Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên hay nhất năm 2024 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Khóa luận: Nghiên cứu hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên: trường hợp nghiên cứu đối với sinh viên ngành marketing, trường đại học kinh tế, đại học Huế dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
2.1. Khái quát ngành Marketing – Đại học Kinh tế Huế
2.1.1 Đôi nét về Đại học Kinh tế Huế
- Thông tin chung
- Tên trường (theo quyết định thành lập):
- Tiếng Việt: Trường Đại học Kinh Tế- Đại học Huế.
- Tiếng Anh: Hue University Of
- Tên viết tắt của Trường:
- Tiếng Việt: Trường ĐHKT.
- Tiếng Anh:
- Cơ quan/Bộ chủ quản: Đại học Huế.
- Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập): Năm 2002.
- Địa chỉ Trường: 99 Hồ Đắc Di – Thành Phố Huế – Tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Thông tin liên hệ:
- Điện thoại: 054.3529139- Fax: 054.3529491
Cơ cấu tổ chức
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Đại học Kinh tế Huế
Trường Đại học Kinh tế Huế là một trường thành viên của Đại học Huế. Trường có 8 phòng ban chức năng, 6 khoa và 4 viện, trung tâm luôn hoạt động tương tác và phát triển nhằm không ngừng nâng cao chất lượng của các hoạt động, hướng tới mục tiêu giá trị cốt lõi của Trường Đại học Kinh Tế – Đại học Huế.
Có thể thấy, bộ máy nhà trường hoạt động linh hoạt, phối hợp và đồng bộ trong quản lý, điều hành góp phần thúc đẩy sự phát triển của Trường. Hệ thống các văn bản quản lý điều hành nội bộ trong nhà trường được xây dựng đầy đủ, mang tính khoa học cao tạo điều kiện thuận lợi và đồng bộ trong công tác quản lý.
2.1.2 Đôi nét về Khoa Quản trị kinh doanh Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
2.1.2.1. Đôi nét về Khoa Quản trị Kinh doanh
Khoa Quản trị kinh doanh là một trong những khoa hàng đầu của trường Đại học Kinh tế – Đại học Huế có lực lượng giảng viên và sinh viên đông đảo nhất trường Đại học Kinh Tế. Để nâng cao chất lượng đào tạo, khoa thường xuyên bổ sung, hoàn thiện nội dung, chương trình đào tạo theo hướng vừa hiện đại vừa thiết thực, tăng kỹ năng thực hành cho sinh viên, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, lấy người học làm trung tâm, nâng cao tính độc lập, năng động và sáng tạo cho người học, nâng cao năng lực hợp tác trong đào tạo và nghiên cứu khoa học với các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước.
Đội ngũ giảng viên của khoa hiện có trên 50 người, trong đó nhiều giảng viên là những chuyên gia kinh tế và quản lý có nhiều kinh nghiệm và có uy tín. Phần lớn giáo viên có học vị cao được đào tạo từ những trường đại học hàng đầu ở nước ngoài và trong nước. Hiện tại, khoa đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các trình độ: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học và liên thông với 4 ngành: Quản trị kinh doanh, Marketing, Kinh doanh thương mại và Quản trị nhân lực. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp đều có việc làm tốt sau khi tốt nghiệp và nhiều người trở thành lãnh đạo hàng đầu tại các địa phương và các doanh nghiệp.
2.1.2.2. Các Ngành đào tạo
- Hiện tại, khoa Quản trị Kinh doanh có 5 ngành đào tạo. Cụ thể:
Quản trị kinh doanh: Vị trí công việc có thể là nhân viên phòng kinh doanh, dịch vụ khách hàng, giao dịch, có thể tham gia các công việc của các phòng, ban chức năng trong doanh nghiệp như quản lý sản xuất, quản trị nhân sự, quản trị tài chính, quản trị marketing,…
Quản trị nhân lực: đảm nhận các công việc và trở thành các nhà quản trị trong các lĩnh vực: Quản trị nhân sự, tư vấn, tuyển dụng nguồn nhân lực tại các loại hình doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.
Marketing: công việc cụ thể: nhân viên phòng marketing, phòng kinh doanh, phòng quan hệ công chúng, phòng dịch vụ khách hàng, phòng truyền thông, phòng tổ chức sự kiện,…
Kinh doanh thương mại: Các vị trí công việc cụ thể: nhân viên và giám đốc các bộ phận phòng kinh doanh, dịch vụ chăm sóc và quản trị quan hệ khác hàng, giao dịch, kinh doanh xuất – nhập khẩu, quản trị bán hàng, quản trị chuỗi cung ứng,…
Thương mại điện tử: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm chuyên viên hoặc nhà quản lý tại các công ty cung cấp giải pháp về thương mại điện tử; chuyên viên hoặc nhà quản lý tại các công ty đang hoặc có dự định triển khai hoạt động và ứng thương mại điện tử,… Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
2.1.3. Thông tin ngành Marketing
Ngành Marketing bắt đầu khóa đào tạo đầu tiên là năm 2005. Cho đến nay, ngành Marketing của Đại học Kinh tế Huế đã tuyển sinh được 10 khóa. Với hơn 800 sinh viên tốt nghiệp, ngành Marketing của trường đã góp phần nhất định trong việc cung cấp nguồn nhân lực marketing cho các doanh nghiệp trên địa bàn miền Trung – Tây Nguyên.
Chương trình đào tạo ngành Marketing ở Đại học Kinh tế Huế được xây dựng dựa vào khung lí thuyết của Philip Kotler – bậc thầy marketing trên thế giới, và các kĩ năng, kiến thức cần có của một Marketer tương lai. Khởi đầu là những kiến thức nền về kinh tế và kinh doanh, sau đó trang bị những kiến thức chuyên ngành như hành vi khách hàng, quản trị marketing, quản trị thương hiệu, quản trị kênh phân phối, PR, IMC, digital marketing,…
Bên cạnh đó, lồng ghép trong các học phần (môn học) là những chia sẻ từ giám đốc doanh nghiệp (CEO) và giám đốc marketing (CMO) trên địa bàn. Qua đó, sinh viên có thể “sống” nhiều hơn với kiến thức thực tế marketing.
Nhận thức được tầm quan trọng của kĩ năng đối với sinh viên, chương trình đào tạo ngành Marketing thiết kế các bài tập tình huống (case study), bài tập/chuyến đi thực địa (field study/ field trip), bài tập nhóm,… để sinh viên rèn luyện những kỹ năng mềm (thuyết trình, thuyết phục, làm việc nhóm, giao tiếp,…) và kĩ năng nghề nghiệp (lập kế hoạch nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch marketing, thiết kế phiếu khảo sát, báo cáo kết quả nghiên cứu,…).
