Khóa luận: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

Rate this post

Khóa luận: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam nhằm mục đích nhận thấy được tầm quan trọng đó tác giả đã làm bài luận văn và đưa ra đề xuất giải quyết vấn đề ô nhiễm. Hiện nay, song song với nền kinh tế phát triển là môi trường ô nhiễm, Việt Nam đã xây dựng một khung pháp lý phù hợp với các hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản pháp luật này vẫn còn chưa đủ và thiếu đồng bộ. Ngoài ra, năng lực quản lý chất thải rắn tại các cấp còn rất hạn chế, tại chuyên ngành Kỹ thuật môi trườngđề tài Khóa luận tốt nghiệp Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Kinh Môn- Hải Dương và đề xuất biện pháp giảm thiểu dưới đây, mong sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu hoàn thành tốt bài luận của mình

3.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của huyện Kinh Môn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

  • Vị trí địa lý

Kinh Môn là huyện có:

Phía Bắc giáp huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh

Phía  Nam và   Đông  Nam giáp  huyện Kim Thành tỉnh Hải  Dương và huyện An Dương – Hải Phòng

Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Thủy Nguyên – Hải Phòng Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương Phía Tây và Tây Bắc giáp thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương.

  • Địa hình, địa mạo

Kinh Môn có diện tích tự nhiên: 16.326,31ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 8.929,4 ha (chiếm 54,7%); đất lâm nghiệp 9,4%; đất chuyên dùng 16,0%; đất chưa sử dụng và đất sông suối, núi đá 12,8%; có mật độ dân số cao, so với mật độ bình quân của các huyện miền núi khác trên cả nước (1.003 người/km2) – là nơi đất chật người đông.

  • Đặc điểm khí hậu

Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lượng mưa trung bình hàng năm 1.300 – 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình 23,30C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tương đối trung bình 85 – 87%. Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lương thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông.

  • Đặc điểm thuỷ văn

Huyện Kinh Môn có hệ thống kênh mương phong phú, nguồn nước mặt khá dồi dào được cấp từ hệ thống sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn.

Nguồn nước ngầm: Theo kết quả điều tra, thăm dò của các chuyên gia địa chất, nguồn nước ngầm của huyện Kinh Môn rất nghèo nàn, nước nhiễm mặn, hàm lượng sắt cao, xử lý phức tạp và khó khai thác.

  • Đặc điểm đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Kinh Môn là 307, 35 ha, đất đai được phù sa sông bồi đắp nên phì nhiêu, màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng.

Từ một vùng có thế mạnh về trồng lúa nước, hiện nay diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện đã lớn hơn diện tích đất trồng lúa 3,86 ha. Điều này chứng tỏ sự nhanh nhạy của người nông dân trong nền kinh tế thị trường, họ nắm bắt tốt hơn nhu cầu người tiêu dùng, trồng những loại rau màu đem lại nguồn thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Đất nuôi trồng thuỷ sản của huyện mới đạt 8,38 ha, với một nơi có nguồn nước dồi dào như ở đây thì diện tích này còn khá ít. Ngoài ra, huyện còn có 12 ha đất đồi núi, có thể trồng một số cây lâm nghiêp, cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Đất phi nông nghiệp chủ yếu dùng cho các mục đích ở, xây dựng các công trình văn hoá, công cộng, cơ sở hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp,… ( Khóa luận: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam )

  • Cảnh quan môi trường

Địa bàn huyện Kinh Môn được thiên nhiên ban tặng cho một điều kiện khá lý tưởng để phát triển kinh tế, xã hội nên trong những năm qua và những năm tới, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa đã, đang và sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, đây một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội cao của huyện. Tuy nhiên kéo theo sự phát triển đó là sự ô nhiễm môi trường. Theo đánh giá tác động môi trường hàng năm thì huyện Kinh Môn cũng là một trong những địa phương bị ô nhiễm môi trường và có nguy cơ bị ô nhiễm môi trường rất cao.

Đối với huyện Kinh Môn những nguy cơ ô nhiễm môi trường rõ nét thể hiện ở một số lĩnh vực sau:

Sự phát triển của các nhà máy, xí nghiệp làm lượng rác thải ra môi trường ngày càng lớn. Thêm vào đó những lò nung vôi thủ công của người dân địa phương phát sinh nhiều khí bụi làm ô nhiễm môi trường không khí.

Địa phương đã có công ty môi trường làm nhiệm vụ thu gom rác, có các bãi chứa rác song nhiều hộ gia đình vẫn xử lý rác bằng cách lấp xuống ao thùng hoặc chôn lấp, đốt ngay tại vườn nhà.

Tập quán dùng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp chưa đúng cách, chưa khoa học. Hiện tượng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, dùng thuốc không đúng hướng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật vẫn xảy ra phổ biến gây ra dư thừa hàm lượng thuốc trong đất, trong nông sản. Việc vứt vỏ bao bì, chai lọ, túi đựng thuốc bảo vệ thực vật ra ngoài đồng, sông, hồ… vẫn còn xảy ra. Những hiện tượng đó đã gây phá vỡ cân bằng sinh thái đồng ruộng, làm mất đi hoặc giảm thiếu một số loài sinh vật tự nhiên.

Việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa chưa được tốt. Quy cách của các nghĩa trang, nghĩa địa về khoảng cách với khu dân cư, về độ cao của khu an táng, về phân bố các khu nghĩa trang, nghĩa địa đa phần chưa phù hợp với quy hoạch. Chưa có quy hoạch đồng bộ về cơ sở hạ tầng, hệ thống cây xanh của nghĩa địa. Do yếu tố phong tục, tập quán tín ngưỡng nên địa phương còn lúng túng trong việc ban hành các quy định về hung táng, cải táng…

Việc hoạch định và bảo vệ hệ thống tiêu thoát nước trong khu dân cư chưa tốt. Vẫn còn hiện tượng tự ý đào lấp ao, đầm làm tắc nghẽn hệ thống tiêu thoát nước.

Một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tự phát trong khu dân cư với số lượng lớn, không có biện pháp xử lý chất thải triệt để gây ô nhiễm nguồn nước, không khí và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, rất nguy hiểm đặc biệt trong giai đoạn cả thể giới phòng dịch cúm H1N1, H5N1 như hiện nay.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường:

*Thuận lợi:

Thiên nhiên đã ban tặng cho huyện Kinh Môn một điều kiện tự nhiên khá phong phú. Đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng các loại hình cây trồng. Nguồn nước mặt dồi dào được cung cấp bởi hệ thống sông Kinh Thầy, Kinh Môn.

* Khó khăn:

Huyện có các dãy núi xen kẽ với đất đồng bằng, địa hình bị chia cắt và gây khó khăn cho việc giao lưu kinh tế với các xã bên cạnh. Việc đầu tư sẻ núi, mở đường là vô cùng tốn kém.

Ngoài ra, với sự phát triển tập trung của các nhà máy, xí nghiệp và sự thiếu ý thức của người dân nên cảnh quan môi trường của huyện đang có nguy cơ ô nhiễm cao.

3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội ( Khóa luận: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam )

  • Dân số và cơ cấu dân cư, lao động

Theo số liệu thống kê năm 2011, huyện Kinh Môn có 7 khu dân cư, 8.675 khẩu, 2.385 hộ; trong đó có 6.367 khẩu với 1642 hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, 2308 khẩu với 815 hộ làm nghề sản xuất nông nghiệp, còn lại các hộ công chức nhà nước. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,996%.

Số dân trong độ tuổi lao động là 4.620 người, chiếm 53,28% dân số. Trong những năm gần đây việc chuyển dịch trong cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh.

Về chất lượng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo chính quy đạt 21,13 % tổng số lao động tại địa phương, chủ yếu là lao động phổ thông.

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức 2,73 %. Ngoài ra lao động nông nghiệp theo thời vụ có quỹ thời gian đạt 75-80 % trong năm [18].

  • Tình hình kinh tế

Tổng thu thập của huyện trong năm 2011 ước tính khoảng 95.792 tỷ đồng.

Bình quân thu nhập đầu người là 11 triệu/ người/ năm.

  • Cơ sở hạ tầng
  • Giao thông

Thị trấn Kinh Môn là trung tâm huyện và là đầu mối giao thông thuỷ, bộ với Hải Phòng, Quảng Ninh nên hệ thống đường giao thông khá phát triển.

Đường liên huyện chạy qua địa phận huyện Kinh môn dài gần 5km, là tuyến đường trục giao thông quan trọng với sự phát triển kinh tế toàn huyện.

Đường thôn phần lớn là đường bê tông rộng 3- 3,5 m được xây dựng chủ yếu do nguồn đóng góp của nhân dân và một phần được trợ giúp từ ngân sách nhà nước. Hệ thống đường nội đồng hiện tại là đường đất nên mùa mưa gây nhiều khó khăn cho nông dân trong việc đi lại, sản xuất.

  • Năng lượng:

Đến năm 2010 đã có 100% khu dân cư trong huyện có điện lưới quốc gia và 100% hộ gia đình được dùng điện. Để đảm bảo nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trong địa phương và người dân trong các tỉnh lân cận, tỉnh và phía tập đoàn Jaks Resources Berhad Malaysia đã đầu tư triển khai dự án nhiệt điện Hải Dương (công suất 1200MW) theo hình thức BOT (xây dựng – vận hành – chuyển giao).

  • Y tế- giáo dục

Huyện Kinh Môn có 1 bệnh viện tuyến huyện. Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân trong huyện, chất lượng khám chữa bệnh đang ngày càng được nâng cao. Trong những năm tới, ngành y tế tiếp tục được đầu tư nâng cấp cả về trang thiết bị và nguồn nhân lực đảm bảo mọi hoạt động sẽ phát triển tốt nhất.

Trên địa bàn huyện có 26 trường mầm non, 26 trường tiểu học, 26 trường trung học,10 trường trung học phổ thông, 3 trung tâm giáo dục thường xuyên với cơ sở vật chất tốt, 100% được kiên cố hoá, đạt yêu cầu về diện tích tối thiểu cho học sinh là 10 m2/ học sinh. Đội ngũ giáo viên các cấp học đảm bảo về số lượng và chất lượng, trong đó giáo viên là đảng viên chiếm 46,5 %.

