Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Luận văn Lý luận Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài khóa luận tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm khóa luận thì với đề tài Luận văn Lý luận Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
LỜI MỞ ĐẦU Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng dân sự là một phần rất quan trọng trong hoạt động tư pháp và gắn liền với việc tiến hành tố tụng của các cơ quan như Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự. Trong tố tụng dân sự, việc chuyển giao, thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự các văn bản tố tụng đang được giải quyết là rất cần thiết để họ biết mà thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Tùy theo nội dung yêu cầu thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của những người đó mà các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành chuyển giao hoặc thông báo cho họ biết nội dung văn bản tố tụng dưới hình thức nhất định như cấp, tống đạt hoặc thông báo nội dung của nó. Trong đó, hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng giao cho cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự để họ sử dụng được coi là cấp văn bản tố tụng; hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng giao văn bản tố tụng và buộc họ phải nhận được gọi là tống đạt văn bản tố tụng; hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự được biết những vấn đề liên quan đến họ được gọi là thông báo văn bản tố tụng [39, trang 201]. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
Với xu hướng minh bạch hóa quá trình tố tụng và đảm bảo sự tham gia ngày càng tích cực của các đương sự trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, pháp luật nước ta đã có nhiều quy định liên quan đến văn bản tố tụng cũng như cách thức, thủ tục cấp, tống đạt, thông báo các văn bản tố tụng. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 (có hiệu lực pháp luật từ ngày 01/07/2016) đã dành một Chương (từ Điều 170 đến Điều 181) để quy định về trình tự cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng. Theo đó, vấn đề này được quy định một cách cụ thể, chi tiết hơn và có sự bổ sung về phương thức thực hiện. Đây được xem là bước tiến về thủ tục tống đạt so với các văn bản quy định về tố tụng dân sự trước đây. Qua thời gian áp dụng trong thực tiễn, các quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng đã phát huy giá trị, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo giá trị pháp lý của các văn bản tố tụng và đặc biệt đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cho thấy một số quy định về tống đạt văn bản tố tụng của BLTTDS đã bộc lộ không ít vướng mắc, bất cập cần có sự hoàn thiện hoặc cần có văn bản hướng dẫn để phát huy giá trị pháp lý của thủ tục tố tụng này. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng theo Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học với mong muốn tìm ra những bất cập trong các quy định của pháp luật cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình áp dụng trên thực tế liên quan đến hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự. Từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật, góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật hiện hành về chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự nhằm khẳng định tầm quan trọng của hoạt động tố tụng này trong việc giải quyết các vụ việc dân sự.
2. Tình hình nghiên cứu
Ở Việt Nam, vấn đề cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu.
Nội dung cơ bản của hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được đề cập đến trong một số giáo trình mang tính chất là tài liệu tham khảo, học tập đối với sinh viên chuyên ngành luật như: “Giáo trình Luật tố tụng dân sự” của Học viện Tư pháp, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2007; “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam” do Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 2011; “Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam” của trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, năm 2012; “Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam” của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2015; “Giáo trình luật tố tụng dân sự Việt Nam” của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội do Bùi Thị Thanh Hằng chủ biên, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2014.
Tính đến hiện nay mới chỉ có một số công trình nghiên cứu về hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, cụ thể là: khóa luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Lan “Thủ tục cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng dân sự”, thực hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2010; khóa luận tốt nghiệp của Trần Thị Nguyệt “Thủ tục cấp, thông báo, tống đạt các văn bản tố tụng”, thực hiện tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2012; luận văn thạc sĩ của Đèo Thị Thủy “Cấp, thông báo, tống đạt văn bản tố tụng dân sự – Thực tiễn thực hiện tại tỉnh Sơn La” bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2013; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Kim Giang “Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự”, bảo vệ tại Khoa Luật – Trường Đại học quốc gia Hà Nội năm 2014. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập một cách khái quát những vấn đề cơ bản về chế định cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự hoặc đã nghiên cứu về một hay một số vấn đề cụ thể của hoạt động này. Các tác giả đã đưa ra những kiến nghị hoàn thiện có giá trị để hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản trong tố tụng dân sự đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu còn hạn chế về mặt số lượng và mới chỉ dừng lại ở một phạm vi nhất định. Đặc biệt là Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 mới được ban hành và đưa vào thực hiện trên thực tế đòi hỏi cần có sự nghiên cứu sâu hơn không chỉ về nội dung các quy định mà còn xem xét tính khả thi, khả năng áp dụng trên thực tế của các quy định đó. Vì vậy, việc nghiên cứu một cách tổng thể các vấn đề về lý luận, thực trạng quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng của hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam là rất cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn: nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự và nâng cao hiệu quả hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trên thực tế.
Để có thể đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự; chủ thể, đối tượng và phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự; sự phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về vấn đề này.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng các quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng trong Bộ luật tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015.
Thứ ba, phân tích thực tiễn thi hành các quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Trên cơ sở đó đề xuất, đưa ra các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật, đảm bảo tốt việc thực hiện những quy định về cấp, tống đạt, thông báo văn bản trong tố tụng dân sự.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật TTDS về cấp, tống đạt, thông báo VBTT và thực tiễn thực hiện các quy định về cấp, tống đạt, thông báo VBTT theo BLTTDS năm 2015.
Cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS là một hoạt động tố tụng quan trọng và có ý nghĩa rất lớn. Do vậy, đề tài mà tác giả nghiên cứu có nhiều nội dung khác nhau. Trong khuôn khổ và điều kiện thời gian nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản, nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS và đánh giá hoạt động tố tụng này thông qua những vụ án thực tế trong vài năm gần đây từ khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực thi hành. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới về cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS để từ đó có sự đánh giá, so sánh, liên hệ với pháp luật Việt Nam. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
5. Phương pháp nghiên cứu
Dựa vào phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin về nhận thức, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, luận văn sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê.
Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng trong luận văn:
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Những phương pháp này được sử dụng phổ biến trong việc làm rõ các quy định của pháp luật về nội dung của việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự.
Phương pháp luật học so sánh: Những phương pháp này được người viết vận dụng để nghiên cứu so sánh pháp luật của một số quốc gia về tống đạt văn bản tố tụng dân sự, từ đó rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được vận dụng để triển khai có hiệu quả các vấn đề liên quan đến hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, đặc biệt là các kiến nghị hoàn thiện. Cụ thể như trên cơ sở đưa ra những kiến nghị mang tính khái quát, súc tích người viết dùng phương pháp diễn dịch để làm rõ nội dung của kiến nghị đó…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả đạt được của luận văn góp phần bổ sung lý luận về vấn đề cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự như khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự; chủ thể, đối tượng và phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự…; thực trạng điều chỉnh của pháp luật mà cụ thể là Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đối với vấn đề cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, chỉ ra những bất cập của pháp luật và đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự.
Ngoài ra, công trình nghiên cứu này cũng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Luật tố tụng dân sự trong các cơ sở đào tạo luật, cũng như làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan xây dựng pháp luật và cơ quan tiến hành tố tụng dân sự. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài Lời nói đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự
Chương 2: Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự
Chương 3: Thực tiễn thi hành và một số giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm:
→ Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CẤP, TỐNG ĐẠT, THÔNG BÁO VĂN BẢN TỐ TỤNG DÂN SỰ
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự
1.1.1. Khái niệm cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự
a.Cấp văn bản tố tụng dân sự
Hiểu theo nghĩa đơn giản và phổ thông nhất thì “cấp” là một hoạt động nhằm cung cấp cho ai đó vật, giấy tờ, tài liệu xác định để họ sử dụng tùy theo mục đích khác nhau. Đối với thuật ngữ này, Từ điển Tiếng Việt cũng đưa ra cách hiểu khái quát về khái niệm “cấp” là việc giao cho hưởng, giao cho toàn quyền sử dụng [46]. Tuy nhiên, khi mang tính chất là một thuật ngữ pháp lý thì việc cấp văn bản tố tụng dân sự phải được hiểu với ý nghĩa cụ thể hơn gắn với yêu cầu của từng hoạt động tố tụng cụ thể.
Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội định nghĩa: “Hoạt động tố tụng của cơ quan tiến hành tố tụng giao cho cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự văn bản tố tụng để họ sử dụng được gọi là cấp văn bản tố tụng”(trang 201). Ví dụ: sau thời hạn luật định, đương sự được Tòa án cấp cho Quyết định giải quyết việc dân sự về việc công nhận thuận tình ly hôn và thỏa thuận giữa các đương sự. Quyết định này có hiệu lực ngay và được cấp cho đương sự để họ sử dụng làm căn cứ cho việc chấm dứt quan hệ hôn nhân. Cơ quan tiến hành tố tụng ở đây hay còn gọi là chủ thể thực hiện việc cấp VBTTDS bao gồm Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự. Viện kiểm sát không thực hiện việc cấp VBTTDS do chức năng của VKS là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật. Do đó, định nghĩa theo giáo trình như trên còn chung chung, chưa chỉ rõ được cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm những cơ quan nào và chưa thực sự chính xác khi thực tế hiện nay ngoài Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự thì Văn phòng thừa phát lại cũng là một chủ thể được nhà nước trao quyền thực hiện việc cấp VBTTDS.
Theo quan điểm của tác giả, hoạt động cấp VBTTDS có thể được hiểu như sau: “Cấp VBTTDS là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (gồm Toà án, cơ quan Thi hành án, Thừa phát lại) tiến hành giao VBTT cho các đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án để họ sử dụng phù hợp với quy định của pháp luật”. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
b. Thông báo văn bản tố tụng dân sự
Theo từ điển Tiếng Việt, “thông báo” được hiểu là báo cho mọi người biết tình hình, tin tức bằng lời nói hoặc văn bản [46]. Như vậy, dựa theo cách hiểu như trên thì việc cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện hoạt động báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc dân sự biết về những hoạt động tố tụng liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ được gọi là thông báo văn bản tố tụng dân sự. Việc thông báo được thể hiện dưới hình thức văn bản. Mục đích của hoạt động này nhằm truyền tải các thông tin về hoạt động giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án để đương sự biết thông tin để từ đó có cách xử sự phù hợp. Không giống như hoạt động tống đạt, việc thông báo VBTTDS chỉ nhằm giúp đương sự nhận biết rằng VBTTDS đã được ban hành công khai với nội dung nhất định hay một hoạt động tố tụng nào đó sắp được tiến hành để các chủ thể biết và tham gia, không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể được thông báo. Trong đó chủ thể thực hiện thông báo là các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan THADS và tổ chức Thừa phát lại. Đối tượng thông báo là các văn bản tố tụng phát sinh trong quá trình giải quyết vụ án dân sự và thi hành án dân sự.
Ví dụ: Đối với Thông báo thụ lý vụ án được quy định tại Điều 196 BLTTDS năm 2015 thì “Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho VKS cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án”. Có thể thấy điều luật này đã quy định rõ thẩm phán là người có nghĩa vụ thực hiện việc thông báo cho các đương sự, người có quyền và lợi ích liên quan và VKS cùng cấp. Hoạt động thông báo này là bước quan trọng trong thủ tục tố tụng để giúp các đương sự biết thông tin về vụ việc đã được Tòa án thụ lý giải quyết. Mặt khác đây cũng là căn cứ để đương sự cũng như VKS nắm bắt được thông tin vụ việc để từ đó có căn cứ thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình.
Từ những phân tích trên, ta có thể định nghĩa về thông báo VBTTDS như sau: “Thông báo VBTTDS là việc các cơ quan có thẩm quyền bao gồm Toà án, VKS, cơ quan THADS và tổ chức Thừa phát lại chuyển đến cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền và lợi ích liên quan các thông tin về hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự có liên quan tới quyền và nghĩa vụ của họ để họ biết và thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật”.
c. Tống đạt văn bản tố tụng dân sự
Về mặt pháp lý, Từ điển Luật học có đưa ra khái niệm tống đạt là “việc chuyển các giấy tờ đến tận tay người nhận” [45]. Với tư cách là một thuật ngữ pháp lý thì tống đạt là việc chuyển đến đương sự giấy tờ cần thiết của cơ quan tư pháp. Theo pháp luật tố tụng dân sự, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án có nghĩa vụ tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác và cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng. Việc chuyển giao tài liệu, giấy tờ do cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện là hoạt động giao nhận một cách chính thức và mang tính chất bắt buộc đối với người nhận, người nhận văn bản bắt buộc phải có trách nhiệm tuân theo, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người nhận văn bản tống đạt.
Ví dụ: ông H là đương sự trong một vụ án dân sự, Tòa án huyện K tống đạt cho ông H giấy triệu tập tham gia phiên tòa xét xử vào ngày 20/05/2018. Ông H có nghĩa vụ phải tham gia phiên tòa vào đúng thời gian nên trên.
Tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung tên gọi và một số điều của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24/07/2009 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh thì: “Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật”. Với quy định này, bản chất của hoạt động tống đạt văn bản là việc “thông báo” và “giao nhận” các văn bản tố tụng, điều này cũng gần giống với hoạt động thông báo hay cấp VBTT.
Thông thường cơ quan nào ban hành ra VBTTDS thì phải có nghĩa vụ thực hiện việc tống đạt VBTT đó. Khác với hoạt động cấp hay thông báo VBTTDS, tống đạt mang tính chất bắt buộc, thậm chí là áp đặt đối với đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến vụ việc dân sự. Ở đây, người nhận văn bản phải có trách nhiệm bắt buộc tuân theo, không phụ thuộc vào ý chỉ chủ quan của họ, buộc họ phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Trường hợp họ không thực hiện đúng như nội dung văn bản yêu cầu thì vô hình chung họ đã tự mình từ bỏ quyền và nghĩa vụ. Đây là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền xác định và tiến hành các hoạt động tố tụng tiếp theo theo trình tự luật định. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
Như vậy, có thể đưa ra định nghĩa về tống đạt VBTTDS như sau: “Tống đạt VBTTDS là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền bao gồm Toà án, cơ quan THADS và Thừa phát lại giao cho đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến vụ việc dân sự VBTT, buộc họ phải nhận và thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của pháp luật”.
Có thể nói cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS đều là hoạt động tố tụng quan trọng của các cơ quan có thẩm quyền nhằm chuyển giao văn bản tố tụng do các cơ quan này ban hành cho các chủ thể có liên quan để họ biết được nội dung các hoạt động tố tụng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự để từ đó giúp họ biết và sử dụng quyền, nghĩa vụ của mình một cách hợp pháp.
d. Đặc trưng cơ bản của cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự ở Việt Nam
Cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS ở Việt Nam có những đặc trưng sau đây:
Thứ nhất: cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là nghĩa vụ
của cơ quan ban hành văn bản tố tụng dân sự. Theo quy định của BLTTDS thì chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự bao gồm Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan Thi hành án, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người liên quan. Trong quá trình tiến hành tố tụng, tuỳ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà các cơ quan như Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án đã ban hành ra nhiều văn bản với mục đích và nhiệm vụ khác nhau. Trong đó có một số văn bản tố tụng dân sự được cấp, tống đạt, thông báo cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến vụ việc dân sự và THADS. Việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự do Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện, đây cũng được xem là nghĩa vụ của các cơ quan này. Việc quy định nghĩa vụ cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự cho các cơ quan tiến hành tố tụng góp phần đảm bảo việc giải quyết các vụ việc dân sự một cách đúng đắn, đảm bảo thời gian và tuân theo trình tự luật định. Qua đó cũng thể hiện vai trò chủ đạo của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Điều này cũng giúp đảm bảo các quyền cho đương sự, những người tham gia tố tụng khác, các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
Thứ hai: văn bản được cấp, tống đạt, thông báo là văn bản tố tụng của Toà án, VKS và cơ quan Thi hành án ban hành. Để đảm bảo việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan tiến hành tố tụng đã sử dụng công cụ là văn bản tố tụng dân sự như bản án, quyết định của Toà án, giấy mời, giấy báo…theo quy định của pháp luật về hình thức cũng như nội dung thể hiện văn bản. Đây là các văn bản thể hiện nội dung làm việc trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Theo quy định tại Điều 171 BLTTDS năm 2015 thì nhìn chung các văn bản được cấp, tống đạt, thông báo chủ yếu là do Toà án, VKS và cơ quan Thi hành án ban hành. Cụ thể, các văn bản tố tụng phải được cấp, tống đạt, thông báo gồm có: thông báo, giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng dân sự; bản án, quyết định của Toà án; quyết định kháng nghị của VKS; các văn bản của cơ quan thi hành án dân sự và các văn bản khác mà pháp luật có quy định.
Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, mỗi cơ quan tiến hành tố tụng có vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Chức năng của Viện kiểm sát là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng, do đó các loại văn bản do cơ quan này ban hành thông thường ít được cấp, tống đạt, thông báo. Cụ thể, loại VBTT mà VKS phải tiến hành cấp, tống đạt, thông báo đó là Quyết định kháng nghị (khoản 3 Điều 171). Trong khi đó cơ quan Thi hành án dân sự thực hiện việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Công việc này có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan nên việc ban hành và thực hiện hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản cho họ là rất cần thiết. Còn đối với Toà án, đây là cơ quan đóng vai trò là cầu nối trung gian, cơ quan tiến hành tố tụng và đưa ra quyết định cuối cùng trong quá trình giải quyết vụ việc. Để thực hiện tốt chức năng xét xử của mình, Toà án cần tìm hiểu và tiếp cận sự việc một cách xuyên suốt theo trình tự luật định, điều này cũng chiếm phần lớn thời gian trong quá trình tố tụng. Do đó ta có thể thấy hầu hết các văn bản tố tụng dân sự được cấp, tống đạt, thông báo là do Toà án và cơ quan Thi hành án ban hành và thực hiện.
Thứ ba: cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước. Để thực hiện hoạt động cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự, các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Ngoài ra, hình thức và nội dung mà văn bản tố tụng đó thể hiện cũng phải tuân thủ theo luật định. Để thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS thì ngoài cơ quan tiến hành tố tụng như Toà án, VKS, cơ quan THA thì Thừa phát lại cũng là một tổ chức được nhà nước trao quyền thực hiện việc tống đạt VBTTDS nhằm góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho các cơ quan nhà nước, nâng cao hiệu quả xét xử, tiến độ thi hành án và các quyền tố tụng của công dân. Hay nói cách khác, hoạt động tống đạt của Thừa phát lại được thực hiện theo sự uỷ quyền (thông qua hình thức hợp đồng) của cơ quan nhà nước theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định. Do đó hoạt động của tổ chức Thừa phát lại cũng mang tính quyền lực nhà nước.
Có thể bạn quan tâm:
→ Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ
Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự được quy định cụ thể tại chương X (từ Điều 170 đến Điều 181) của BLTTDS năm 2015. VBTTDS được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được bảo đảm thực hiện bởi quyền lực nhà nước. Nếu người có quyền hoặc nghĩa vụ thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng mà không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, cố tình làm sai quy định của pháp luật thì phải chịu những chế tài nhất định tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi. Người có nghĩa vụ thi hành các VBTTDS đã được cấp, tống đạt, thông báo thì phải nghiêm chỉnh thực hiện, nếu không thi hành hoặc thi hành không đúng thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
1.1.2. Ý nghĩa của cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự
Thứ nhất: cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Đương sự chỉ có thể thực hiện được các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình khi họ có đầy đủ thông tin về quá trình tố tụng, được cấp, tống đạt, thông báo đầy đủ, kịp thời các văn bản tố tụng. Ví dụ, đương sự sẽ không thể thực hiện được quyền tranh tụng, quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước tòa án nếu không được tống đạt hợp lệ thông báo về việc thụ lý vụ án, giấy triệu tập tham gia phiên tòa, phiên họp v.v… Hoạt động cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS là cầu nối gắn kết giữa cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan thi hành án với người tham gia tố tụng. Nhờ có hoạt động này mà các thông tin liên quan đến vụ việc dân sự được cơ quan tiến hành tố tụng thông báo tới các đương sự, giúp họ nắm bắt được thông tin cũng như theo dõi được quá trình diễn biến vụ việc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Như vậy, mặc dù không trực tiếp tác động đến kết quả giải quyết nội dung vụ án, nhưng cấp, tống đạt, thông báo chính là phương tiện góp phần đảm bảo công lý về thủ tục trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS đảm bảo việc cung cấp những thông tin quan trọng, cần thiết trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự. Thông qua hoạt động cấp, tống đạt, thông báo VBTT của Tòa án, VKS, cơ quan THA, tổ chức Thừa phát lại mà cá nhân, cơ quan, tổ chức liên quan đến vụ việc dân sự có thể biết được quyền và nghĩa vụ của mình để từ đó có những hành vi xử sự phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động cấp, tống đạt và thông báo VBTTDS công dân được thực hiện quyền dân chủ, quyền giám sát đối với cơ quan nhà nước. Điều này được thể hiện qua việc pháp luật quy định cho đương sự quyền kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án và quyền khiếu nại, tố cáo khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Thứ hai: cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS là mắt xích quan trọng để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành hoạt động tố tụng một cách có trình tự, khoa học và thông suốt. Ví dụ: Trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán phải tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hoà giải giữa các đương sự (trừ trường hợp vụ án dân sự không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được). Để tiến hành được phiên họp thì phải có người tham gia phiên họp. Muốn có người tham gia phiên họp thì Toà án phải thông báo cho các bên liên quan để họ được biết và tham gia phiên họp theo đúng thời gian, địa điểm mà Toà án đã ấn định. Như vậy, nếu Toà án không thực hiện hoạt động thông báo về phiên họp cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự cũng như các cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan đến vụ việc dân sự đang được Toà án thụ lý giải quyết thì họ không thể biết được thông tin về phiên họp để tham gia. Điều này sẽ làm gián đoạn, gây khó khăn, cản trở trong việc thực hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo của Toà án. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
Thứ ba: cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS giúp các cơ quan tiến hành tố tụng (Toà án, VKS, cơ quan THA, Thừa phát lại) thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình một cách đúng đắn, kịp thời. Để giải quyết một vụ việc dân sự cần trải qua các giai đoạn cũng như trình tự thủ tục nhất định do pháp luật quy định. Mỗi cơ quan tiến hành tố tụng có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau do đó hoạt động thông báo, cấp, tống đạt VBTTDS sẽ đảm bảo việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn giải quyết vụ việc dân sự của mỗi cơ quan. Việc cấp, tống đạt, thông báo VBTT giúp cho quá trình giải quyết vụ việc dân sự được diễn ra một cách công khai, minh bạch, dân chủ. Ngoài việc công dân có thể thực hiện quyền dân chủ, quyền giám sát đối với cơ quan nhà nước thì hoạt động tố tụng này cũng giúp VKS thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan tư pháp trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự. Đối với cơ quan THADS, việc thông báo cũng giúp cho quá trình thực hiện việc thi hành các bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật được diễn ra nhanh chóng, đúng pháp luật. Việc thực hiện tốt các hoạt động cấp, tống đạt và thông báo VBTTDS cũng góp phần không nhỏ vào việc giúp cho các vụ việc dân sự được diễn ra công khai, minh bạch và dân chủ, phù hợp với chủ trương để “dân biết, dân, làm, dân kiểm tra” của Đảng và Nhà nước.
1.2. Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng: Chủ thể, đối tượng và phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự
Pháp luật TTDS các quốc gia trên thế giới khi quy định về chủ thể, đối tượng và phương thức tống đạt VBTTDS có những điểm khác biệt nhất định tuỳ thuộc vào mô hình tố tụng cũng như hệ thống pháp luật từng quốc gia. Do đó, nội dung chính trong phần này sẽ tập trung tìm hiểu, so sánh pháp luật một số quốc gia đại diện cho các mô hình tố tụng tranh tụng và mô hình tố tụng thẩm vấn để từ đó rút ra những giá trị tham khảo cho Việt Nam.
1.2.1. Chủ thể cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự
Nhìn chung, chủ thể tống đạt VBTTDS ở các quốc gia hiện nay có sự kết hợp giữa cơ quan tiến hành tố tụng, tổ chức thừa phát lại và tư nhân.
