đội được tổ chức thực hiện ở từng cấp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và trách nhiệm của đơn vị từng cấp. Vai trò của các ngành bảo đảm vật chất được phát huy nhằm tăng cường, thống nhất trong bảo đảm và quản lý trong phạm vi toàn quân. Sự kết hợp này được thực hiện thông qua các hợp đồng cung ứng giữa các ngành với đơn vị sử dụng.

Quản lý tài chính ở Cục Hậu cần là công tác nghiệp vụ tài chính có liên quan trực tiếp đến mọi ngành, mọi cơ quan, đơn vị và cá nhân trong Cục. Cơ quan tài chính không thể độc lập tiến hành quản lý tài chính nếu không có sự phối hợp công tác với các cơ quan, ngành nghiệp vụ và cá nhân có chi tiêu sử dụng kinh phí, tài chính, tài sản. Chất lượng quản lý tài chính ngoài các yếu tố thuộc vế trình độ, năng lực và trách nhiệm của cơ quan Tài chính thì còn phụ thuộc một phần không nhỏ vào phát huy vai trò trách nhiệm và những hiểu biết nhất định của các cơ quan, các ngành, các bộ phận và cá nhân trực tiếp chi tiêu sử dụng tài chính cho thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

Thực hiện công tác quản lý ngân sách nói riêng, quản lý tài chính nói chung ở Cục Hậu cần trong các năm 2012-2014 cho thấy mối quan hệ phối hợp giữa cơ quan tài chính với ngành nghiệp vụ có thời điểm có nội dung chưa thống nhất, hiệu quả trong giải quyết mối quan hệ chưa cao; một số ngành chưa nắm vững nguyên tắc và thủ tục trong lập, chấp hành, QTNS, trong quản lý chi tiêu tài chính, còn có hiện tượng chi tiêu không đúng nội dung, chỉ tiêu DTNS, sử dụng chứng từ hóa đơn chưa đúng qui định…

Từ những vấn đề nêu trên, tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính với các ngành nghiệp vụ, nâng cao ý thức trách nhiệm trong quản lý tài chính ở Cục Hậu cần là rất cần thiết. Để thực hiện biện pháp nâng cao cần phải giải quyết tốt các nội dung sau:

Nhận thức đúng đắn, nắm vững nội dung, tính chất mối quan hệ giữa cơ quan tài chính với các ngành nghiệp vụ. Đây là mối quan hệ hợp đồng công tác và kiểm tra hướng dẫn chỉ đạo về nghiệp vụ tài chính. Trong mối quan hệ này cơ quan tài chính thường phải thực hiện những công việc chủ yếu như: hướng dẫn lập DTNS năm, kế hoạch chi tiêu quý và thông báo phân bổ chỉ tiêu DTNS, cấp phát tài chính, thực hiện chế độ thanh toán, quyết toán tài chính; phổ biến cho các ngành nghiệp vụ về các chế độ quản lý ngân sách, quản lý tài chính; tiến hành công tác kiểm tra tài chính, kiểm soát chi, tham gia kiểm kê kho vật chất các ngành, chỉ đạo, hướng dẫn các nội dung về chế độ và nghiệp vụ tài chính, liên thẩm quân số, tham gia ký hợp đồng kinh tế, thanh lý tài sản.

Căn cứ vào nhiệm vụ thực tế của Cục hàng năm, Ban Tài chính và các ngành nghiệp vụ Cục nghiên cứu, tính toán nhu cầu chi bao gồm cả phần tiền và hiện vật nhận của các ngành nghiệp vụ cấp trên quy ra tiền để lập DTNS phù hợp, phân bổ chỉ tiêu DTNS cho các đầu mối đơn vị hợp lý, phù hợp lập kế hoạch chi tiêu mua sắm vật tư hàng hóa, tổ chức cấp phát bảo đảm cho đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Thường xuyên phân phối kiểm tra, kiểm kê, đánh giá tình hình bảo đảm, quản lý sử dụng tài sản, tài chính của các đơn vị, ngành, các bộ phận.

Ban Tài chính Cục cần phải nắm vững nguyên tắc, kỷ luật tài chính, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ tài chính, nắm vững được các hướng dẫn về công tác chuyên môn nghiệp vụ của các ngành. Quá trình giải quyết công việc phải mềm dẻo, linh hoạt nhưng kiên quyết, đoàn kết tôn trọng lẫn nhau, không mượn cương vị công tác của mình để gây khó khăn với các ngành, trục lợi cho bản thân, gây mất đoàn kết giữa Ban Tài chính với các phòng liên quan.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính và các ngành nghiệp vụ trong quản lý tài chính ở Cục Hậu cần cần phải được xây dựng trên cơ sở thống nhất và mục tiêu, nhiệm vụ, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường vụ Đảng ủy Cục, lấy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Cục làm trung tâm. Toàn bộ các cơ quan Cục phối hợp nhịp nhàng với Ban Tài chính Cục để chấp hành tốt qui định về công tác tài chính.

Thông qua các văn bản qui định, chỉ thị, mệnh lệnh … của người chỉ huy, tổ chức các lớp học cho các đối tượng, các hình thức, biện pháp tuyên truyền … để phổ biến các chế độ, thể lệ về tài chính quân đội, các kiến thức về quản lý ngân sách, quản lý tài chính, kỷ luật tài chính cho tất cả các ngành, cơ quan đơn vị để các bộ phận, cá nhân liên quan có nhận thức đúng về công tác quản lý tài chính ở Cục trên cơ sở đó tự giác thực hiện và nêu cao tinh thần trách nhiệm, làm chủ tập thể tích cực tham gia có hiệu quả vào công tác quản lý tài chính ở đơn vị trên cương vị chức trách của mỗi người.

  • Tăng cường kiểm soát chi, kiểm tra, giám sát, thanh tra tài chính

Báo cáo chính trị của Đảng ủy Quân sự Trung ương trình Đại hội Đảng bộ quân đội lần IX đã xác định: Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí kém hiệu quả.

Nghị quyết số 36-NQ/ĐULĐ ngày 12/01/2010 của Đảng ủy Cục về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức Đảng đối với công tác tài chính trong Cục nhiệm kỳ 2010-2015 đã quán triệt “Tăng cường lãnh đạo công tác kiểm soát chi ngân sách, công tác thanh tra, kiểm tra tài chính, tập trung vào các nội dung chi tiêu lớn, các hoạt động có thu, các vụ việc có đơn thư tố cáo hoặc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, phát hiện ngăn ngừa kịp thời những hồ sơ, sai phạm trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài chính. Thực hiện nghiêm qui chế dân chủ, chế độ công khai tài chính gắn với việc triển khai có hiệu quả chương trình hành động của Đảng ủy Cục thực hiện Luật phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”.

