Khóa luận: Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam được tác giả khắc họa trong bài Khóa luận tốt nghiệp dưới đây của mình cụ thể như chất thải từ một số doanh nghiệp đổ ra môi trường không qua xử lý hoặc xử lý sơ bộ không triệt để, hoạt động quan trắc môi trường chưa được thực hiện, hồ sơ môi trường của các doanh nghiệp chưa hoàn thiện, công tác đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại chưa được tiến hành…Vì yêu thiên nhiên, vì tương lai của đát nước tác giả đã lựa chọn học chuyên ngành Kỹ thuật môi trường với mong muốn có thể góp phần thay đổi đất nước phát triển hơn. Đề tài tốt nghiệp Hiện trạng bảo vệ môi trường của một số doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng dưới đây xin mời các bạn thưởng thức!
Nội dung chính
3.1.Tình hình sản xuất tại một số doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng [5]
Sự tăng trưởng sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng hàng năm đã giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động, góp phần ổn định về mặt xã hội, cung cấp nhiều sản phẩm thiết thực phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, hình thái công nghiệp nhìn chung phát triển một cách tự phát, chưa tuân thủ quy hoạch phát triển và đặc biệt chưa quan tâm đúng mức tới vấn đề môi trường. Phần lớn các doanh nghiệp bố trí xen kẽ trong các khu dân cư đông đúc. Về góc độ kinh doanh, việc bố trí này là thuận lợi: thuận lợi do gắn sản phẩm làm ra trực tiếp với người tiêu dùng, mặt bằng sản xuất tại gia đình không mất tiền thuê hay có thuê mặt bằng giá cũng không cao, thuê công nhân thuận lợi do phần lớn công nhân có ý thức lao động gần nhà…; nhưng xét về góc độ môi trường việc bố trí đó còn bất cập về nhiều mặt như: việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường, các sự cố gây tai nạn cho cộng đồng, gia tăng tần suất ùn tắc giao thông và nhiều vấn đề mang tính xã hội khác.
Theo định hướng chung của quận Hồng Bàng các doanh nghiệp cũ đang nằm xen kẽ khu dân cư có thể tiếp tục hoạt động trong khu vực dân cư nếu có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường phù hợp.
3.2. Hiện trạng môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng
Trên cơ sở điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường các doanh nghiệp theo các tiêu chí đặt ra trong giới hạn đề tài, đi sâu và phân tích hiện trạng môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng. Các doanh nghiệp này bao gồm:
3.2.1. Doanh nghiệp tư nhân dịch vụ thương mại Sơn Thắng ( Khóa luận: Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam )
Doanh nghiệp tư nhân dịch vụ thương mại Sơn Thắng hiện đang sử dụng khu đất có diện tích 300m2 tại số 500 đường Hùng Vương, phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng để làm xưởng gia công hoa văn trên kính. Quy trình công nghệ có thể mô tả như sau:
Diễn giải quy trình công nghệ:
Kính sau khi được doanh nghiệp nhận về theo đơn đặt hàng của các công ty, doanh nghiệp tư nhân trong nước, tùy theo kích cỡ của từng đơn đặt hàng, kính được cắt sau đó đưa sang công đoạn mài và tiếp theo là vẽ các hoa văn trên kính. Khi các hoa văn trên kính đã hoàn thiện thì kính được nhập kho và xuất xưởng. Doanh nghiệp chủ yếu nhận làm theo đơn hàng cho khách hàng với khối lượng gia công khoảng 500 – 700 m2 kính/tháng.
Không dùng thêm các loại hóa chất hay sơn để phun lên kính.
Điện sử dụng cho sản xuất khoảng 657 KW/tháng, nước sạch sử dụng trung bình khoảng 50 m3/tháng. Hiện tại doanh nghiệp có 5 công nhân làm việc phục vụ sản xuất kinh doanh.
Chất thải rắn của doanh nghiệp gồm có chất thải rắn sinh hoạt của công nhân và chất thải rắn sinh ra trong quá trình mài, cắt kính. Khối lượng chất thải rắn của doanh nghiệp khoảng 6 kg/ngày.
- Hiện trạng môi trường nước
Ghi chú: không có giá trị hoặc không có đơn vị.
- Ngày lấy mẫu: 27/05/2011 khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường.
- Vị trí: tại cống thải cuối trước khi thải ra môi trường của doanh nghiệp.
- QCVN 40:2011/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường nước thải công nghiệp.
Quá trình lấy mẫu tiến hành phân tích khi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Với kết quả phân tích như bảng trên cho thấy nồng độ của các chất trong nước thải của doanh nghiệp đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 40:2011/BTNMT.