Ở các nước châu Âu lục địa với mô hình tố tụng thẩm vấn, vai trò của cơ quan công quyền trong hoạt động tố tụng được đề cao, do đó, việc tống đạt các VBTT chủ yếu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền (thường là Toà án) kết hợp với Thừa phát lại thực hiện. Chẳng hạn, Pháp là một quốc gia tiêu biểu của mô hình tố tụng thẩm vấn với vai trò chủ động của thẩm phán trong tố tụng dân sự. Một vụ việc dân sự được bắt đầu bằng việc nguyên đơn tống đạt trực tiếp giấy mời ra tòa (assignation) cho bị đơn thông qua một chức danh gọi là “huissier” – thừa phát lại (Điều 55, 750 BLTTDS Pháp). Thừa phát lại có độc quyền thực hiện tống đạt chính thức, là những người có chức năng tống đạt và phải tuân theo quy định của pháp luật. Việc tống đạt giấy mời ra tòa phải được thực hiện tại trụ sở của bị đơn (nếu bị đơn là tổ chức) hoặc nơi cư trú của bị đơn (nếu bị đơn là cá nhân). Giấy mời ra tòa đưa ra yêu cầu của nguyên đơn và các căn cứ thực tế cũng như căn cứ pháp lý của yêu cầu đó, kèm theo là danh mục các tài liệu, chứng cứ ban đầu của nguyên đơn (Điều 56). Sau khi tống đạt giấy mời ra tòa cho bị đơn, nguyên đơn phải nộp đơn khởi kiện đến Tòa án. Tòa án thụ lý vụ án khi nguyên đơn nộp bản sao đơn khởi kiện mà nguyên đơn đã tống đạt cho bị đơn (Điều 53-54). Việc tống đạt cũng có thể được thực hiện theo sự sắp đặt của Văn phòng toà án (trong một số trường hợp nhất định để triệu tập một phiên họp hoặc tống đạt các bản án). ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
Ở một số quốc gia khác như Đức có hai hình thức tống đạt, đó là tống đạt chính thức và tống đạt do các bên thực hiện. Tống đạt chính thức là việc tống đạt được thực hiện bởi Chánh văn phòng tòa án nơi vụ kiện đang được giải quyết (Điều 168 (1) của Bộ luật tố tụng dân sự của Đức). Chánh văn phòng tòa án có quyền lựa chọn phương thức tống đạt theo cách mà người đó cho là tốt nhất như: tống đạt thông qua luật sư hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, tống đạt trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính, hoặc chỉ định một cán bộ tòa án thực hiện việc tống đạt. Trong một số trường hợp được quy định hợp pháp, thẩm phán có trách nhiệm sắp xếp việc tống đạt, ví dụ trong trường hợp tống đạt ra nước ngoài (Điều 183 và Điều 184) hoặc tống đạt theo hình thức công bố công khai (Điều 186 và Điều 187).
Việc tống đạt VBTTDS do các bên thực hiện về nguyên tắc sẽ thông qua chức danh Thừa phát lại. Thừa phát lại tống đạt theo chỉ dẫn trực tiếp của các đương sự hoặc thông qua thỏa thuận với Văn phòng tòa án (Điều 192). Thừa phát lại có thể giao phó việc tống đạt tài liệu cho dịch vụ bưu chính (Điều 194).
Ở các nước thuộc truyền thống common law với mô hình tố tụng tranh tụng, vai trò tống đạt của tư nhân được đề cao hơn so với vai trò của cơ quan nhà nước.
Theo pháp luật Mỹ, sau khi nộp đơn khởi kiện tại tòa án, nguyên đơn có nghĩa vụ tống đạt các văn bản khởi kiện cho bị đơn, tức là giao cho bị đơn bản sao đơn khởi kiện và một thông báo (summons) của tòa án yêu cầu bị đơn phải đến để trả lời về một khiếu kiện trước Toà án nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Đây là thông báo có tính chất ràng buộc về mặt pháp lý từ phía Tòa án. Và trong trường hợp không có câu trả lời, thông báo này sẽ cho phép nguyên đơn có được phán quyết trên cơ sở những lời cáo buộc có trong đơn kiện (Quy tắc số 55). Các biện pháp theo đó lệnh tống đạt có hiệu lực là tương đối phức tạp, song nhìn chung chúng được xây dựng nhằm đem lại sự bảo đảm hợp lý rằng người được triệu tập sẽ thực tế nhận được thông báo về vụ việc. Việc nhận được thông báo và đơn khởi kiện sẽ bắt đầu vào thời điểm mà bị đơn phải trả lời khiếu kiện (quy định 12(a)).
Sau khi nhận được các văn bản từ nguyên đơn, bị đơn phải phúc đáp bằng việc nộp một bản trả lời, trong đó phúc đáp lại từng đoạn văn trong đơn khởi kiện (có thể là thừa nhận những tình tiết có thật, bác bỏ những tình tiết mà bị đơn cho là không có thật, hoặc nêu rõ bị đơn không có đủ thông tin để thừa nhận hoặc bác bỏ). Những tình tiết bị đơn đã thừa nhận sẽ được coi là tình tiết có thật, và toàn bộ quá trình chuẩn bị xét xử sơ thẩm sẽ chỉ tập trung vào các tình tiết mà bị đơn bác bỏ.
Ngoài ra, ngay ở giai đoạn khởi kiện và thụ lý, các đương sự có quyền yêu cầu tòa án ra một số quyết định, như yêu cầu đình chỉ giải quyết vụ án (motion to dismiss), yêu cầu chuyển vụ việc (motion to transfer)… dựa trên các căn cứ như: tòa án không có thẩm quyền theo loại việc, hoặc tòa án không có thẩm quyền theo lãnh thổ, hoặc yêu cầu của nguyên đơn thiếu cơ sở pháp lý. Trường hợp bị đơn yêu cầu đình chỉ vụ án do bị đơn không được tống đạt các văn bản khởi kiện theo đúng thủ tục, thông thường tòa án sẽ không đình chỉ mà chỉ ra lệnh buộc nguyên đơn thực hiện lại việc tống đạt giấy tờ theo đúng thủ tục. [19]
Ở hầu hết các bang tại Mỹ, chủ thể thực hiện tống đạt VBTT chỉ cần đáp ứng điều kiện là phải từ 18 tuổi trở lên và không phải là đương sự trong vụ án. Ngoài ra, theo yêu cầu của nguyên đơn, tòa án có thể ra lệnh cho một người được tòa án chỉ định đặc biệt để thực hiện tống đạt. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
Tại một số quốc gia khác, quá trình tống đạt VBTTDS được thực hiện thông qua Thừa phát lại. Chức danh này được bổ nhiệm bởi một thẩm phán của Toà án (như tại Canada, Italia…) hoặc bởi Bộ trưởng Bộ Tư pháp (ví dụ như Pháp). Họ giữ độc quyền về chức năng tống đạt và thi hành các quyết định của Toà án. Trong hệ thống pháp luật của Anh và Mỹ, thừa phát lại thường được dịch là “bailiff” và được hiểu như là một viên chức thuộc Toà án vì chức năng tương tự như vậy. Là người hoạt động trong lĩnh vực pháp lý, thừa phát lại thực hiện quá trình tống đạt VBTT, chịu trách nhiệm cung cấp các giấy tờ, tài liệu trong vụ án và xác thực đối với các bên khi VBTT được chuyển giao. Mọi hoạt động của họ phải tuân theo quy định của pháp luật.
Liên hệ với pháp luật Việt Nam thời kỳ trước năm 1975 dưới ách cai trị của thực dân Pháp cũng bị ảnh hưởng bởi pháp luật Pháp. “Thừa phát lại” có lẽ xuất hiện ở Việt Nam song hành với việc Vua Tự Đức ký Hoà ước ngày 05/06/1862 nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ. Từ đó Pháp đã áp đặt chế độ cai trị và quy chế về thuộc địa lãnh thổ. Mô hình thừa phát lại được quy định ở các bộ luật dân sự, tố tụng dân sự thời kỳ đó hầu hết đều theo khuôn mẫu của mô hình thừa phát lại của Pháp. Cho đến nay, chức năng, nhiệm vụ của “thừa phát lại” vẫn được quy định trong PLTTDS Việt Nam nhưng vai trò của họ ngày càng giữ vị trí quan trọng, phù hợp với đặc điểm của hệ thống pháp luật nước ta.
Ở các nước có pháp luật tố tụng dân sự khá tương đồng với Việt Nam như Nga và Trung Quốc, chủ thể thực hiện tống đạt VBTTDS là cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân, tổ chức khác có chức năng thực hiện tống đạt theo quy định của pháp luật.