  • Văn hoá- xã hội
  • Văn hoá, thể thao: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” được đẩy mạnh, đạt kết quả khá tốt. Việc cưới, việc tang tổ chức theo nếp sống văn minh đã có những chuyển biến nhất định. Đến nay đã có gần 80% gia đình văn hoá, và hơn 60% các làng, khu dân cư văn hóa. Quản lý tôn tạo, khai thác có hiệu quả di tích lịch sử văn hoá. Huyện giành đất đầu tư xây dựng khu trung tâm văn hoá, thể dục thể thao của huyện và khu phố. Phong trào văn hoá – văn nghệ – thể dục thể thao quần chúng phát triển, tổ chức được hội diễn văn nghệ quần chúng và đại hội thể dục thể thao các cấp.
  • Hoạt động phát thanh, truyền thanh: Có nhiều tiến bộ, đã nâng cấp đài phát thanh đặt trên địa bàn huyện, tăng cường trang bị phương tiện phát thanh, truyền thanh huyện và đài cơ sở, chất lượng chương trình in bài ngày một tốt hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp

3.1.3. Đánh giá chung về tình hình kinh tế- xã hội: ( Khóa luận: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam )

*Những mặt tích cực:

  • Trong những năm qua, huyện rất trú trọng phát triển kinh tế theo đúng hướng. Tiếp tục thu hút vốn đầu tư cả ở trong và ngoài nước, phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của huyện .
  • Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng phục vụ tốt nhu cầu của người dân trong huyện.

*Những mặt hạn chế:

  • Thứ nhất: lực lượng lao động đông nhưng số đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên sâu còn ít, trong khi môi trường làm việc khá căng thẳng, mức lương thưởng đãi ngộ chưa cao.
  • Thứ hai: cùng với sự thu hút đầu tư xây dựng các công ty nhà máy, phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp, xây dựng kéo theo đó là sự ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ của người dân cũng như cảnh quan của địa phương. Trong thời gian tới cần phải xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm đặc biệt là về môi trường, yêu cầu các nhà đầu tư phải cam kết giữ vệ sinh, môi trường cho địa phương.

3.2.Thực trạng phát sinh chất thải rắn

3.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

  • Nguồn phát sinh và thành phần rác thải

Nguồn phát sinh CTRSH tại huyện chủ yếu là:

  • Từ các khu dân cư.
  • Từ các trung tâm thương mại, chợ.
  • Từ các cơ quan hành chính, trường học.

Thị trấn Kinh Môn là trung tâm kinh tế- văn hóa của huyện Kinh Môn nên tập trung nhiều cửa hàng kinh doanh- dịch vụ đặc biệt là tại các khu phố trung tâm như: Phúc Lâm, Vinh Quang, Cộng Hoà, An Trung. Các cửa hàng kinh doanh thường bố trí dọc trục đường giao thông chính, bao gồm các mặt hàng: Quần áo, giầy dép, túi xách, photocopy, vàng bạc, bánh kẹo, cửa hàng ăn uống, sửa chữa xe máy, sách và thiết bị trường học, vật liệu xây dựng và đồ điện…Do vậy thành phần CTR tại đây rất đa dạng: thực phẩm thừa, túi nilon, các loại bao bì, giấy bìa vụn….và các chất vô cơ như thuỷ tinh, gạch ngói vỡ từ các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Còn một bộ phận dân cư tập trung trong ngõ không nằm trên trục đường chính, thành phần CTR chủ yếu là chất hữu cơ như thức ăn thừa, vỏ hoa quả, lá cây, cuống rau,…và các hợp chất vô cơ như thuỷ tinh vỡ, túi nilon, tro xỉ từ việc đun nấu bằng bếp than.

Khu vực chợ Kinh Môn, lượng rác thải phát sinh hàng ngày là khá lớn. Ở đây kinh doanh các loại thực phẩm phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân như: các loại rau, củ, quả, thịt động vật, thuỷ sản,….và nhiều mặt hàng tiêu dùng như giầy dép, quần áo, đồ dùng sành sứ, kim loại…Do vậy, thành phần CTR tại đây là khá phức tạp. ( Khóa luận: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam )

Tại các cơ quan hành chính, trường học rác thải phát sinh chủ yếu là giấy, bao bì, túi nilon, gỗ, đồ nhựa, vỏ đồ hộp…Ngoài ra, còn có thực phẩm thừa do việc phục vụ ăn trưa tại một số cơ quan hành chính.

  • Khối lượng CTRSH phát sinh

Căn cứ vào việc tiến hành điều tra, lượng CTRSH phát sinh hàng ngày tại huyện khoảng 4.650- 4.688 kg. Số liệu được thống kê trong bảng:

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, CTRSH phát sinh trong hoạt động sống hàng ngày của người dân là lớn nhất. Ước tính, lượng CTRSH phát sinh tại huyện tính theo đầu người là 0,5- 0,6 kg/ người/ ngày.