2.1.4 Báo cáo tổng kết tuyển sinh 2024 Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
2.1.4.1. Tóm tắt kết quả chính của hoạt động TVTS năm 2024
Bảng 2.1: Tóm tắt kết quả chính của hoạt động TVTS năm 2024
TT | Nội dung | Thời gian | Kết quả chính | Đơn vị thực hiện |
1 | Lập kế hoạch, chuẩn bị nội dung chương trình, quảng bá | 8-15/1 | Kế hoạch TVTS theo từng giai đoạn | Phòng ĐTĐH |
2 | Chuẩn bị các ấn phẩm quảng bá, tư vấn: | 9-26/1 | Thiết kế các sản phẩm phục vụ TVTS | Phòng ĐTĐH |
3 | Cung cấp thông tin trên hệ thống websitess của trường | 9-27/1 | Đã nâng cấp Websites | Trung tâm TTTV |
4 | Tư vấn trực tiếp theo chương trình TVTS của các Báo và Đại học Huế | 17/02-10/4 | Chương trình TVTS tại Huế đến Quảng Ngãi | Phòng ĐTĐH, Tổ TVTS, các Khoa |
5 | Tư vấn trực tiếp theo chương trình TVTS của TT Dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh TT Huế | Tháng 3-4 | Các trường THPT trên địa bàn TT Huế (10 trường) | Phòng ĐTĐH, Tổ TVTS |
6 | Xây dựng chương trình TVTS thông qua sinh viên trường Tổ chức Đội đại sứ TVTS; Gala dinner thủ lĩnh Đoàn – Hội | 17/2-30/4 | Một số hoạt động truyền thông thông qua SV đang học | Phòng ĐTĐH, Đoàn TN |
7 | Tư vấn trực tiếp tại các trường THPT trọng điểm.
● Hoạt động theo chương trình truyền thông, huấn luyện của Đoàn TN ● Gặp BGH các trường THPT, treo băng rôn, phát tờ rơi cho học sinh… |
Tháng 2,3 | Chương trình hoạt động của Đoàn TN tại Quảng Trị,Quảng Nam, Hà Tĩnh chương trình TVTS của Tổ TVTS tại các tỉnh theo chương trình của ĐHH | Phòng ĐTĐH, Đoàn TN, Tổ TVTS |
8 | Thiết kế ảnh inforgraphic, landing page | Tháng 3-8 | Cổng TTTS, facebook | Tổ TVTS |
9 | Quảng cáo trên Facebook, Youtube, truyền hình… | Tháng 3-8 | Tổ TVTS | |
10 | Tư vấn trực tiếp trên các phương tiện truyền thông trực tuyến | Tháng 6-7- 8 | Hệ thống websitess, FB, email.. | Tổ TVTS |
(Nguồn: Phòng Đào tạo Đại học – ĐH Kinh tế Huế) Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Có thể nói, năm 2024 thì công tác tuyển sinh được lên kế hoạch hoạt động và phân công khá chi tiết từ các kênh truyền thông, thời gian triển khai, phân công nhiệm vụ. Nhờ vậy, các bộ phận, phòng ban thực hiện khá chủ động và hiệu quả. Thời gian triển khai công tác truyền thông tuyển sinh được thực hiện hầu như xuyên suốt.
- Hoạt động cung cấp thông tin lên websites của trường
Phòng ĐTĐH đã phối hợp kịp thời với Trung tâm TT-TV xây dựng Cổng thông tin tuyển sinh (TTTS) của trường để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin tư vấn tuyển sinh. Các thành viên rất tích cực trong việc cung cấp đầy đủ và kịp thời những thông tin quảng bá và có liên quan đến tuyển sinh trên hệ thống websites của trường. Tổng số bài viết đã xuất bản trên websites tuyển sinh là 77.
Bảng 2.2: Thống kê lượt truy cập hệ thống websites của trường
Năm | Tháng 3 | Tháng 4 | Tháng 5 | Tháng 6 | Tháng 7 | Tháng 8 | Tổng |
Websites | 9.273 | 10.771 | 7.786 | 7.442 | 11.279 | 14.837 | 61.388 |
Cổng TTTS | 105.652 | 51.874 | 52.956 | 80.193 | 120.432 | 381.107 | |
2023 | 8.470 | 11.701 | 7.865 | 8.060 | 12.120 | 16.610 | 64826 |
(Nguồn: Phòng Đào tạo Đại học – ĐH Kinh tế Huế)
Dựa vào bảng kết quả thống kê lượt truy cập hệ thống websites của trường cho thấy, tháng 8 có số bài đăng trên websites và cổng Thông tin tuyển sinh nhiều, hiệu suất hơn các tháng khác với 14.837 trên websites và 120.432 trên cổng Thông tin tuyển sinh. Nguyên nhân được cán bộ phòng Đào tạo giải thích là tháng 8 là thời gian điều chỉnh nguyện vọng. Do đó, trường tăng cường hiệu suất truyền thông đến học sinh THPT để tăng số lượng hồ sơ xét tuyển vào trường.
- Hoạt động truyền thông trực tuyến
Nội dung truyền thông trực tuyến bao gồm 3 hạng mục: (1) Hoạt động truyền thông trên Fanpage; (2) Hoạt động tư vấn trực tuyến trên Subiz và Fanpage và (3) trên websites tuyển sinh. Kết quả hoạt động của truyền thông trực tuyến thể hiện ở bảng 3 và 4.
Bảng 2.3: Thống kê chung kết quả truyền thông qua Fanpage
Loại hình | Số lượng bài | Tổng lượng tiếp cận đối tượng | Lượng tương tác | |
Giai đoạn 1 (1/3- 20/4) | Bài viết ảnh | 14 | 315.233 | 4.272 |
Bài viết PR | 11 | 83.921 | 3.060 | |
Bài viết kèm video | 9 | 158.131 | 6.374 | |
Tổng lượt bài | 34 | 557.285 | 13.661 | |
Giai đoạn 2 21/4-21/6 | Bài viết ảnh | 9 | 283.886 | 2.428 |
Bài viết PR | 5 | 133.131 | 1.657 | |
Bài viết kèm video | 3 | 149.101 | 2.247 | |
Tổng lượt bài | 17 | 566.118 | 6.332 | |
Giai đoạn 3 (22/6-19/8) | Bài viết ảnh | 17 | 473.759 | 12.396 |
Bài viết PR | 13 | 257.475 | 5.067 | |
Bài viết kèm video | 13 | 269.377 | 6.545 | |
Tổng | 43 | 1.000.611 | 24.008 | |
Tổng quá trình | 94 | 2.124.014 | 44.001 |
(Nguồn: Phòng Đào tạo Đại học – ĐH Kinh tế Huế) Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Trong 3 giai đoạn truyền thông, giai đoạn 3 (22/6-19/8) có số lượng bài viết cao hơn nhiều so với các giai đoạn khác với tổng lượt bài/sự kiện thông tin là 43 bài. Tổng lượng tiếp cận đối tượng cũng cao nhất trong toàn bộ quá trình với 1.000.611 lượt tiếp cận và lượng tương tác trên các bài đăng là 24.008 tương tác. Phân tích kết quả báo cáo, giai đoạn tháng 7, tháng 8 là giai đoạn cao điểm tìm kiếm thông tin tuyển sinh của học sinh THPT.