Trước mắt cần tập trung khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong quản lý, sử dụng, thanh quyết toán các nguồn tài chính đã được kiểm toán Nhà nước chỉ ra. Tiếp tục rà soát, bổ sung các quy chế, quy định quản lý, sử dụng tài chính, quản lý hoạt động có thu… cho phù hợp với thực tiễn góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp với hoạt động này. ( Luận văn: Giải pháp công tác quản lý tài chính ở đơn vị quân đội )

  • Tăng cường kiểm soát chi ở Cục Hậu cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
  • + Phát hiện đúng, ngăn ngừa kịp thời những vi phạm về nguyên tắc, kỷ luật tài chính trong chi tiêu sử dụng ngân sách, tài chính.
  • + Hoạt động kiểm soát chi không gây ách tắc trong quá trình chấp hành, quyết toán ngân sách, tài chính của cơ quan, đơn vị.
  • + Hoạt động kiểm soát chi phải được chú trọng cả trước, trong và sau khi cấp phát, thanh quyết toán tài chính.
  • Để thực hiện tốt yêu cầu trên cần có những biện pháp cụ thể sau:
  • Kiểm soát chi trước cấp phát, thanh toán.
  • Tiến hành kiểm tra xem các khoản chi có đúng nội dung DTNS, kế hoạch tài chính được duyệt không.
  • Kiểm soát những điều kiện chi ngân sách, điều kiện về người quyết định chi, trường hợp người được ủy quyền ra quyết định chi phải kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của việc ủy quyền.
  • Kiểm tra chặt chẽ hồ sơ, tài liệu của các cơ quan, ngành nghiệp vụ đầu mối chi tài chính xin cấp phát tài chính.
  • Cập nhật kịp thời những nội dung mới của chế độ, tiêu chuẩn, định mức mới ban hành, những qui định mới về quản lý tài chính liên
  • Kiểm soát trong chi tiêu, sử dụng ngân sách, tài chính.
  • Kiểm soát chặt chẽ chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đối tượng được hưởng.
  • Kiểm soát về thủ tục nguyên tắc khi mua sắm vật tư, hàng hóa, dịch vụ theo qui định của BQP, kiểm soát về số lượng, cơ cấu, chất lượng, giá cả của hàng hóa mua sắm.
  • Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng kiểm tra nội bộ trong các đơn vị nhằm sớm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý các hành vi tiêu cực, gian lận trong chi tiêu sử dụng tài chính.
  • Kiểm soát trong quyết toán ngân sách, tài chính.
  • Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, xét duyệt quyết toán tháng, quý của Ban Tài chính Cục.
  • Thực hiện nghiêm chế độ thanh toán, quyết toán tài chính. Kiên quyết không cấp phát tài chính tiếp đối với ngành, đơn vị không thực hiện đầy đủ chế độ thanh, quyết toán tài chính.
  • Tăng cường công tác kiểm soát chi ở tất cả các cấp, các đơn vị trong Cục thông qua các phương pháp cụ thể, phù hợp với nội dung cần kiểm soát ở mỗi cấp, mỗi đơn vị.

Công tác kiểm tra, thanh tra tài chính được xác định là những chế độ trong quản lý tài chính và cũng là công cụ, biện pháp quản lý quan trọng hiệu quả, thể hiện chức năng giám đốc tài chính, của tài chính đơn vị dự toán quân đội. Luật NSNN qui định: Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị dự toán ngân sách có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện chế độ thu chi và quản lý tài sản của nhà nước. Thanh tra tài chính có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành pháp luật thu, chi và quản lý tài chính, quản lý tài sản của Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Thực tiễn cho thấy, ở đâu, cơ quan, đơn vị nào mà không tiến hành nghiêm túc, thường xuyên công tác kiểm tra, thanh tra thì công tác tài chính ở cơ quan, đơn vị đó dễ xảy ra sai phạm. Để tăng cường kiểm tra, thanh tra tài chính ở Cục Hậu cần cần thực hiện tốt một số vấn đề sau:

+ Kiện toàn hệ thống kiểm tra, thanh tra tài chính, và kiểm soát nội bộ. Lựa chọn những cán bộ công tâm, có năng lực phát hiện vấn đề, có trình độ nghiệp vụ tài chính, kế toán giỏi, được đào tạo bồi dưỡng về pháp luật bố trí vào các tổ chức kiểm tra, thanh tra tài chính.

  • Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời, đầy đủ của Đảng ủy, chỉ huy Cục đối với công tác kiểm tra, thanh tra tài chính. Đối với mỗi cuộc kiểm tra, thanh tra tài chính thì cấp đi kiểm tra cần phải xác định được trách nhiệm của mình để nâng cao chất lượng kiểm tra, thanh
  • Thực hiện tốt công tác tự kiểm tra tài chính- kế toán theo Điều lệ công tác tài chính QĐND Việt Nam, Quyết định số 67/2004/QĐ-CTC ngày 13/12/2004 của Cục Tài chính – BQP về việc tự kiểm tra tài chính kế toán tại đơn vị dự toán quân đội.
  • Ban Tài chính Cục làm tốt công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác tài chính hàng năm trình chỉ huy Cục phê duyệt đồng thời tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra có chất lượng, theo đúng chức trách, nhiệm vụ trong công tác kiểm tra, thanh tra tài chính.
  • Sử dụng phương pháp kiểm tra thanh tra phù hợp, hiệu quả. Tùy theo nội dung, tính chất mỗi cuộc kiểm tra tài chính mà sử dụng từng phương pháp hoặc kết hợp các phương pháp: Phương pháp kiểm tra tài chính cơ bản, phương pháp kiểm tra chứng từ, phương pháp kiểm tra thực tế, phương pháp kiểm tra chọn mẫu, phương pháp nghe báo cáo, trao đổi, chất vấn những người có trách nhiệm.
  • Thực hiện tốt qui chế công khai tài chính nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể và trí tuệ của mọi cán bộ, nhân viên, chiến sĩ đối với công tác kiểm tra tài chính.
  • Thực hiện tốt nội dung các bước trong trình tự tiến hành kiểm tra tài chính đối với mỗi cuộc kiểm tra cụ thể bao gồm: Bước chuẩn bị, bước tiến hành kiểm tra và bước kết thúc kiểm tra tài chính.
  • Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ thật sát thực theo tinh thần hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng đối với tất cả các đơn vị dự toán quân đội làm căn cứ để kiểm soát chi tiêu của đơn vị.