Ngoài ra, những cơ sở sản xuất – dịch vụ và nhà hàng ăn uống cũng là nguồn phát sinh CTR quan trọng. Đây là những địa điểm số lượng người và hàng hoá tập trung đông. Tại nhà hàng ăn uống, thường xuyên phải phục vụ rất nhiều lượt thực khách, do vậy khối lượng CTR từ thức ăn thừa, vật liệu bỏ đi trong quá trình chế biến là không nhỏ. Tại những cơ sở sản xuất, kinh doanh- dịch vụ, lượng hàng hoá được đem ra mua bán, trao đổi hàng ngày là rất lớn, trong quá trình này sẽ không tránh khỏi việc thải loại ra hàng hoá kém chất lượng, bao bì, vật liệu ra môi trường. Lượng rác thải phát sinh CTR tại mỗi khu dân cư trong huyện có sự khác nhau.

Qua bảng 3.3 ta thấy rằng: Tổng lượng phát sinh RTSH ở ba khu vực đại diện là 15,571 tấn/ngày và khác nhau tương đối nhiều giữa các khu vực. Sự khác nhau này do ảnh hưởng của một số yếu tố như tăng dân số, mức sống, mùa, thói quen, tín ngưỡng, chính sách quản lý chất thải, tăng trưởng kinh tế và đô thị hoá. Ở khu vực xã An Sinh là xã có dân số đông nhất huyện (15.189 người), chủ yếu sống bằng hoạt động du lịch,… lượng RTSH phát sinh bình quân đầu người là lớn nhất (0,56kg/người/ngày). Ở khu vực xã Hiến Thành với dân số là 13.036 người (ở mức tương đối cao so với toàn huyện), nơi sản xuất nông nghiệp là chủ yếu,… lượng RTSH phát sinh bình quân đầu người là thấp nhất (0,32kg/người/ngày). Còn ở thị trấn Kinh Môn mặc dù dân số (6.074 người) thấp hơn so với khu vực xã Hiến Thành, song đây là trung tâm hành chính, thương mại dịch vụ của huyện,.. nên lượng RTSH phát sinh bình quân đầu người cao hơn xã Hiến Thành (0,47kg/người/ngày) nhưng lại thấp hơn so với khu vực xã An Sinh.

3.2.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp ( Khóa luận: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam )

Phát huy thế mạnh của huyện là có nhiều núi đá vôi, giao thông đường thuỷ, bộ thuận lợi, hoạt động công nghiệp được tập trung phát triển là sản xuất vôi, xi măng, đóng và sửa chữa phương tiện vận tải tàu thuyền,…và một số ngành nghề như mộc, cơ khí, may mặc, chế biến thực phẩm,…

Khối lượng và thành phần CTR thải ra tại mỗi công ty, cơ sở, hộ sản xuất rất khác nhau tuỳ theo tính chất từng ngành nghề. Thành phần CTRCN của địa phương được thể hiện trong bảng:

Hoạt động sản xuất công nghiệp nổi bật của huyện là sản xuất xi măng, sản xuất vôi và sửa chữa tàu thuyền. Những cơ sở này được quy hoạch tập trung ở những khu đất bãi cạnh sông Kinh Thầy. Theo kết quả điều tra, tại những lò nung vôi trong một ngày một lò có thể nung 15- 40 tấn đá với 7- 15 tấn than để cho ra 8- 25 tấn vôi, 5- 15 tấn xỉ, 2- 5 tấn gộc…Hầu hết lượng vôi được các cơ sở đóng bao, đem bán trong nước hoặc xuất khẩu. Lượng xỉ, gộc được người dân trong huyện thu mua thường xuyên, khối lượng tồn lưu trong các cơ sở sản xuất là không lớn. CTR thải ra môi trường thường là những vật liệu rơi vãi, ước tính khoảng 20- 30 kg/ ngày. Tại các công ty và xưởng sửa chữa, đóng tàu chất thải là sắt vụn, rỉ hàn,…một ngày có thể phát sinh 30- 50 kg CTR loại này. Trong điều kiện nắng ẩm, mưa nhiều, những vật liệu này rất đễ bị ăn mòn, han ghỉ,…gây nguy cơ lớn với môi trường.

Các công đoạn khai thác, vận chuyển và nghiền xi măng đã đưa ra một lượng bụi rất lớn vào bầu không khí gây ra ô nhiễm bầu không khí. Nhiên liệu nung là than đá và dầu kèm theo nó các nhà máy thải ra một lượng lớn khói vào bầu không khí gây ô nhiễm môi trường, làm trái đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu.

Các cơ sở chế biến gỗ, chế biến thực phẩm nhỏ, quy mô hộ gia đình. Lượng CTR của những cơ sở chế biến thực phẩm có khả năng gây ô nhiễm cao do thành phần chứa nhiều chất hữu cơ, phân huỷ nhanh. Tại các cơ sở chế biến gỗ, trong quá trình chế biến có thể gây ô nhiễm môi trường do phát sinh nhiều bụi, mùn cưa,..