- Tư vấn trực tiếp theo chương trình TVTS của các Báo và Đại học Huế
Ngày hội TVTS do Báo Tuổi trẻ và Đại học Huế tổ chức tại TT Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, và Quảng Ngãi có sự tham gia hầu hết các trường ĐH, CĐ tại Huế. Gian hàng của trường ĐHKT luôn thu hút đông đảo học sinh đến tham quan và tư vấn nhờ có sự tham gia của các câu lạc bộ sinh viên trường và phối hợp tổ chức sự kiện của một số doanh nghiệp.
- Tư vấn trực tiếp tại các trường THPT trọng điểm, tư vấn qua đường dây nóng
6 địa phương mà trường xem là trọng điểm trong hoạt động tư vấn trực tiếp tại trường THPT là Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Kon Tum. Đặc biệt, Thừa Thiên Huế là địa phương có số lượng trường THPT có tiếp cận TVTS cao nhất với tư vấn trực tiếp là 15 trường và thu thập dữ liệu là 5 trường.
Trực điện thoại tư vấn thông tin tuyển sinh gồm có 4 người. Nội dung các cuộc gọi hotline chủ yếu là giải đáp cho thắc mắc và phụ huynh về thông tin các ngành nghề nhà trường đào tạo, các cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, phân tích sự khác biệt giữa các ngành, làm hồ sơ tuyển sinh,…
2.1.4.2. Kết quả tuyển sinh năm 2024
- Tỷ lệ tuyển sinh theo từng địa bàn
Biểu đồ 1: Tỷ lệ tuyển sinh theo địa bàn (%)
Dựa vào biểu đồ ta thấy, năm 2024, tỉnh Thừa Thiên Huế có tỷ lệ thí sinh đăng kí vào trường là cao nhất (54%). Tiếp là lần lượt là Quảng Bình với 11%, Quảng Trị là 9%, Quảng Nam 8%, Hà Tĩnh 7% và còn lại 11% là các tỉnh khác.
- Kết quả tuyển sinh năm 2024 theo từng ngành
Bảng 2.4: Kết quả tuyển sinh năm 2024 theo từng ngành Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
STT | Tên trường, ngành học | Chỉ tiêu | Tổng TT | Số NH | % So với trúng tuyển | % So với Chỉ tiêu |
I | Nhóm ngành Kinh tế | 300 | 386 | 205 | 53,11 | 68,33 |
II | Nhóm ngành Kế toán, Kiểm toán | 320 | 562 | 441 | 78,47 | 137,81 |
III | Nhóm ngành Thống kê, HTTT | 110 | 43 | 34 | 79,07 | 30,91 |
IV | Nhóm ngành TM | 150 | 246 | 181 | 73,58 | 120,67 |
V | Nhóm ngành QTKD | 370 | 902 | 651 | 72,17 | 175,95 |
10 | Quản trị kinh doanh** | 210 | 635 | 459 | 72,28 | 218,57 |
11 | Marketing | 100 | 221 | 159 | 71,95 | 159,00 |
12 | Quản trị nhân lực | 60 | 46 | 33 | 71,74 | 55,00 |
VI | Nhóm ngành Tài chính ngân hàng | 100 | 215 | 135 | 62,79 | 135,00 |
VII | Nhóm ngành KTCT | 40 | 52 | 19 | 36,54 | 47,50 |
(Nguồn: Phòng Đào tạo Đại học – ĐH Kinh tế Huế)
Trong 7 nhóm ngành đào tạo của chất lượng đại trà, nhóm ngành Quản trị kinh doanh có số nhập học cao nhất là 651 sinh viên, chiếm 175% so với chỉ tiêu đặt ra. Điều này cho thấy, nhóm ngành này có sức hút nghề nghiệp với học sinh. Tiếp theo là nhóm ngành Kế toán, Kiểm toán với số lượng nhập học là 441 sinh viên, cao hơn 78,47% so với chỉ tiêu. Ngoài ra, 205 sinh viên nhập học đối với nhóm ngành Kinh tế; 34 sinh viên với nhóm ngành Thống kê, Hệ thống thông tin; 181 sinh viên đối với nhóm ngành Thương mại; Tài chính – Ngân hàng là 135 sinh viên nhập học và nhiều nhóm ngành khác.
2.2. Các mốc thời gian của kì thi THPTQG 2024 – 2025 Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
01/4 – 20/4/2024: Nộp hồ sơ đăng kí dự thi và đăng kí xét tuyển tại trường THPT hoặc Sở GD-ĐT Thí sinh nghiên cứu và xem kĩ các hướng dẫn, thông báo để làm hồ sơ đăng kí dự thi và đăng kí xét tuyển một cách chính xác, tránh nhầm lẫn và sai sót. Ngoài ra, thí sinh phải ghi đầy đủ các thông tin cá nhân điện thoại, email lên phiếu đăng kí đăng kí dự thi và đăng kí xét tuyển.
Có 2 nguyên tắc xét tuyển:
- Không phân biệt nguyện vọng giữa các thí sinh cùng đăng ký 1 tổ hợp ở mỗi ngành;
- Các nguyện vọng của mỗi thí sinh được xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp, mỗi thí sinh chỉ trúng tuyển 1 nguyện vọng duy nhất. Trừ các trường công an – quân đội và 1 số trường sơ tuyển có quy định riêng.
Mỗi thí sinh sẽ được cấp để đăng nhập Cổng thông tin thí sinh: http://thisinh.thithptquocgia. để theo dõi về kì thi THPT Quốc gia và xem kết quả thi. Thí sinh phải bảo mật và giữ gìn cẩn thận tài khoản của mình.
Trước 20/5/2024: Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển qua trường THPT hoặc Sở GD-ĐT
Thí sinh theo dõi thông báo, thông tin về đối tượng, giới hạn chỉ tiêu, hình thức ưu tiên,… trên websites của các trường. Ngoài ra, nếu thí sinh thuộc diện nhiều điều kiện xét tuyển khác nhau thì mỗi đối tượng xét tuyển thẳng nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký riêng.
