Khóa luận: Giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Rate this post

Khóa luận: Giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường tại Việt Nam được tác giả khắc họa trong bài Khóa luận tốt nghiệp dưới đây của mình cụ thể như chất thải từ một số doanh nghiệp đổ ra môi trường không qua xử lý hoặc xử lý sơ bộ không triệt để, hoạt động quan trắc môi trường chưa được thực hiện, hồ sơ môi trường của các doanh nghiệp chưa hoàn thiện, công tác đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại chưa được tiến hành…Vì yêu thiên nhiên, vì tương lai của đát nước tác giả đã lựa chọn học chuyên ngành Kỹ thuật môi trường với mong muốn có thể góp phần thay đổi đất nước phát triển hơn. Đề tài tốt nghiệp Hiện trạng bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng dưới đây xin mời các bạn thưởng thức!

4.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường của quận Hồng Bàng.

Quản lý môi trường trên địa bàn thành phố nói chung và quận Hồng Bàng nói riêng là sự chọn lựa và kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Các biện pháp này phải phù hợp với tình hình thực tế và đặc thù riêng biệt về ngành sản xuất, công nghệ sản xuất, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp. Hoạt động của các doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của quận và thành phố do đó các biện pháp đề xuất phải được lựa chọn sao cho vừa giảm thiểu ô nhiễm vừa đảm bảo các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đạt các mục tiêu đề ra là:

  • Duy trì và đẩy mạnh khả năng sản xuất của doanh nghiệp theo hướng thân thiện với môi trường.
  • Tạo tâm lý an tâm của chủ doanh nghiệp trong sản xuất kinh
  • Nâng cao kiến thức và ý thức bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp nhằm phát triển thiết bị, tổ chức sản xuất hợp lý, xử lý chất thải, thực hiện SXSH…để đảm bảo sản xuất có ý nghĩa về kinh tế và môi trường.
  • Nâng cao ý thức trách nhiệm và trình độ quản lý của chính quyền địa phương trong việc xây dựng và bảo đảm cuộc sống và biện pháp hỗ trợ.

4.1.1. Nâng cao hiệu quả quản lý của phòng tài nguyên và môi trường quận Hồng Bàng. ( Khóa luận: Giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường tại Việt Nam )

  • Nhiệm vụ và vấn đề tồn tại

Phòng tài nguyên và môi trường quận Hồng Bàng được thành lập với nhiệm vụ:

  • Trình UBND quận ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác quản lý tài nguyên môi trường của quận và hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ, pháp luật của nhà nước, chế độ chính sách về quản lý tài nguyên và môi trường theo phân cấp của UBND thành phố.
  • Báo cáo UBND quận quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên và môi trường.

Trình UBND thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện sau khi được xét duyệt.

  • Trình UBND quận quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND quận và tham mưu cho UBND quận đối với đối tượng thuộc thẩm quyền của UBND thành phố và tổ chức thực hiện các quyết định đã được phê duyệt.
  • Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng, bảo vệ tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, phòng chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường, hậu quả thiên
  • Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai và hiện trạng môi trường theo định kỳ; thu thập, quản lý lưu trữ tư liệu về tài nguyên và môi trường. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, thông tin về tài nguyên và môi trường.

Với chức năng được giao, việc thực hiện của phòng tài nguyên và môi trường gặp rất nhiều khó khăn như:

  • Thiếu nhân lực và phương tiện hoạt động.
  • Địa bàn rộng lớn, các ngành sản xuất kinh doanh đa dạng, biến động mạnh, số lượng doanh nghiệp lớn thuộc đa dạng các thành phần như xí nghiệp quốc doanh thuộc trung ương, thành phố, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, cá thể. Nhân lực thiếu, hoạt động phân tích, kiểm tra, giám sát không có nên không thể tiến hành quản lý một cách chặt chẽ.
  • Đối với việc kiểm soát công tác bảo vệ môi trường từ hoạt động sản xuất kinh doanh: phòng tài nguyên và môi trường mới chỉ chủ động được khâu ban đầu trong việc kiểm tra các điều kiện cấp phép mới, ngăn chặn từ đầu phát sinh thông qua việc thẩm định, phê duyệt các đề án bảo vệ môi trường. Còn đối với công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi các đề án BVMT của doanh nghiệp thì chưa được thực hiện hiệu quả. Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường phần lớn được triển khai qua báo cáo của phường hay khiếu nại từ nhân dân.