Các nội dung trong quy chế cần đạt được là:

  • + Phạm vị lĩnh vực chi tiêu.
  • + Các định mức chi chủ yếu.
  • + Phân cấp chi tiêu.
  • + Quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong chi tiêu.
  • + Các vi phạm được nghiêm cấm.
  • + Khen thưởng, kỷ luật.

Kiểm soát chi ngân sách, kiểm tra, thanh tra tài chính tuy mỗi chế độ quản lý có mục đích, nội dung, phương pháp tiến hành khác nhau song đều nhằm mục đích chung là góp phần tăng cường, nâng cao chất lượng quản lý tài chính ở Cục. Đảm bảo việc chi tiêu sử dụng ngân sách, tài chính, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức; tiết kiệm, hiệu quả. Phát hiện và ngăn ngừa, xử lý kịp thời những sai phạm trong công tác tài chính. Đáp ứng tốt nhu cầu tài chính cho thực hiện mọi nhiệm vụ của Cục.

4.2.2. Hoàn thiện quản lý chu trình ngân sách ( Luận văn: Giải pháp công tác quản lý tài chính ở đơn vị quân đội )

  • Thực hiện tốt các nguyên tắc quản lý NSNN

– Nguyên tắc thống nhất, tập trung dân chủ, cân đối ngân sách.

Mọi khoản thu, chi ngân sách của mọi cấp, mọi ngành đều được phản ánh trong kế hoạch thống nhất, được quản lý thống nhất từ BQP đến các đơn vị dự toán cơ sở. Quá trình chi tiêu sử dụng kinh phí phải thống nhất từ nội dung chi đến nội dung quyết toán theo DTNS được cấp, lập báo cáo QTNS theo mẫu biểu qui định thống nhất và theo hệ thống Mục lục NSNN áp dụng trong quân đội.

Đảm bảo sự thống nhất về ý chí và lợi ích qua phân bồ DTNS phát huy tính chủ động và sáng tạo của các cấp, các ngành, tổ chức và cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ.

Trên cơ sở DTNS được giao, nhiệm vụ của các ngành, các đơn vị, đơn vị cấp trên thực hiện cân đối và giao DTNS, kinh phí cho các ngành, các đơn vị cấp dưới để bảo đảm chi tiêu cho các nhiệm vụ được giao: Cân đối ngân sách ngoài sự cân bằng về thu, chi còn là sự hài hòa, hợp lý trong cơ cấu giữa các khoản thu, chi; giữa các ngành, các đơn vị, các cấp.

– Nguyên tắc công khai, minh bạch.

Công khai NS phải được thực hiện hàng năm, công khai cả DTNS và QTNS. Số liệu và các thông tin công khai NS phải đảm bảo đầy đủ, chính xác, kịp thời và phù hợp với chế độ bảo mật tới từng đối tượng tiếp nhận thông tin theo những hình thức thích hợp.

Công khai, minh bạch NS để bảo đảm thực hiện quyền kiểm tra giám sát của các cơ quan, đơn vị, của mọi quân nhân trong quá trình phân phối, quản lý, sử dụng vốn, tài sản của nhà nước, của quân đội và các khoản thu tại đơn vị, thực hiện có hiệu quả Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật phòng, chống tham nhũng.

Các đối tượng được tiếp nhận thông tin về công khai ngân sách có quyền chất vấn và người có trách nhiệm công khai phải trả lời chất vấn về các nội dung công khai.

– Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác, đảm bảo trách nhiệm.

Nội dung ngân sách khi xây dựng phải rành mạch, theo mục lục NSNN áp dụng trong quân đội. Dự toán thu, dự toán chi được tính toán một cách cụ thể, chính xác và đưa vào kế hoạch; không được phép che đậy, bào chữa đối với mọi khoản thu, chi kinh phí. Không được phép lập quỹ đen.

Chỉ huy các cấp phải bảo đảm trách nhiệm trước đơn vị về toàn bộ quá trình quản lý ngân sách, về kết quả thu, chi ngân sách. Chịu trách nhiệm hữu hiệu bao gồm khả năng điều trần và gánh trách nhiệm về quản lý tài chính, quản lý ngân sách theo Điều lệ công tác tài chính QĐND Việt Nam.

  • Nâng cao chất lượng quản lý ba khâu của chu trình ngân sách

Quản lý chu trình ngân sách là nội dung quan trọng, cơ bản, chủ yếu trong quản lý tài chính Cục Hậu cần. Nâng cao chất lượng quản lý chu trình ngân sách có ý nghĩa quyết định chất lượng công tác quản lý tài chính của đơn vị.

Chu trình quản lý ngân sách gồm các khâu: Lập DTNS, chấp hành ngân sách và QTNS, mỗi khâu có vị trí vai trò quan trọng riêng, chất lượng mỗi khâu phụ thuộc vào nhau trong đó lập DTNS là khâu đầu tiên tạo cơ sở để thực hiện tốt các khâu sau. Ngược lại, chấp hành ngân sách và QTNS tốt sẽ có tác dụng đánh giá đúng đắn chất lượng lập DTNS và tạo thuận lợi cho lập DTNS năm sau tốt hơn.

Thực tiễn quản lý chu trình ngân sách giai đoạn 2012-2014 ở Cục Hậu cần cho thấy: Cơ quan tài chính và các ngành nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc Cục dù có cố gắng rất lớn để thực hiện tốt việc lập DTNS, cấp phát, chỉ tiêu sử dụng, thanh toán các loại kinh phí và QTNS. Tuy nhiên, lập DTNS năm mới chủ yếu dựa vào số mới thực hiện DTNS của năm báo cáo và dự kiến biến động có liên quan ở năm kế hoạch để lập. Do vậy, một số chỉ tiêu chưa được tính toán đúng theo phương pháp nên chưa sát nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ quan trọng đột xuất phát sinh chưa được dự tính trước và thông báo kịp thời nên việc tổ chức bảo đảm và quản lý còn lúng túng. Chi tiêu sử dụng ngân sách còn có trường hợp vượt DTNS, lấy khoản này chi cho khoản khác, thiếu hồ sơ, tài liệu cần thiết, thanh quyết toán kinh phí của một số ngành nghiệp vụ còn chậm, phải để đôn đốc thúc dục nhiều lần… Những hạn chế bất cập đó đã ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý tài chính của Cục. Vì vậy tập trung các biện pháp và tổ chức để hoàn thiện quản lý chu trình ngân sách ở Cục Hậu cần có ý nghĩa quyết định đối với hoàn thiện công tác quản lý tài chính. Muốn vậy cần tập trung thực hiện tốt các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, đối với khâu lập DTNS.