Theo BLTTDS Liên Bang Nga, sau khi thụ lý vụ án, thẩm phán chuyển hoặc tống đạt cho bị đơn bản sao đơn kiện và những tài liệu kèm theo làm cơ sở cho yêu cầu của nguyên đơn và yêu cầu bị đơn trong thời hạn được ấn định phải xuất trình những chứng cứ làm cơ sở cho sự phản đối của bị đơn (Điều 150). Trong quá trình chuẩn bị xét xử, các đương sự phải tự tiến hành thu thập chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và cung cấp các chứng cứ đó cho đương sự còn lại và cho tòa án. Nguyên đơn, người đại diện của nguyên đơn phải chuyển cho bị đơn bản sao chứng cứ làm cơ sở cho yêu cầu của nguyên đơn. Bị đơn, người đại diện của bị đơn chuyển cho nguyên đơn, đại diện của nguyên đơn và tòa án ý kiến phản đối bằng văn bản đối với những yêu cầu của nguyên đơn và những chứng cứ làm cơ sở cho ý kiến phản đối của bị đơn (Điều 149). Ở Nga, việc tống đạt giấy báo và giấy gọi do Toà án thực hiện. Đối với bị đơn, Toà án gửi bản sao đơn khởi kiện cùng với thông báo, còn đối với nguyên đơn, Toà án gửi bản sao bằng văn bản lời giải thích của bị đơn cùng với thông báo, nếu Toà án có những lời giải thích đó. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
Đối với pháp luật TTDS Trung Quốc, thủ tục tố tụng dân sự cũng mang nhiều nét tương đồng với thủ tục tố tụng dân sự Việt Nam. Sau khi thụ lý vụ án, Tòa án phải gửi bản sao đơn khởi kiện cho bị đơn trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày thụ lý. Bị đơn phải nộp bản tự bảo vệ cho tòa án trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản sao đơn khởi kiện. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được bản tự bảo vệ của bị đơn, tòa án phải gửi bản sao bản tự bảo vệ cho nguyên đơn (Điều 125). Như vậy, khác với thủ tục tố tụng dân sự Hoa Kỳ, ở Trung Quốc, tòa án đóng vai trò chủ động và là chủ thể có trách nhiệm tống đạt văn bản, giấy tờ cho các bên đương sự.
1.2.2. Các loại văn bản tố tụng được cấp, tống đạt, thông báo
a.Đơn khởi kiện
Pháp luật tố tụng dân sự một số nước theo hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, trong đó điển hình là Mỹ rất chú trọng vào bước đầu tiên của quá trình khởi kiện, đặc biệt là việc tống đạt VBTTDS cho bị đơn ở giai đoạn khởi kiện và thụ lý vụ án. Việc tống đạt hợp lệ đơn khởi kiện cho bị đơn được pháp luật Mỹ coi là một bước quan trọng để đảm bảo trình tự công bằng (due process) – một nguyên tắc hiến định [49]. “Trình tự công bằng” bao gồm các khái niệm cơ bản về sự công bằng mà đương sự có được, đề cập đến quyền được thông báo và cơ hội được lắng nghe để phúc đáp lại. Nếu một bên không được thông báo về việc bên kia có ý định làm gì, cũng như không có cơ hội trình bày chứng cứ và tranh luận, bên đó sẽ mất đi một trong những biện pháp bảo vệ chính đáng của mình.
Với ý nghĩa quan trọng của việc tống đạt đơn khởi kiện cho bị đơn, Quy tắc 11 trong Bộ nguyên tắc TTDS xuyên quốc gia cũng đưa ra quy định rất cụ thể về vấn đề này. Theo đó, ở giai đoạn chuẩn bị, nguyên đơn phải nộp cho Toà án một đơn khởi kiện (được quy định trong quy tắc số 12). Sau đó Toà án sẽ thực hiện thủ tục thông báo tới bị đơn. Thông báo này phải phù hợp với một công ước quốc tế được áp dụng hoặc nếu không Toà án thực hiện thông báo bằng cách chuyển tới bị đơn một bản sao đơn khởi kiện và yêu cầu bị đơn trình diện trước tòa án để phản hồi trong một khoảng thời gian hợp lý. Nội dung của thông báo nêu rõ thời gian mà bị đơn phải trả lời, đồng thời nêu rõ phán quyết mặc định có thể được đưa ra đối với bị đơn nếu bị đơn không trả lời trong thời gian quy định. Thủ tục được coi là bắt đầu vào ngày nguyên đơn gửi đơn khởi kiện cho tòa án.
Có thể bạn sẽ cần xem:
→ Luận văn Quy định Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
b. Giấy triệu tập và các văn bản tố tụng dân sự khác
Giấy triệu tập, giấy gọi, giấy báo của Tòa án thường do Tòa án tống đạt. Theo Quy tắc 4, Chương II trong Quy tắc tố tụng dân sự liên bang quy định về tống đạt VBTT tại Toà án sơ thẩm Liên bang Mỹ thì: ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
“Nội dung giấy triệu tập phải có:
- Tên Tòa án và các bên
- Được chuyển đến bị đơn
- Ghi rõ tên và địa chỉ của nguyên đơn hoặc Luật sư của nguyên đơn
- Nêu rõ thời gian mà bị đơn phải trình diện và bảo vệ (nêu quan điểm của mình)
- Thông báo cho bị đơn hậu quả pháp lý bất lợi của việc không trình diện và bảo vệ sẽ dẫn đến một bản án mặc định chống lại bị đơn về những yêu cầu trong đơn khởi kiện;
- Được ký bởi thư ký và (G)Có dấu của Tòa án.” [53]
Toà án có thể cho phép một Giấy triệu tập được sửa đổi. Trong hoặc sau khi nộp đơn khởi kiện, nguyên đơn xuất trình giấy triệu tập cho thư ký văn phòng tòa án để ký tên và đóng dấu. Nếu giấy triệu tập được hoàn thành đúng cách, thư ký văn phòng tòa án phải ký tên, đóng dấu và cấp cho nguyên đơn để tống đạt cho bị đơn. Bản chính hoặc bản sao của giấy triệu tập được gửi đến nhiều bị đơn phải được cấp cho từng bị đơn. Thông thường, giấy triệu tập phải được gửi kèm theo bản sao đơn khiếu nại. Trong thời gian quy định, nguyên đơn chịu trách nhiệm cho việc triệu tập và khiến nại đồng thời phải cung cấp các bản sao cần thiết cho người thực hiện tống đạt.
1.2.3. Phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng
Tống đạt là việc chuyển giao các tài liệu pháp lý cho một bên cần phản hồi trong thời gian nhất định. Tuỳ thuộc vào tính chất, mục đích sử dụng cũng như mô hình TTDS của mỗi quốc gia lại đòi hỏi các phương thức cấp,tống đạt, thông báo VBTTDS khác nhau sao cho phù hợp với hệ thống pháp luật mỗi nước. Nhưng nhìn chung trên thế giới tồn tại năm phương thức cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS chính. Đó là: tống đạt trực tiếp, tống đạt thay thế, tống đạt qua dịch vụ bưu chính, tống đạt bằng cách công bố công khai, tống đạt bằng phương tiện điện tử và mạng xã hội.