- Hiện trạng môi trường không khí
Ghi chú:
- Ngày lấy mẫu: 27/05/2011 khi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường.
K1: khu vực nhà xưởng
K2: khu vực giáp công ty công trình đô thị
K3: khu vực giáp nhà dân
- QCVN 05:2009/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ).
Trong quá trình lấy mẫu phân tích mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn diễn ra bình thường. Theo kết quả phân tích nồng độ các chất gây ô nhiễm không khí đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2009/BTNMT và QCVN 26:2010/BTNMT.
Kết quả khảo sát tại doanh nghiệp tư nhân dịch vụ thương mại Sơn Thắng cho thấy hiện trạng xử lý môi trường tại đây còn đang ở mức đối phó, doanh nghiệp có đề án bảo vệ môi trường xong việc thực hiện còn là vấn đề nan giải. Thực tế cho thấy chất thải rắn chưa được thu gom cẩn thận, không có kho chứa mà bị vất khá bừa bãi tại khu vực bãi thuộc doanh nghiệp. Nước thải từ hoạt động mài kính chưa được xử lý sơ bộ mà thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước của khu vực, trong nước thải có chứa nhiều cặn rắn không hòa tan, cụ thể là các mạt kính khi đi vào các thủy vực khu vực có thể gây ô nhiễm nguồn nước.
Tại khu vực cắt mài kính có túi lọc dạng vải nhưng hoạt động không hiệu quả như khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động nên lượng bụi phát tán nhiều, do vậy không đúng với số liệu quan trắc không khí như đã ghi trong bản đề án môi trường đã được duyệt. Toàn bộ khu vực nhà máy có hệ thống rãnh thu gom nước chảy tràn nhưng hoạt động không hiệu quả do nguyên liệu tập kết, rác thải tràn xuống gây tắc hệ thống. Trong bản đề án môi trường của công ty có bảng quan trắc môi trường với các chỉ tiêu trong giới hạn cho phép nhưng thực tế thì không được như vậy.
Có thể bạn quan tâm:
3.2.2. Công ty cổ phần Hùng Quang Anh ( Khóa luận: Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam )
Loại hình kinh doanh chính của công ty cổ phần Hùng Quang Anh là thiết kế, chế tạo, lắp ráp, lắp đặt các sản phẩm thép kết cấu theo yêu cầu khách hàng.
- Quy trình công nghệ
– Nguyên liệu sản xuất chính của công ty là thép hình, thép tấm được nhập từ công ty cổ phần thương mại Thái Giang. Tùy theo đơn đặt hàng và sản phẩm, thép được cắt thành từng phần, chi tiết có hình dạng nhất định, sau đó khoan đột lỗ và gia công. Tiếp theo các chi tiếp được gá lắp và tiến hành hàn liên kết lại với nhau tạo thành các bán thành phẩm.Các bán thành phẩm sẽ được kiểm tra, mài sạch ba via, làm sạch bề mặt và chuyển sang công đoạn sơn, sơn theo đúng chủng loại mầu sơn của đơn đặt hàng. Khi sơn đã khô, sản phẩm sẽ được đem đi lắp đặt tại các công trình theo yêu cầu của khách hàng.
- Hiện trạng công tác bảo vệ môi trường tại công ty
Với loại hình hoạt động của công ty là thiết kế, chế tạo, lắp đặt các sản phẩm thép kết cấu với các nguyên liệu sắt thép, inox, que hàn, sơn và các hóa chất sử dụng như dầu pha sơn, gas, oxy thì tác động đến môi trường là rất lớn. Trong quá trình khảo sát hiện trạng, thực trạng nhu cầu nguyên liệu, hóa chất sử dụng cho sản xuất của công ty được thể hiện trong bảng 3.3:
Hiện trạng khu vực nhà máy cho thấy: nguyên liệu sản xuất như inox, sắt thép phế liệu… để tập kết ngoài trời, không mái che, không có gờ chắn để ngăn nguyên liệu tràn vào hệ thống thoát nước. Một phần sắt thép sơ chế được tập kết trong nhà xưởng. Trên sàn nhà xưởng và đường nội bộ dầu thải, sơn còn để vương vãi.
- Hiện trạng môi trường nước thải
Để đánh giá mức độ ảnh hưởng nước thải của cơ sở với môi trường, công ty cổ phần Hùng Quang Anh đã kết hợp cùng công ty tư vấn dự án và môi trường bền vững tiến hành quan trắc mẫu nước thải. Kết quả quan trắc được trình bày trong bảng 3.4:
Ghi chú:
- Ngày lấy mẫu: 21/5/2011 khi công ty cổ phần Hùng Quang Anh hoạt động bình thường.
- Đơn vị lấy mẫu: Trạm quan trắc và phân tích môi trường Lao động.