4.1.1.2. Nâng cao hiệu quả quản lý môi trường của phòng Tài nguyên và môi trường ( Khóa luận: Giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường tại Việt Nam )

Để công tác quản lý môi trường tại địa bàn quận đạt hiệu quả tốt thì việc triển khai các giải pháp về hệ thống quản lý môi trường, giải pháp kinh tế, giải pháp tuyên truyền là vô cùng quan trọng. Đối với quận Hồng Bàng có thể triển khai một số nội dung sau:

  • Thành lập tổ môi trường trực thuộc các đơn vị có liên quan như phòng quản lý đô thị phường để nâng cao hiệu quả quản lý trực tiếp của các tổ này
  • Phát triển nguồn nhân lực: tăng cường năng lực về nhân lực, thiết bị cho phòng Tài nguyên và môi trường của quận. Trang bị một số thiết bị về giám sát ô nhiễm, các thiết bị đo nhanh, thiết bị lấy mẫu
  • Phối hợp chặt chẽ với đội cảnh sát môi trường của quận để tăng cường công tác tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp
  • Kết hợp chặt chẽ với Chi Cục bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố về chuyên môn, công tác kiểm tra giám sát, tuyên truyền đào tạo nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường
  • Rà soát lại các doanh nghiệp gây ô nhiễm trên địa bàn để có các giải pháp quản lý phù hợp

+ Yêu cầu doanh nghiệp kê khai nguồn ô nhiễm: đối với các doanh nghiệp đã cấp phép kinh doanh nhưng chưa thực hiện đầy đủ các cam kết bảo vệ môi trường thì phải kê khai nguồn ô nhiễm

+ Đề nghị tất cả doanh nghiệp chưa có hệ thống xử lý ô nhiễm, phải lập phương án bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp.

  • Ngưng cấp phép kinh doanh các ngành sản xuất gây ô nhiễm tại khu vực dân cư, nếu đã hoạt động và phát triển thì doanh nghiệp phải trình phương án bảo vệ môi trường trước, nếu không đảm bảo về môi trường thì dời vào cụm công nghiệp của quận đã được quy hoạch
  • Yêu cầu các doanh nghiệp khi lập phương án bảo vệ môi trường phải đưa kinh phí xử lý ô nhiễm vào vốn, phải đảm bảo mặt bằng xây dựng hệ thống, công nghệ kỹ thuật để vận hành chương trình xử lý nước thải…nếu không đảm bảo các yêu cầu thì phải thực hiện di dời
  • Bắt buộc tất cả các doanh nghiệp sản xuất đăng ký kinh doanh mới phải đặt xưởng sản xuất tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung trong và ngoài địa bàn quận.
  • Vận động doanh nghiệp không thể thực hiện các biện pháp xử lý ô nhiễm tiến hành di dời đến khu công nghiệp trung tâm
  • Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, thay mới công nghệ sản xuất, nhập mới máy móc, thiết bị hiện đại, thân thiện môi trường.

Yêu cầu các doanh nghiệp trang bị đầy đủ các trang thiết bị để vệ sinh môi trường sản xuất công nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp từng bước triển khai hoạt động sản xuất sạch hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp

4.1.2. Đề xuất các chính sách hỗ trợ từ nhà nước ( Khóa luận: Giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường tại Việt Nam )

  • Chính sách hỗ trợ vốn

Sở tài chính phối hợp với ủy ban nhân dân thành phố cần có chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thuộc các trường hợp như:

  • Doanh nghiệp tình nguyện di chuyển điểm sản xuất đến khu vực khác.
  • Doanh nghiệp có dự án triển khai xử lý ô nhiễm môi trường để đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Doanh nghiệp có dự án cải tiến công nghiệp, thực hiện khảo sát ô nhiễm và triển khai công nghiệp sạch hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể vay tín dụng ưu đãi của nhà nước qua “quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia”, hoặc qua chương trình tài trợ vốn từ nguồn vốn của Nhật Bản thông qua dịch vụ ngân hàng ACB…

Chính sách thuế

Kiến nghị cơ quan thuế tạo điều kiện miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp nào triển khai các hoạt động như:

  • Nhập trang thiết bị, công nghệ tiên tiến, công nghệ xử lý nước thải.
  • Đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, thay đổi công nghệ để cải thiện môi trường.
  • Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thực hiện chương trình xử lý ô nhiễm hay di dời.