Cơ quan tài chính phối hợp với các ngành nghiệp vụ xây dựng DTNS đúng, sát, phù hợp với khả năng bảo đảm của BTTM, đáp ứng tốt nhu cầu nhiệm vụ cũng như đời sống, chính sách của Cục. ( Luận văn: Giải pháp công tác quản lý tài chính ở đơn vị quân đội )

Chất lượng DTNS năm được thể hiện ở việc tính toán, xác lập các chỉ tiêu ngân sách.

– Đối với kinh phí lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn; kinh phí nghiệp vụ thì các chỉ tiêu phản ánh đầy đủ và chính xác nhu cầu chi của đơn vị và tuân thủ đúng các qui định về chi, trình tự, phương pháp, căn cứ tính toán đặc biệt là yếu tố quân số và định mức, thống nhất mẫu biểu và thời gian gửi DTNS. Khi lập có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

+ Đối với các khoản tiền lương chính, tiền ăn, quân trang thường xuyên…

Cơ quan tài chính, các ngành nghiệp vụ phải nắm vững quân số và chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đồng thời phải dựa vào mức huy động vật tư hàng hóa năm trước chuyển sang, kế hoạch thu từ hoạt động có thu để cân đối ngân sách. Phân tích đánh giá tình hình thực hiện DTNS những năm trước liền kề để rút kinh nghiệm, tính toán DTNS năm kế hoạch sát thực hơn.

  • Đối với các khoản chi chính sách xã hội (NSNN giao), BHXH phải nắm vững nội dung chi, đối tượng được hưởng ở Cục, chế độ tiêu chuẩn được hưởng của từng đối tượng.
  • Đối với vốn đầu tư XDCB phải căn cứ tiến độ thực hiện dự án và số dự báo do BTTM, cấp trên thông báo. Lập kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng gồm:
  • + Kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng thuộc dự toán kinh phí NS quốc phòng thường xuyên.
  • + Kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn đầu tư tập trung của Nhà nước.
  • + Kế hoạch vốn đầu tư và xây dựng thuộc nguồn vốn đơn vị tự bổ sung.

Thứ hai. Đối với khâu chấp hành ngân sách

  • Trên cơ sở DTNS năm được Bộ Tổng Tham mưu giao, Ban Tài chính phối hợp cùng các cơ quan nghiệp vụ tham mưu cho Đảng ủy, Chỉ huy Cục thực hiện tốt việc phân bổ dự toán có trọng tâm trọng điểm cho các đầu mối trực thuộc, chú trọng phân cấp, phân quyền về ngân sách một cách rõ ràng, cụ thể, ưu tiên cho đơn vị đóng quân ở xa Cục, làm nhiệm vụ ở vùng rừng núi, vùng có nhiều khó khăn.
  • Cơ quan tài chính, các ngành nghiệp vụ cần lập nhu cầu chi quý đúng quy định về nội dung, thời gian lập và gửi nhằm tạo thuận lợi cho việc bảo đảm kinh phí của cấp trên và kho bạc nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản tiền gửi. Các khoản chi có tính chất thường xuyên phải bố trí đều từng tháng trong năm (như tiền lương, phụ cấp, tiền ăn…) còn nhưng khoản có tính chất thời vụ hoặc chi phát sinh vào một thời điểm (như mua sắm, sửa chữa lớn, tuyển quân, ra quân…) phải thực hiện theo tiến độ từng quý đã ghi trong dự toán.
  • Chấp hành nghiêm các điều kiện chi ngân sách, các khoản chi và thanh toán trong ngày như tiền ăn phải có biện pháp quản lý, bảo đảm riêng cho từng đối tượng.

Chấp hành nghiêm chế độ chứng từ hóa đơn, thủ tục chi, thanh toán xong đợt chi tiêu trước mới cấp phát đợt sau, thanh toán đúng nội dung, trung thực, chính xác, kịp thời. Thực hiện tốt công tác thẩm định, thủ tục pháp lý trong chi tiêu sử dụng kinh phí đối với các khoản thanh toán tập trung. Cấp phát và thanh toán chi ngân sách phải nắm và đánh giá được kết quả chi tiêu.

Cơ quan tài chính và các ngành nghiệp vụ nhất thiết phải thực hiện kiểm tra đối chiếu số liệu kinh phí theo định kỳ hàng tháng, quý và năm. Đồng thời thực hiện tốt cơ chế phối hợp trong kiểm kê kho vật tư hàng hóa, khảo sát giá cả, tổ chức hội đồng mua sắm tài sản, hội đồng giá, thực hiện tốt khâu chỉ định thầu hoặc đấu thầu trong mua sắm sửa chữa lớn và XDCB, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các hợp đồng kinh tế.

Thứ ba, đối với khâu quyết toán ngân sách

Nâng cao chất lượng QTNS ở Cục Hậu cần cơ quan tài chính, các ngành nghiệp vụ, các đơn vị phải thực hiện tốt các qui định về QTNS Trong đó:

