Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu

Rate this post

Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm thể hiện chính xác chính sách phát triển kinh tế Việt Nam hoà với xu thế phát triển chung là mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Là một lĩnh vực quan trọng được các nước ưu tiên trong quan hệ kinh tế quốc tế, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như một thước đo, cầu nối quan trọng đều được triển khai ngay tại Đề tài: Phân tích đánh giá thực trạng rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK của Việt Nam, dưới đây!

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Từ đại hội Đảng VI năm 1986, nhà nước ta đã thực hiện chủ chương phát triển kinh tế đối ngoại theo xu thế mở cửa nền kinh tế, chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu là phù hợp với xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế.

Trong chiến lược phát triển kinh tế đối ngoại, Đảng chủ trương hướng về xuất khẩu, mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện và khuyến khích đầu tư trong nước dưới mọi hình thức. Đặc biệt trong thời gian qua, các chính sách ưu tiên xuất nhập khẩu của chính phủ được thực thi bằng nhiều biện pháp như giảm thuế quan, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, ban hành Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, hướng dẫn thực hiện luật thuế quan mới, thực hiện giảm thuế theo lộ trình các hiệp ước tự do thương mại cam kết trong khu vực, ban hành danh mục hàng hoá ưu tiên xuất nhập khẩu…

Với chủ trương và đường lối đúng đắn trong khôi phục và mở rộng quan hệ theo nguyên tắc hai bên cùng có lợi và không can thiệp nội bộ, nước ta đã khôi phục và mở rộng quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Liên Bang Nga, các nước thuộc Liên minh Châu Âu, phát triển quan hệ với các nước trong cùng tổ chức ASEAN… Đến nay, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 160 nước, có quan hệ buôn bán với hơn 100 nước.

Nhờ định hướng phát triển đúng đắn đó, hoạt động XNK đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, chính sách độc quyền về ngoại thương được bãi bỏ, nhà nước ta chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và kinh doanh hàng hoá, cải cách hành chính để hạn chế các thủ tục phiền hà liên quan tới hoạt động XNK, giảm quản lý theo hạn ngạch, khuyến khích đầu tư sản xuất xuất khẩu, khuyến khích các công ty đổi mới công nghệ, ban hành nhiều văn bản pháp luật hoặc sửa đổi nhiều luật liên quan đến XNK theo hướng tiến bộ…

Kết quả là chúng ta đã thu được những thành tựu vượt bậc trong hoạt động XNK, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng đều và mạnh qua từng năm [14] (xem bảng 2.1).

Bên cạnh những thành công trên, hoạt động XNK Việt Nam cũng gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên, để đánh giá một cách toàn diện về hậu quả của những rủi ro trong hoạt động kinh doanh XNK hiện nay là rất khó. Bởi hệ thống thống kê kinh tế Việt Nam còn yếu kém, đặc biệt là đối với những vấn đề nhạy cảm này, không một doanh nghiệp nào muốn tiết lộ thông tin về những rủi ro mình phải gánh chịu trong kinh doanh quốc tế, vì họ cho rằng điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp. Do đó, trong phạm vi đề tài nghiên cứu này chỉ đề cập tới những rủi ro đã, đang và có khả năng xảy ra trong tương lai làm hạn chế hiệu quả của hoạt động kinh doanh XNK. Trong hoạt động kinh doanh XNK có nhiều rủi ro, nhưng trong phạm vi luận văn chỉ nghiên cứu những nhóm rủi ro chính thường gặp trong hoạt động kinh doanh XNK trong những năm gần đây.

Có thể bạn quan tâm:

Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Thạc Sĩ

2.2. THỰC TRẠNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XNK

2.2.1. RỦI RO KÝ KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )

Trong quá trình thương lượng, ký kết và thực hiện hợp đồng, các doanh nghiệp XNK Việt Nam thường gặp một số rủi ro sau: đối tác không có tư cách pháp nhân để thực hiện hợp đồng, hoặc không thực hiện hợp đồng do bất khả kháng, hoặc không có khả năng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của hợp đồng (liên quan đến từng điều khoản trong hợp đồng mua bán).

Rủi ro do không xác định tên hàng cụ thể, tên hàng được ghi sai một cách cố tình hoặc vô tình dẫn đến rủi ro gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

Công ty dệt may xuất khẩu X ở thành phố Hồ Chí Minh tiến hành giao dịch mua chỉ thêu của một công ty Đài Loan. Trong lần giao dịch đầu tiên, hai bên đã thống nhất quy định về chất lượng hàng căn cứ theo tiêu chuẩn của người bán là nhà sản xuất quy định và được người mua – phía Việt Nam chấp nhận, nên trong hợp đồng không đề cập chi tiết về chất lượng mà chỉ ghi theo lần giao dịch trước. Do sự đồng ý và tin cậy giữa các bên nên khi mẫu hàng giao cho bên Việt Nam kiểm tra thì đạt chất lượng, người bán phía Đài Loan tiến hành giao hàng nhưng không lưu lại mẫu và không giữ lại chứng từ quy định tiêu chuẩn chất lượng đã được hai bên đồng ý. Hai bên thực hiện nhiều thương vụ mua bán với nhau, người mua phía Việt Nam tin tưởng vào chất lượng hàng hoá các giao dịch lần trước và mọi giao dịch tiến hành bình thường. Nhưng khi người bán thay đổi trưởng bộ phận sản xuất, vì không lưu lại chứng từ quy định tiêu chuẩn chất lượng đã ký kết, do vậy sản phẩm sản xuất ra khác chất lượng đã đặt hàng, công ty bên Việt Nam vẫn nhập chỉ thêu này và đưa vào sản xuất bình thường, sản phẩm của công ty bị đổi màu sau khi giặt do màu của chỉ thêu bị lem sang. Khách hàng của công ty Việt Nam bị khiếu nại về chất lượng sản phẩm, dẫn đến công ty mất uy tín với khách hàng[4].

Trong trường hợp trên, rõ ràng đối tác vô tình chứ không cố ý giao hàng sai chất lượng, nhưng vì công ty tin tưởng đối tác, giao dịch nhiều lần tạo thói quen bỏ qua khâu kiểm tra chất lượng lô hàng theo tiêu chuẩn hai bên đã quy ước nên đã gặp rủi ro. Bên cạnh đó, công ty lại không có những tiêu chuẩn chất lượng cụ thể để giải thích với khách hàng, và trong hợp đồng ký kết mua chỉ thêu lại không có điều khoản phạt.

Rủi ro do lựa chọn đơn vị đo lường có dung sai, nhưng doanh nghiệp không lựa chọn mức dung sai hợp lý.

Trong trường hợp mặt hàng có đơn vị đo lường được phép dung sai nếu doanh nghiệp không lựa chọn mức dung sai hợp lý thì khi giá thị trường biến động, tăng hoặc giảm, người bán sẽ chọn dung sai trừ (-) khi giá thị trường vào lúc giao hàng cao hơn so với giá hợp đồng và chọn dung sai (+) khi thị trường thấp hơn giá hợp đồng. Rủi ro này đã xảy ra đối với một doanh nghiệp sản xuất dược phẩm của Việt Nam

Doanh nghiệp sản xuất dược của Việt Nam ký kết hợp đồng mua nguyên liệu của một công ty Pháp. Trong điều khoản số lượng quy định 10.000 tấn, dung sai +/- 5% do người bán chọn. Giá USD 50/MT CIF Saigon Port, Incoterm 2000. Thời hạn giao hàng 01 tháng sau khi hợp đồng được ký. Khi đến thời điểm giao hàng, giá nguyên liệu sản xuất dược trên thị trường tăng USD 65/MT CIF Saigon port. Người bán Pháp giao hàng với khối lượng 9500 tấn, do vậy phía người nhập khẩu Việt Nam bị thiệt 25000 USD[4]. ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )

Rủi ro đối với người bán trong thương lượng và ký kết hợp đồng, người mua từ chối nhận hàng khi giá thị trường giảm vào thời điểm giao hàng và lấy lý do hàng kém chất lượng.