Chính sách thi đua khen thưởng

Thi đua và khen thưởng sẽ là nguồn động viên cho doanh nghiệp đạt hiệu quả về kinh tế và bảo vệ môi trường.

Công tác thi đua, khen thưởng cần được triển khai cho tất cả doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất: giấy tái sinh, kim loại, thực phẩm, nhựa. Do đây là những ngành sản xuất có khả năng gây ô nhiễm lớn. Ví dụ như nước thải của ngành công nghiệp giấy có hàm lượng COD khá cao 22.000 – 46.500 mg/l, BOD chiếm 40 – 60 % COD, phần lớn được gây ra từ những chất hữu cơ không lignin; với ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim thì nước thải có chứa các kim loại nặng như crom, chì, sắt, nhôm, niken, kẽm… Các kim loại này trong nước sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gây các bệnh viêm loét dạ dày, dạ dày, gây ung thư máu…ngoài ra các kim loại nặng có khả năng tích tụ trong các động vật trong nước như cá, ốc, tôm, cua… gián tiếp gây tác động đến sức khỏe con người…

Các doanh nghiệp có hiệu quả cao về bảo vệ môi trường cần được khen thưởng thích đáng (bằng khen, huy chương…) được hưởng ưu đãi trong đầu tư kinh doanh.

Các doanh nghiệp thực hiện tốt xử lý ô nhiễm, sản xuất sạch hơn, di dời ra ngoài khu dân cư sẽ được phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng để phát triển uy tín doanh nghiệp.

4.1.3. Các biện pháp cưỡng chế ( Khóa luận: Giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường tại Việt Nam )

  • Di dời

Di dời là các doanh nghiệp gây ô nhiễm trong khu vực đông dân cư phải di chuyển ra các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tập trung. Có 2 loại: di dời toàn bộ doanh nghiệp vào khu vực quy hoạch hay dời một phần doanh nghiệp (một dây chuyền công nghệ gây ô nhiễm) vào khu vực quy hoạch.

Các doanh nghiệp có điều kiện, kinh phí (tự túc hay vay vốn) để xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm nếu có nhu cầu mở rộng sản xuất, xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm thì di dời vào khu công nghiệp hay ra khu ngoại thành.

Các doanh nghiệp không có nhu cầu phát triển kinh doanh vì không có đủ mặt bằng để thực hiện giải pháp xử lý ô nhiễm thì lựa chọn:

– Thu hẹp sản xuất tại địa điểm hiện tại để lấy mặt bằng xây dựng hệ thống

  • Di dời

Hiện nay, phòng Tài nguyên và môi trường quận Hồng Bàng cho biết

+ Đối với doanh nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng, bị khiếu nại mà không có giải pháp khắc phục thì sẽ cho di dời.

+ Đối với các doanh nghiệp muốn tự di dời thì vấn đề khó khăn là giá thuê đất tại khu công nghiệp, cụm công nghiệp khá cao vượt qua khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Việc di dời có thể làm mất mối, bạn hàng, đối tác trong quan hệ làm ăn của các chủ doanh nghiệp. Do đó, di dời không phải là biện pháp các doanh nghiệp lựa chọn, đây là giải pháp bắt buộc đối với doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp xử lý chất thải tại chỗ.

  • Tạm ngưng sản xuất đối với doanh nghiệp

Doanh nghiệp sản xuất gây ô nhiễm phải tạm ngưng tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh để đảm bảo an toàn môi trường và đời sống người dân xung quanh khu vực sản xuất. Ví dụ như:

+ Các doanh nghiệp bị sự cố trong sản xuất (nổ nồi hơi, cháy…) hay thải ra ngoài khu dân cư nước thải, khí thải, hơi khí độc với lưu lượng và nồng độ ô nhiễm cao.

+ Đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm, khi bị khiếu nại và nhắc nhở mà chưa có biện pháp giải quyết cũng tạm ngưng sản xuất trong khi chờ chủ doanh nghiệp trình phương án giải quyết. Sau khi tạm ngưng sản xuất, nếu chủ doanh nghiệp có phương án xử lý ô nhiễm tại chỗ thì sau khi ký hợp đồng thì công trình xử lý sẽ được cấp phép trở lại. Nếu sau khi tạm ngưng sản xuất mà doanh nghiệp không thực hiện xử lý tại chỗ thì buộc phải di dời hoặc rút giấy phép môi trường và giấy phép kinh doanh.

Giải pháp tạm ngưng sản xuất đối với doanh nghiệp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và uy tín doanh nghiệp.

  • Chuyển đổi ngành nghề và nhiên liệu sản xuất.

Khuyến khích hay bắt buộc các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường mà không thể khắc phục được (kể cả di dời) thì thay đổi ngành nghề với công cụ sản xuất mới có khả năng sẽ hạn chế được việc gây ô nhiễm môi trường.

Như vậy với ba giải pháp trên thì hai giải pháp đầu là do doanh nghiệp có thể quyết định lựa chọn, giải pháp thử ba là quyết định của ủy ban nhân dân quận thông qua sự đề xuất của phòng Tài nguyên và môi trường của quận.

4.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý môi trường cho các doanh nghiệp

Các giải pháp được đưa ra cân đối tùy vào đặc tín, quy mô của mỗi doanh nghiệp bao gồm: sản xuất sạch hơn, xử lý khí thải, nước thải tập trung, xử lý khí thải tại nguồn, thuê xử lý nước thải.

4.2.1. Giải pháp sản xuất sạch hơn ( Khóa luận: Giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường tại Việt Nam )

Sản xuất sạch hơn (CP – cleaner production) là “ứng dụng liên tục của chiến lược ngăn ngừa tổng thể cho các quy trình, các sản phẩm và các dịch vụ, nhằm gia tăng hiệu quả sinh thái và để giảm thiểu các rủi ro cho môi trường sống”. Xu hướng này đặc biệt hấp dẫn với các nước có nền kinh tế đang phát triển, có tiềm năng áp dụng lớn hơn so với các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến.

Giải pháp này có ưu điểm là giải quyết giảm thiểu chất ô nhiễm tận gốc và tại nguồn, tiết kiệm, tận dụng được năng lượng và nguồn tài nguyên đang ngày một cạn kiệt. Nhưng qua khảo sát thực tế các doanh nghiệp sản xuất tại địa bàn quận Hồng Bàng cho thấy giải pháp sản xuất sạch hơn hiện chưa phải là giải pháp tối ưu. Ở các doanh nghiệp này muốn thực hiện giải pháp sản xuất sạch hơn phải cần có vốn, ý thức và thời gian.

4.2.2. Giải pháp xử lý khí thải, nước thải tập trung cho từng ngành

Giải pháp xử lý tập trung là sử dụng chỉ một hệ thống xử lý chung cho các doanh nghiệp sản xuất cùng ngành nằm gần nhau. Mục đích của giải pháp là tiết kiệm chi phí đầu tư, chi phí vận hành và nhân sự cho công tác xử lý chất ô nhiễm của các doanh nghiệp sản xuất mà vẫn mang lại hiệu quả tốt về chất lượng môi trường.

Trong thực tế, việc áp dụng giải pháp xử lý chất thải tập trung cũng không khả thi. Vì các lý do sau đây:

  • Các doanh nghiệp có mức độ đầu tư khác nhau, tải lượng các chất ô nhiễm không bằng nhau, ý thức bảo vệ môi trường của mỗi doanh nghiệp cũng khác nhau, nên rất khó trong công việc hợp tác quản lý, vận hành hệ thống xử lý chất thải để đảm bảo hiệu quả xử lý tốt.
  • Khoảng cách các doanh nghiệp quá xa, quy mô khá lớn. Chiều cao nhà xưởng không đồng nhất, rất không thuận lợi cho việc thiết kế hệ thống xử lý tập Hơn nữa, chẳng doanh nghiệp nào chịu dành diện tích của mình cho việc bố trí hệ thống xử lý chất thải chung cho toàn ngành.