- QCVN 40:2011/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Từ kết quả phân tích tại bảng cho thấy, tất cả các chỉ tiêu quan trắc của mẫu nước thải của công ty đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên, một số chỉ tiêu như: tổng N, COD, BOD5 gần với mức quy chuẩn cho phép cho nên công ty cần phải nạo vét định kỳ và có biện pháp quản lý thích hợp.
Đối với hệ thống xử lý môi trường :
- Nước thải sinh hoạt được xử lý kỵ khí trong bể phốt 3 ngăn sau đó thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực Cam Lộ 3, còn phần bùn thải được công ty thuê đơn vị có chức năng hút và xử lý định kỳ 6 tháng/lần.
Hiện trạng quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại
- Rác thải sinh hoạt của công nhân khoảng 33,5 kg/ngày công ty thu gom và tập kết vào các thùng chứa được bố trí tại các tầng của công ty. Công ty ký hợp đồng với bà Vũ Thị Út – nhân viên công ty môi trường đô thị thu gom và đưa đi xử lý.
- Chất thải rắn sản xuất là sắt thép vụn, bulong các loại hỏng, nylon, xỉ hàn, giấy vụn…được thu gom bán lại cho đơn vị tái sử dụng nhưng chưa triệt để, bị vất bừa trên nền xưởng sản xuất.
- Chất thải nguy hại của công ty là các vỏ đựng sơn, sơn thải, giẻ lau dính dầu và một lượng dầu thải động cơ, bóng đèn huỳnh quang hỏng, mực in…được thu gom vào các thùng phi có nắp đậy nhưng để ngoài trời, và chưa đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại và chưa ký hợp đồng thu gom, vận chuyển, xử lý với các đơn vị có chức năng. ( Khóa luận: Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam )
Hiện trạng môi trường không khí
- Để đánh giá chất lượng không khí bên trong và môi trường không khí xung quanh khu vực, công ty cổ phần Hùng Quang Anh kết hợp với công ty tư vấn dự án và môi trường bền vững đã tiến hành quan trắc các mẫu không khí. Kết quả quan trắc môi trường không khí được thể hiện tại bảng 3.5:
Ghi chú:
- Ngày lấy mẫu: 21/5/2011 khi công ty cổ phần Hùng Quang Anh hoạt động bình thường.
- Đơn vị lấy mẫu: trạm quan trắc và phân tích môi trường lao động
- Vị trí lấy mẫu:
K1: giữa khu vực sản xuất
K2: cổng công ty
K3: cuối công ty
- QCVN 05:2009/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung
Qua kết quả phân tích tại bảng 3.5, nồng độ của các thông số trong không khí đều nằm trong giới hạn cho phép. Từ đó cho thấy việc hoạt động sản xuất của công ty cổ phần Hùng Quang Anh không làm ảnh hưởng đến môi trường không khí. Bên cạnh đó, để giảm thiểu ô nhiễm môi trường bởi bụi và khí thải do quá trình hoạt động sản xuất và phương tiện giao thông gây ra, hiện nay công ty đã và đang áp dụng một số biện pháp:
- Thường xuyên quét dọn các khu vực trong công ty, sân, đường
- Chỉ sử dụng các loại que hàn đảm bảo chất lượng
- Trang bị bảo hộ lao động chuyên dụng cho công nhân
- Định kỳ kiểm tra và bảo dưỡng máy móc
- Lắp đặt hệ thống quạt thông gió tại các vị trí cần thiết.
Công tác phòng cháy chữa cháy cũng đã được công ty quan tâm, đầu tư trang thiết bị để chủ động phòng tránh.
3.2.3. Xưởng sản xuất bao bì PP – Công ty cổ phần vận chuyển và bán hàng Ca Sa ( Khóa luận: Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam )
- Xưởng sản xuất bao bì PP hiện đang hoạt động tại số 3 đường Hà Nội, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.
- Xưởng sản xuất bao bì PP được công ty cổ phần vận chuyển và bán hàng Ca Sa thuê lại của công ty cổ phần bao bì xi măng để sản xuất bao bì các loại theo yêu cầu khách hàng.
Thuyết minh sơ đồ công nghệ
– Nguyên liệu chính sản xuất bao bì PP của công ty là hạt nhựa polypropilene trộn với chất phụ gia (CaCO3) theo tỉ lệ thích hợp trong máy trộn liệu. Hỗn hợp nguyên liệu được chuyển vào máy kéo sợi. Sợi lần lượt đi vào máy cuốn sợi, máy dệt tạo vỏ bao bì. Vỏ bao bì qua máy tráng để được ép cùng lớp tráng nhựa mỏng tạo thành vỏ bao bì PP. Vỏ bao bì PP cuối cùng được cắt, may và in hình trên sản phẩm. Sản phẩm được nhập kho và bán cho các đơn vị khác có nhu cầu.