  • Hàng tháng, quý, năm khi tiến hành QTNS phải thực hiện đúng yêu cầu: quyết toán trung thực, đầy đủ, chính xác, chặt chẽ, kịp thời, nhanh gọn. Đồng thời phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản trong quyết toán ngân sách là: quyết toán đúng nội dung, chỉ tiêu DTNS, đúng quân số, đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và giá cả hiện hành; có đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ.
  • Cơ quan tài chính phải có kế hoạch quyết toán cụ thể, hợp lý đối với các ngành, các đơn vị các đầu mối chi tiêu. Thực hiện tốt công tác chuẩn bị về mặt số liệu, đôn đốc thanh quyết toán, kiểm tra lại tình hình các khoản thu nộp, phải thu, phải trả.
  • Thực hiện tốt việc thẩm định số liệu, tài liệu, hồ sơ chứng từ trước khi quyết toán. Cán bộ, nhân viên tài chính được phân công theo dõi cấp phát, thanh quyết toán phải có năng lực quản lý, quyết toán, tổng hợp quyết toán tốt, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Kiên quyết không quyết toán những nội dung chi sai nội dung DTNS, chi không đúng chế độ tiêu chuẩn, thiếu chứng từ hợp pháp, hồ sơ chi tiêu không đầy đủ.
  • Qui định cụ thể về trách nhiệm, thời hạn thanh quyết toán đối với từng nội dung chi tiêu, từng khoản chi của từng ngành nghiệp vụ để khắc phục triệt để tình trạng dây dưa, chậm thanh quyết toán ở một số ngành trong giai đoạn vừa
  • Trên cơ sở tình hình số liệu quyết toán phải phân tích đánh giá toàn diện tình hình bảo đảm và quản lý ngân sách, quản lý tài chính; kết quả sử dụng kinh phí cả phần Cục tự chi và phân cấp cho các đơn vị cấp dưới trực thuộc, cả phần bảo đảm bằng tiền và phần bảo đảm bằng hiện vật, cả nội dung kinh tế và tính pháp lý, vừa khái quát hệ thống, vừa chi tiết cụ thể ở từng nội dung chi kinh phí, từng ngành, từng đầu mối đơn vị trực thuộc.

Mời bạn tham khảo thêm:

Tổng hợp bài mẫu Luận văn Thạc Sĩ

4.2.3. Giải pháp cho quản lý tài chính đối với hoạt động có thu ( Luận văn: Giải pháp công tác quản lý tài chính ở đơn vị quân đội )

Khai thác năng lực hiện có, kết hợp huấn luyện theo chức năng nhiệm vụ của Cục với tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế tạo thêm nguồn thu tài chính bổ sung vào ngân sách và góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội, tái đầu tư củng cố, nâng cấp trang bị; giải quyết chính sách hậu phương quân đội cho cán bộ chiến sỹ.

Trong giai đoạn 2012-2014, công tác quản lý hoạt động có thu ở Cục cơ bản là chặt chẽ, toàn diện. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại bất cập. Để các hoạt động có thu đạt hiệu quả cao thực hiện đúng theo qui định cần phải có những giải pháp cụ thể:

  • Hoàn thiện quy trình, thủ tục quản lý tài chính hoạt động có thu

– Đối với khâu xây dựng kế hoạch.

  • + Thực hiện tốt qui trình lập kế hoạch sản xuất, làm kinh tế ở các cấp trong Cục. Qui định cụ thể và chấp hành nghiêm chỉnh thời gian lập kế hoạch, mẫu biểu, nội dung và phương pháp tính toán các chỉ tiêu trong kế hoạch.
  • + Nội dung kế hoạch phải bao quát toàn bộ những vấn đề chủ yếu về khối lượng, nhiệm vụ, lực lượng thực hiện; nguồn vốn và trang bị, vật tư cần bảo đảm; chi phí (chi tiết theo từng yếu tố); kết quả và phân phối kết quả…
  • + Kế hoạch thu phải thể hiện được tổng số và chi tiết các tiềm năng thu ở đơn vị, các chỉ tiêu thu (kết quả thu) phải tiên tiến thực hiện.
  • + Thực hiện có hiệu quả việc thảo luận và bảo vệ các chỉ tiêu trong kế hoạch thu, chi của các đơn vị trực thuộc trước Đảng ủy, Chỉ huy Cục nhằm nâng cao tính toàn diện, cân đối, vững chắc của kế hoạch thu, chi tạo cơ sở cho việc kiểm tra kiểm soát ở các khâu tiếp theo.
  • + Ban Tài chính tổng hợp, lập kế hoạch từ các hoạt động có thu của Cục theo chức năng nhiệm vụ. Tham mưu giúp Đảng ủy, Chỉ huy Cục tổ chức quản lý thống nhất các hoạt động có thể.

– Đối với khâu tổ chức thực hiện.

Thực hiện quản lý các hoạt động có thu theo kế hoạch được duyệt và coi kế hoạch thu, chi đã được phê duyệt là một chỉ tiêu bắt buộc các đơn vị được giao phải có trách nhiệm thực hiện. Tăng cường công tác quản lý, kiểm soát của của các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm, bảo đảm cho mọi nội dung thu, chi của hoạt động có thu đều được kiểm soát chặt chẽ, đúng qui định, đơn vị hoàn thành kế hoạch thu với mức tiết kiệm, hiệu quả nhất. Để công tác quản lý kiểm soát trong khâu tổ chức thực hiện kế hoạch thu, chi có chất lượng cần phải:

+ Thực hiện phân cấp trong quản lý, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị cấp dưới. Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của ban, bộ phận trong quản lý, điều hành hoạt động có thu.

+ Thực hiện tốt chế độ kiểm tra thường xuyên trong năm thu đúng nội dung hướng dẫn của Cục Tài chính-BQP, Phòng Tài chính Bộ Tổng Tham mưu về tự kiểm tra tài chính kế toán tại cơ quan, đơn vị. Chú trọng kiểm tra các khoản chi về vật tư, khấu hao máy móc thiết bị, nhân lực, chi phí dịch vụ mua ngoài.

Để hoạt động quản lý kiểm soát trên có hiệu quả đòi hỏi phải đáp ứng được yêu cầu:

  • + Phát hiện đúng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những sai phạm trong tổ chức thực hiện các hoạt động có thu.
  • + Hoạt động quản lý, kiểm soát không gây ách tắc, ảnh hưởng quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động có thu.
  • + Hoạt động quản lý, kiểm soát phải được chú trọng ở tất cả các khâu, các hoạt động có thu cụ thể.

– Quản lý, phân phối sử dụng thu nhập.

+ Thu nhập từ các hoạt động có thu phải được theo dõi chi tiết cho từng loại hoạt động, từng loại sản phẩm. Xác định chính xác kết quả hoạt động theo yêu cầu quản lý tài chính và báo cáo tài chính theo qui định. ( Luận văn: Giải pháp công tác quản lý tài chính ở đơn vị quân đội )

+ Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tài chính định kỳ với đầy đủ các báo cáo theo qui định với từng loại hoạt động có thu. Kiên quyết chấn chỉnh đối với các đơn vị không thực hiện đầy đủ hoặc chậm chễ trong báo cáo.

+ Nâng cao chất lượng công tác thẩm tra, xét duyệt báo cáo hoạt động có thu, lập báo cáo hoạt động có thu của Ban Tài chính Cục. Trong đó tập trung vào kiểm tra đánh giá các nội dung như: tiến độ, kết quả thực hiện các chỉ tiêu thu, chi của từng hoạt động có thu, công tác quản lý…

+ Phân phối và sử dụng thu nhập từ các hoạt động có thu theo đúng chế độ qui định về quản lý hoạt động có thu và quản lý quỹ đơn vị.