4.2.3. Giải pháp xử lý khí thải tại nguồn cho các doanh nghiệp [7]

Giải pháp xử lý khí thải tại nguồn cho từng doanh nghiệp là giải pháp khá hợp lý và có tính khả thi trong điều kiện thực tế của các doanh nghiệp trên địa bàn quận hiện nay. Vì diện tích mặt bằng phục vụ cho hệ thống xử lý khí thải không lớn, chi phí xây dựng hệ thống xử lý và chi phí vận hành thấp, hiệu quả xử lý cao. Phù hợp với khả năng kinh phí có thể đầu tư của doanh nghiệp.

Nhược điểm của giải pháp xử lý tại nguồn

Xét theo tổng thể thì tổng chi phí đầu tư, chi phí vận hành, diện tích bố trí cho hệ thống xử lý đều cao hơn so với giải pháp xử lý tập trung. Thay vì chỉ sử dụng một hệ thống xử lý cho một cụm nhiều doanh nghiệp kết hợp lại, thì phải sử dụng nhiều hệ thống xử lý độc lập nhau, cụ thể là mỗi doanh nghiệp một hệ thống xử lý.

Ưu điểm của giải pháp xử lý tại nguồn

  • Thiết bị xử lý có thể thiết kế phù hợp với điều kiện mặt bằng hiện có của từng doanh nghiệp sản xuất.
  • Công suất xử lý phù hợp với tải lượng và chủng loại chất ô nhiễm của từng quy trình công nghệ sản xuất.
  • Dễ dàng lựa chọn dung dịch hấp thu tốt chất ô nhiễm đặc thù của từng doanh nghiệp. Do vậy hiệu quả xử lý rất

4.2.4. Giải pháp thuê xử lý nước thải ( Khóa luận: Giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường tại Việt Nam )

Như đã đề xuất ở trên thì tất cả các hình thức đều hạn chế. Chính vì vậy hình thức đem nước thải của doanh nghiệp đến thuê xử lý tại công ty, xí nghiệp cùng ngành nghề có thể giải quyết được các vấn đề nêu trên. Nội dung hình thức này:

  • Nước thải của doanh nghiệp phải được tách dòng để giảm thiểu tối đa lưu lượng nước thải phải xử lý (tốt nhất 4 – 8 m3/ngày), việc tách dòng chảy khả thi cho hầu hết doanh nghiệp.
  • Nước thải của doanh nghiệp sau khi tách dòng sẽ được xe bồn chở đến hệ thống xử lý nước thải của xí nghiệp lớn hay hệ thống xử lý của khu công nghiệp hay cụm công nghiệp theo quy hoạch của quận, thành phố mà doanh nghiệp thuê xử lý.
  • Các doanh nghiệp phải trả tiền phí xử lý cho các đơn vị tiếp nhận nước thải để xử lý, phí xử lý được tính trên m3 nước thải và phải được lập thành hợp đồng, trả tiền theo từng ngày hay tháng.
  • Chi phí vận chuyển cộng với chi phí xử lý có thể rẻ tiền hơn so với chi phí vận hành và bảo trì thiết bị khi doanh nghiệp lắp đặt hệ thống xử lý.