Ước tính CTRCN phát sinh trên địa bàn là khoảng 579,3- 583,5 kg/ ngày, chiếm 10% tổng lượng rác thải ra. Các CTRCN hầu như là chất thải dễ phân huỷ không có đặc tính nguy hại với sức khoẻ con người.

3.2.3. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế ( Khóa luận: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam )

CTRYT phát sinh tại huyện là từ Bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn và các trạm y tế huyện.

  • Bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn
  • Nguồn gốc CTR

Bệnh viện có quy mô 120 giường bệnh với 112 nhân viên và 8 phòng – khoa, 1 phòng chức năng. CTR của bệnh viện được thải ra từ nhiều nguồn khác nhau: trong hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu,…

Những loại chất thải của bệnh viện có thành phần khá phong phú: gồm các chất thải phủ tạng (mô, cơ quan, chân, tay, cắt bỏ, nhau thai,…), kim tiêm, bông, băng gạc dính máu, ống truyền huyết thanh…Ở bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn do chưa sử dụng đến chất phóng xạ trong quá trình điều trị bệnh nên không phát sinh chất thải phóng xạ. Các bình chứa áp suất phát sinh ở phòng bệnh nhân truyền nhiễm và phòng xét nghiệm chụp, rửa phim,…sau khi sử dụng xong được trả lại nơi sản xuất.

  • Khối lượng phát sinh

Theo thống kê của bệnh viện năm 2011, lượng CTR phát sinh tại bệnh viện là 2.050 kg/ tháng, trong đó CTRYT nguy hại là 650 kg/ tháng.

CTRYT nguy hại có thành phần bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, các loại ống tiêm, chất thải bị thấm máu, thấm dịch cơ thể, bệnh phẩm và dụng cụ dính bệnh phẩm, các mô, cơ quan, dung cụ chứa thuỷ ngân,…phát sinh trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Từ bảng trên ta thấy được khối lượng phát sinh các CTRYT là rất khác nhau. Chất thải bị thấm máu, thấm dịch cơ thể phát sinh với khối lượng lớn nhất, đây là những vật liệu để băng bó, hạn chế sự tiếp xúc của vùng bị thương tổn với môi trường bên ngoài, vì vậy mỗi lần phát sinh thường nhiều, tần số cũng khá cao. Các loại bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền,…phát sinh với khối lượng ít hơn nhưng tính chất lại nguy hiểm hơn. Chúng tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh, lại có độ sát thương cao, rất nguy hiểm với người thu gom. Khối lượng phát sinh ít nhất là thuỷ ngân, thông thường chúng được để trong những vật liệu bằng thuỷ tinh sẽ không gây nguy hại đến sức khoẻ con người nhưng nếu vật liệu này vỡ, thủy ngân thoát ra môi trương bên ngoài thì sẽ vô cùng nguy hiểm.

  • Trạm y tế

Ở các trạm y tế huyện Kinh Môn có 1 bác sỹ và 4 y tá phục vụ chữa bệnh cho nhân dân trong toàn huyện. Lượng CTR thải ra hàng ngày bao gồm cả CTRSH và CTRYT, trung bình một ngày trạm xá thải ra 4,5 kg CTRSH và 1,5 kg CTRYT.

Nhận xét: Khối lượng CTR phát sinh trên địa bàn khoảng 5.812,5- 5.813,5 kg/ ngày. So với CTRCN và CTRYT, CTRSH có khối lượng lớn và thành phần phức tạp hơn. Lượng CTRSH chiếm tới trên 80 % lượng CTR phát sinh trên địa bàn, CTRCN chiếm khoảng 10 %, một phần nhỏ là CTRYT.

Ngoài CTRSH, CTRCN và CTRYT thì còn một lượng   CTR nông nghiệp do bộ phận dân cư chiếm 26,2% dân số huyện làm nghề nông. Tuy nhiên, CTR nông nghiệp thường được người dân bỏ lại ruộng để trả lại chất hữu cơ cho đất hoặc tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Do đó, lượng chất thải rắn phải thu gom là rất ít, chủ yếu là các loại vỏ thuốc trừ sâu, phân gia súc rơi vãi…

3.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại huyện Kinh Môn

3.3.1. Quản lý về mặt hành chính ( Khóa luận: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam )

  • Các văn bản pháp luật về chất thải rắn được áp dụng và tổ chức quản lý
  • Công ước quốc tế về quản lý chất thải

Việt Nam đã tham gia ký kết một số công ước quốc tế, trong đó có các công ước liên quan đến quản lý chất thải:

Nghị định thư Kyoto và cơ chế phát triển sạch (CDM) được ký kết vào năm 2002, đây là cơ sở để xây dựng chiến lược quốc tế về cơ chế phát triển sạch (CDM).

Công ước Basel về kiểm soát và vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu huỷ chúng. Công ước này có hiệu lực từ năm 1992, Việt Nam đã tham gia ký kết vào năm 1995, công ước này tập trung vào việc quản lý các hoạt động vận chuyển và tiêu huỷ chất thải nguy hại.