+ Đối với phần kinh phí thu được từ hoạt động có thu cũng được quản lý chi như đối với nguồn ngân sách được cấp, việc chi tiêu sử dụng phải lập kế hoạch chi theo các khoản, mục được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chi tiêu sử dụng phải thực hiện đúng các quy định về chi tiêu, mua sắm của Nhà nước và quân đội ban hành. Việc quyết toán phần kinh phí thu được từ hoạt động có thu được thực hiện hàng quý, năm như quyết toán nguồn ngân sách được nhà nược bảo đảm, quyết toán các nội dung chi tiêu được lập trong dự toán.

Để thực hiện tốt những vấn đề nêu trên cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp cụ thể sau:

  • Thực hiện nghiêm Quyết định số 3365/2001/QĐ-BQP ngày 17/2/2001 và Quyết định số 178/2007/QĐ-BCP ngày 29/11/2007 về quản lý tài chính các hoạt động có thu tại các đơn vị dự toán quân đội; Hướng dẫn số 338/CTC- CĐQLHL ngày 28/2/2008 của Cục trưởng Cục Tài chính-BQP
  • Phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị trong công tác quản lý tài chính nói chung, quản lý hoạt động có thu nói riêng, theo cơ chế Đảng lãnh đạo, chính quyền điều hành cơ quan tài chính làm tham mưu và nòng cốt tổ chức thực hiện, các tổ chức cá nhân có trách nhiệm thực hiện và tham
  • Nâng cao chất lượng hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong quá trình quản lý các hoạt động có thu, coi trọng tuyên truyền giáo dục, kiên quyết xử lý các vi phạm nhằm tăng cường kỷ luật tài chính. Tổ chức tốt công tác kế toán, hạch toán đầy đủ, chi tiết thu nhập, chi phí, kết quả của từng hoạt động có thu.
  • Xây dựng, hoàn thiện định mức, tiêu chuẩn, quy chế chi tiêu nội bộ cho hoạt động có thu đúng qui định, phù hợp với tình hình thực tế trong Cục, tính chất, đặc điểm từng loại hoạt động có thu. Để các đơn vị chủ động sử dụng kinh phí được giao và được để lại theo chế độ, đúng mục đích tiết kiệm và hiệu quả thì cần phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ giúp cho mọi người có cơ sở pháp lý trong thực hiện.

Trong chế độ chi tiêu nội bộ, với Cục Hậu cần phải xác định ưu tiên chi nghiệp vụ để đảm bảo công tác nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, nhân viên, chiến sỹ….

Các tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu trong quy chế phải được thảo luận công khai, xin ý kiến của các đơn vị trực thuộc.

Tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ của Cục Hậu cần sau khi được ban hành trong quy chế chi tiêu nội bộ được coi là cơ sở pháp lý để người chỉ huy điều hành việc sử dụng, quyết toán nguồn thu từ các hoạt động có thu của Cục là cơ sở để kiểm soát chi, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán của các cơ quan chức năng trong Bộ Quốc phòng và Nhà nước.

  • Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các hoạt động có thu

Xây dựng cơ chế quản lý tài chính hoạt động có thu tách bạch với cơ chế quản lý tài chính ngân sách ở Cục hậu cần nhằm làm minh bạch hóa quá trình quản lý nguồn lực tài chính. Điều này khẳng định tính riêng biệt về cơ chế nhưng không riêng biệt về nhân sự, cơ cấu, biên chế tổ chức. Đồng thời tách bạch cơ chế nhằm đảm bảo cho việc áp dụng các hình thức và biện pháp phù hợp nhất với hoạt động có thu trong cấp phát, chi tiêu, sử dụng các nguồn vốn của hoạt động có

Tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của quản lý tài chính đối với hoạt động có thu. Việc xây dựng cơ chế tự chủ phải luôn gắn với tự chịu trách nhiệm. Được giao quyền tự chủ đến đâu phải gắn trách nhiệm cá nhân đến đó. Tránh tình trạng chỉ giao quyền mà không giao trách nhiệm hoặc ngược lại. Việc tách bạch về hoạt động nhắm xác định về nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền, theo đó tùy thuộc vào mỗi vị trí, mỗi nhiệm vụ quản lý tài chính hoạt động có thu sẽ có mức độ độc lập nhất định về hành vi, áp dụng biện pháp và trách nhiệm cá nhân trong phạm vi hoạt động của mình.

Xây dựng cơ chế khoán hoặc cơ chế tự hạch toán để có biện pháp quản lý phù hợp. Mỗi cơ chế quản lý cho phép Cục Hậu cần có thể áp dụng các biện pháp quản lý tài chính khác

Nếu khoán cho các đầu mối tiến hành các hoạt động có thu, thì trách nhiệm của quản lý tài chính phải kiểm soạt được mức khoán, chất lượng các hoạt động có thu và mức độ, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ mà quân đội giao cho từng đầu mối được khoán. Tuy nhiên cũng có thể khoán theo nội dung công việc hoặc khoán theo chỉ tiêu nhưng dù khoán theo hình thức nào thì quản lý tài chính vẫn giữ vai trò chủ đạo trong kiểm soát mức khoán và chất lượng các hoạt động khoán. Nếu khoán theo chỉ tiêu có thể áp dụng mô hình quản lý theo sản phẩm “đầu ra” – tức là các chủ thể quản lý tài chính (chỉ huy Cục hậu cần, Ban tài chính) phải tính toán, cân đối xây dựng các hệ tiêu chí làm cơ sở để phân phối, sử dụng, chi tiêu có hiệu quả nhất.

Nếu tự hạch toán thì quản lý có thể áp dụng theo mô hình quản trị doanh nghiệp – tức quản lý theo từng công đoạn, từng quy trình của hoạt động quản lý có thu.

Mỗi hình thức trên, có nhưng ưu điểm và hạn chế nhất định. Tuy thuộc vào đặc điểm của mỗi đơn vị và môi trường kinh tế xã hội mà có thể vận dụng theo cơ chế cụ thể. Đối với Cục Hậu cần – BTTM có thể kết hợp hai cơ chế trên. Đơn vị sự nghiệp công lập có thể vận dụng cơ chế tự hạch toán, đơn vị sản xuất kết hợp có thể vận dụng cơ chế khoán vào hoạt động có thu của mình.