a. Tống đạt trực tiếp
Bản chất của phương thức này là giao tận tay cho người nhận văn bản, thông thường là nhà hoặc nơi làm việc của họ. Nhìn chung, người tiếp nhận văn bản thường sẵn sàng nhận các tài liệu được tống đạt, tuy nhiên cũng có không ít trường hợp người tiếp nhận cố tình trốn tránh, không nhận. Trong trường hợp này, chủ thể tống đạt có thể trực tiếp đến tại địa chỉ nhà của cá nhân đó để thực hiện tống đạt giấy tờ, tài liệu. Tòa án thường lựa chọn phương pháp này hơn là các phương pháp khác bởi nó là cách đảm bảo chắc chắn nhất để đưa ra thông báo. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
Ở Mỹ, có ba phương pháp tống đạt chính được cho phép đó là: tống đạt cá nhân, tống đạt thay thế (qua người khác) và tống đạt bằng việc công bố công khai (hay còn gọi là phương pháp xuất bản) [54]. Tống đạt cá nhân hoặc chuyển giao tận tay luôn được ưu tiên hơn vì nó được xem như là phương pháp chính xác nhất. Tống đạt thay thế được sử dụng khi không thể liên lạc trực tiếp được với bị đơn. Tống đạt công khai chỉ được sử dụng như là một phương sách cuối cùng vì nó không đáng tin cậy. Mỗi tiểu bang ở Mỹ có quy tắc tố tụng dân sự riêng quy định chi tiết cách thức chuyển giao tài liệu. Trong bối cảnh tống đạt thông báo về vụ kiện, thủ tục này được hiểu là mọi người phải được thông báo về vụ kiện, được biết về những quan điểm chống lại họ và tạo cho họ một cơ hội để được lắng nghe. Vì vậy, để đánh giá tính hợp pháp của việc tống đạt, tòa án đánh giá liệu phương pháp tống đạt được sử dụng có thực sự hợp lý và liệu nó có tuân thủ các yêu cầu theo luật định hay không. Nếu việc tống đạt được cho phép theo luật định, tòa án sử dụng các quy tắc tố tụng dân sự của liên bang và tiểu bang, sau đó xác định đầy đủ các thủ tục, trình tự thực hiện trong mỗi trường hợp. Đối với các vụ kiện tại Tòa án liên bang, Quy tắc số 4 Bộ Quy tắc tố tụng dân sự liên bang quy định các phương pháp tống đạt truyền thống đối với bị đơn ở trong nước, bao gồm tống đạt cá nhân, chuyển giấy tờ, tài liệu đến nơi ở của bị đơn hoặc giao cho đại diện của bị đơn. Nếu nếu việc tống đạt vẫn không thể thực hiện được theo các phương pháp truyền thống này, Quy tắc 4 cũng cho phép tống đạt theo phương thức do pháp luật tiểu bang nơi vụ kiện diễn ra quy định.
Phương pháp tống đạt cơ bản và lâu đời nhất là tống đạt cá nhân. Trước khi các quy tắc tố tụng dân sự liên bang được thông qua, Tòa án tối cao Hoa Kỳ năm 1877 đã quyết định trong vụ Pennoyer v. Nef (Pennoyer v. Neff, 95 US 714, 1878) [52], rằng Tòa án áp dụng thẩm quyền đối với một bên nếu bên đó được tống đạt đơn khởi kiện trong khi hiện diện tại tiểu bang. Tòa án tối cao phán quyết rằng: để tòa án có thẩm quyền xét xử đối với bị đơn thì bị đơn phải được tống đạt đơn khởi kiện trực tiếp. Tại thời điểm xảy ra vụ Pennoyer, hầu như tất cả các thông tin liên lạc, chính thức và không chính thức đều được thực hiện một cách trực tiếp. Báo chí đã tồn tại nhưng chỉ đưa các đoạn thông tin ngắn gọn. Hệ thống bưu điện đã hoạt động nhưng chậm và đắt đỏ. Điện báo đã có sẵn nhưng mới xuất hiện trong thời gian này. Không có phương pháp hợp lý nào khác có thể được sử dụng để thực hiện quá trình tống đạt. Bối cảnh lịch sử này lý giải tại sao Tòa án tối cao kiên quyết rằng việc tống đạt phải được thực hiện trực tiếp.
Hiện nay, Quy tắc 4 (e) của FRCP (Federal Rules of Civil Procedure) – quy tắc thủ tục TTDS liên bang chứa đựng các phương pháp tống đạt truyền thống mà theo đó bị đơn trong nước có thể được tống đạt thông qua hình thức tống đạt cá nhân, chuyển đến nơi ở của cá nhân được chấp nhận bởi một người có độ tuổi phù hợp, và chuyển cho người đại diện được ủy quyền để chấp nhận tống đạt. FRCP đã thay đổi theo thời gian, thậm chí tại một thời điểm bao gồm tống đạt bằng thư được chứng nhận là phương tiện có thể chấp nhận được. Trong một số trường hợp, các phương pháp truyền thống không hiệu quả. Các tòa án sau đó xem xét xem liệu dịch vụ có thể được thực hiện thông qua một phương pháp “thay thế”, chủ yếu theo luật tiểu bang nơi diễn ra hành động. Ở Louisiana, luật tiểu bang cho phép tống đạt cá nhân và tống đạt tại nhà đối với tất cả các văn bản tố tụng thông thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chẳng hạn như sự thay thế các bên trong một số trường hợp nhất định, tống đạt theo phương thức công bố công khai được cho phép. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
Tại Nga, giấy gọi của Toà án được tống đạt trực tiếp cho đương sự với việc trả lại cuống biên lai có chữ ký của người được tống đạt. Đối với tổ chức thì Toà án tống đạt cho người có chức vụ, sau đó người này ký nhận vào cuống biên lai của văn bản. Trong trường hợp người chuyển giấy gọi không gặp người được toà án triệu tập ở nơi người đó sinh sống, giấy gọi được trao cho một trong những thành viên là người thành niên của gia đình nếu người đó đồng ý tống đạt cho người được Toà án triệu tập. Trong trường hợp người được Toà án triệu tập vắng mặt tạm thời, người chuyển giấy gọi của Toà án ghi rõ nơi đến của người được tống đạt, và thời gian người đó quay trở lại trong cuống biên lai của giấy gọi. Trong trường hợp không rõ nơi cư trú của người được toà án triệu tập thì điều này phải được ghi nhận trên tờ giấy gọi, đồng thời chỉ rõ ngày, thời gian ghi nhận và nguồn thông tin về điều này (Điều 116 BLTTDS Liên Bang Nga). Nếu người được tống đạt từ chối tiếp nhận giấy gọi hoặc giấy báo của Toà án thì người chuyển đánh dấu trên tờ giấy báo hoặc giấy gọi và trả lại Toà án. Trong trường hợp từ chối tiếp nhận giấy gọi hoặc giấy báo của Toà án, người được tống đạt coi như đã được thông báo về thời gian và địa điểm xét xử vụ án hoặc thời gian và địa điểm thực hiện hoạt động tố tụng. Về cơ bản, phương thức tống đạt này có đặc điểm gần giống với phương thức tống đạt trực tiếp trong PLTTDS Việt Nam, việc tống đạt cho cá nhân hay tổ chức trong các trường hợp phải có sự xác nhận của người thực hiện tống đạt để làm căn cứ giải quyết vụ việc dân sự, pháp luật Nga cũng đưa ra quy định thế nào thì được coi là tống đạt hợp lệ tuy nhiên chưa bao quát được trong các trường hợp ví dụ như việc tống đạt thông qua người thứ ba – người thành niên của gia đình, pháp luật không quy định việc người này phải ký xác nhận về việc đã nhận VBTT và có trách nhiệm chuyển giao văn bản hay không. Ngoài ra đối với trường hợp đương sự từ chối tiếp nhận thì Toà án không yêu cầu phải nêu rõ lý do, người được tống đạt coi như đã được thông báo về thời gian và địa điểm xét xử vụ án hoặc thời gian và địa điểm thực hiện hoạt động tố tụng, điều này là chưa thực sự phù hợp và không có cơ sở rõ ràng.
b. Tống đạt thay thế
Ở Mỹ, nếu tống đạt trực tiếp cho cá nhân không khả thi hoặc không hiệu quả, tòa án một số khu vực cho phép chủ thể thực hiện chuyển giao tài liệu theo các phương pháp khác. Một lựa chọn có thể là giao các giấy tờ cho một người thành niên hợp pháp, người này phải hiểu được trách nhiệm của việc nhận giấy tờ. Chủ thể tống đạt cũng được phép giao các tài liệu đến nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn, sau đó gửi kèm một bản sao đến địa chỉ của họ. Một số tòa án khu vực cho phép chủ thể thực hiện gửi các giấy tờ đơn giản bằng cách sử dụng hộp thư đã đăng ký. Các tòa án khu vực khác nhau cho phép thực hiện các phương pháp tống đạt khác nhau, vì vậy điều quan trọng là phải kiểm tra các quy định của pháp luật trước khi tiến hành tống đạt thay thế. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
c. Tống đạt qua dịch vụ bưu chính
Ở Đức, việc tống đạt VBTT có thể được thực hiện thông qua dịch vụ bưu chính. Thuật ngữ “dịch vụ bưu chính” có nghĩa là các công ty được Cơ quan mạng Liên bang (Bundesnetzagentur) cấp phép cung cấp dịch vụ bưu chính.