  • Văn bản trong nước và tại địa phương liên quan tới công tác quản lý chất thải rắn

Ở nước ta, hệ thống pháp luật trong quản lý CTR được ban hành và đã đi vào cuộc sống, đây là những công cụ pháp luật đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong hiệu quả của công tác quản lý CTR, các văn bản pháp luật trong QLCTR được ban hành không chỉ có chức năng bảo vệ môi trường mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tác động đến ý thức và hành vi của con người. Hiện tại, hệ thống pháp luật về môi trường và chất thải của nước ta khá đa dạng không chỉ bao gồm các văn bản luật mà còn có các văn bản dưới luật, các quy phạm pháp luật khác. Một số văn bản pháp luật liên quan điều chỉnh hoạt động QLCTR bao gồm:

Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam

  • Nghị định 174/ 2007/ NĐ- CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường với CTR. Quy định về phí bảo vệ môi trường với chất thải rắn, mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường với CTR. Trong chương II, điều 5 về mức thu phí bảo vệ môi trường với CTR được quy định như sau: đối với chất thải rắn thông thường thải từ hoạt động của các cơ quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: không quá 40.000 đồng/ tấn. Đối với chất thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000 đồng/ tấn.
  • Thông tư 39/ 2008/ TT- BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 174/ 2007/ NĐ- CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường với chất thải rắn.
  • Nghị đinh số 59/ 2007/ NĐ- CP ngày 09/ 04/ 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Điều 22 trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ nguồn thải rắn thông thường quy định: mọi cá nhân, gia đình cũng như các cơ sở kinh doanh dịch vụ có trách nhiệm phải phân loại rác, bỏ chất thải đúng nơi quy định, nộp hoặc ký hợp đồng thu gom vận chuyển…
  • Thông tư số 13/ 2007/ TT- BXD ngày 31/ 12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/ 2007/ NĐ- CP ngày 09/ 04/ 2007 của Chính phủ về quản lý
  • Nghị định 81/ 2006/ NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  • Quyết định số 43/ 2007/ QĐ- BYT ngày 30/ 11/ 2007 của Bộ truởng Bộ y tế về việc ban hành quy chế quản lý CTR y tế.
  • Thông tư liên tịch số 01/2001/ TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/1/2001 hướng dẫn các quy định về việc bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR,… ( Khóa luận: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam )

Ngoài các văn bản của nhà nước về quản lý chất thải, địa phương cũng có các quy định cụ thể liên quan đến công tác này, cụ thể là:

  • Quyết định số 373/ 2009/ QĐ- UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương thành lập công ty TNHH một thành viên Môi trường Ngọc Anh, làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn huyện Kinh Môn.
  • Quyết định số 42/ 2009/ QĐ- UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dương quy định điều chỉnh, bổ xung mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh. Trong đó có quy định cụ thể mức thu phí vệ sinh tại các xã, huyện .

Mức thu này được công ty môi trường Ngọc Anh áp dụng và trực tiếp đứng ra thu phí với hộ gia đình, các tổ chức đã tham gia ký hợp đồng vệ sinh môi trường. Nguồn phí thu được hàng tháng là khoảng 20 triệu đồng, hiện nay do giá cả leo thang đã không còn phù hợp để duy trì hoạt động của công ty. Công ty đang kiến nghị tăng mức phí thu gom để phù hợp với mức sống và giá cả hiện hành.

  • Các văn bản, quy định của UBND huyện Kinh Môn đối với cá nhân, tổ chức, hộ gia đình cư trú trên địa bàn.

Thực tế cho thấy, các văn bản do nhà nước và địa phương ban hành đã có ý nghĩa trong việc tác động đến hành vi và nhận thức của chủ thể tác động lên môi trường, đây chính là công cụ pháp luật mang lại ý nghĩa và hiệu quả lớn trong công tác QLCTR.

  • Hệ thống quản lý chất thải rắn tại địa phương

UBND huyện Kinh Môn, đứng đầu là ông Tiên Văn Hồng, có trách nhiệm tổ chức quản lý trên địa bàn huyện, tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu gom vận chuyển CTR.

Phòng TN & MT huyện Kinh Môn (trưởng phòng: ông Nguyễn Hữu Lộc) thuộc UBND huyện là cơ quan tham mưu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường trên địa bàn huyện và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND huyện theo quy định pháp luật.

Một số nhiệm vụ và quyền hạn của phòng TN & MT liên quan đến môi trường nói chung và QLCTR nói riêng: trình UBND huyện các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường, trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, tổ chức thực hiện sau khi quy hoạch kế hoạch được xét duyệt, bảo vệ môi trường, phòng chống, khắc phục các sự cố môi trường, hậu quả thiên tai, báo cáo hiện trạng môi trường theo định kỳ,…

UBND huyện, các đoàn thể, cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn huyện. Trong trường hợp phát hiện các vi phạm pháp luật về QLCTR cần thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Phòng địa chính có nhiệm vụ giúp UBND huyện Kinh Môn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. Cán bộ ở phòng địa chính là ông Đinh Văn Hùng hiện nay mới chỉ có chuyên môn về quản lý đất đai nên công tác quản lý môi trường chưa được tiến hành chặt chẽ.