Một công ty chuyên sản xuất hàng nông sản Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu lạc nhân với số lượng 20000 tấn cho một công ty của Đài Loan. Điều khoản thanh toán trong hợp đồng theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ, D/A (Documents against Acceptance), trả chậm sau 60 ngày tính từ ngày giao hàng. Hàng được xuất khẩu theo điều kiện CIF giao tại cảng đến Kaohsung, Taiwan. Khi hàng được đưa tới cảng đến giá thị trường giảm 30% với giá quy định trong hợp đồng, vì vậy người mua đưa lý do hàng không đúng chất lượng và từ chối nhận hàng. Nhưng người bán lại không thể kiện người mua vì trong hợp đồng đã ký thì điều kiện chất lượng chỉ ghi là: “Đậu phộng nhân loại một được sự đồng ý của 2 bên”. Rõ ràng trong câu này không quy định rõ chi tiết về hàng hoá, do vậy thiệt hại thuộc về phía Việt Nam [4].

Rủi ro do quy cách phẩm chất, chất lượng hàng hoá không rõ ràng, chung chung, không nắm vững đặc tính của hàng hoá nên gây ra khiếu kiện, thiệt hại cho người xuất khẩu.

Ngày 20/01/1992 công ty Vietintim ký hợp đồng xuất ớt bột với công ty Czimex Tiệp Khắc. Vì không quy định gì về hàm lượng độc tố aflatoxin của ớt bột và quy định của nước đối tác, do vậy đối tác căn cứ vào lượng độc tố của ớt bột mà công ty xuất có hàm lượng aflatoxin cao để kiện Vietintim dẫn đến thiệt hại cho công ty này.

Trong điều khoản chất lượng, nếu DN Việt Nam không quy định kết quả giám định ở cảng đi hay cảng đến có giá trị cuối cùng thì khi xảy ra tranh chấp, phía Việt Nam sẽ gặp rủi ro bởi các bên khi giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến điều khoản chất lượng, quy định này được xem như là một cơ sở để xét lỗi.

Công ty A&J Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu lạc nhân với Liên đoàn xuất nhập khẩu Selsko Nga với số lượng là 1200 MT lạc nhân (FOB Hải Phòng, thanh toán bằng phương thức nhờ thu). Trong điều khoản chất lượng không ghi rõ kết quả giám định phẩm chất ở cảng đi có giá trị cuối cùng vì vậy khi hàng cập cảng Vladivostok, Selsko giám định thấy lạc thiếu trọng lượng và bị mốc 40%. Căn cứ vào giám định này Selsko bắt lỗi người xuất khẩu Việt Nam và phía Việt Nam bị thiệt.

2.2.2. RỦI RO TRONG LỰA CHỌN PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )

Phương thức thanh toán L/C là phương thức thanh toán phức tạp nhưng có độ an toàn nhất trong 3 phương thức thanh toán quốc tế, vì vậy đa số các doanh nghiệp kinh doanh XNK lựa chọn phương thức này trong thanh toán XNK. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê, phương thức này chiếm 85% tổng giá trị thanh toán hàng hoá XNK ở NHNT. Tuy nhiên, phương thức thanh toán này cũng tồn tại nhiều rủi ro, nảy sinh từ những khâu mang tính “kỹ thuật” của phương thức này.

Căn cứ trả tiền duy nhất trong thanh toán L/C là bộ chứng từ gửi hàng (chứng từ hoàn hảo), nhưng thế nào là một bộ chứng từ hoàn hảo để các ngân hàng chấp nhận thanh toán thì không thống nhất giữa họ [6] . Có thể cùng một bộ chứng từ nhưng ngân hàng này cho là hợp lệ còn ngân hàng khác thì lại không. Sự yếu kém của nghiệp vụ của cán bộ, các yếu tố thuộc pháp quy đôi khi dẫn đến hậu quả là các doanh nghiệp XNK Việt Nam bị khiếu kiện và phải bồi hoàn các chi phí phát sinh hoặc gây thiệt hại về vật chất và uy tín không những của doanh nghiệp mà còn của cả ngân hàng Việt Nam.

Có thể kể đến một thương vụ điển hình bắt đầu ngày 17/02/2000, hợp đồng ngoại thương (số 611/171/20) được ký kết giữa bên bán là công ty Helm Dungenmittel Gmbh, Hamburg – Đức (gọi tắt là công ty Helm) và bên mua là công ty XNK tổng hợp III – chi nhánh Hà Nội (gọi tắt là Công ty Centrimex- Hà nội). Theo hợp đồng, công ty Helm bán cho công ty Centrimex – Hà nội 10.000 tấn phân urê Trung Quốc, trị giá hợp đồng là 1.451.937,75 USD, thanh toán theo phương thức L/C. BHF là ngân hàng bên bán, Sở giao dịch I – Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn là ngân hàng phát hành L/C. Sau khi nhận được bộ chứng từ do BHF gửi tới, sở giao dịch I phát hiện thấy sai sót [2]:

+ Vận đơn đường biển (B/L) không ghi chú ngày bốc hàng lên tầu.

+ Số tiền bằng chữ ghi sai trên hối phiếu. Số tiền bằng số: 1.451.937,75USD được ghi bằng chữ trên hối phiếu là “ Một-bốn-năm-một- chín-ba-năm-75/100 USD”.

+Trên hối phiếu không ghi Ngân hàng trả tiền. ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )

Vì ba lý do trên, Công ty Centrimex yêu cầu SGD I từ chối thanh toán trả tiền. Về phía BHF, do không chấp nhận những lỗi của bộ chứng từ do phía Việt Nam đưa ra, sau khi thương thảo nhiều lần đã ghi nợ 1,45 triệu USD…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia hàng hải quốc tế và một số công ty Luật nước ngoài thì:

+ Ngày gửi hàng đã nêu trong “ Vận đơn hợp đồng thuê tàu” theo quy định quốc tế “ ngày cấp vận đơn được xem như ngày bốc hàng lên tàu và ngày gửi hàng”.

+ Theo điều 13 a – UCP 500, các chứng từ không được quy định trong thư tín dụng sẽ không được các Ngân hàng kiểm tra [10][18]. Trong trường hợp trên, do trong L/C không quy định BHF phải có hối phiếu đi kèm để đòi tiền Centrimex – Hà Nội vì thế, hối phiếu đó không được coi là một chứng từ thanh toán.

+ Cũng theo lập luận trên thì việc số tiền ghi trên hối phiếu không phải là lý do sai để từ chối thanh toán.

Trường hợp trên cho thấy lựa chọn và thực hiện hình thức thanh toán L/C đòi hỏi nghiệp vụ cao, gồm cả nghiệp vụ về thanh toán, vận tải, bảo hiểm… đòi hỏi quy trình thực hiện chính xác tuyệt đối mà không phải lúc nào các bên tham gia cũng có khả năng thực hiện. Mặt khác, do nghiệp vụ thanh toán L/C chỉ căn cứ trên chứng từ chứ không căn cứ vào thực trạng hàng hoá nên đã tạo khe hở để các tổ chức, cá nhân tiến hành lừa đảo.

Trong các hoạt động giao dịch L/C ở hầu hết các quốc gia đều được điều chỉnh bởi UCP Tuy nhiên, môi trường pháp luật ở các quốc gia khác nhau, tức là hệ thống pháp luật riêng điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong L/C dẫn đến rủi ro[9],[18].