- Hiện trạng bảo vệ môi trường tại công ty
Hiện trạng môi trường nước thải
- Để đánh giá mức độ xử lý môi trường nước, cơ sở đã kết hợp với công ty cổ phần đầu tư CM và phòng thí nghiệm phân tích môi trường – trung tâm nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường tiến hành quan trắc nước thải của cơ sở. Số liệu đo đạc và phân tích được thể hiện qua bảng 6:
Ghi chú:
– Ngày lấy mẫu: 14/05/2012
- Đơn vị lấy mẫu: phòng thí nghiệm phân tích môi trường – trung tâm nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường
- Vị trí lấy mẫu: nước thải tại cống thoát nước cuối cùng của cơ sở trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực
- QCVN 40:2011/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp.
Kết quả phân tích nước thải của xưởng sản xuất bao bì PP cho thấy nồng độ các chỉ tiêu phân tích trong nước thải của xưởng sản xuất bao bì PP đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy nước thải của xưởng sản xuất bao bì PP trước khi thải ra hệ thống thoát nước chung của khu vực không gây ô nhiễm môi trường.
- Nước thải sinh hoạt: theo số liệu thống kê từ hóa đơn tiền nước hàng tháng tại xưởng sản xuất bao bì PP, lượng nước sử dụng trung bình theo tháng khoảng 145m3/tháng, lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 80% lượng nước sử dụng nên lượng nước thải là 116m3/tháng. Lượng nước này được thu gom, xử lý sơ bộ bằng hệ thống bể tự hoại 3 ngăn, sau đó thải ra cống thoát nước chung của khu vực. Tuy nhiên, khảo sát thực tế thấy có bể lắng sơ cấp trước khi thải ra cống chung nhưng không có bể xử lý.
- Rác thải sinh hoạt: lượng rác thải hàng ngày khoảng 22,75 kg/ngày có lao công thu gom và phân loại. Phần rác thải có thể thu hồi tái sử dụng được thu gom và bán cho cơ sở tái chế; phần rác còn lại được thu gom về khu chứa rác tạm thời và được đơn vị môi trường địa phương thu gom, vận chuyển, xử lý.
Hiện trạng môi trường không khí
- Bụi phát sinh chủ yếu từ khu vực nghiền hạt nhựa, cắt vỏ bao bì… Thành phần của bụi chủ yếu là ở dạng sợi polime. Vì vậy, bụi sẽ tác động trực tiếp đến công nhân lao động tại khu vực này. Ngoài ra, bụi và khí thải còn phát sinh do các phương tiện giao thông của khách, nhân viên và các phương tiện vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm ra vào xưởng sản xuất bao bì PP. Thành phần chính của các chất thải này gồm: bụi (muội khói), các loại khí độc như CO, NOx, CO2, SO2.
- Tuy nhiên, lượng xe ra vào xưởng sản xuất bao bì PP ít, vì vậy nồng độ các khí ô nhiễm phát sinh là không đáng kể.
- Hơi nhựa phát sinh chủ yếu trong quá trình trộn liệu, tráng sản phẩm. Thành phần của hơi nhựa là hidrocacbon làm ô nhiễm môi trường không khí khu vực lao động và có thể phát tán ra xung quanh. Tuy nhiên, do công suất sản xuất bao bì PP không cao (khoảng 16 tấn/tháng), không gian nhà xưởng thoáng, rộng nên hơi nhựa không gây ảnh hưởng đến môi trường lao động.
Để giám sát chất lượng môi trường không khí, cơ sở đã thực hiện quan trắc đo đạc các thông số môi trường không khí xung quanh và môi trường không khí khu vực hoạt động sản xuất. Các kết quả được thể hiện trong bảng 3.7:
Ghi chú:
- Ngày lấy mẫu: 14/05/2012 khi xưởng sản xuất bao bì PP hoạt động bình thường. ( Khóa luận: Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam )
- Đơn vị lấy mẫu: phòng thí nghiệm phân tích môi trường – trung tâm nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường
- Vị trí lấy mẫu:
K1: không khí khu vực cổng công ty
K2: không khí khu vực xưởng sản xuất
- QCVN 05:2009/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh
Theo bảng kết quả phân tích trên cho thấy nồng độ của hầu hết các chỉ tiêu phân tích môi trường không khí đều nằm trong giới hạn cho phép, nhưng nồng độ của NO2 vượt quá 1,75 lần so với quy định cho phép. Nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường không khí khu vực hoạt động sản xuất của xưởng sản xuất bao bì PP là hoàn toàn đảm bảo và thấp hơn giới hạn cho phép.