Công ty TNHH một thành viên Môi trường Ngọc Anh được thành lập năm 2009, có trụ sở đặt tại phố Cộng Hoà, thị trấn Kinh Môn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Công ty là tổ chức thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn huyện từ năm 2003, tiền thân là hợp tác xã Trường Sinh.

Hiện nay, công ty có 10 thành viên, gồm giám đốc là ông Nguyễn Tiến Độ, 1 kế toán, 1 thủ quỹ và 7 công nhân trong đó có 1 lái xe, 6 nhân viên thu gom. Theo kết quả điều tra, mức lương trả cho nhân viên thu gom khoảng 1,5 triệu đồng/ tháng, khá thấp so với tính chất công việc vất vả của họ. Vì vậy, nhiều công nhân đã bỏ việc giữa chừng hoặc chỉ làm tạm thời, gây khó khăn cho công ty để tìm kiếm nguồn nhân lực thay thế.

Mô hình tổ chức trên chủ yếu để quản lý và thu gom lượng CTRSH tại huyện, còn lượng CTRCN và CTRYT thường được quản lý và thu gom trong nội bộ từng đơn vị.

Tại các xưởng sản xuất và nhà máy xí nghiệp, do quy mô nhỏ nên không có bộ phận quản lý môi trường riêng, giám đốc hoặc chủ xưởng sản xuất thường là người trực tiếp chỉ đạo công tác thu gom CTRCN và một số công nhân sẽ được điều động đi thu gom.

Tại Bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn, nguồn nhân lực cho quản lý CTRYT nguy hại được trình bày trong bảng sau:

Đây là những người trực tiếp quản lý và điều hành việc thu gom, xử lý CTR. Ngoài ra còn có trách nhiệm báo cáo thường xuyên với giám đốc bệnh viện tình hình môi trường trong bệnh viện và khu vực xung quanh. Họ có chuyên ngành khác nhau, chưa được đào tạo bài bản về công tác bảo vệ môi trường và việc tham gia công tác quản lý CTRYT chỉ là kiêm nhiệm.Vì vậy, có thể nói nguồn nhân lực này là chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý CTRYT.

3.3.2.  Quản lý về mặt kỹ thuật ( Khóa luận: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam )

  • Đối với CTRSH
  • Phương tiện, trang thiết bị

Để phục vụ công tác thu gom, công ty môi trường Ngọc Anh đã tự trang bị nhiều phương tiện, trang thiết bị để thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Tuy nhiên, do nguồn tài chính hạn hẹp nên những trang thiết bị này còn hết sức thô sơ, không đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 2009, được sự quan tâm của chính quyền, công ty được nhà nước đầu tư một xe tải 2,5 tấn làm phương tiện chuyên chở rác, tạo điều kiện cho công tác thu gom CTR của công ty hoạt động tốt hơn. Số lượng trang thiết bị được thể hiện ở bảng sau:

Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân hầu như không có, công ty chỉ cấp khẩu trang và bao tay cho công nhân thu gom. Những trang bị như vậy là chưa đủ để bảo vệ sức khoẻ cho họ. Ngoài mức lương 1,5 triệu đồng/ tháng, công nhân chỉ được thêm một cân đường, hộp sữa mà không được đóng bảo hiểm y tế hay hưởng bất kỳ chế độ nào. Việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho công nhân cũng không được thực hiện. Chính những trang thiết bị không đảm bảo và hưởng quá ít quyền lợi từ công việc thu gom rác đã không thể khuyến khích người công nhân làm tốt công việc của mình. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng thu gom rác.

  • Tổ chức thu gom, vận chuyển CTR

Việc thu gom rác của công nhân chủ yếu được thực hiện dọc trục đường giao thông chính của huyện. Các hộ gia đình ven đường tập trung rác trước cửa nhà, hai công nhân sẽ đi hai bên đường và thu gom đưa đến gần xe, trên xe có hai công nhân phụ giúp việc đưa rác lên xe. Ở khu phố những hộ gia đình ở sâu trong ngõ sẽ phải mang rác ra điểm tập trung rác, sau đó rác mới được thu gom. Còn ở khu dân cư những hộ gia đình sống trong làng chưa tham gia ký hợp đồng vệ sinh môi trường, rác thải thường được đổ ra ao, hồ hoặc vườn. Tỷ lệ rác thải được thu gom tại các khu phố trung tâm đạt 85 %, còn ở khu vực thôn xóm chỉ đạt 65 %.

Tại các cơ quan hành chính, trường học, xí nghiệp,…công ty môi trường cho xe chở rác tới tận nơi để thu gom.