Trường hợp công ty Lương thực Cần Thơ xuất khẩu gạo cho một khách hàng Đức, thanh toán bằng L/C do một Ngân hàng Đức phát hành. Khi nhận được bộ chứng từ hoàn hảo thì Ngân Hàng Đức đã được lệnh của Toà án là giữ toàn bộ số tiền của L/C (725.500USD) để giải quyết nợ cũ của công ty lương thực. Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình theo đúng L/C (L/C này cho phép người bán chiết khấu chứng từ theo uỷ quyền của Ngân hàng phát hành). Chi nhánh NHCT Cần Thơ đã chiết khấu chứng từ theo uỷ quyền của Ngân hàng Đức đó, nhưng số tiền 725500 USD không đòi được do phía Ngân hàng Đức trả lời là bị toà án phong toả, công ty Lương thực Cần Thơ vừa không thu được tiền lại vừa phải trả tiền cho NHCT chi nhánh Cần Thơ theo cam kết chiết khấu truy đòi. ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )

Trình độ nghiệp vụ TTQT của nhiều doanh nghiệp còn kém, kiểm tra L/C chưa kỹ, nội dung L/C mập mờ, có những điều khoản mà mình không thực hiện được, hoặc sẽ gây ảnh hưởng rủi ro trong quá trình thanh toán[11].

Trong trường hợp Artexport Hà nội ký hợp đồng bán hàng cho Pierluigi E.C.SNG, Italy. Hai L/C liên quan số 575CIM6646 quy định: “B/L issued by SM Logistics Gruppo Serra Mrzario S.P.A”- “ Vận đơn do công ty SM… ký phát” nhưng thực tế ở Việt Nam không có hãng tàu này, nên việc giao hàng được thực hiện qua hãng M&S Shipping Lines (công ty con của SM), dẫn đến Ngân hàng nước ngoài bắt lỗi chứng từ vì B/L phát hành không đúng quy định của L/C.

Trong quá trình thực hiện L/C, nội dung L/C có thể quá dài, nhiều sửa đổi, nhiều điều kiện nên lúc thực hiện khả năng rủi ro cao do doanh nghiệp bỏ sót một số yêu cầu nên bị từ chối hoặc khó khăn trong thanh toán.

Trong trường hợp thư tín dụng L/C của Kookmin Bank mở cho Viglaceglass quy định:

+ Giấy xác nhận của người hưởng lợi chứng tỏ bộ chứng từ hàng hoá không có giá trị thanh toán gửi đến người nhập khẩu trong vòng 05 ngày sau ngày giao hàng.

+ Giấy xác nhận của người hưởng lợi chứng tỏ họ đã Fax nội dung chi tiết việc gửi hàng cho người nhập khẩu.

+ Giấy xác nhận của người hưởng lợi chứng tỏ Giấy chứng nhận xuất sứ C/O và giấy chứng nhận kiểm nghiệm đã được gửi cùng hàng hoá.

Như vậy, L/C này yêu cầu 3 chứng từ khác kèm theo. Sau khi gửi hàng đị NHNT nhận được điện từ chối thanh toán của Kookmin Bank vì lý do chỉ nhận được một giấy chứng nhận của người bán.

Qua những trường hợp trên, ta thấy những rủi ro đã nêu xuất phát từ lựa chọn phương thức thanh toán, dù là phương thức có độ an toàn rất cao như L/C. Nguyên nhân của tình trạng này chính là sự yếu kém về nghiệp vụ cũng như sự thiếu thông tin về đối tác của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam, dẫn đến các doanh nghiệp này chấp nhận những L/C có các điều khoản bất lợi cho mình trong quá trình thực hiện những quy định đó. Hơn nữa, nhiều doanh nghiệp không lập được một bộ chứng từ hoàn hảo để đòi tiền. Ngân hàng buộc phải thanh toán cho người xuất khẩu, còn những phát sinh trong quá trình thực hiện các điều khoản khác của hợp đồng như hàng giao không đúng số lượng, chủng loại, chất lượng thì hai bên phải giải quyết theo điều khoản giải quyết tranh chấp trong hợp đồng. Phía nhập khẩu chỉ có thể kiện phía xuất khẩu trên cơ sở hợp đồng thương mại chứ không thể từ chối thanh toán. Những tranh chấp giữa người mua và người bán dẫn đến những tranh chấp giữa ngân hàng phát hành và ngân hàng chiết khấu…

2.2.3. RỦI RO TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )

Rủi ro trong phương thức vận chuyển hàng hoá thường xảy ra do hàng hoá phải chuyển từ nước này sang nước khác, các yếu tố tự nhiên như thiên tai lũ lụt là một ẩn số đối với sự an toàn của các phương thức vận chuyển, dù là bằng đường thuỷ, đường không hay đường bộ. Thông thường đối với những loại rủi ro này, chủ hàng thường sử dụng biện pháp là mua bảo hiểm cho hàng hoá để hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra. Trong giới hạn, luận văn trình bày rủi ro trong phương thức vận tải đường biển, vì trong giai đoạn hiện nay, hàng hoá hữu hình vận tải bằng đường biển là chủ yếu (vận tải đường biển đảm nhận trên 80% khối lượng hàng hoá trên thị trường thế giới).

Trong vận tải đường biển, ngoài những rủi ro do các yếu tố thiên tai, tai nạn bất ngờ còn do yếu tố chủ quan, nhất là trong sử dụng vận đơn đường biển B/L và quy ước các điều kiện trong vận đơn đường biển. Vận đơn đường biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với buôn bán quốc tế. B/L chính là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở đã ký kết, là biên lai xác nhận quyền sở hữu hàng hoá đồng thời liên quan tới nhiều lĩnh vực như vận tải, giao nhận, thanh toán, bảo hiểm, khiếu nại…Những lỗi thường gặp khi sử dụng B/L là [8]:

  • Tiêu đề của vận đơn và cảng xếp hàng không xác định cụ thể trên vận đơn.
  • Tranh chấp về cách thể hiện vận đơn đường biển gốc
  • Tranh chấp về chuyển quyền sở hữu và rủi ro hàng hoá.
  • Tranh chấp về thanh toán và giao hàng không xuất trình vận đơn đường biển gốc.
  • Tranh chấp về điều khoản cước đã trả.
  • Tranh chấp về cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng ghi trên vận đơn.
  • Tranh chấp liên quan đến ngày ký vận đơn.
  • Tranh chấp về người ký vận đơn và người chịu trách nhiệm về hàng hoá.

Ngoài ra rủi ro trong vận tải đường biển xảy ra do một số nguyên nhân như:

  • Chủ tàu vô trách nhiệm, người điều khiển tàu chủ quan, thiếu mẫn cán, không chấp hành các quy định an toàn hàng hải…gây tai nạn làm hư hỏng, mất mát hàng hoá. ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )
  • Tàu cũ, tàu già, trang thiết bị lạc hậu không đảm bảo yêu cầu chở hàng.
  • Các phương tiện hỗ trợ tại các cảng đi, cảng đến, cảng trung chuyển không đảm bảo điều kiện an toàn về kỹ thuật.

Tóm lại rủi ro trong quá trình vận tải, một mặt do những nhân tố bất khả kháng như các yếu tố thời tiết, thiên tai…mặt khác cũng giống rủi ro trong lựa chọn phương thức thanh toán đó là rủi ro liên quan đến vấn đề nghiệp vụ. Các doanh nghiệp Việt Nam thường xuất FOB và nhập CIF nên thuê tàu và mua bảo hiểm ít xảy ra. Tuy nhiên, vẫn xảy ra nhiều trường hợp đáng tiếc.

Ví dụ ngày 24/08/2000 công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà nội (TOCONTAP) mua 10.000 tấn bột mì trị giá 1.755.840 USD (FOB Bombay- Ấn Độ), TOCONTAP thuê tàu Romashka của Katsan Shipping Company (Hồng Công) để chở hàng về với giá chở 25USD/tấn.

Tàu Romaska thực chất đóng tại Balan, hạ thuỷ năm 1970. Khi ký hợp đồng thuê tàu, người nhân danh chủ tàu cam kết “Tàu Romashka được xếp hạng cao nhất của LLoyds (đăng ký tại Anh Quốc) hoặc tương đương”. Tàu còn được Hội bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tầu UK London trả lời bằng văn bản xác nhận tàu đã được Hội nhập bảo hiểm trách nhiệm.