Trước 07/6/2024: Nhận Giấy báo dự thi tại địa điểm nộp hồ sơ đăng kí dự thi 24-27/6/2024: Làm thủ tục và dự thi THPT
15/7/2024: Xem kết quả thi THPT – Sử dụng tài khoản kiểm tra kết quả thi THPT qua Cổng thông tin thí sinh: http://thisinh.thithptquocgia để xem kết quả thi của bản thân thí sinh. Quan trọng, thí sinh tổng hợp điểm theo các tổ hợp xét tuyển để có sự điều chỉnh nguyện vọng cho phù hợp (nếu cần thiết).
15-24/7/2024: Phúc khảo kết quả bài thi THPT 18/7/2024: Công bố kết quả xét tuyển thẳng. Thí sinh theo dõi kết quả trên websites của trường đó hoặc chú ý các thông báo qua email, điện thoại cá nhân. Thí sinh có thể xác nhận nhập học hoặc cũng có thể từ chối nhập học diện xét tuyển thẳng theo hướng dẫn của từng trường. Thí sinh đã xác nhận nhập học diện xét tuyển thẳng rồi thì không được xét tuyển theo kết quả thi THPT nữa.
22/7/2024: Cấp Giấy chứng nhận kết quả thi và Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT.
Thí sinh nhận bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi và Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tại trường THPT hoặc Sở GD-ĐT.
22/7 đến 17h00, 29/7/2024: Điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến qua Cổng thông tin thí sinh: http://thisinh.thithptquocgia. Điều chỉnh trực tuyến chỉ cho phép thay đổi các nguyện vọng đã đăng ký chứ không cho phép đăng ký tăng thêm số lượng nguyện vọng (nếu muốn tăng số lượng nguyện vọng thì phải sử dụng phương thức điều chỉnh nguyện vọng bằng Phiếu Đăng ký điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển). Mỗi thí sinh chỉ có 1 lần điều chỉnh nguyện vọng nên cần cân nhắc kỹ các nguyện vọng, ghi cẩn thận theo thứ tự các nguyện vọng ra giấy trước khi điều chỉnh và ghi nhận trên Cổng thông tin thí sinh.
- 22/7 – 17h00, 31/7/2024: Điều chỉnh nguyện vọng bằng Phiếu Đăng ký điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển tại trường THPT hoặc Sở GD-ĐT
- Trước 17h00, 02/8/2024: Thí sinh cần kiểm tra lại kết quả điều chỉnh nguyện vọng bằng phiếu qua tài khoản trên Cổng thông tin thí sinh.
- Trước 17h00, 09/8/2024: Công bố kết quả xét tuyển theo kết quả thi THPT quốc gia
- Trước 17h00, 15/8/2024: Thí sinh xác nhận nhập học
- Từ 28/8/2024: Các trường đại học xét tuyển bổ sung (với các trường/ngành còn thiếu chỉ tiêu)
2.3. Kết quả nghiên cứu
2.3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu
Số lượng sinh viên ngành Marketing tăng theo từng năm. So với khóa K50 Marketing hiện tại có số lượng là hơn 50 sinh viên thì khóa K53 Maketing có số lượng sinh viên hiện tại là 159 sinh viên. Tác giả giới hạn phạm vi khảo sát với nhóm sinh viên K53 Marketing. Nguyên nhân là do sinh viên K53 Marketing vừa mới trải qua hành trình cân nhắc, chọn ngành học. Các suy nghĩ, hành vi được hồi tưởng chính xác hơn, tin cậy hơn. Nghiên cứu cần sinh viên ngành Marketing hồi tưởng lại hành trình lựa chọn ngành học, những giai đoạn hành trình, mục đích trong từng giai đoạn, tiêu chí trong lựa chọn kênh, kênh thông tin sử dụng và mức độ đáp ứng thông tin đối với từng kênh trong từng giai đoạn.
Số lượng mẫu nghiên cứu là 120 sinh viên phân bổ cả 4 lớp A, B, C, D 53 Marketing. Mẫu nghiên cứu trong đề tài được lựa chọn theo giới tính; quê quán; điểm đầu vào; tổ hợp môn xét tuyển; lý do chọn ngành Marketing của Trường Đại học Kinh tế Huế; tiêu chí lựa chọn kênh tìm kiếm thông tin.
Biểu đồ 2: Biều đồ cơ cấu mẫu theo giới tính
Với mẫu khảo sát, có sự chênh lệch khá nhiều trong về giới tính nam và nữ. Cụ thể, trong 120 mẫu khảo sát, có 70% nữ và 30% nam. Điều này cho thấy, có sự khác nhau trong lựa chọn ngành Marketing của Đại học Kinh tế Huế giữa nam và nữ.
Biểu đồ 3: Biểu đồ cơ cấu mẫu theo quê quán
Trong 120 mẫu khảo sát, số sinh viên có quê quán Thừa Thiên Huế có tỷ lệ sinh viên cao nhất với 68.3%. Tiếp đến là Quảng Bình với tỷ lệ 10% sinh viên khảo sát. Tiếp đến tỷ lệ sinh viên khá ít là các tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, và các tỉnh khác. Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Biểu đồ 4: Biểu đồ cơ cấu mẫu theo điểm đầu vào
Điểm đầu vào dao động từ 18 đến gần 23 điểm. Mức điểm năm nay của ngành Marketing cao so với điểm đầu vào là 18 điểm. Mức điểm tập trung cao nhất là 20 đến dưới 21 điểm với 38 sinh viên với tỷ lệ 32%. Tiếp theo là nhóm dưới 19 điểm chiếm 26,7%. Tiếp theo là mức điểm 21 đến dưới 22 và 19 đến dưới 20 điểm lần lượt chiếm 21,7% và 13,3%. Và đặc biệt, mức điểm trên 22 điểm chiếm 6,3%.
Biểu đồ 5: Biểu đồ cơ cấu mẫu theo tổ hợp môn xét tuyển
Xét tuyển vào ngành Marketing của Đại học Kinh tế Huế có 4 nhóm tổ hợp môn xét tuyển là A; A1; D1; C15. Trong tổng số 120 sinh viên được khảo sát thì khối A chiếm 36,7%, khối D1 chiếm 25%, khối C15 là 23,3% và cuối cùng là khối A1 với 15%.