Đối với hoạt động sự nghiệp công lập là đơn vị trường mầm non 59 có thể thực hiện cơ chế mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng các môn học phụ trợ phù hợp với năng lực của nhà trường, cải tiến hình thức học gần gũi phù hợp với lứa tuổi mầm non nhằm khai thác có hiệu quả nguồn thu.

Ngoài những vấn đề nêu trên, Cục Hậu cần cần thực hiện tốt cơ chế công khai, minh bạch và đúng pháp luật trong quản lý tài chính hoạt động có thu ở đơn vị.

4.2.4. Giải pháp chung cho hoàn thiện công tác quản lý tài chính ( Luận văn: Giải pháp công tác quản lý tài chính ở đơn vị quân đội )

  • Phát huy vai trò của kế toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính

Kế toán là công cụ quan trọng không thể thiếu được trong quản lý kinh tế tài chính. Kế toán vừa là khoa học vừa là nghệ thuật ghi chép, phân loại, xử lý và cung cấp thông tin để ra quyết định quản lý kinh tế, tài chính, ngân sách.

Đối với quản lý tài chính ở Cục Hậu cần, công tác kế toán không chỉ đơn thuần là việc ghi chép, phản ánh mà kế toán phải thực sự là hệ thống thông tin kinh tế tài chính cung cấp chính xác, trung thực, kịp thời, rõ ràng, dễ hiểu DTNS được giao, tình hình phân bổ, chấp hành DTNS cấp phát thanh quyết toán kinh phí, tình hình chi phí, thu nhập, kết quả, phân phối sử dụng kết quả các hoạt động có thu của Cục. Trên cơ sở số liệu tài liệu kế toán phản ánh, cung cấp tiến hành phân tích đánh giá tình hình và kết quả thực hiện DTNS, kế hoạch sản xuất, xây dựng kinh tế và thực hiện các hoạt động có thu khác; đề ra biện pháp tích cực trong quản lý tài chính.

Để phát huy vai trò của kế toán trong quản lý tài chính ở Cục Hậu cần cần thực hiện một số nội dung cụ thể sau:

Quán triệt và thực hiện nghiêm chế độ kế toán đơn vị dự toán ban hành theo Quyết định số 1499/2006/QĐ-BQP ngày 23/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Quyết định số 1754/QĐ-CTC ngày 17/7/2006 của Cục trưởng Cục Tài chính –

Tổ chức khoa học, hợp lý công tác kế toán ở Cục và các đơn vị trực thuộc Cục, bảo đảm đúng với những qui định trong luật kế toán, nguyên tắc kế toán, chế độ kế toán, phù hợp với chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước, của quân đội hiện hành. Phù hợp với hoạt động kinh tế tài chính, hoạt động quản lý tài chính, quản lý ngân sách, địa bàn hoạt động của Cục; phù hợp với trình độ đội ngũ trợ lý, nhân viên kế toán, tài vụ, quản lý và phương tiện kỹ thuật được trang bị để ghi chép, tính toán, xử lý, cung cấp thông tin kế toán.

Tổ chức bộ phận kế toán hợp lý, người làm công tác kế toán phải được đào tạo bồi dưỡng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực làm việc có hiệu quả để thực hiện toàn bộ nội dung công tác kế toán đạt chất lượng tốt.

Nâng cao chất lượng công tác thu nhận, phân loại, hệ thống hóa, xử lý thông tin về hoạt động kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình lập, chấp hành, quyết toán ngân sách, quá trình tiến hành các hoạt động có thu, đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết cho quản lý ngân sách, quản lý từng hoạt động có thu.

Nâng cao vai trò kiểm tra giám sát của kế toán đối với mọi hoạt động tài chính ở đơn vị, chú trọng kiểm tra chứng từ bảo đảm đầy đủ các yếu tố, tính hợp pháp hợp lệ của chứng từ kế toán.

Nâng cao chất lượng lập báo cáo tài chính theo chế độ kế toán, xây dựng và thực hiện tốt việc lập báo cáo kế toán nội bộ để đáp ứng yêu cầu quản lý nhất là đối với các hoạt động có Thông qua hệ thống báo cáo kế toán, cơ quan tài chính, chỉ huy đọc, phân tích đánh giá tình hình tài chính, tài sản, tình hình khai thác các nguồn lực của Cục và của từng đơn vị trực thuộc.

Công nghệ thông tin trong những năm qua đã được ứng dụng rộng rãi và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội. Trong thành tựu khoa học công nghệ mới, công nghệ thông tin đang có vai trò động lực thúc đẩy mạnh mẽ việc nâng cao chất lượng quản lý kinh tế, tài chính ở các tầm vĩ mô và tâm vi mô trong từng đơn vị. Tuy nhiên trong những năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý ngân sách, quản lý tài chính ở Cục Hậu cần còn hạn chế, ảnh hưởng nhất định đến chất lượng công tác tài chính. Vì vậy đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý tài chính ở Cục Hậu cần là cần thiết. Để thực hiện cần giải quyết một số nội dung sau:

  • Tăng cường đầu tư bảo đảm đủ trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cơ quan tài chính các cấp. Trước hết cần bảo đảm đủ số lượng và có chất lượng hệ thống máy vi tính, hệ thống bảo quản và lưu trữ chứng từ tại cơ quan.
  • Ứng dụng các phần mềm tiện dụng hữu ích trong quản lý ngân sách, quản lý tài chính, phần mềm kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động tài chính của Cục.
  • Thực hiện nối mạng nội bộ, đồng thời chú trọng công tác bảo mật, bảo đảm an toàn thông
  • Quan tâm bồi dưỡng nâng cao trình độ tin học, khả năng khai thác sử dụng thiết bị công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách, quản lý tài chính cho đội ngũ cán bộ nhân viên ngành tài chính.

Để thực hiện tốt những nội dung trên một mặt cần có sự quan tâm của thường vụ chỉ huy Cục, của cấp ủy Đảng và chỉ huy các đơn vị. Mặt khác đòi hỏi mỗi cán bộ, nhân viên ngành tài chính Cục phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong quản lý, khai thác có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị phục vụ tốt cho thực hiện nhiệm vụ.