Hiện trạng quản lý chất thải rắn
- Chất thải rắn sản xuất gồm sợi dệt, bao bì, hạt nhựa… khoảng 3 kg/ngày, phần có thể tái chế bán cho các cơ sở có khả năng tái chế, phần không thể tái chế thu gom với rác thải sinh hoạt.
- Chất thải nguy hại: lượng chất thải nguy hại tại cơ sở gồm bóng đèn huỳnh quang hỏng (1 kg/tháng), hộp mực in (1 kg/tháng), mực in (7kg/tháng), giẻ lau dính dầu thải (10 kg/tháng), bao bì cứng bằng kim loại (9 kg/tháng) tổng lượng thải trung bình khoảng 28 kg/tháng, được lưu trong thùng và có kho chứa riêng có biển cảnh báo chất thải nguy hại. Lượng chất thải này được công ty ký hợp đồng với bên cung cấp nguyên liệu thu hồi trở lại.
- Công nhân đã được trang bị bảo hộ lao động.
- Một số hạn chế còn tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường của công ty như: hơi nhựa là các hidrocacbon phát sinh từ quá trình trộn nguyên liệu, tráng sản phẩm cùng với bụi phát sinh từ khu vực nghiền hạt nhựa, cắt vỏ bao bì… với thành phần chủ yếu là sợi polime, chưa có máy lọc hút không khí, chỉ có quạt công nghiệp nhằm trao đổi không khí. Chưa trang bị các trang thiết bị phòng chống cháy nổ trong nhà xưởng.
3.2.4. Công ty cổ phần thương mại đầu tư Vân Long CDC ( Khóa luận: Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam )
- Sơ lược về công ty cổ phần thương mại đầu tư Vân Long CDC
- Công ty cổ phần thương mại đầu tư Vân Long CDC hiện đang hoạt động tại khu An Trì, phường Hùng Vương, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Hoạt động chủ yếu của công ty là làm kho bãi tập kết hàng hóa (hóa chất kinh doanh có điều kiện, hạt nhựa). Hàng hóa chủ yếu được nhập từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Singapore… tổng lượng hàng hóa lưu tại kho trung bình là khoảng hơn 4000 tấn/ngày.
- Hàng hóa được nhập về công ty chủ yếu là các hóa chất có điều kiện, hạt nhựa. Các hóa chất đựng trong thùng chứa chuyên dụng được lưu trữ tại bãi ngoài trời, các hàng hóa khác được lưu trữ trong kho có mái che. Thời gian lưu hàng hóa trong kho khoảng 1 – 15 ngày tùy theo đơn hàng.
- Lượng hàng lưu trữ trung bình hàng tháng của công ty được thể hiện qua bảng 8
Thực trạng bảo vệ môi trường tại công ty
- Cơ sở hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh kho bãi nên không sử dụng bất kỳ loại nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu nào. Nhu cầu điện khoảng 1000 KWh/tháng, nước là khoảng 30 m3/tháng.
- Nước thải sinh hoạt khoảng 25 m3/tháng, khoảng 10% là nước thải từ nhà vệ sinh, còn lại là nước thải do rửa chân tay, được xử lý bằng bể phốt 3 ngăn sau đó xả vào hệ thống thoát nước chung của khu vực.
- Chất thải rắn của công ty bao gồm bao bì hỏng, hàng hóa rơi vãi trong quá trình bốc xếp, lượng rác thải này khoảng 20 kg/tháng được công ty TNHH môi trường đô thị thu gom, vận chuyển, xử lý hàng ngày. Nhưng thực tế lượng rác này chưa được thu gom triệt để, trên nền kho bãi vẫn còn khá nhiều rác thải.
- Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là do hoạt động của cán bộ công nhân viên (24 người) như thức ăn thừa, bao bì đựng thức ăn, thủy tinh… ước tính khoảng 900 kg/tháng được thu gom xử lý cùng chất thải rắn sản xuất.
- Chất thải nguy hại chủ yếu là bóng đèn huỳnh quang đã được công ty ký hợp đồng với công ty TNHH thương mại dịch vụ Toàn Thắng thu gom, xử lý.
- Công ty đã trang bị thiết bị phòng cháy chữa cháy, thiết kế kho chứa có lối thoát hiểm theo 2 hướng.
- Công ty đã lắp đặt hệ thống thông gió tại các khu vực sản xuất đảm bảo điều kiện vi khí hậu cho công nhân làm việc trong nhà
- Công tác bảo vệ môi trường của công ty được thực hiện khá tốt nhưng vẫn còn những tồn tại đó là các thùng hóa chất chưa được lưu trữ trong khu vực có mái che mà vẫn để ngoài trời, thu gom chất thải rắn chưa triệt để.
3.3. Đánh giá chung về môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng.