Theo pháp luật TTDS của Pháp, phương thức này được thực hiện bằng cách sử dụng một phong bì có niêm phong hoặc thư (Điều 667 của BLTTDS Pháp). Nhân viên bưu điện khi thực hiện chuyển giao tài liệu, giấy tờ phải ký nhận hoặc ghi vào giấy biên nhận. Trên phong bì hoặc thư phải có đầy đủ các thông tin liên quan đến người nhận và người gửi. Đối với người gửi phải ghi rõ họ tên hoặc công ty hoặc tên doanh nghiệp cũng như văn phòng đăng ký hoặc nơi cư trú của người này. Người nhận phải là người được chỉ định cụ thể (Điều 665). Tất cả những chi tiết này là yêu cầu bắt buộc nếu không việc tống đạt sẽ trở nên vô hiệu (Điều 693).
Đây được coi là phương sách cuối cùng bởi nó là phương án không hiệu quả nhất và ít có khả năng nhất trong việc truyền đạt văn bản tố tụng tới được bị đơn. Chủ thể thực hiện có thể công bố thông báo trên một tờ báo được phát hành ở địa điểm có khả năng là địa chỉ của bị đơn hoặc vị trí của Tòa án, hoặc cả hai. Ở Mỹ, hầu hết các tòa án khu vực yêu cầu thông báo phải được công bố trong nhiều tuần để đảm bảo khả năng bị đơn thấy được thông báo. Bởi vì hầu hết các bị đơn sẽ không bao giờ đọc báo. Phương pháp này chỉ được phép áp dụng khi không còn cách nào khác để liên lạc với bị đơn. Nó không chỉ tốn kém tiền bạc mà còn không đáng tin cậy bởi sau này bị đơn có thể tuyên bố rằng họ đáng lẽ đã có thể được tống đạt trực tiếp với tư cách cá nhân (không đại diện bởi người khác).
d. Tống đạt thông qua mạng xã hội truyền thông và phương tiện điện tử
Không thể phủ nhận rằng, những tiến bộ khoa học công nghệ đã mở ra một thế giới hoàn toàn mới cho việc áp dụng các phương pháp tống đạt VBTTDS. Đôi khi nguyên đơn phải cố gắng thực hiện việc tống đạt thông qua nhiều hình thức, phương tiện khác nhau sao cho phù hợp, đặc biệt trong trường hợp người bị kiện cố tình trốn tránh hoặc không có địa chỉ thường trú rõ ràng. Thông thường trong trường hợp này khó có thể tống đạt trực tiếp cho cá nhân. Do đó đòi hỏi cần có một giải pháp lý tưởng thông qua việc ứng dụng các công nghệ tiến bộ để giải quyết vấn đề. Qua thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy một số phương pháp tống đạt thông qua phương tiện điện tử hay mạng xã hội truyền thông được các nước trên thế giới chấp nhận và sử dụng, thậm chí được coi là án lệ trở thành khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc có tính chất tương tự về sau phải kể đến các phương pháp đó là: ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
· Tống đạt bằng phương tiện điện tử
Sự ra đời của các công nghệ mới trong hệ thống tư pháp đã dẫn đến sự thay đổi của các điều khoản và điều kiện cho việc tống đạt chính thức bằng phương tiện điện tử. Điều 748-1 của Bộ luật tố tụng dân sự Pháp quy định việc gửi, giao tống đạt các thủ tục tố tụng, giấy tờ, thông báo, cảnh báo hoặc triệu tập, báo cáo, báo cáo chính thức và bản sao, bản gốc giấy tờ tài liệu để thi hành bản án có thể được thực hiện bằng phương thức điện tử.
Quá trình tống đạt VBTT giữa các luật sư cũng có thể được thực hiện thông qua mạng xã hội dành riêng cho Luật sư (Réseau Privé Virtuel Avocats, RPVA), phương tiện này cũng được sử dụng để tiến hành trao đổi thủ tục giữa luật sư và tòa án. Ngoài ra, trong các trường hợp và điều kiện được xác định rõ ràng, một số tài liệu có nguồn gốc từ cơ quan đăng ký (như thông báo về phiên họp của tòa án, giấy triệu tập…) có thể được gửi tới một bên bằng e- mail (Điều 748-8 và 748-9 của BLTTDS Pháp). Trong mọi trường hợp, người nhận tài liệu phải đồng ý rõ ràng việc sử dụng các phương tiện giao tiếp điện tử.
· Tống đạt qua email
Có thể nói, sự ra đời của Internet đã mở rộng đáng kể việc sử dụng e- mail, nó cho phép mọi người có thể truy cập vào công nghệ mới này một cách dễ dàng. Người dùng có thể “Gửi và nhận dữ liệu kỹ thuật số từ một số lượng vô hạn nguồn” [48]. Email nhanh chóng trở thành phương pháp giao tiếp chính và trong năm 2011, số lượng tài khoản e-mail trên toàn thế giới được ước tính vào khoảng 3,1 tỷ. Tại Mỹ, 60 tòa án vào năm 2000 được cho phép thực hiện tống đạt thông qua phương pháp này.
Năm 2000, Tòa án phá sản Hoa Kỳ trong “In re INTERNATIONAL TELEMEDIA ASSOCIATES, INC” giữa nguyên đơn là Herbert C. Broadfoot và bị đơn là Arjuna Diaz, đã cho phép tống đạt một bản sao của Lệnh triệu tập và khiếu nại khi bị đơn ở nước ngoài bằng fax, e-mail và thư đến địa chỉ được biết cuối cùng của bị đơn. Vào thời điểm đó nguyên đơn đã không được tống đạt các văn bản khiếu nại và không được thực hiện bất kỳ sự xuất hiện nào. Bị đơn từ chối cung cấp địa chỉ gửi thư nhưng đã cung cấp một bản fax, số điện thoại, địa chỉ e-mail và nói rằng ông muốn sử dụng chúng trong thư từ tương lai. Trong trường hợp này, tòa án thấy rằng Diaz chỉ đơn giản cung cấp cho người uỷ thác của nguyên đơn một địa chỉ điện tử thay vì địa chỉ bưu điện hay địa chỉ đường phố truyền thống và chỉ ra rằng đây là những phương thức liên lạc ưa thích của anh ta. Vì vậy, người được ủy thác đã yêu cầu ủy quyền thực hiện tống đạt văn bản cho Diaz bằng các phương tiện thay thế đó. Tòa án cũng tuyên bố rằng việc ủy quyền tống đạt bằng e- mail và phương tiện thay thế khác có ít hoặc không có tiền lệ nào. Hơn nữa, tòa án cũng nhận thấy được sự cần thiết phải thích ứng cùng với sự phát triển của công nghệ đang ngày một hiện đại [51]. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
1.3. Khái quát sự phát triển các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng dân sự
1.3.1. Giai đoạn trước năm 1945
Giai đoạn trước năm 1945, nước ta là thuộc địa của Pháp, Pháp trực tiếp áp đặt chế độ cai trị thực dân và áp dụng quy chế về thuộc địa lãnh thổ, coi 6 tỉnh Nam Kỳ như một hạt, mỗi tỉnh được coi như một quận của nước Pháp. Sau đó, bằng bản Hiệp ước ngày 06/06/1884, nước Việt Nam trở thành một nước bảo hộ của Pháp. Quyền tư pháp vẫn thuộc về Hoàng đế nhưng bị hạn chế bởi sự kiểm soát của đại diện chính quyền Pháp. Do đó pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về tố tụng dân sự Việt Nam nói riêng chưa được hình thành, tuy nhiên đã xuất hiện chế định thừa phát lại. Những công việc của thừa phát lại như trát đòi hầu toà, truyền phiếu…vẫn do các sứ giả của Vua thực hiện. Mô hình Thừa phát lại đã được quy định chính thức trong một số văn bản như: “BLTTDS Nam Việt” ban hành kèm Nghị định ngày 16/03/1910 (ở Nam Kỳ); “Bộ dân luật Trung năm 1936 – 1939”, ban hành kèm Bộ hộ sự, thương sự tố tụng Trung Việt năm 1942 (ở Trung kỳ); “Bộ dân luật Bắc năm 1931”, kèm Bộ dân sự tố tụng Bắc năm 1917 (ở Bắc kỳ). Hầu hết các quy định trong các bộ luật này đều theo khuôn mẫu của mô hình thừa phát lại của Pháp thể hiện trong Bộ dân luật Pháp năm 1804 và Bộ dân sự tố tụng Pháp năm 1807.