Trong khi tàu bốc xong hàng và neo ở cảng Bombay chuẩn bị hành trình về Hải Phòng thì gặp trận gió mùa cực mạnh, tàu bị đứt dây neo và trôi dạt vào bờ cảng Worki, bị mắc cạn, nước biển ngập hầm hàng và làm ướt toàn bộ 9.125 tấn bột mỳ đóng bao cùng 224 tấn dầu FO, gây ô nhiễm vùng biển. Thuỷ thủ tàu được Hải quân Ấn Độ cứu vào bờ, chủ tàu bị truy cứu trách nhiệm trước toà án Ấn Độ và tàu bị phong toả, TOCONTAP mất cơ hội kinh doanh và phương án nhập bột mỳ không thực hiện được.

Trong một số trường hợp các doanh nghiệp Việt Nam xuất FOB nhưng sau khi giao hàng vẫn tiếp tục tham gia giúp đỡ chuyển tải hàng hóa nên cũng gặp rủi ro. Ngày 28/07/1995, công ty A của Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu 10.000MT +/-5% gạo, 10% tấm với giá 310USD/ tấn FOB Hải Phòng với đối tác nước ngoài và họ uỷ nhiệm cho công ty giao nhận B đứng ra thuê tàu chở hàng hoá. Theo chỉ định của công ty A, người bán B giao hàng lên tàu FUGODEN và vận đơn hoàn hảo do thuyền trưởng tàu này ký, nhưng sau đó tàu FUGODEN bị tạm giữ theo lệnh của Toà án thành phố Hồ Chí Minh. Người mua yêu cầu chuyển tải sang tàu TAIYAN và đề nghị đổi lại 50% lô gạo có thể bị hư hỏng (4.871 MT). Công ty B đã chuyển gạo với tổng chi phí là 6585,450USD và 414.266.000VND, nhưng khi đòi người mua chi phí này thì người mua không thanh toán vì lỗi thuê tàu thuộc công ty A (đối tác chỉ yêu cầu công ty B hợp tác đắc lực trong việc chuyển tải). Hơn nữa khi công ty B nhận thấy 4.871 MT gạo không đạt phẩm chất quy định nên đã tự động giảm 33.000 USD để bán hàng nhằm tránh gạo tiếp tục mất chất lượng hơn, hành động này không được người mua yêu cầu nên người bán Việt Nam phải chịu toàn bộ khoản giảm giá này. Rõ ràng trong trường hợp này nếu người bán Việt Nam chỉ giao hàng đúng theo điều kiện bán là FOB thì sẽ không gặp những rủi ro nói trên.

2.2.4. RỦI RO BẢO HIỂM ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )

Rủi ro trong bảo hiểm hàng hoá cũng thường xuyên xảy ra, làm phương hại tới quyền lợi của chủ hàng XNK. Giống như rủi ro đối với phương thức thanh toán hay vận tải, rủi ro trong bảo hiểm thường phát sinh do lỗi mang tính nghiệp vụ khi thực hiện ký kết hợp đồng bảo hiểm. Đối với các doanh nghiệp XNK Việt Nam thường mua CIF bán FOB nên ít quan tâm tới việc mua bảo hiểm và thuê tàu. Việc thuê tàu và mua bảo hiểm hàng hóa trong vận chuyển thường do phía nước ngoài đảm nhận, do vậy khả năng xảy ra rủi ro là rất lớn.

Nếu hai bên không quy định cụ thể về hợp đồng bảo hiểm thì có thể xảy ra rủi ro, đặc biệt là việc xác định không gian, thời gian, trách nhiệm cũng như các điều kiện bảo hiểm. Theo tập quán bảo hiểm quốc tế, không gian trách nhiệm được hiểu là “ từ kho đến kho”. Tuy nhiên, tập quán hàng hải quốc tế lại thường quy định không gian bảo hiểm là “từ cảng đến cảng” hay “ từ lan can đến lan can”.

Trong trường hợp giành được quyền vận tải và đảm nhận mua bảo hiểm hàng hoá, các công ty Việt Nam thường gặp rủi ro như: thuê phải tàu già, bảo hiểm không đúng điều kiện.

Trường hợp công ty Xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà nội (TOCONTAP) mua 10.000 tấn bột mì trị giá 1.755.840 USD (FOB Bombay- Ấn Độ), TOCONTAP thuê tàu Romashka đã già của Katsan Shipping Company (Hồng Công) để chở hàng về với giá chở 25USD/tấn, mua bảo hiểm của Bảo Minh. Khi tàu gặp sự cố do gió mạnh đứt neo, bị mắc cạn và làm ướt toàn bộ bột mỳ, TOCONTAP đã lập hồ sơ gửi đến công ty bảo hiểm Bảo Minh để được bồi thường khi tổn thất xảy ra. Bảo Minh giám định và điều tra là tàu Romashka đã quá già và không đủ điều kiện đi biển nữa do đó từ chối bồi thường.

2.2.5. RỦI RO DO CHÍNH TRỊ, PHÁP LÝ ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )

Rủi ro về chính trị được hiểu như là những chính sách của chính phủ áp dụng làm giới hạn cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tư, cụ thể là khả năng các cơ quan của chính phủ tạo nên sự thay đổi trong môi trường kinh doanh của quốc gia tác động đến lợi nhuận và những mục tiêu khác của công ty kinh doanh. Sự biến động chính trị trên trường thế giới cũng có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, nếu như chúng ta không nhìn nhận yếu tố này một cách tổng thể thì sẽ không trách được các rủi ro. Đối với môi trường kinh doanh trong nước, nhờ có cải cách về hành chính và chính sách mới đáp ứng yêu cầu hội nhập, Việt Nam đã được tổ chức tư vấn về các rủi ro chính trị và quốc tế đánh giá cao, là nơi an toàn nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương,

Rủi ro pháp lý là rủi ro liên quan đến vấn đề pháp lý, thường đưa đến tranh chấp kiện tụng kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Rủi ro pháp lý bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

  • Do sự thay đổi về luật pháp liên quan đến kinh doanh như quy định về nhãn hiệu hàng hoá, môi trường lao động…
  • Doanh nghiệp thiếu các kiến thức về pháp lý.
  • Thiếu chặt chẽ trong hợp đồng kinh tế hoặc đầu tư.
  • Vi phạm luật quốc gia như luật chống độc quyền, chống bán phá giá, chống phân biệt chủng tộc…

Trong những năm gần đây, cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá. Bên cạnh một số mặt hàng của Việt Nam ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới, đã xuất hiện một số trường hợp hàng Việt Nam gặp rủi ro chính trị, pháp lý điển hình do các nước áp dụng chính sách bảo hộ trong nước và vấn đề doanh nghiệp chưa hiểu, chú ý về pháp luật, cũng như quy định về thương hiệu trong kinh doanh xuất nhập khẩu trên thị trường khu vực và quốc tế.

Hàng hoá xuất khẩu bị nước nhập khẩu điều tra áp dụng thuế bán phá giá với mức độ ảnh hưởng và hậu quả kinh tế ngày càng lớn, từ những hàng hoá như gạo, giầy dép đến bật lửa, tỏi…đều bị kiện bán phá giá, điển hình là cá da trơn và tôm bị kiện bán phá giá ở Mỹ không những làm cho kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam bị giảm sút, gây ảnh hưởng tới hàng vạn người dân Việt Nam đồng thời tạo tiền lệ xấu cho các nước nhập khẩu điều tra chống bán phá giá với các sản phẩm nông nghiệp và thuỷ sản khác của nước ta. Trong tương lai khi hàng xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh cao hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh, tăng đột biến vào Mỹ thì khả năng bị đánh thuế bán phá giá sẽ càng cao.

2.2.6. RỦI RO TỶ GIÁ ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )

Phần lớn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu vẫn chủ yếu thanh toán bằng USD (chiếm trên 70%), đồng EURO chiếm 15%. Trong bối cảnh tỷ giá giữa VNĐ và USD được nhà nước điều chỉnh và quản lý với chính sách khá ổn định, tưởng chừng như không bị ảnh hưởng trước sự mất giá của đồng USD hay các đồng tiền khác. Thế nhưng rủi ro tỷ giá trong hoạt động xuất nhập khẩu là loại rủi ro thường xuyên, thường trực mà các doanh nghiệp gặp phải. Sự thay đổi tỷ giá làm thay đổi giá trị kỳ vọng của các khoản thu, chi ngoại tệ trong tương lai, khiến cho hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng đáng kể.

Ví dụ ngày 18/11/2002, công ty Sagonimex đang thương lượng ký hợp đồng xuất khẩu trị giá 200.000USD. Hợp đồng sẽ đến hạn thanh toán vào ngày 18/05/2003 (sau sáu tháng kể từ ngày ký hợp đồng). Tại thời điểm thương lượng, tỷ giá USD/VND=15.381 nhưng sự không chắc chắn của tỷ giá này trong tương lai sáu tháng sau chứa đựng rủi ro của hợp đồng này. Nếu trong thời điểm thanh toán đó tỷ giá USD/VND là 15.281 thì cứ mỗi USD xuất khẩu, công ty lỗ 100VND, tính toàn bộ hợp đồng thì công ty sẽ lỗ là 200.000×100 =20.000.000VND. Nếu tính chung nhiều hợp đồng mà công ty ký cùng thời điểm này thì tổn thất sẽ lớn hơn rất nhiều.

Tỷ giá giữa các đồng ngoại tệ mạnh trong những năm gần đây biến động liên tục theo diễn biến của tình hình kinh tế thế giới, ảnh hưởng đến thanh toán hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp. Thực tế cho thấy nhiều doanh nghiệp vẫn tự tính toán để dự phòng rủi ro này hơn là sử dụng bất kỳ một công cụ chuyên nghiệp nào của thị trường tiền tệ. Cách làm của các doanh nghiệp thường căn cứ theo nhu cầu thanh toán để chuyển đổi và lựa chọn đồng tiền…Bản thân hệ thống các ngân hàng thương mại cũng chưa cung cấp đủ các dịch vụ trong lĩnh vực này hoặc mới triển khai và tiếp cận, chính vì vậy các ngân hàng chưa tư vấn và thuyết phục được các doanh nghiệp sử dụng các công cụ nghiệp vụ.

2.2.7. RỦI RO DO THIẾU THÔNG TIN, LỪA ĐẢO, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )

Sự bùng nổ thông tin ngày nay với sự hỗ trợ đắc lực của cách mạng tin học, công nghệ mã-số hoá, sự ra đời các mạng thông tin vệ tinh như Internet, Intranet, Extranet, Bridge Tellerate…đã tạo điều kiện thuận lợi giúp cho hoạt động giao dịch, thông tin kinh doanh trở nên trôi chảy hơn, nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn. Đây cũng chính là một công cụ hữu hiệu thúc đẩy quá trình hội nhập và tạo nên thành công của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hoạt động XNK, nếu các doanh nghiệp không tìm hiểu kỹ các đối tác, nắm vững thông lệ và tập quán quốc tế cũng như chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ để thẩm định năng lực tài chính để đảm bảo họ có khả năng thanh toán và thực hiện đơn hàng cũng như không có yếu tố lừa đảo… thì DN sẽ gặp rất nhiều rủi ro. Khai thác thông tin tốt còn giúp các doanh nghiệp đưa ra dự báo chính xác về xu hướng biến động của thị trường thế giới nói chung và biến động của ngành, hàng hoá nào đó nói riêng. Mọi thông tin dự báo đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hiện nay khâu thống kê kinh tế và dự báo là một điểm yếu của các doanh nghiệp Việt Nam. Năm 2002 các doanh nghiệp xuất khẩu, các nhà vườn cà phê ở Tây Nguyên đã mất đi hàng chục tỷ đồng do tác động của nguồn thông tin dự báo thiếu chính xác. Niên vụ 2001-2002 lượng dự trữ cà phê toàn thế giới thặng dư trên 300 ngàn tấn, người trồng cà phê bán tống, bán tháo với giá thấp hơn chi phí sản xuất xã hội, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê không ai còn giám đầu tư dự trữ. Cuối niên vụ 2002-2003 trước cơn sốt giá không ai còn cà phê để bán. Sang năm 2003, chiến sự Irắc do liên quân Anh- Mỹ sắp bùng nổ các nhà phân tích nhận định “khi chiến tranh nổ ra, giá dầu thô thế giới có thể tăng 80-100 USD/ thùng. Giá phân bón các loại có thể tăng 30-50% so với mức bình thường. Các nhà nhập khẩu, cục dự trữ quốc gia một số nước thi nhau nhập khẩu, đảm bảo mức an toàn nếu chiến sự kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm, đẩy giá dầu thô và thế giới tăng vọt, trong đó có các doanh nghiệp Việt Nam. Khi cuộc chiến nổ ra, giá dầu thô phân bón thế giới giảm đột ngột làm cho nhiều doanh nghiệp nhập khẩu đứng trước nguy cơ thua lỗ trên 157,2 tỷ đồng.

Đối với từng doanh nghiệp cụ thể, trong từng thương vụ, do hạn chế ở khâu thu thập và xử lý thông tin trong quyết định kinh doanh, nhất là quá tin vào đối tác dẫn đến bị đối tác lừa. Ví dụ sau đây là minh hoạ rất chân thực cho rủi ro này:

Một công ty XNK ở Bình Thuận ký hợp đồng nhập khẩu 1870 tấn bột mỳ trị giá 492.420 USD với công ty Bay Pacific – Singapore, (công ty Bay Pacific mua lại số bột mỳ này của một công ty Ấn Độ. Ngày 28/11/1995, Ngân hàng Công Thương Việt Nam mở L/C số 0001600A95LC0013 cho người hưởng lợi là công ty Bay Pacific – Singapore và được Ngân hàng Mess Pierson – Singapore xác nhận. Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán thì phía người nhập khẩu Việt Nam nhận được thông báo con tàu ghi trên B/L đã bị phết sơn lại và thay đổi tên khác, hơn nữa tầu này đang bị giữ ở Trung Quốc và đang chuẩn bị ra toà xét xử. Trên tàu có hai mặt hàng chính là bột mỳ và thép nhưng lô hàng bột mỳ đã không còn, chỉ còn lô thép bị Trung Quốc giữ lại và đưa vào kho. Ngân hàng Công thương Việt Nam đã buộc phải bắt lỗi bộ chứng từ này để từ chối thanh toán, song ngân hàng Mess Pierson- Singapore (Ngân hàng này đã chiết khấu bộ chứng từ cho Bay Pacific) không chấp nhận và kiện Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Nhà nhập khẩu Việt Nam có nguy cơ phải trả 497420 USD mà không nhận được hàng, còn về phía Ngân hàng Công thương do bị kiện cáo nên mọi tài khoản NOSTRO của ngân hàng tại Singapore đều bị phong toả. Tại phiên toà chung thẩm, cán bộ Ngân hàng Công Thương Việt Nam được biết công ty Bay Pacific đã mở L/C qua ngân hàng Mess Perierson để nhập khẩu bột mỳ từ Ấn Độ, và yêu cầu họ xuất trình bộ chứng từ hàng hoá cùng toàn thể hồ sơ giao dịch liên quan nói trên và thấy bộ chứng từ này mắc nhiều sai sót. Chính ngân hàng Mess Perierson đã thông báo những sai sót này cho Ngân hàng Ấn Độ và công ty Bay Pacific nhưng họ không sửa chữa và ngay ngày sau đó đã gửi cho Ngân hàng Công thương Việt Nam với cam kết bộ chứng từ là hoàn hảo. Ngân hàng Mess Perierson đã không giải thích được những bất hợp lý này. Do đó, bên Việt Nam thắng kiện và tránh được thiệt hại hàng tỷ đồng. ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )

Một trong những vụ doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bị phía nước ngoài lừa do quá tin vào đối tác đó là trường hợp Unimex Thái Bình bán hàng cho đối tác Trung Quốc, hưởng L/C trị giá 700.000 USD do ngân hàng Fortis HongKong phát hành. Trong L/C quy định (Inspection certificate issued by Applicant signed by Mr XXX – giấy chứng nhận kiểm tra do ông XXX ký phát), dù Unimex Thái Bình đã nhận được thông báo của Ngân hàng về chú ý này nhưng do quá tin vào đối tác, thậm chí còn cử cán bộ sang cảng đến ký bảo lãnh cho người mua nhận hàng. Ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, Unimex đã xuất trình chứng từ để đòi tiền nhưng Ngân hàng Fortis Hong Kong đã từ chối thanh toán vì thiếu giấy chứng nhận kiểm tra.

Gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp làm giảm năng lực cạnh tranh, giảm uy tín và cơ hội phát triển, gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.

Ví dụ công ty Đông Nam Dược Bảo Long ký hợp đồng liên doanh với công ty Gree Wood của Nga và cho phép họ độc quyền tiêu thụ sản phẩm của công ty ở Nga. Để hợp đồng được thực hiện Gree Wood đã yêu cầu công ty Dược Bảo Long cho phép mình nợ tiền hai tháng kể từ ngày nhận hàng. Do khó khăn về tiền mặt nên công ty Bảo Long đã ký hợp đồng bán hàng qua công ty trung gian là của Việt Nam là Daphana – chuyên sản xuất mặt hàng tương tự như sản phẩm của Bảo Long. Hợp đồng lập theo từng đợt hàng, mỗi đợt hàng, Bảo Long trả cho Daphana 20% tiền hoa hồng và mỗi container hàng phải bớt lại để công ty Gree Wood mua hàng của Daphana. Một năm sau Gree Wood đã tự ý bỏ hợp đồng không mua hàng của Bảo Long nữa. Do bị cắt hợp đồng đột ngột, hàng hoá bị ứ đọng nên doanh thu giảm từ 1,3 tỷ đến 3 tỷ đồng mỗi tháng. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân thì Daphana và Gree Wood đã nhái tên thương phẩm của Bảo Long trên thị trường Nga đồng thời Gree Wood đăng ký và thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng rằng sản phẩm của Bảo Long hiện đang lưu hành trên thị trường Nga là sản phẩm giả [4].

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ RỦI RO XNK CỦA VIỆT NAM

Những năm vừa qua, có rất nhiều nguyên nhân gây ra những rủi ro trong hoạt động xuất nhập khẩu, một phần vì chính xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, phần vì nhà nước và các doanh nghiệp XNK Việt Nam chưa thực hiện một cách triệt để và hữu hiệu các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro.

2.3.1. NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN

Nhân tố kìm hãm tiến trình toàn cầu hoá là nguyên nhân gây cản trở và tăng khả năng rủi ro trong thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam nói riêng là:

  • Mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường và chức năng của nhà nước. Kinh tế thị trường là cơ sở và cốt lõi của toàn cầu hoá, những đòi hỏi của nó vượt khỏi một số chức năng quản lý kinh tế của nhà nước nhưng những chức năng này lại liên quan đến vấn đề an ninh kinh tế và lợi ích quốc gia. Kìm hãm quá trình toàn cầu hoá là kìm hãm hoạt động kinh tế thế giới nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )
  • Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch. Toàn cầu hoá kinh tế là tự do hoá di chuyển tư bản, buôn bán, quá trình sản xuất trên phạm vi toàn cầu, đòi hỏi mậu dịch tự do trên toàn thế giới. Đối ngược lại xu hướng này là chủ nghĩa bảo hộ với các biện pháp phi thuế quan ngày một tinh vi như các biện pháp hạn chế nhập khẩu, chống bán phá giá, chống trợ giá hàng hoá, hạn chế quảng cáo, thủ tục khai báo rườm rà, tiêu chuẩn kỹ thuật cao, tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ phức tạp. Ví dụ tại Mỹ, trong hệ thống Luật thương mại quan trọng của Mỹ có Luật về nguồn gốc xuất xứ hàng hoá, Luật thuế đối kháng, Luật chống bán phá giá, các Luật điều tiết thương mại nông sản, dệt may, Luật hạn chế nhập khẩu vì lý do an ninh, Luật hạn chế nhập khẩu về cán cân thanh toán, Luật về tiêu chuẩn kỹ thuật…
  • Yếu tố chính trị: Các nước phương Tây, nhất là Mỹ thường lợi dụng chiêu bài tự do, dân chủ, tôn giáo, sắc tộc để xen vào các hoạt động kinh tế, gây cản trở và làm chậm tiến trình gia nhập các tổ chức tài chính, thương mại cũng như các cam kết quốc tế của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, gây khó khăn đối với hoạt động xuất nhập khẩu cũng như nhiều chính sách khác.
  • Thể chế kinh tế: Do trình độ phát triển kinh tế các nước khác nhau nên trong quá trình toàn cầu hoá đòi hỏi mở cửa thị trường các nước như nhau là một mâu thuẫn lớn. Nước này không thể mở cửa theo mức độ và ý muốn của nước khác và ngược lại. Đối với các nước đang phát triển thì mở cửa thị trường không có nghĩa là thu được ngay những lợi ích của toàn cầu hoá, hệ thống luật pháp chưa hoàn thiện nên khó chống đỡ những rủi ro khủng hoảng kinh tế.
  • Sự khác biệt về văn hoá: Bản chất của toàn cầu hoá cũng là một nhân tố kìm hãm và gây ra rủi ro. Toàn cầu hoá để làm các nước xích lại gần nhau, nhập thành một nền kinh tế chung cho toàn thế giới, đòi hỏi phá vỡ mọi trở ngại, phân cách do con người dựng lên ở các nước.
  • Luật pháp và quy tắc quốc tế không bình đẳng: Những quy định luật pháp, quy tắc quốc tế phần lớn do các nước phát triển định ra, các luật pháp và quy tắc này thường đẩy các nước đang phát triển vào thế bất lợi, buộc các nước này phải hi sinh một phần chủ quyền quốc gia hoặc lợi ích kinh tế lớn để đổi lấy sự hoà nhập vào hệ thống này.

2.3.2. NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN

2.3.2.1. Nguyên nhân từ phía nhà nước 

  • Khó khăn trong hội nhập các tổ chức quốc tế 

Trong quá trình hội nhập, mục tiêu chính của Việt Nam là tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã cải thiện hệ thống chính sách, kinh tế, pháp luật. Tuy trải qua rất nhiều vòng đàm phán nhưng vẫn còn nhiều khó khăn để trở thành thành viên chính thức của tổ chức này – một thể chế tạo điều kiện thuận lợi cho ngoại thương Việt Nam phát triển và hạn chế nhiều rủi ro. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều trở ngại:

Tổ chức WTO hướng tới mục đích tốt đẹp là bảo đảm các nguyên tắc về thương mại công bằng. Tuy nhiên, thực chất WTO là “ trò chơi quyền lực giữa các nền kinh tế mạnh và yếu trong quan hệ song phương”. Các quy định của WTO vẫn mang tính không cân đối và thiên về có lợi cho các nước phát triển.

+ Nếu các nước nhỏ sử dụng cơ chế WTO để trừng phạt một nước mạnh hơn về kinh tế và chính trị, họ sẽ là người thiệt trước tiên.

+ Tham gia vào WTO tức là phải lựa chọn giữa chấp nhận tổng thể tự do hoá thương mại hay bị loại ra khỏi chế độ thương mại quốc tế.

+ WTO họp mỗi tuần trung bình 47 cuộc họp, các nước kém phát triển không đủ kinh phí để tham gia toàn bộ quá trình đó. ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )

Trên thực tế nhiều cuộc họp chỉ một số nước được mời tham gia, do vậy các quyết định của WTO phần lớn do các nước phát triển đưa ra. Trong bản cam kết hiệp định về dệt may, Hiệp định chống bán phá giá… chủ yếu bảo vệ lợi ích cho các nước phát triển.

  • Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện và đồng bộ

Trong xu thế quốc tế hoá nền kinh tế thế giới, định hướng phát triển nền kinh tế Việt Nam theo chính sách mở cửa và hội nhập, những rủi ro mà phía Việt Nam phải gánh chịu như sự bất công trong chính sách bảo hộ thương mại, sự chưa tương thích của hệ thống luật pháp trước những vấn đền mới nảy sinh như Bán phá giá, Luật quyền sở hữu bản quyền, công nghệ, chưa thúc đẩy vai trò của các hiệp hội ngành nghề trong bảo vệ lợi ích các ngành nghề và doanh nghiệp…

Về pháp luật, chính phủ ban hành, bổ sung nhiều điều Luật mới về chống bán phá giá, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, hoàn thiện và đổi mới nhiều luật như Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu… tạo cho doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng nhiều thuận lợi hơn. Điều này thể hiện qua kết quả kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam tăng liên tục trong 15 năm gần đây với giá trị ngày càng cao. Song lĩnh vực này vẫn thể hiện những yếu kém đó là:

Khung pháp luật chưa hoàn chỉnh:

Về vấn đề bán phá giá, hiện tượng hàng hoá xuất khẩu Việt Nam bị kiện bán phá giá manh nha từ năm 1999, Luật chống bán phá giá là một trong những yêu cầu khi Việt Nam tham gia WTO, nhưng cho đến nay, điều luật này chưa thực sự đi vào trong cuộc sống. Hàng Việt Nam bị kiện có xu hướng tập trung dần vào các mặt hàng thuỷ sản chủ lực manh nha là mặt hàng mới nổi như may mặc và đồ gỗ gia dụng, nhất là ở thị trường Mỹ. Tuy ở một khía cạnh nào đó, nước Mỹ đang dùng chiêu bài “ chống bán phá giá” như một vũ khí thương mại. Vậy thì các doanh nghiệp, các hiệp hội phải xác định và lường trước khả năng hàng xuất sẽ bị kiện bán phá giá nếu hàng hoá đó có tốc độ xuất khẩu tăng trưởng mạnh vào EU, hoặc Mỹ, từ đó để tham vấn cho các cơ quan hữu trách trong ứng xử thương mại.

Đối với vấn đề quyền sở hữu trí tuệ, Bộ Luật Dân sự thông qua năm 1995 có phần VI quy định về quyền sở hữu trí tuệ, sau đó là hàng loạt các nghị định thông tư ban hành. Ở các nước, Luật SHTT là một luật riêng biệt quy định rất chi tiết, cụ thể, rõ ràng và chia ra các nhánh gồm quyền sở hữu tác giả và sở hữu công nghiệp, sáng chế giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp…) ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )

Cơ chế xử lý vi phạm còn yếu: Năng lực của các cơ quan quản lý còn hạn chế. Hiện nay nhiều cơ quan cùng tham gia thực thi bảo hộ thương hiệu như Cục SHTT, Quản lý thị trường, Thanh tra khoa học công nghệ, Công An Kinh tế, Hải quan… Tuy nhiên, không cơ quan nào chịu trách nhiệm chính về vấn đề này, khi xét xử phải phụ thuộc vào ý kiến của nhiều cơ quan khác, các doanh nghiệp khi bị đánh cắp thương hiệu thì buộc phải đàm phán trực tiếp với đối tượng vi phạm.

Đối với vấn đề bán phá giá mặc dù Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế Xuất nhập khẩu số 04/98/QH ngày 20/5/1998 cho phép áp dụng thuế bổ sung đối với hàng hoá nhập khẩu bán phá giá vào Việt Nam, Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 04/04/2001 quy định việc xây dựng nguyên tắc áp dụng thuế chống bán phá giá năm 2001 nhưng cho đến nay Việt Nam cũng chưa áp dụng cho trường hợp chống bán phá giá nào vì chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn cụ thể việc điều tra phá giá và áp dụng thuế chống bán phá giá.

  • Vai trò của các hiệp hội 

Vai trò của các hiệp hội chưa phát triển mạnh, chưa đóng vai trò tham vấn cho các cơ quan nhà nước về chính sách cũng như chưa phối hợp với các cơ quan này trong giải quyết các vấn đề lên quan đến phát triển ngành.

Cùng với hệ thống luật pháp chưa thực sự hoàn chỉnh làm nhiều doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn. Luật về Hội được chủ tịch nước Hồ Chí Minh ký năm 1957 quy định về quyền lập hội của công dân. Năm 1992, Chính phủ ra nghị định 35/CP quy định thêm về khung pháp lý cho hoạt động của hội, tiếp theo là NĐ29/CP về dân chủ cơ sở. Mới đây nhất là nghị định 88/CP về các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ [3].

Tại thị trường trong nước, nhiều mặt hàng tiêu dùng nhập lậu tràn lan đánh bật nhiều hàng hoá của doanh nghiệp nội địa cũng như gây khó khăn và tổn thất cho các doanh nghiệp nhập khẩu làm ăn chân chính. Vì vậy, phải phát huy vai trò của các hiệp hội. Đó là bản thân các hiệp hội là cầu nối chủ động, đại diện cho lợi ích ngành cho các doanh nghiệp các tập thể công ty, phải giải quyết hài hoà giữa các mối quan hệ doanh nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà nước, doanh nghiệp với quan hệ kinh tế thế giới. Nếu xét theo những góc độ trên thì các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam có bề dày lịch sử và kinh nghiệm chưa nhiều, chưa phát huy vai trò, chức năng một cách hiệu quả của các doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước.

  • Hợp tác giữa các tổ chức, cơ quan đại diện với doanh nghiệp ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )

Trong thời gian qua, hoạt động của các tổ chức, cơ quan đại diện phục vụ phát triển kinh tế nói chung, trong đó có hỗ trợ các hoạt động kinh tế đối ngoại và đạt được kết quả như: mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là đối với hàng nông sản, thuỷ sản, hỗ trợ bảo vệ thương hiệu, cung cấp thông tin phát triển khoa học công nghệ. Tuy nhiên, sự phối hợp này đạt kết quả chưa cao.

Theo kết quả khảo sát của VCCI phối hợp với Bộ Ngoại Giao giữa năm 2003, chỉ gần 50 % doanh nghiệp, đã có sự phối hợp này và nhận được hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan đại diện trong các hoạt động kinh tế đối ngoại. Đây là hạn chế rất lớn mà nếu các doanh nghiệp biết khắc phục thì sẽ tránh được nhiều loại rủi ro. Nguyên nhân của thực trạng trên một phần do trong tổ chức bộ máy của các cơ quan đại diện chưa chú trọng về việc hỗ trợ các doanh nghiệp, thiếu cán bộ có trình độ, kiến thức chuyên ngành về kinh tế, thiếu động lực khuyến khích các cán bộ ngoại giao, hạn hẹp về kinh phí hoạt động. Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp quy mô phát triển nhỏ bé so với các đối thủ trên thế giới, e ngại rủi ro, chưa ưu tiên cho việc vươn ra thị trường khu vực và thế giới, do đó hoạt động kinh tế đối ngoại của các công ty chưa chú trọng đến việc khai thác và tận dụng các thông tin, các cơ hội do các cơ quan đại diện, các tổ chức tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp cung cấp. Thường thì các doanh nghiệp chỉ tìm đến các cơ quan này chỉ khi nhu cầu tác nghiệp trở nên cấp thiết đồng thời các cơ quan này còn thiếu trách nhiệm phối hợp trong khâu xử lý và trao đổi thông tin.

2.3.2.2. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp 

Đối với mỗi doanh nghiệp trong từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể gặp những rủi ro mang tính đặc thù riêng. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam thường sử dụng là phương thức truyền thống chuyển nhượng rủi ro ( bảo hiểm đối với hàng hoá XNK ) đối với những loại rủi ro tĩnh. Đối với những loại rủi ro động do các yếu tố như thông tin, pháp luật, hay sử dụng pháp luật, các công cụ nghiệp vụ để chủ động bảo vệ mình thì chưa chú trọng.

  • Thụ động đối phó với những rủi ro mang tính vĩ mô.