Biểu đồ 6: Biểu đồ cơ cấu mẫu theo lý do chọn ngành
Lý do chọn ngành phổ biến nhất vẫn là cơ hội nghề nghiệp trong tương lai với 48,3%. Có thể thấy, học sinh và gia đình khi cần nhắc lựa chọn ngành luôn đặt tiềm năng nghề nghiệp lên đầu. Tiếp theo lý do vào trường là mức điểm đầu vào phù hợp với điểm của thí sinh với 25%. Còn lại là các mức tỷ lệ dưới 5% với các lý do chọn ngành khác.
Biểu đồ 7: Biểu đồ cơ cấu mẫu theo tiêu chí chọn kênh thông tin
Thông tin đa dạng và độ tin cậy cao là 2 tiêu chí khi lựa chọn kênh thông tin có số lượng sinh viên lựa chọn cao nhất lần lượt chiếm 33,33% và 40%. Còn lại là các tiêu chí mà ít sinh viên lựa chọn hơn là do tình cờ, được tư vấn sử dụng, kênh phổ biến, nhanh chóng với tỷ lệ phần trăm từng tiêu chí được chọn đều dưới 10%.
2.3.2. Lập và chọn Chân dung sinh viên ngành Marketing – Đại học Kinh tế Huế
Nhóm sinh viên được lựa chọn nghiên cứu có độ tuổi từ 18 đến 20 tuổi, chủ yếu là người miền Trung (tức là từ Thanh Hóa đến các tỉnh Tây Nguyên, một số ít mẫu nghiên cứu ở các tỉnh khác trong nước). Thu nhập của nhóm đối tượng khảo sát là không quá nhiều, nhiều sinh viên phụ thuộc tài chính từ bố mẹ, một số sinh viên tự kiếm tiền. Sinh viên được khảo sát học tại Đại học Kinh tế Huế, chuyên ngành Marketing có điểm đầu vào dao động từ 18 đến 22,9 điểm. Với mức điểm đó, chứng tỏ sinh viên được khảo sát có học vấn khá tốt.
Nhóm đối tượng điều tra có sở thích tìm tòi, chủ động trong việc giải quyết các vấn đề của bản thân. Sinh viên đều là thế hệ Z, đặc biệt lại học chuyên ngành Marketing, đặc điểm của thế hệ Z là sự độc lập và mong muốn khác biệt. Thế hệ Z không ngại thử thách, dùng cái mới và chứng tỏ bản thân mình. Các sinh viên có tính hướng ngoại, tính cách khá mở, thích giao tiếp cởi mở và thân thiện với mọi người. Các sinh viên có mức độ phụ thuộc vào bố mẹ ít hơn so với thế hệ trước. Do đó, quyết định của bố mẹ có sự ảnh hưởng không quá lớn đối với quyết định lựa chọn của các sinh viên. Mục tiêu của sinh viên chủ yếu trong học tập là được trải nghiệm những thực tế từ các doanh nghiệp và muốn được làm, được thử các công việc, nhiệm vụ để hiểu rõ về ngành.
Với sự phát triển của công nghệ, xu hướng mọi người sử dụng các công cụ tìm kiếm trên mạng xã hội nhiều hơn. Sinh viên cũng vậy, thông tin thường được tìm kiếm trên các websites, trang báo online, các nhóm/cộng đồng,… Thông tin là phong phú, đa dạng nhưng độ tin cậy thì chưa cao. Ngoài ra, tìm kiếm online có một điểm mạnh là thông tin được tìm kiếm khá nhanh chóng và tiện lợi. Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
2.3.3. Nghiên cứu các bước trong hành trình sinh viên K53 Marketing lựa chọn ngành học
Sau khi tham khảo các bước, cũng như giai đoạn của công tác truyền thông tuyển sinh của trường cùng với việc phỏng vấn 5 bạn sinh viên K53 Marketing, tác giả đưa ra hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên K53 Marketing bao gồm 6 bước:
Hình 2: Sáu giai đoạn hành trình chọn ngành của sinh siên ngành Marketing
- a. Giai đoạn 1: Định hướng nghề nghiệp
Giai đoạn này không giống nhau giữa học sinh. Tức là, có một số học sinh tự định hướng, ý thức định hướng về nghề nghiệp được bắt đầu từ khi bước vào trường THPT. Cũng có nhiều học sinh THPT sau khi trải qua các giai đoạn học tập, nhận ra những điều mình thích, mong muốn của bản thân mà định hướng nghề nghiệp. Nhiều học sinh THPT khi làm hồ sơ tuyển sinh mới xác định mình sẽ học cái gì. Sau các cuộc phỏng vấn sâu, tác giả nhận thấy, việc định hướng nghề nghiệp của học sinh thường khi bước vào lớp 10, hoặc trễ hơn là lớp 11. Lúc đó, học sinh THPT mong muốn ngành nghề gì, tính cách của mình như thế nào, học lực của mình ra sao và phù hợp với những nghề nghiệp gì. Ở bước này, học sinh THPT thường tự chủ động tìm hiểu thông tin, ít phụ thuộc vào ý kiến hay quan điểm của gia đình. Các kênh mà học sinh THPT tìm kiếm chủ yếu là kênh online, vừa đa dạng thông tin, vừa nhanh chóng và dễ dàng.
- b. Giai đoạn 2: Đánh giá bản thân
Giai đoạn này là đánh giá về học lực, tính cách và thường diễn ra vào đầu lớp 12 khi mà sau một thời gian học tập, học sinh THPT biết được sức học mình ngang đầu, các môn học mà mình thích hay học tốt. Từ đó, học sinh THPT có thể biết được, với sức học đó, mình phù hợp với lĩnh vực gì.
Ngoài ra, đánh giá tính cách của bản thân cũng vô cùng quan trọng. Học sinh THPT cần biết, bản thân có tính cách hướng nội hay hướng ngoại; nhìn nhận vấn đề trực giác hay giác quan; quyết định đưa ra lựa chọn dựa vào lý trí hay tình cảm; là người nguyên tắc hay linh hoạt. Với việc hiểu được tính cách bản thân, học sinh THPT có thể lựa chọn những ngành nghề thích hợp với dạng tính cách của mình.
- c. Giai đoạn 3: Nhận tư vấn
Thường rơi vào khoảng giữa học kì 1 của lớp 12. Lúc đó, học sinh THPT chuẩn bị làm hồ sơ tuyển sinh. Ngoài những thông tin tìm được, điều cần thiết là tăng sự tin cậy hơn vì quyết định chọn trường/ngành quyết định sau này học sinh học gì, làm gì, tương lai nghề nghiệp như thế nào. Sau khi học sinh THPT đánh giá được học lực, tính cách của bản thân, để tăng lượng thông tin tham khảo và độ tin cậy trong các quyết định lựa chọn, các bạn học sinh thường tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau, đáng tin cậy hơn. Nguồn thông tin mà học sinh thường tham khảo khi cân nhắc lựa chọn ngành học có thể là bố mẹ, anh chị, người thân trong gia đình, thầy cô, các anh chị khóa trước, hay có thể nhận sự tư vấn từ các cán bộ của các trường, các cán bộ tư vấn tuyển sinh, từ các trung tâm tư vấn nghề, hướng nghiệp. Nhờ vào những thông tin tham khảo được, học sinh tự tin hơn với quyết định của mình.