  • Tần suất thu gom: 2 ngày/ lần CTRSH của các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp sẽ được những công nhân vệ sinh thu gom, riêng tại chợ Kinh Môn rác thải được thu 1 ngày/ lần.
  • Thời gian thu gom: buổi sáng bắt đầu từ 5 giờ 30 phút, buổi chiều bắt đầu từ 16 giờ 30phút.
  • Công nghệ xử lý CTRS

Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa có công nghệ xử lý CTR nào, lượng CTR phát sinh đều được vận chuyển về bãi rác. Đây là bãi rác hở, không đảm bảo vệ sinh môi trường, nằm gần cánh đồng thôn Kinh Hạ và cách sông Kinh Thầy khoảng 100m. Bãi rác này được UBND tỉnh quy hoạch và đầu tư xây dựng, bên dưới bãi rác có lớp chống thấm, để hạn chế ảnh hưởng của bãi rác đến nguồn nước ngầm. Hàng năm, công ty môi trường Ngọc Anh còn được nhà nước cấp 10 triệu đồng tiền mua hoá chất phun khử trùng khu vực bãi rác. Tuy nhiên, những việc làm trên chỉ là biện pháp tạm thời, không thể hạn chế được ô nhiễm môi trường tại bãi rác trong khi khối lượng CTR ngày càng gia tăng như hiện nay.

UBND huyện đã khởi công xây dựng bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh cho trung tâm huyện Kinh Môn tại khu vực xã Bạch Đằng cách khu dân cư gần nhất trên 1000m vào tháng 8/2010. Đến nay, đã thực hiện các công việc: đền bù, giải phóng mặt bằng, hoàn thành phần nền đường đi vào bãi rác, hoàn thành toàn bộ hệ thống cống qua đường, đang tiến hành đào được khoảng 20% thể tích các hố. ( Khóa luận: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam )

Theo thiết kế, sau khi BCL hợp vệ sinh này hoàn thành sẽ vận hành theo quy trình tóm tắt sau:

  • Đối với CTRCN

Các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, lượng CTR phát sinh hàng ngày khá lớn, tuy nhiên công tác thu gom không được tiến hành thường xuyên. Với các xưởng sản xuất vôi, đá vôi sau khi nung được đóng bao chuyển đi bán, còn các chất thải như xỉ vôi, xỉ than được đổ vào một khu riêng bán cho người dân đóng gạch, gộc thì đổ ra một khu khác bán để dải đường hoặc san lấp.

Những khu vực này không có mái che hoặc vật liệu che phủ, trong quá trình vận chuyển bị rơi vãi ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường của khu vực. Việc thu gom chỉ được tiến hành theo chỉ đạo của chủ lò vôi, không theo một khung thời gian nhất định. Tại công ty sửa chữa và đóng tàu, lượng CTR thải ra thường là rỉ sắt, sắt vụn,…những vật liệu này cũng không được thu gom liên tục mà vứt bừa bãi.

Tại các nhà máy sản xuất xi măng lượng CTR thải ra là bụi, khói, …chúng được xử lý qua hoặc thải trực tiếp ra ngoài môi trường.

Tại các xưởng thủ công nghiệp, chế biến thực phẩm và đồ gỗ…CTR không có sự phân loại mà thu gom chung với CTRSH, sau đó đổ vào bãi.

  • Đối với CTRYT

Tại các trạm y tế, việc thu gom CTRYT do y tá thực hiện. Do lượng phát sinh ít nên không có công tác phân loại, rác được thu gom sau đó đổ ra khu đất trống phía sau trạm xá và chôn lấp.

Tại bệnh viện, công tác thu gom, xử lý được tiến hành như sau:

  • Tổ chức thu gom, vận chuyển

CTR được tiến hành phân loại, mỗi phòng khoa đều quy định rõ vị trí đặt thùng đựng chất thải. Nơi phát sinh CTR đã được trang bị các loại thùng thu gom tương ứng, mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ theo đúng mã màu quy định.

Nhân viên được phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các CTRSH và CTRYT từ nơi phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa với tần suất thu gom 1- 2 lần/ ngày. Đối với các khoa có khối lượng chất thải lớn như khoa sản, khoa ngoại thì tần suất thu gom lớn hơn, từ 2- 3 lần/ ngày. CTRYT sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển đến lò đốt chất thải, lượng CTRSH thì được đưa về khu lưu giữ chất thải của bệnh viên và được thu gom bởi công ty Môi trường Ngọc Anh. ( Khóa luận: Thực trạng công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam )

  • Công nghệ xử lý CTRYT

Những CTRYT chứa chất độc hại, có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ con người được bệnh viện xử lý bằng phương pháp đốt cháy ở nhiệt độ cao. Lò đốt rác thải y tế của bệnh viện là loại lò đốt rác model F- 1S của hãng Chuwastar hoạt động theo công nghệ Nhật Bản, cấu tạo gồm hai buồng đốt sơ cấp và thứ cấp, với công suất thiết kế là 20- 25 kg/ giờ, hiệu suất đạt 85 %. Khi lò hoạt động có phát sinh một số loại khí như CO, NOx, SO2,… Đây là loại lò nhập khẩu do công ty AIC cung cấp, thời gian gần đây đang gây rất nhiều tranh cãi, do một số nhà khoa học cho rằng lò không đáp ứng các tiêu chuẩn trong TCVN: 7380/ 2004.

Mời bạn tham khảo thêm:

→ Khóa luận: Hiện trạng hoạt động quản lý chất thải rắn ở Việt Nam

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993