3.3.1. Về công nghệ
Theo kết quả khảo sát một số doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng thì hiện nay công nghệ sản xuất và thiết bị máy móc của các doanh nghiệp phần lớn là ở mức trung bình. Điều này dẫn đến năng suất lao động thấp, khả năng sử dụng nguyên vật liệu kém hiệu quả, lượng chất thải phát sinh nhiều nên nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường.
Đối với doanh nghiệp vừa thì công nghệ áp dụng cho khối này rất đa dạng, tùy thuộc vào nguồn vốn của từng doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp có nguồn vốn lớn, lợi nhuận nhiều đã chủ động đổi mới công nghệ thiết bị, do đó vừa đảm bảo sức cạnh tranh với thị trường vừa bảo vệ môi trường. Trong khi đó không ít các doanh nghiệp do thiếu vốn nên việc đầu tư cho công nghệ ít được chú trọng, tranh thủ tối đa mua lại công nghệ mang tính chắp vá, hoạt động kém hiệu quả và điều đáng quan tâm là gây sức ép rất lớn cho môi trường.
3.3.2. Vấn đề môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn quận. ( Khóa luận: Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam )
Hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp luôn gắn liền với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của quận, thành phố. Các ngành sản xuất góp phần không nhỏ vào việc tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm và tạo việc làm cho nhiều lao động. Dù vậy, các doanh nghiệp này vẫn là nguồn gây ô nhiễm rất khó quản lý, nhất là các nguồn ô nhiễm cần quan tâm xử lý sau:
- Nước thải
– Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thuộc các ngành trên đều chưa có hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, một số doanh nghiệp chỉ mới xây dựng một số bể tách cặn đơn giản nên không thể xử lý triệt để nước thải sản xuất. Bên cạnh đó việc kiểm tra hiệu quả xử lý vẫn không thể thực hiện được nên phần lớn các doanh nghiệp thải trực tiếp ra môi trường. Hệ thống thoát nước trong khu vực xuống cấp, các cống thoát nước hoạt động không hiệu quả gây ngập ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
- Khí thải
Nguồn gây ô nhiễm nhất là khí thải từ quá trình đốt dầu FO, than để chạy lò hơi, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc ngành gia công – tái chế kim loại.
- Hầu hết các doanh nghiệp chưa có biện pháp khống chế, giảm thiểu ô nhiễm do khí thải. Do đó cần nghiên cứu áp dụng các biện pháp tổng thể nhằm quản lý môi trường do hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất.
- Tiếng ồn, mùi cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống dân cư trong khu vực. Điều này thực tế đã được thể hiện tại công ty TNHH Tường Phát: công ty TNHH Tường Phát chuyên sản xuất thức ăn gia súc nguyên liệu chủ yếu là ngô, khoai, sắn kèm theo một số phụ gia trong đó có dầu cá. Chính phụ gia này gây nên mùi tanh, hôi thối phát sinh ra môi trường khu vực ảnh hưởng tới môi trường sống của toàn bộ dân cư khu vực. Qua nhiều lần giải quyết kiến nghị nhưng công ty vẫn không thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường khiến mùi vẫn phát sinh dẫn tới tối ngày 5 tháng 7 năm 2012, quần chúng nhân dân khu vực đã trực tiếp tới công ty biểu tình, đập phá máy móc và yêu cầu phía công ty ngừng hoạt động.
- Chất thải rắn
Phần lớn chất thải rắn của các doanh nghiệp đều được thu gom chung với rác thải sinh hoạt. Một trong những vấn đề chính là chất thải nguy hại lẫn lộn trong những dạng chất thải công nghiệp khác và chúng được thải cùng nhau vào môi trường. Việc phân loại chất thải gần như chưa được thực hiện. Ngoài ra, một số loại chất thải đang được tồn trữ và phương thức tồn trữ tại các doanh nghiệp lại không đảm bảo về môi trường, sức khỏe và tính an toàn. Một số ít doanh nghiệp tự vận chuyển chất thải của mình ra trạm trung chuyển, một số khác tiến hành tái chế, tái sử dụng hoặc bán cho những nơi có yêu cầu, đáng lo ngại hơn là chất thải rắn thậm chí còn bị vứt bỏ bừa bãi ra môi trường do sự thiếu ý thức của một số doanh nghiệp nhỏ.
Có thể thấy rằng: việc quản lý chất thải rắn chưa được quan tâm đúng mức, chưa nhận thấy được vai trò giám sát của doanh nghiệp cũng như của cơ quan quản lý môi trường quận đối với việc quản lý chất thải rắn trong bối cảnh nền kinh tế đang tăng trưởng ngày một nhanh chóng hiện nay.
3.3.3. Quan điểm của các doanh nghiệp về vấn đề môi trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh. ( Khóa luận: Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam )
Theo đà phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, cùng với việc gia nhập WTO, thị trường kinh tế cả nước nói chung và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng đã và sẽ có những sự chuyển biến để thích nghi. Nhu cầu của người tiêu dùng sẽ ngày càng được nâng cao. Họ không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn chú trọng đến chất lượng môi trường mà sản phẩm đó tạo ra. Với các doanh nghiệp trong nước thì đây là sự cạnh tranh đầu tiên so với các doanh nghiệp nước ngoài. Nhưng một thực trạng đáng ngại là hầu hết các doanh nghiệp không có quan điểm hay nhận thức gì về bảo vệ môi trường.
Điều quan tâm thực sự của các doanh nghiệp là hoạt động sản xuất tạo ra lợi nhuận càng cao càng tốt.
Một số doanh nghiệp cũng đã có nhận thức cơ bản về trách nhiệm bảo vệ môi trường, thực thi tương đối triệt để thông qua các hoạt động như: lập hồ sơ môi trường (báo cáo ĐTM, cam kết BVMT, đăng ký chủ nguồn CTNH, đăng ký xả thải…); tiến hành quan trắc định kỳ các tác động và lập báo cáo quan trắc; triển khai một số công trình xử lý chất thải.
Theo báo cáo của phòng tài nguyên và môi trường UBND quận Hồng Bàng, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn đều có đề án bảo vệ môi trường nhưng việc tuân thủ các cam kết trong đề án này hầu như không được thực hiện hoặc thực hiện nhưng không đầy đủ. Nguyên nhân có thể do:
- Doanh nghiệp chưa nhận thức được trách nhiệm của mình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp cho rằng với phương thức sản xuất nhỏ lẻ như họ sẽ không ảnh hưởng gì tới môi trường xung quanh nên chưa thấy được các vấn đề môi trường tiềm ẩn trong đó.
- Chưa quan tâm tới việc tuân thủ các pháp lý bảo vệ môi trường.
- Chưa quan tâm đến xây dựng các hệ thống quản lý môi trường.
- Không chú trọng đầu tư trong kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Hầu hết các doanh nghiệp cho rằng các vấn đề môi trường không ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Người chủ doanh nghiệp quá chú trọng đến sản xuất và lợi nhuận nên thiếu quan tâm đến chi phí, thời gian và nỗ lực cần thiết cho việc quản lý môi trường, chưa nhận thấy những ảnh hưởng tiềm ẩn của một môi trường bị ô nhiễm ngày càng nặng nề. Một phần nhỏ các doanh nghiệp quan tâm do có kiến thức và tiếp cận thông tin từ thị trường mua bán hoặc do khiếu nại từ người dân xung quanh khu vực doanh nghiệp sản xuất.
3.3.4. Nhận thức về bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. ( Khóa luận: Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam )
Trách nhiệm bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp đã được quy định trong Luật bảo vệ môi trường và các quy định pháp lý có liên quan. Để tuân thủ các quy định này thì việc áp dụng chương trình quản lý môi trường cho các doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên thực tế trên địa bàn quận Hồng Bàng vấn đề này chưa được quan tâm đúng mức.
Căn cứ theo kết quả khảo sát về công tác bảo vệ môi trường và các hoạt động khác có liên quan tại các doanh nghiệp trên địa bàn quận cho thấy:
- Khoảng 2/3 số doanh nghiệp quy mô nhỏ thì nhận thấy không cần thiết vì doanh nghiệp đã quen với cách thức sản xuất tư nhân và không muốn xáo trộn quy trình quản lý.
- Khoảng 1/3 số doanh nghiệp còn lại ủng hộ hoặc có thái độ trung lập trong việc áp dụng các chương trình quản lý môi trường cho hoạt động sản xuất của mình.
- Hầu hết các doanh nghiệp không chọn ISO 14001 vì chi phí và quy mô hoạt động của doanh nghiệp không đủ để thực hiện các quy định trong tiêu chuẩn.
- Gần 1/2 số doanh nghiệp đồng ý áp dụng sản xuất sạch hơn vì tính thiết thực và hiệu quả nhanh hơn ISO 14001 nhưng cũng gặp hạn chế là: ở các doanh nghiệp này muốn thực hiện giải pháp sản xuất sạch hơn phải cần có vốn, ý thức và thời gian, nên chỉ thích hợp cho doanh nghiệp mới xây dựng và đi vào hoạt động.
- Gần 1/3 doanh nghiệp áp dụng xử lý cuối đường ống chi phí đầu tư cao mà không thu hồi lại được nguồn vốn. Một số doanh nghiệp muốn tái chế, tái sử dụng lại chất thải.