- d. Giai đoạn 4: Chọn trường Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Học sinh THPT thường chọn trường trong giai đoạn giữa học kì 1 của lớp 12. Đây là giai đoạn quan trọng trong hành trình và là bước mà học sinh THPT xác định lĩnh vực nghề nghiệp đã và được định hướng, tư vấn từ đầu. Giai đoạn này làm cơ sở cho việc chọn ngành. Có một số sinh viên chọn ngành trước khi chọn trường. Nhưng sau khi phỏng vấn các sinh viên thì hầu như học sinh THPT chọn trường rồi mới nghiên cứu các ngành mà trường đó đào tạo.
Một số vấn đề mà học sinh THPT quan tâm như danh tiếng của trường, cơ sở vật chất, học phí, các hoạt động mà trường đó tham gia, điểm chuẩn của trường các năm trước,…
- e. Giai đoạn 5: Chọn ngành
Sau khi quyết định trường, học sinh nghiên cứu và tìm hiểu các ngành nghề mà trường đó đào tạo. Thường thường, bước này nằm trong khoảng thời gian là xuyên suốt học kỳ 2, đặc biệt là khoảng tháng 3, tháng 4. Nguyên nhân, việc cân nhắc và lựa chọn ngành học là công việc quyết định đến tương lai, đồng thời cũng quyết định việc làm hồ sơ tuyển sinh như thế nào nên cần có thời gian cân nhắc trước khi đưa ra quyết định. Các vấn đề khi mà tìm kiếm và lựa chọn trường có thể là ngành đó là gì, cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, học phí của ngành đó, điểm xét tuyển của ngành những năm về trước, chỉ tiêu tuyển sinh của ngành, chương trình đào tạo,… Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
- f. Giai đoạn 6: Cân nhắc và điều chỉnh
Là giai đoạn cuối cùng, sau khi học sinh THPT có kết quả điểm thi. Đây được xem là bước dễ có sự thay đổi do điểm của học sinh không đủ so với điểm năm trước đối với ngành của trường đã chọn và các bạn cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng để hoặc có thể kết quả thi cao hơn so sớm dự định ban đầu và học sinh muốn đăng kí các ngành/trường cao hơn. Cũng có nhiều trường hợp không có sự điều chỉnh do kết quả thi là giống với dự định ban đầu khi đăng kí xét tuyển. Giai đoạn này học sinh THPT chủ yếu nghiên cứu các vấn đề về điểm chuẩn, chỉ tiêu tuyển sinh là nhiều.
2.3.4.Mục đích của học sinh trong từng giai đoạn
Mỗi giai đoạn, học sinh THPT có các mục đích thông tin khác nhau và các tiêu chí khi lựa chọn thông tin cũng khác nhau.
Bảng 2.5: Mục đích học sinh trong từng giai đoạn
STT | Mục đích trong từng giai đoạn | GĐ1 | GĐ2 | GĐ3 | GĐ4 | GĐ5 | GĐ6 |
1 | Biết được ngành nghề gì đang hot | * | |||||
2 | Nhận thấy rõ hơn mục đích học tập cũng như đích đến lâu dài | * | |||||
3 | Đưa ra được những hoạt động cho bản thân nhằm trau dồi kiến thức chuyên môn cũng như các kỹ năng bổ trợ | * | |||||
4 | Xác định ngành nghề mơ ước để theo đuổi | * | |||||
5 | Xác định ngành nghề tiềm năng có thể mang lại công việc tốt | * | |||||
6 | Đánh giá xem học lực phù hợp với ngành nghề | * | |||||
7 | Đánh giá xem tính cách bản thân phù hợp với ngành nghề | * | |||||
8 | Đánh giá xem bản thân cần cải thiện nào để tăng thêm cơ hội trong nghề nghiệp | * | |||||
9 | Được biết ngành nghề nào có cơ hội việc làm tốt | * |
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra 2024) Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp, xác định ngành nghề tiềm năng có thể mang lại công việc tốt được lựa chọn nhiều hơn với 43,3% người lựa chọn. Ngoài ra, Nhận thấy rõ mục đích học tập cũng như đích đến lâu dài của mình có số lượng người lựa chọn là 20%. Nguyên nhân, học sinh THPT muốn tìm hiểu để có những kế hoạch học tập cho phù hợp. Đó là lý do lên THPT nhiều học sinh có xu hướng “học lệch”, tức là chỉ học tổ hợp môn mà ngành mình muốn thi vào. Ngoài 2 mục đích đó, biết được ngành nghề nào đang hot và đưa ra được những hoạt động cho bản thân nhằm trau dồi kiến thức thức chuyện môn cũng như kỹ năng bổ trợ có lựa chọn bằng nhau với tỷ lệ 16,7% với mỗi mục đích.
Trong giai đoạn 2, đánh giá xem bản thân cần cải thiện nào để tăng thêm cơ hội trong nghề nghiệp có lựa chọn áp đảo các mục đích khác với 56,7% sinh viên lựa chọn. Học sinh THPT muốn đánh giá được bản thân cần cải thiên điều gì để tăng thêm cơ hội trong nghề nghiệp, có thể là những kỹ năng, những kiến thức liên quan đến ngành,… Ngoài ra, hai mục đích có số bình chọn gần bằng nhau là đánh giá xem tính cách bản thân phù hợp với ngành nghề nào với 23,3% người lựa chọn và đánh giá xem học lực phù hợp với ngành nghề chiếm 20%. Trong gian đoạn này, với kết quả khảo sát, học sinh THPT thường tìm hiểu các thông tin, tham khảo từ nhiều nguồn rồi xác định những thiếu sót hiện tại của bản thân để tìm cách cải thiện.
Trong giai đoạn nhận tư vấn, được tư vấn ngành nghề nào có cơ hội việc làm tốt trong tương lai được chọn lựa chọn nhiều nhất với 51,7% sinh viên lựa chọn. Học sinh THPT do chưa hiểu rõ về các ngành nghề, muốn được giải đáp chuyên sâu, tư vấn kĩ hơn. Ngoài ra, được đưa ra lời khuyên về năng lực và ngành nghề phù hợp cũng có sự lựa chọn khá cao với 26,7%. Ở giai đoạn này, học sinh THPT muốn có những lời khuyên mang tính kinh nghiệm để có thể tin tưởng hơn với quyết định. Các kỹ năng cần thiết cùng với từng loại ngành nghề cũng khá quan trọng với học sinh THPT với 13,3% sinh viên lựa chọn. Sự khác nhau giữa các ngành có 3,3% lựa chọn và các hoạt động tại các trường/các ngành với 5%, số lượng lựa chọn khá ít.
Trong giai đoạn chọn trường, tìm hiểu các trường xét tổ hợp môn mà mình học được đánh giá cao nhất với 26,7%. Đây là mục đích cơ bản nhất trong bước chọn trường đối với hầu hết học sinh THPT. Ngoài mức độ quan trọng của việc tìm hiểu các tổ hợp môn của ngành thì tìm hiểu các vấn đề về học phí, cơ sở vật chất; so sánh các trường với nhau để đưa ra lựa chọn trường và tìm hiểu các trường mà mình thích cũng có số lựa chọn khá với tỷ lệ sinh viên lựa chọn là 21,7%; 20% và 16,7%.
Giai đoạn chọn ngành có sự tập trung về phương án trả lời. Cụ thể, tìm kiếm ngành có cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai có số bình chọn nhiều nhất với 30% sinh viên lựa chọn. Điều này cho thấy rằng, học sinh khi tìm hiểu các ngành nghề thay vì theo ngành nghề đam mê thì lại muốn tìm các ngành có cơ hội nghề nghiệp tốt trong tương lai, có sự cân nhắc và lựa chọn khá kỹ càng. Ngoài ra, tìm kiếm ngành nghề phù hợp tổ hợp môn đã chọn; tìm kiếm ngành phù hợp với học lực, điểm của bản thân; tìm kiếm ngành phù hợp với tính cách của bản thân cũng khá quan trọng với tỷ lệ lựa chọn khá cao, lần lượt là 20%; 18,3%; 21,7%. Nguyên nhân là do thông tin về ngành nghề phù hợp với tính cách, học lực, tổ hợp môn là những thông tin để học sinh nắm trước khi đưa ra lựa chọn xét tuyển.
Trong cân nhắc, điều chỉnh, mục đích của học sinh THPT chủ yếu là tìm hiểu các vấn đề về điểm để có những điều chỉnh nguyện vọng nhằm tăng khả năng trúng tuyển vào ngành phù hợp. Cụ thể, xem xét những ngành phù hợp mong muốn của bản thân có nhiều lựa chọn nhất với 40% sinh viên lựa chọn. Có thể thấy rằng, học sinh khi cân nhắc điều chỉnh mong muốn tìm một ngành phù hợp với năng lực bản thân, mong muốn đặt ra. Điều này thể hiện được tính độc lập, sự linh hoạt của thế hệ Z. Ngoài ra, xem xét những ngành phù hợp với mức điểm của mình và xem xét khả năng trúng tuyển ngành đã đăng kí có tỷ lệ lựa chọn gần bằng nhau là 31,7% và 28,3%.
2.3.5 Liệt kê các điểm tiếp xúc và các hành vi của học sinh tại mỗi điểm tiếp xúc Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
2.3.5.1. Các điểm tiếp xúc
Các điểm tiếp xúc bao gồm cả các kênh thông tin trực tuyến và trực tiếp. Do mỗi kênh có ưu điểm và hạn chế mà học sinh kết hợp trong quá trình tìm kiếm thông tin để đưa ra lựa chọn ngành. Ngoài ra, do tính chất của từng giai đoạn khác nhau nên học sinh cũng sử dụng đa dạng các kênh thông tin để đạt được mục đích thông tin.
Kênh trực tuyến
Fanpage, group các trường đại học
Facebook là một trang mạng xã hội. Facebook là kênh thông tin có nhiều ưu điểm cho học sinh trong tìm kiếm thông tin tuyển sinh. Đầu tiên, lượng thông tin được đăng tải lớn và vô cùng đa dạng để học sinh có thể tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng với các thông tin tuyển sinh mà mình muốn, từ thông tin tổng quát về đợt tuyển sinh tại các websites chung của Bộ GD-ĐT đến những bài báo trên các fanpage của các trang báo mạng, đến những thông tin cụ thể, chi tiết của từng trường mà học sinh quan tâm. Hoặc nhiều hơn nữa, tham khảo các ý kiến, lời khuyên, bình luận trên các công đồng/nhóm. Thứ hai, tìm kiếm thông tin nhanh chóng. Chỉ cần nhập từ khóa, một loạt các bài đang, fanpage hiển thị để người dùng có thể truy cập và nghiên cứu. Thứ ba, facebook có khả năng tương tác cao. Tức là, người dùng có thể bày tỏ quan điểm của mình và tương tác nhiều chiều trên các cộng đồng/nhóm hoặc đăng tài một vấn đề và mọi người cùng thảo luận. Fanpage của trường/khoa/ngành là nguồn để học sinh tìm kiếm thông tin.
- Websites
Các websites các trường
Là trang mạng mà các trường đăng tải các thông tin của nhà trường, thông tin tuyển sinh lên để mọi người có thể xem công khai được. Thông tin được đăng tải trên từng websites mỗi trường khá chi tiết, đầy đủ về các thông báo, hoạt động, sự kiện liên quan đến trường/ngành. Các thông tin tuyển sinh được đăng tải có thể là chỉ tiêu tuyển sinh, điểm chuẩn các năm về trường, thông tin các ngành, hoạt động mà nhà trường tham gia, học phí từng ngành, các chính sách hỗ trợ sinh viên,…
- Diễn đàn TVTS, báo online Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Các forum tuyển sinh trên internet cung cấp các thông tin về tuyển sinh đại học/cao đẳng/văn bằng 2,… Ngoài ra, học sinh cũng có thể đặt câu hỏi để các thành viên trong diễn đàn giải đáp những thắc mắc đó. Thông tin trên diễn đàn mang tính kinh nghiệm của những anh chị đã trải qua, đồng thời những thông tin, thông báo tuyển sinh được cập nhật trên các trang mạng.
Các trang báo điện tử chuyên đăng các bài báo về tuyển sinh hay những trang báo hay đăng các bài báo tuyển sinh như VNEXPRESS, THANH NIÊN,… Các bài cáo trên các trang báo thường tương tự nhau vì được viết dựa vào các thông báo của Bộ GD-ĐT. Thông tin chỉ có độ tin cậy tương đối, người đọc khi xem cần kiểm chứng thông tin.