  • Xây dựng ngành tài chính Cục vững mạnh toàn diện

Toàn bộ công tác tài chính của Cục được sự lãnh đạo chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chỉ huy các cấp và được giao cho từng cá nhân cụ thể ở các vị trí khác nhau đảm nhiệm. Nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định trong mọi hoạt động. Do vậy, muốn hoàn thiện công tác quản lý tài chính trong toàn Cục phải nâng cao chất lượng đội ngũ những người trực tiếp làm công tác tài chính, xây dựng ngành tài chính Cục vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực công tác, phẩm chất chính trị, phát huy tính năng động sáng tạo, tích cực và chủ động trong quá trình thực hiện của toàn bộ cán bộ, nhân viên ngành tài chính Cục.

Để xây dựng ngành tài chính Cục vững mạnh toàn diện cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể sau:

– Không ngừng bồi dưỡng về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sự hiểu biết về mọi mặt đối với đội ngũ làm công tác tài chính. ( Luận văn: Giải pháp công tác quản lý tài chính ở đơn vị quân đội )

Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên tài chính của Cục có chất lượng toàn diện về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực tham mưu đề xuất, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác tài chính ở đơn vị; gương mẫu chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy định của quân đội mà trước hết là chính sách, chế độ, quy định về công tác tài chính. Cán bộ nhân viên tài chính phải thật sự cần, kiêm, liêm, chính, chí công, vô tư trong thi hành nhiệm vụ là một yêu cầu mang tính cấp thiết trong tình hình hiện nay.

Thực tiễn cán bộ, nhân viên ngành tài chính Cục Hậu cần nhìn chung đã qua đào tạo cơ bản với trình độ chuyên môn bậc Đại học, Trung cấp. Có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm. Song việc thường xuyên bồi dưỡng phát triển nâng cao năng lực chuyên môn và mở rộng hiểu biết về các mặt kinh tế, chính trị, quân sự,… vẫn là điều cần thiết bởi thực tiễn luôn vận động phát triển, sự phát triển trình độ kiến thức của con người là sự phát triển vươn lên đỉnh cao không giới hạn. Mặt khác những tồn tại yếu kém trong quản lý tài chính ở Cục vừa qua một phần do nhận thức và năng lực thực hiện của một bộ phận nhân viên tài chính, người làm công tác tài chính ở Cục còn hạn chế.

Yêu cầu đối với việc bồi dưỡng kiến thức là phải thường xuyên, liên tục, thiết thực, toàn diện và có hiệu quả thông qua các hình thức:

  • + Học tập tại các học viện, nhà trường
  • + Học tập tại chức tại đơn vị thông qua việc tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn ngày của đơn vị.
  • + Tự nghiên cứu học tập, rèn luyện của mỗi cá nhân
  • Kiểm tra soát xét lại công tác nhân sự, kiện toàn biên chế của ngành tài chính từ Ban Tài chính Cục đến người phụ trách chi tiêu ở các ngành, các bộ phận. Phân công, giao nhiệm vụ cho từng cán bộ nhân viên, quy định rõ phần việc của từng cá nhân gắn với trách nhiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tạo điều kiện cho từng cá nhân được chủ động trong công tác chuyên môn của mình.
  • Đầu tư bảo đảm trang thiết bị, cơ sở vật chất cho cơ quan Tài chính, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ, nhân viên tài chính thực hiện nhiệm vụ.
  • Tăng cường sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chỉ huy các cấp đối với Ban Tài chính Cục, cán bộ nhân viên tài chính ở các cấp, các đơn vị trong Cục về mọi mặt.

KẾT LUẬN

Ở các đơn vị dự toán trong quân đội, công tác tài chính là một công tác quan trọng của đơn vị nhằm bảo đảm tài chính cho đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Nguồn tài chính bảo đảm cho hoạt động của các đơn vị dự toán trong quân đội chủ yếu do NSNN cấp, giao và được bổ sung từ kết quả hoạt động có thu của đơn vị. Quản lý tài chính là nhiệm vụ tất yếu xuất phát từ chức năng của tài chính quân đội, bảo đảm cho quá trình phân phối sử dụng các nguồn lực tài chính và các nguồn lực khác đạt hiệu quả tốt. Với mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần- BTTM, luận văn đã nêu ra các vấn đề sau:

  1. Từ việc nghiên cứu, phân tích lý luận và thực tiễn về tài chính đơn vị dự toán, quản lý tài chính ở đơn vị dự toán trong quân đội. Luận văn chỉ ra các tiêu chí đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý tài chính và hoàn thiện quản lý tài chính ở đơn vị dự toán trong quân đội.
  2. Qua phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần-BTTM giai đoạn 2012- 2014, luận văn đã nêu rõ kết quả đạt được, các vấn đề còn tồn tại và làm rõ những nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại. ( Luận văn: Giải pháp công tác quản lý tài chính ở đơn vị quân đội )
  3. Luận văn đưa ra quan điểm, phương hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần và đề xuất 4 nhóm giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau để hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở Cục Hậu cần-BTTM trong thời gian tới.

Nhóm giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tài chính

  • Một là Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tài chính và các ngành nghiệp vụ
  • Hai là Tăng cường kiểm soát chi, kiểm tra, thanh tra tài chính.

Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý chu trình ngân sách

  • Một là Thực hiện tốt các nguyên tắc quản lý NSNN
  • Hai là Nâng cao chất lượng quản lý ba khâu của chu trình ngân sách.

Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính hoạt động có thu

Một là hoàn thiện quy trình, thủ tục quản lý tài chính hoạt động có thu. Hai là hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính các hoạt động có thu.

  • Nhóm giải pháp chung cho quản lý tài chính đơn vị dự toán quân đội. Một là phát huy vai trò kế toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Hai là xây dựng ngành tài chính Cục Hậu cần vững mạnh toàn diện.

Luận văn đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đề ra. Tuy nhiên, thực hiện hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở đơn vị dự toán trong quân đội là vấn đề phức tạp. Trong phạm vi một Luận văn Thạc sỹ, tác giả chỉ nghiên cứu đối với Cục Hậu cần – BTTM. Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài vẫn không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, từ việc phân tích cơ sở lý luận đến đánh giá thực trạng, đề ra những giải pháp và điều kiện thực hiện. Tác giả với tinh thần học hỏi, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy, cô giáo và đồng nghiệp để có thể tiếp tục hoàn thiên và nâng cao chất lượng đề tài ở mức độ cao hơn, có ý nghĩa nhất định được vận dụng vào thực tiễn.

Mời bạn tham khảo thêm:

→ Luận văn: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính ở đơn vị quân đội

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993