4.2.5. Giải pháp tăng cường năng lực, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp

  • Tổ chức các đợt tuyên truyền nâng cao năng lực, nhận thức về pháp luật bảo vệ môi trường cho các doanh nghiệp.
  • Tổ chức huấn luyện về kỹ năng vận hành các hệ thống xử lý môi trường, các yếu tố cơ bản để kiểm soát ô nhiễm môi trường cho các doanh nghiệp.
  • Vận động nhân dân tham gia vào công tác bảo vệ môi trường nói chung và công tác bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp nói riêng.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát hiện trạng môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng cho thấy:

  • Hầu hết các doanh nghiệp đã có bản đề án bảo vệ môi trường nhưng việc thực hiện của một số doanh nghiệp chỉ mang tính chất đối phó. Vì vậy, các số liệu quan trắc được trong bản đề án môi trường đều nằm trong phạm vi cho phép nhưng thực tế khi đi khảo sát thì không được như vậy.
  • Các doanh nghiệp đã trang bị đầy đủ bảo hộ lao động chuyên dụng đối với từng vị trí cho công nhân
  • Đa số doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị để ứng phó sự cố như: cháy nổ, thiên tai, hóa chất… Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp coi nhẹ công tác phòng chống cháy nổ, không có sự chuận bị cho những sự cố bất ngờ.
  • Dây chuyền sản xuất tại một số cơ sở đã cũ, lạc hậu nhưng chưa được thay mới. Máy móc không được kiểm tra định kỳ gây nên ô nhiễm tiếng ồn và không đảm bảo an toan lao động.
  • Công tác quản lý môi trường tại doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ như: thu gom chất thải rắn chưa tốt, còn nhiều rác thải vứt bừa bãi trên nhà xưởng hay xung quanh khu vực sản xuất; chỉ sử lý sơ bộ nước thải rồi thải ra đường ống cống chung của khu vực; không có hệ thống hút khí thải…

Đề tài đã đưa ra các giải pháp về mặt quản lý nhằm giảm thiểu một phần chất ô nhiễm gây ra bởi doanh nghiệp, tuy nhiên việc thực hiện các giải pháp trên mất nhiều thời gian do liên quan đến các vấn đề: chờ ban hành chính sách chung của quận, chờ sự hỗ trợ các tổ chức trong và ngoài nước. Mặt khác, các biện pháp chỉ giảm một phần chứ không giải quyết triệt để chất ô nhiễm. Cần phải xác định nguồn ô nhiễm chính, cấp bách của từng ngành sản xuất, lên kế hoạch xử lý theo thời gian để các doanh nghiệp có kế hoạch dự trù nguồn vốn và vay vốn ngân hàng thực hiện.

Hoạt động quản lý nội vi là phù hợp nhất cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ vì doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất của mình mà không phải dừng cho việc thử nghiệm như thay đổi công nghệ, lắp đặt các bộ phận sản xuất mới…thêm vào đó không phải chịu nguy cơ rủi ro khi thử nghiệm.

KIẾN NGHỊ ( Khóa luận: Giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường tại Việt Nam )

Đối với đơn vị quản lý môi trường trên địa bàn:

  • Các giải pháp đưa ra có tính khả thi cao và cần được triển khai nhanh chóng.
  • Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, ban hành có liên quan, phối hợp giữa các giải pháp chính trị, kinh tế, kỹ thuật thì mới đem lại được kết quả như mong muốn.

Đối với các doanh nghiệp:

  • Thường xuyên bảo dưỡng các máy móc, thiết bị để đảm bảo luôn trong tình trạng hoạt động tốt nhằm hạn chế ô nhiễm và giảm nguy cơ tai nạn lao động
  • Nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường tới từng cán bộ, công nhân
  • Các doanh nghiệp nên có chương trình đào tạo hướng dẫn và tập huấn cho công nhân ở các vị trí lao động dễ có nguy cơ xảy ra cháy nổ và chập điện về khả năng xử lý nhanh các tính huống tai nạn và sử dụng thuần thục trang thiết bị cứu hỏa, cứu hộ.
  • Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan chuyên môn về môi trường thực hiện kiểm soát và giám sát tình trạng môi trường định kỳ.
  • Thường xuyên duy trì, quản lý và theo dõi các hoạt động bảo vệ môi trường, vận hành các thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường.
  • Các doanh nghiệp nên lập kinh phí bảo vệ môi trường, duy trì, vận hành, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải hàng năm.

Trong các giải pháp trên, mỗi giải pháp đều có một đặc thù riêng và ưu khuyết điểm khác nhau mà mỗi chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn cho phù hợp với khả năng, vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Mời bạn tham khảo thêm:

Khóa luận: Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại Việt Nam

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993