Ngày 08/03/1949 Thoả ước Việt – Pháp được ký kết dưới thời vua Bảo Đại. Các chế định về Thừa phát lại ngày càng được quy định chi tiết, cụ thể hơn, được thể hiện tại: Nghị định số 111/BTP-NĐ ngày 04/02/1950 do Tổng trưởng Bộ tư pháp ban hành quy định chi tiết về tổ chức, chức năng, nhiệm, vụ, quyền hạn của Thừa phát lại; Bộ luật dân sự và thương sự tố tụng ban hành năm 1972 bởi chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Tuy nhiên sau khi chính quyền Thiệu sụp đổ thì Thừa phát lại cũng không được sử dụng nữa.
1.3.2 Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989
Đây là giai đoạn nước ta vừa giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, hệ thống pháp luật Việt Nam dần được xây dựng và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước. Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam bấy giờ vẫn chưa có một văn bản pháp lý nào quy định về thủ tục tố tụng dân sự. Hình thức của thông báo, cấp, tống đạt văn bản tố tụng lần đầu tiên được đề cập đến và được ghi nhận tại Công văn số 363 ngày 17/04/1961 trong đó có nêu: “Việc niêm yết công khai giấy gọi đương sự ra phiên tòa, niêm yết trích lục bản án”. Tuy nhiên nội dung này chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, mang tính chất chung chung, quy định về thủ tục thông báo, cấp, tống đạt VBTTDS chưa được thể hiện rõ ràng, cụ thể. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
Đến năm 1977, Thông tư số 53/TATC ngày 23/06/1977 được TANDTC ban hành, đưa ra hướng dẫn về thủ tục tống đạt. Đây được coi là văn bản pháp luật đầu tiên của nước ta quy định cụ thể về tống đạt văn bản tố tụng. Nội dung Thông tư cũng xác định rõ những loại giấy tờ cần phải tống đạt cho những người tham gia tố tụng, người có nghĩa vụ tống đạt, thủ tục tống đạt, hướng dẫn cách làm giấy tờ tống đạt, quy định cách giải quyết trong trường hợp tống đạt đương sự vắng mặt hoặc không hợp tác, có tình trốn tránh hoặc giấu địa chỉ… Kèm theo Thông tư này là một số mẫu biên bản hướng dẫn để Tòa án sử dụng trong quá trình thực hiện hoạt động tống đạt.
Trong quan hệ quốc tế, ngày 12/10/1982, Việt Nam tham gia ký kết “Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về dân sự và hình sự giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc”. Trong đó quy định việc tống đạt văn bản có yếu tố nước ngoài (Điều 7, Điều 8), các cơ quan tư pháp giữa hai nước tương trợ nhau trong việc lập, chuyển và tống đạt giấy tờ.
Nhìn chung trong giai đoạn này do nước ta vẫn đang còn bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, pháp luật tố tụng dân sự ở thời kỳ đầu chưa được hoàn thiện và quan tâm đúng mức dẫn đến hoạt động cấp, tống đạt và thông báo VBTTDS này vẫn chưa được chú trọng. Ngày 30/04/1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, chiến tranh kết thúc. Sau khi đất nước được thống nhất thì hoạt động này đã được quan tâm, chú trọng hơn. Tuy nhiên, do mới bắt đầu được xây dựng nên các quy định vẫn chưa đầy đủ, rõ ràng, tương xứng với vai trò của nó trong thời kỳ mới.
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1989 đến nay
Thời kỳ này, Pháp lệnh số 27-LCT/HĐNN8 ngày 07/12/1989 của Hội đồng nhà nước về thủ tục giải quyết các vụ án vụ án dân sự được ban hành đã xác định rõ thẩm quyền của Toà án cũng như trình tự, thủ tục tố tụng tại phiên toà các cấp. Tuy nhiên quy định về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS lại không được đề cập đến. Sau đó, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã đưa ra hướng dẫn việc áp dụng một số quy định của Pháp lệnh số 27 tại Nghị quyết số 03/HĐTP ngày 19/10/1990 những cũng chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn niêm yết giấy triệu tập phiên toà đối với bị đơn. Cho đến Công văn số 29/NCPL ngày 6/4/1992 của TANDTC hướng dẫn giải quyết các vụ án ly hôn với một bên đương sự đang ở nước ngoài mới đề cập đến việc thông báo và lấy lời khai đương sự qua cơ quan ngoại giao của nước ta ở nước ngoài.
Ngày 15/6/2004, tại kỳ họp Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, BLTTDS được thông qua. Sau đó Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 được Quốc hội thông qua vào ngày 29/3/2011 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012). Qua lần sửa đổi này, các chế định về thủ tục cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS hầu như không có gì thay đổi so với nguyên bản của nó. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng trên thực tế, các quy định của pháp luật tố tụng dân sự trong thời gian này đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Do đó, để phù hợp với điều kiện, tình hình mới, BLTTDS năm 2015 được Quốc hội ban hành và thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2016. So với BLTTDS năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), BLTTDS năm 2015 quy định về cấp, tống đạt, thông báo VBTT gồm 12 điều (từ Điều 70 đến Điều 181), trong đó giữ nguyên 2 điều, mới 1 điều, sửa đổi 9 điều. Nội dung các điều luật đã có sự quy định rõ ràng về trách nhiệm tống đạt VBTTDS do các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện cũng như trình tự, thủ tục tống đạt hợp lệ. Các phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng cũng có những điểm mới, đó là: thừa nhận phương thức cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng mới bằng phương tiện điện tử theo yêu cầu của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử và quy định cụ thể cấp, tống đạt, thông báo bằng phương thức khác cho đương sự ở nước ngoài theo quy định tại Chương XXXVIII (Điều 173); việc cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính phải bằng thư bảo đảm và có xác nhận của người nhận văn bản tố tụng (Điều 175). ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
Kết luận chương 1 Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng
Qua việc tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về cấp, tống đạt, thông báo VBTTDS đã cho ta thấy tống đạt văn bản tố tụng là một trong những vấn đề hết sức quan trọng, nếu hoạt động này diễn ra thuận lợi sẽ giúp cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng kịp thời. Để thực hiện tống đạt VBTT theo đúng trình tự, thủ tục, thời hạn đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải đáp ứng các điều kiện về nguồn nhân lực cũng như thời gian để thực hiện. Trong khi khối lượng công việc tống đạt là rất lớn, thậm chí vượt quá khả năng của các cơ quan này thì việc chuyển giao công việc cho một tố chức có chức năng tống đạt với mục đích chia sẻ công việc là cần thiết. Vì vậy, chế định về thừa phát lại quy định trở lại là tất yếu và hoàn toàn phù hợp với thực tế. Trong mỗi giai đoạn phát triển của đất nước, hệ thống pháp luật TTDS đã có những thay đổi nhất định phù hợp với nhu cầu xã hội, cùng với đó các phương thức tống đạt được mở rộng và đa dạng hơn, tạo điều kiện cho quá trình thực hiện và áp dụng pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng.
Bên cạnh đó, từ việc nghiên cứu, so sánh pháp luật TTDS các quốc gia trên thế giới có thể thấy rằng mỗi quốc gia tương ứng với hệ thống pháp luật khác nhau lại có những nét đặc trưng trong mô hình TTDS, đặc biệt là vấn đề về chủ thể, đối tượng và phương thức tống đạt VBTT. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các quốc gia phát triển đã có những phương pháp hợp lý trong quá trình thực hiện tống đạt VBTT. Xuất phát từ thực tế áp dụng pháp luật và kinh nghiệm quốc tế, pháp luật Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm một cách có chọn lọc, kết hợp ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm đa dạng hoá phương thức tống đạt, phù hợp với sự phát triển của đất nước. Việc sử dụng các phương pháp mới ngoài những phương pháp truyền thống sẽ đem lại nhiều sự lựa chọn hơn, góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tố tụng. ( Luận văn Lý luận Cấp tống đạt thông báo văn bản tố tụng )
Xem tiếp phần sau tại:
→ Luận văn Giải pháp Cấp, Tống đại, thông báo văn bản tố tụng
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com
[…] → Luận văn Lý luận Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng […]
[…] → Luận văn Lý luận Cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng […]