Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Rate this post

Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn ở Việt Nam nhằm mục đích nhận thấy được tầm quan trọng đó tác giả đã làm bài luận văn và đưa ra đề xuất giải quyết vấn đề ô nhiễm. Hiện nay, song song với nền kinh tế phát triển là môi trường ô nhiễm, Việt Nam đã xây dựng một khung pháp lý phù hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản pháp luật này vẫn còn chưa đủ và thiếu đồng bộ. Ngoài ra, năng lực quản lý chất thải rắn tại các cấp còn rất hạn chế, tại chuyên ngành Kỹ thuật môi trườngđề tài Khóa luận tốt nghiệp Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Kinh Môn- Hải Dương và đề xuất biện pháp giảm thiểu dưới đây, mong sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu hoàn thành tốt bài luận của mình

3.1. Đánh giá công tác quản lý CTR

3.1.1. Đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý

Công tác quản lý CTR trong những năm vừa qua có nhiều chuyển biến tích cực và bước đầu thu được thành công đáng khích lệ. Hệ thống thu gom rác thải hiện nay khá phù hợp. Do nhu cầu thu gom rác của người dân còn thấp nên nguồn nhân lực đã cơ bản đáp ứng nhu cầu. Trừ ngày lễ tết, hầu như không có tình trạng ứ đọng CTRSH trên địa bàn huyện, vấn đề ô nhiễm môi trường chỉ xảy ra cục bộ ở những bộ phận nhỏ. Phản ứng và thái độ của người dân với hoạt động của công ty Môi trường Ngọc Anh là tương đối tốt.

Lượng CTRCN đã được các công ty quản lý và tái sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên công tác thu gom chưa được thường xuyên nên gây mất mỹ quan cho khu vực.

CTRYT là nguồn chất thải có tính độc cao, chủ yếu phát sinh tại bệnh viện, trạm xá. Tại bệnh viện, việc xử lý đã được tiến hành bằng phương pháp đốt ở nhiệt độ cao. Tại các trạm xá, tuy khối lượng chất thải phát sinh là ít hơn song lại có nguy cơ ô nhiễm cao do không có trang thiết bị xử lý.

3.1.2. Những tồn tại của công tác quản lý CTR ( Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn )

  • Đối với công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR
  • CTR tại huyện không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn đến bãi rác Ba Ngải vốn chưa được thiết kế hợp vệ CTRCN phát sinh trong hoạt động thủ công nghiệp của địa phương cũng được thu gom chung với CTRSH.
  • Tỷ lệ thu gom rác tại những khu dân cư xa trung tâm còn thấp do những hạn chế về mặt nhận thức và điều kiện tài chính. Ngoài ra, phần lớn các hộ gia đình ở đây có vườn rộng nên rác thải được chôn lấp ngay tại nhà hoặc tận dụng làm thức ăn chăn nuôi.
  • Tình trạng tồn đọng CTR vẫn còn xảy ra, nhất là vào những ngày lễ tết.
  • Đối với chính quyền địa phương:
  • Hiệu quả của việc thực hiện các chính sách, pháp luật đối với người dân còn ở mức hạn chế, nguyên nhân của vấn đề này là công tác tuyên truyền chưa thật sự sâu rộng.
  • Việc lồng ghép các chương trình về BVMT trong các cuộc họp, các buổi sinh hoạt cộng đồng còn rất ít.

Có thể bạn quan tâm:

Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp

3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý

3.2.1. Giải pháp quản lý

  • Đối với chính quyền địa phương:
  • Thiết lập bộ máy quản lý môi trường chặt chẽ và huy động sự tham gia của nhiều tổ chức, các nhân:
  • Các xã, thị trấn cần có cán bộ chuyên trách về môi trường được đào tạo bài bản.
  • Các hội phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, cán bộ y tế cần tham gia vào công tác quản lý, xử lý rác thải.
  • Tiến hành tập huấn công tác phân loại, thu gom và xử lý rác :

+ Tập huấn cho đội ngũ thu gom về cách phân loại, kỹ thuật thu gom rác và phương thức vận chuyển.

+ Tập huấn cho người dân phương thức phân loại rác, phương thức ủ phân compost, cách thức xây dựng và vận hành bể Biogas.

+ Thực hiện quản lý rác theo phương thức 3 R: phân loại, giảm thiểu và tái chế. Thiết kế tuyến thu gom rác hợp lý: Để đảm bảo thu gom triệt để và khuyến khích cũng như quy trách nhiệm cho cộng đồng trong công tác xử lý rác thải sinh hoạt thì mạng lưới thu gom phải thực hiện theo 3 cấp:

Cấp 1: các hộ gia đình tiến hành phân loại rác và tập trung rác vào địa điểm quy định, mang rác tới điểm tập kết để chuyển lên xe đẩy.

Cấp 2: Các thành viên đội thu gom có trách nhiệm thu gom tại đầu ngõ khu dân cư hoặc tổ dân phố bằng xe thu gom đẩy tay. Xe thu gom đi dọc tuyến phố để thu gom rác thải. Rác thải được thu gom tập trung từ xe đẩy vào địa điểm quy định. ( Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn )

Cấp 3: vận chuyển bằng xe ô tô chuyên dụng có thùng, nắp đậy kín (Vận chuyển khối lượng lớn trên diện rộng, cung đường xa, giảm chi phí nhân công) chuyển đến bãi tập kết để phân loại và xử lý.

  • Tiến hành điều tra khối lượng và thành phần CTRSH, CTRCN, CTRYT của huyện .
  • Nâng cao hiệu quả công tác thu gom: đầu tư kinh phí, trang thiết bị thu gom như đồ bảo hộ lao động, xe kéo,… đồng thời, hỗ trợ người lao động cho họ hưởng những quyền lợi chính đáng để yên tâm làm việc.
  • Triển khai chương trình phát động về phong trào thu gom, xử lý rác tại địa phương. Hướng dẫn về khoa học và công nghệ để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Đối với các công ty, xí nghiệp, xưởng sản xuất trên địa bàn

Trong thời gian tới, các cơ quan chính quyền cần tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ môi trường cho chủ cơ sở sản xuất trên địa bàn. Đây là những người quản lý chung việc phát sinh CTR ở cơ sở của họ. Nếu ý thức về bảo vệ môi trường của những người này được nâng cao thì chắc chắn việc phát sinh khối lượng lớn CTRCN sẽ được hạn chế trong thời gian tới.

  • Đối với các cơ sở y tế

Tiếp tục triển khai mô hình phân loại, thu gom rác theo tiêu chuẩn mà Bộ y tế đã đề ra. Trong thời gian tới, cần có sự tập huấn cho các nhân viên thu gom CTRYT nguy hại (thường là y tá, hộ lý) để việc phân loại diễn ra theo đúng quy trình. Ban quản lý việc thu gom, xử lý CTRYT nguy hại của bệnh viện là những người không có chuyên môn về môi trường, vì vậy cần bổ sung nguồn nhân lực trong tương lai.

3.2.2. Giải pháp xử lý ( Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn )

Theo xu hướng phát triển kinh tế trong thời gian tới, lượng rác thải phát sinh tại huyện sẽ ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về thành phần. Vì vậy, đề ra biện pháp xử lý khoa học là nhu cầu cấp thiết.

Dựa trên thành phần và khối lượng CTRSH phát sinh trong kết quả điều tra, phương pháp chôn lấp là biện pháp hợp lý áp dụng cho những CTR không tái chế được như: gạch, ngói, đất, đá… khi điều kiện kinh phí dành cho hoạt động bảo vệ môi trường hạn hẹp như hiện nay. Những năm tới đây, chính quyền địa phương cần quy hoạch khu chôn lấp và áp dụng đúng quy trình công nghệ để biện pháp này đạt hiêụ quả cao, không gây ô nhiễm môi trường. Biện pháp trước mắt tránh ô nhiễm cho bãi rác Ba Ngải là phải cho lu lèn chặt rồi lấp đất lên, đảm bảo chiều dày lớp đất 0,6- 1,0 m, cho trồng cây xanh lên lớp đất này.

Đối với rác thải hữu cơ như: Thực phẩm thừa, lá cây, phế thải nông nghiệp, chế biến gỗ, thực phẩm … ta có thể áp dụng biện pháp xử lý như: ủ phân compost, sản xuất khí sinh học tại hộ gia đình. Đây là biện pháp rất thân thiện với môi trường, lại tận dụng được nguồn năng lượng phục vụ cuộc sống con người.

CTRCN của hoạt động sản xuất xi măng, sản xuất vôi, sửa chữa, đóng mới tàu thuyền hầu như đã được thu gom và tái sử dụng, tuy nhiên trong quá trình vận chuyển cần chú ý che phủ cẩn thận để tránh rơi vãi ra ngoài.

CTRYT nguy hại cần phải thu gom và đốt theo đúng quy định của nhà nước. Hiện nay, lò đốt CTRYT của Bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn còn chưa đạt yêu cầu về: chiều cao ống khói chỉ cao hơn 3 m (theo quy định, lò đốt CTRYT gần khu dân cư chiều cao phải từ 8 m trở lên), tỷ lệ tro hoá của CTRYT chưa cao, một số ống thuỷ tinh, dụng cụ kim loại,..vẫn còn nguyên hình dạng. Do đó, bệnh viện phải có biện pháp thẩm định lại chất lượng lò đốt, xem xét bổ sung công nghệ, để rác thải ra đạt yêu cầu, không nguy hại tới sức khoẻ con người.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận ( Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn )

Qua kết quả nghiên cứu của đề tài khóa luận, có thể đưa ra một số kết luận sau:

Hàng ngày lượng CTR phát sinh trên địa bàn huyện Kinh môn là tương đối lớn khoảng 5.812,5-5.835 kg. Trong đó chủ yếu là CTRSH chiếm tới trên 80 %, CTRCN chỉ chiếm 10%, còn lại là CTRYT và một số loại CTR khác. Tỷ lệ phát sinh rác trên địa bàn huyện là 0,5- 0,6 kg/ người/ ngày.

Công tác thu gom CTRSH đã được triển khai từ nhiều năm nay và thu được rất nhiều kết quả đáng khích lệ, song hiệu quả còn chưa cao do trang thiết bị thu gom thô sơ, nhiều người dân chưa tham gia ký kết hợp đồng vệ sinh với công ty Môi trường Ngọc Anh. Tỷ lệ thu gom tại các khu phố đạt 85 %, nhưng ở những khu dân cư khác chỉ đạt 65 % do ở đây người dân vẫn còn những khu vườn rộng và thường tự chôn lấp.

CTRCN từ hoạt động sản xuất vôi, sửa chữa tàu thuyền thì thường được thu gom và bán lại cho người dân, nhưng tần suất thu gom còn thấp, việc vận chuyển gây rơi vãi nên ảnh ảnh tới mỹ quan của khu vực xung quanh.

CTRCN từ hoạt động thủ công nghiệp thường được thu gom chung với CTRSH, tuy không chứa thành phần độc hại nhưng cũng gây những khó khăn cho công tác phân loại, xử lý.

CTRYT tại bệnh viện Kinh Môn đã được xử lý bằng phương pháp đốt, hiệu suất đạt 85 % còn tại trạm xá thì chỉ xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

Công tác QLCTR của chính quyền còn nhiều hạn chế, chủ yếu quản lý về mảng CTRSH. Bộ máy quản lý môi trường còn thiếu chặt chẽ , chưa có cán bộ có chuyên môn về môi trường ở cấp huyện. Hệ thống văn bản QLCTR tại địa phương là chưa đầy đủ. CTRYT và CTRCN chủ yếu do các đơn vị tự quản lý, công ty môi trường chỉ hợp đồng với người dân và cơ quan, xí nghiệp thu gom CTRSH.

Kiến nghị ( Khóa luận: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn )

Qua kết quả nghiên cứu tôi xin đề xuất một số giải pháp sau:

  • Nâng cao năng lực quản lý rác thải từ cấp xã, thị trấn đến cấp huyện .
  • Đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện tốt công tác phân loại, thu gom và đổ rác có hiệu quả.
  • Quy hoạch và cải tạo bãi thu gom rác phù hợp với điều kiện tự nhiên- kinh tế của địa phương và đảm bảo vệ sinh môi trường.
  • Tổ chức phổ biến những kiến thức môi trường trong nhân dân, để người dân tự hành động nếp sống văn minh, không xả rác bừa bãi ra môi trường, cần có chế tài xử phạt đối với các đơn vị, cá nhân đổ rác không đúng nơi quy định.

Mời bạn tham khảo thêm:

→ Khóa luận: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993