Thụ động đối phó với những rủi ro mang tính vĩ mô, có nghĩa là phần lớn các doanh nghiệp cập nhật, tìm hiểu văn bản pháp lý nhưng vẫn chưa quan tâm đến tư vấn pháp lý. Hầu hết các công ty lớn liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài đều có bộ phận hoặc nhân viên đảm trách việc liên quan, chính sách, pháp luật (Government Relation) với chức năng là cầu nối của doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước giải quyết những sự vụ cụ thể liên quan đến công ty (về mặt hành chính). Ngoài ra, bộ phận này còn chịu trách nhiệm cập nhật mọi thông tin liên quan đến các văn bản pháp luật và đưa đến từng phòng ban khác trong công ty. Đối với các công ty lớn của Việt Nam, sự đảm trách nhiệm vụ này chưa phân quyền, trách nhiệm cụ thể cho một bộ phận hoặc một cá nhân, các phòng ban thường tự thu thập và cập nhật thông tin về pháp luật theo năng lực và sự nhạy bén của của mình, chưa mang tính chuyên nghiệp cao. Đối với các công ty nhỏ thì công việc này thường trực tiếp cập nhật theo năng lực lãnh đạo công ty,và các phòng ban chỉ tập chung vào chuyên môn mà thường bỏ qua việc này.

  • Thu thập xử lý thông tin thị trường còn hạn chế. ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )

Ngoài một số Tổng công ty lớn, nhiều công ty xuất nhập khẩu nhất là các công ty Việt Nam chưa chú trọng khâu thu thập và xử lý thông tin về thị trường mình quan tâm trước khi tham gia vào thị trường đó. Điều này thể hiện ở nhận thức của doanh nghiệp về tính chủ động phối hợp với các cơ quan tư vấn thị trường các bộ ngành, thành lập phòng Marketing chuyên biệt của công ty, nghĩa là phòng Marketing không chỉ đơn thuần là làm các nghiệp vụ tiếp thị thông qua các công ty tư vấn, quảng cáo. Thu thập xử lý thông tin thị trường là một quá trình đúc rút kinh nghiệm, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao của các nhân viên. Chính vì thế, ngoài nhiệm vụ tiếp thị, phải phân tích một cách tổng thể các yếu tố về văn hoá, chính trị, kinh tế nói chung, các đối thủ và đối tác về phạm vi ngành nói riêng, cũng như sự tương tác giữa các yếu tố đó đối với chiến lược của công ty mình. Ví dụ: Hãng Sony có riêng bộ phận nghiên cứu về văn hoá Phật giáo…Công ty này đã đưa mẫu quảng cáo sản phẩm radio của mình với nội dung “ Phật tổ đang nằm nghiêng, hai mắt nhắm nghiền, bản nhạc tuyệt diệu phát ra từ băng casset của công ty, Phật tổ bắt đầu cử động theo tiếng nhạc và sau đó mở mắt ra” ở Thái Lan vì đây là một đất nước mà Phật giáo là Quốc giáo. Nhưng đối với người dân Thái, họ coi đây là một sự phỉ báng đối với Phật Tổ và tẩy chay hàng của Sony.

  • Một số dịch vụ “phòng ngừa hạn chế rủi ro” mà doanh nghiệp chưa quen sử dụng, hoặc khó tiếp cận.

Khó mua bảo hiểm đặc biệt (bảo hiểm rủi ro chiến tranh). Trong cuộc chiến tranh Irắc và chiến tranh Vùng Vịnh nói chung, do tình hình chiến tranh với những rủi ro cao nên mức chi phí tối thiểu bị bãi bỏ. Uỷ ban định giá London thông báo không nhận bảo hiểm rủi ro chiến tranh. Theo các công ty bảo hiểm của Việt Nam, các điều khoản bảo hiểm hàng vận chuyển, kể cả bảo hiểm chiến tranh mà họ đang sử dụng đều phụ thuộc vào thị trường thế giới, ngay sau khi nhận bảo hiểm thì họ đều phải tái bảo hiểm ngay với các nhà bảo hiểm trên thế giới. Nếu các nhà bảo hiểm Việt Nam có đề nghị bảo hiểm rủi ro chiến tranh sẽ phải thông báo trước với Uỷ ban trên, một doanh nghiệp ở Thành phố Hồ Chí Minh xuất khẩu lô hàng xà phòng trị giá 400.000 Euro vào Irắc xin mua bảo hiểm đã bị từ chối.

  • Dịch vụ của ngân hàng trong rủi ro tỷ giá còn hạn chế đồng thời doanh nghiệp chưa quan tâm đến các biện pháp chuyên nghiệp trong hạn chế rủi ro tỷ giá.

Tập quán của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là khi đến hạn thanh toán hợp đồng thì liên hệ trực tiếp với ngân hàng mua ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay (Nghiệp vụ Spot), phương tiện thanh toán chủ yếu vẫn là bằng đồng USD với tỷ giá được nhà nước quản lý điều chỉnh khá ổn định. Tuy nhiên, khi chọn đồng tiền thứ ba làm đồng tiền thanh toán bao giờ cũng tiềm ẩn rủi ro về tỷ giá bất kể là đồng USD hay một đồng ngoại tệ mạnh khác, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tự phỏng đoán và dự tính hơn là sử dụng các công cụ chuyên nghiệp của thị trường tiền tệ. Theo ý kiến của ông Lê Văn Trí, phó giám đốc công ty Casumina cho rằng: sử dụng các công cụ bảo hiểm tỷ giá có vẻ ngiêng nhiều về kinh doanh tiền tệ hơn là bảo hiểm tỷ giá, phần lớn các doanh nghiệp chưa quen, chỉ một vài doanh nghiệp được tư vấn sử dụng nghiệp vụ hoán đổi tỷ giá (nghiệp vụ Swap). Thực tế ít ngân hàng triển khai các nghiệp vụ này, đầu năm 2003, Ngân hàng nhà nước Việt Nam mới cho phép áp dụng nghiệp vụ mới là nghiệp vụ quyền chọn (Option) và thí điểm ở Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. ( Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu )

  • Năng lực cán bộ.

Chủ động đối phó với các rủi ro mang tính vi mô, nhưng phần lớn mới chỉ tập trung ở khâu đàm phán, ký kết hợp đồng và bảo hiểm và do trình độ yếu kém của đội ngũ cán bộ nên đã gây ra không ít rủi ro. Điều này thể hiện ở nhận thức và trình độ của đội ngũ cán bộ trực tiếp tác nghiệp về kiến thức mang tính chuyên môn. Chưa thấy được một cách đầy đủ và toàn diện về những rủi ro và biện pháp hạn chế trong từng quá trình thương lượng mua bán một cách tổng thể vì rủi ro là một yếu tố tồn tại trong mỗi quyết sách, lĩnh vực và phạm vi rộng và phức tạp, vì mỗi sự vụ cụ thể lại có những biến thái với mầu sắc khác nhau của rủi ro có thể do nhiều yếu tố gây ra cùng lúc như thiếu thông tin, dẫn đến bị đối tác lừa thì tất yếu đàm phán ký kết hợp đồng có chỉn chu tới mức nào cũng đều thất bại. Thiếu năng lực quản lý dẫn đến sai lầm trong quản lý và điều hành, thiếu năng lực chuyên môn dẫn đến sơ suất, thiếu chặt chẽ trong quá trình tác nghiệp gây ra rủi ro không đáng có.

Tóm lại, thực trạng rủi ro chính trong XNK với nhiều bất cập và khó khăn đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có các giải pháp để hạn chế, khắc phục rủi ro trong hoạt động này. Các biện pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro được quan tâm, áp dụng từ lâu và có tác dụng tích cực trong đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, tuy nhiên nhiều biện pháp còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp phải nhìn nhận rủi ro bao quát về cả vi mô và vĩ mô, xem xét đánh giá rủi ro một cách tổng thể, phải tư vấn cho nhà nước để cùng hạn chế rủi ro nói chung.

Mời bạn tham khảo thêm:

Luận văn: Giải pháp hạn chế rủi ro kinh doanh xuất nhập khẩu

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] → Luận văn: Thực trạng rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993