- Đa số các doanh nghiệp thiếu hoặc không có đội ngũ cán bộ quản lý môi trường, và không có đủ nguồn vốn sẵn có cho việc hiện đại hóa các trang thiết bị sản xuất phục vụ cho mục đích bảo vệ môi trường.
- Khoảng 3/4 số doanh nghiệp thiếu các thông tin liên quan đến hệ thống quản lý môi trường, cụ thể là các thông tin kỹ thuật, nên không thể tự phát triển và thực thi các giải pháp mà phải lệ thuộc vào các thông tin (sự chỉ dẫn) bên ngoài thông qua các chuyên gia tư vấn.
- Rất nhiều doanh nghiệp không muốn có sự thay đổi nào về công nghệ sản xuất. Đa số nhân viên vận hành không được đào tạo chính thức, nên bất cứ sự thay đổi nào so với thao tác quen thuộc hàng ngày sẽ làm họ mất khả năng kiểm soát quá trình và làm giảm năng suất.
- Phần lớn doanh nghiệp muốn áp dụng quản lý nội vi vì không gây xáo trộn nhiều đến hoạt động sản xuất, dễ thực hiện và chi phí thường thấp.
3.3.5. Những khó khăn khi áp dụng các chương trình quản lý môi trường tại các doanh nghiệp trên địa bàn quận Hồng Bàng. ( Khóa luận: Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam )
Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn quận đều gặp những khó khăn trong công tác kiểm soát và quản lý môi trường:
- Nhận thức của doanh nghiệp về vấn đề môi trường
Vấn đề môi trường chỉ mới được quan tâm trong thời gian gần đây, nhận thức về môi trường tại các doanh nghiệp còn rất khiêm tốn. Họ cho rằng áp dụng các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường không có tiềm năng về kinh tế, đòi hỏi khoản đầu tư lớn, công nghệ hiện đại và các chuyên gia có kinh nghiệm.
- Về tài chính
Các giải pháp ngăn ngừa, quản lý môi trường cần đến các khoản tiết kiệm, quỹ trong nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp không thể thực hiện được điều này, vì họ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề tài chính trong hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình.
- Về tổ chức và kỹ thuật
Các doanh nghiệp nhỏ thường hoạt động theo kiểu cách gia đình. Chủ doanh nghiệp là người trực tiếp ra quyết định và hiếm khi được đào tạo từ trường lớp chuyên nghiệp. Họ chỉ trú trọng đến sản xuất không muốn áp dụng các giải pháp quản lý môi trường vì cho rằng tốn kém chi phí. Nhận thức của nhân viên cũng bị hạn chế và họ cảm thấy không có trách nhiệm, quyền lợi gì trong việc bảo vệ môi trường.
Đa số các doanh nghiệp thiếu hoặc không có đội ngũ cán bộ kỹ thuật, các doanh nghiệp thường phải nhờ đến các chuyên gia tư vấn bên ngoài. Khi đó, các giải pháp thay đổi công nghệ, quá trình sản xuất là những trở ngại về yếu tố kỹ thuật. Những trở ngại thường thấy là hạn chế về năng lực kỹ thuật, thiếu thông tin kỹ thuật, hạn chế công nghệ, việc thay thế các quy trình không nhất quán, chấp nhận rủi ro với các kỹ thuật mới hay đơn giản là họ không muốn thay đổi các thói quen trong kinh doanh.
- Khó khăn từ các quy định của Nhà nước
Các quy định hiện hành về môi trường bắt buộc các doanh nghiệp thỏa mãn các tiêu chuẩn giới hạn về chất thải trước khi thải ra môi trường không có hướng dẫn hay quy định nào cho việc giảm thiểu chất thải tại nguồn. Do đó hình thành tư tưởng chỉ cần áp dụng các biện pháp cuối đường ống để làm hài lòng các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường hơn là sử dụng các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn.
Các quy định nhà nước về kiểm toán chất thải hiện nay không được phổ biến và quy định cụ thể. Vì thế các doanh nghiệp chỉ chú tâm đến năng suất sản xuất mà không có hệ thống thống kê số liệu về nguyên vật liệu, đặc tính dòng thải, năng lượng sử dụng… gây khó khăn trong việc xác định chính xác nguyên, nhiên vật liệu sử dụng, chi phí, giá thành sản phẩm đồng thời gây lãng phí tài nguyên. ( Khóa luận: Thực trạng hoạt động bảo vệ môi trường tại Việt Nam )
Các chế độ khuyến khích, ưu đãi, khen thưởng chủ yếu là cho các lợi nhuận trước mắt, về kinh tế mà chưa áp dụng cho các nỗ lực ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp của các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trong việc quản lý, bảo vệ tốt môi trường.
Mời bạn tham khảo thêm:
→ Khóa luận: Giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com