- Các websites cung cấp bài test tính cách
Các websites này có thể test tính cách để biết người dùng thuộc nhóm tính cách gì, cũng có những websites cung cấp bài test kiểm tra tính cách phù hợp với những loại ngành nghề gì. Các bài test chỉ có độ tin cậy tương đối vì còn phụ thuộc vào người trả lời nên chỉ xem để tham khảo một phần nhỏ trong quyết định lựa chọn.
Các websites cung cấp các bài test tính cách có thể là TOPCV, Trắc nghiệm MBTI,…
- TV
Thông tin trên TV được cung cấp thông qua các chương trình truyền hình, chương trình thời sự, bản tin tin tức, thông báo tuyển sinh,… Tin tức ở đây khá tin cậy, độ tin cậy cao hơn các bài báo online.
- Các kênh trực tiếp
- Gia đình, thầy cô, người thân
Đây được xem là kênh thông tin cậy nhất đối với các bạn học sinh. Vì đơn giản, người tư vấn là người thân, muốn những gì tốt đẹp và thuận lợi đến với học sinh, hy vọng học sinh sẽ có lựa chọn tốt cho tương lai. Tuy nhiên, lời khuyên đến từ cha mẹ nhiều khi tạo nên áp lực lớn, hay nhiều khi sự yêu thương dẫn đến sự bắt ép theo định hướng của gia đình khi mà học sinh hoàn toàn không được tự do lựa chọn. Hơn nữa, sự kì vọng quá lớn của giáo viên cũng tạo sự áp lực cho học sinh.
- Tờ rơi, poster, banner, backdrop,…
Thông tin thể hiện ở tờ rơi, poster, banner, backdrop thường mang tính giới thiệu, quảng cáo nhằm thu hút sự chú ý, quan tâm từ xã hội, đặc biệt là học sinh THPT và gia đình. Thông tin có thể là những giới thiệu về trường, cơ hội nghề nghiệp, ngành nghề đào tạo, chất lượng đào tạo, những chính sách hỗ trợ học viên,…
Tờ rơi, poster, banner, backdrop,… thường được thiết kế khá bắt mắt, thu hút sự chú ý mọi mọi người. Đặc biệt, thông tin được trình bày khá ngắn gọn, người xem dễ tiếp thu nhưng đảm bảo được lượng thông tin cần thiết muốn truyền tải.
- Tự đánh giá bản thân
Là nguồn thông tin bên trong, khi học sinh muốn xem năng lực của mình ngang đâu trước tiên học sinh tự nhìn nhận, đánh giá năng lực của mình, sau đó mới tìm kiếm các nguồn thông tin tham khảo bên ngoài. Tự đánh giá bản thân có thể về học lực, tình cách. Sự tự đánh giá này chỉ mang tính chất chủ quan vì một số học sinh quá tự tin vào bản thân mà ngộ nhận về năng lực của mình hoặc cũng có một số học sinh lại quá tự tin mà đánh giá thấp bản thân, không dám thử thách.
- Tư vấn trực tiếp của các chương trình TVTS Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Là kênh truyền thông truyền thống rất phổ biến. Các chương trình tư vấn tuyển sinh này ngoài việc cung cấp các thông tin đến các đối tượng liên quan, được tiếp xúc và tìm hiểu về nhóm đối tượng mục tiêu mà là cách để tăng nhận diện trường trong nhận thức của sinh viên.
- Tư vấn hotline
Tư vấn hotline mang tính cá nhân hóa hơn các loại kênh khác vì học sinh hoặc người thân gọi điện để được giải đáp thắc mắc thì các hỏi và câu trả lời chỉ xoay quanh các vấn đề của học sinh đó. Mỗi trường sẽ có một đội ngũ tư vấn hotline trực điện thoại để luôn luôn có người trả lời điện thoại, giải quyết vấn đề cho học sinh.
- Trực tiếp đến trường đại học
Đây là kênh thông tin tin cậy và đảm bảo nhất trong tất cả các kênh. Thông tin được cung cấp một cách chi tiết, khá chính xác, người hỏi được giải đáp thắc mắc một cách triệt để, đầy đủ. Tính cá nhân hóa cao khi người trả lời chỉ trả lời các vấn đề liên quan đến các câu hỏi của học sinh.
- Các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước
Thông tin được cung cấp mang tính kinh nghiệm. Các anh chị khóa trước có thể cho các bạn học sinh những tư vấn sự hiểu biết thực tế các ngành nghề, đăng kí các tổ hợp môn, kinh nghiệm ôn thi và làm bài thi. Tuy nhiên, các thông tin mang tính thông báo cần sự tin cậy cao khi nhận từ anh chị khóa trước cần kiểm chứng lại vì anh chị khóa trước chỉ hồi tưởng lại thời điểm mà họ thi, hoặc có thể quy định tuyển sinh được thay đổi.
2.3.5.2 Hành vi tại các điểm tiếp xúc
- Tiêu chí chọn kênh
Bảng 2.6: Tiêu chí chọn kênh
Tiêu chí chọn kênh | Tỷ lệ (%) |
Thông tin đa dạng | 33,3 |
Độ tin cậy cao | 40,0 |
Nhanh chóng | 3,3 |
Tình cờ sử dụng | 10,0 |
Do phổ biến quá | 5,0 |
Kênh được tư vấn sử dụng | 8,3 |
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2024)
Kết quả điều tra cho thấy, những tiêu chuẩn sử dụng khi lựa chọn kênh tìm kiếm thông tin tuyển sinh, tác giả tổng kết lại kết quả sử dụng các tiêu chí khi tìm kiếm thông tin. Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Theo kết quả điều tra ban đầu, 2 tiêu chí được đánh giá cao nhất là thông tin đa dạng và độ tin cậy cao. Cụ thể, độ tin cậy cao có số lượt bình chọn cao nhất là 40% sinh viên lựa chọn. Giải thích cho việc này, với mong muốn tìm kiếm thông tin, đặc biệt là thông tin quan trọng như tuyển sinh, việc tìm được những thông tin đáng tin cậy, tỷ lệ chính xác cao là cần thiết. Không một ai muốn có những thông báo sai sự thật, hay những bài biết mang tính chủ quan, những bài báo giật tít nhưng không chính xác. Chỉ tiêu quan trọng thứ 2 là thông tin đa dạng với 33,3%. Có thể nói, khi tìm kiếm thông tin, ngoài hy vọng thông tin tin cậy thì học sinh và gia đình muốn có nhiều thông tin để tham khảo, so sánh các phương án lựa chọn để đưa ra quyết định dễ dàng hơn. 2 tiêu chí đó là quan trọng nhất trong tất cả các tiêu chí lựa chọn. Do đó, khi nhà trường đăng các thông báo, bài viết thì lưu ý tới điều này. Ngoài ra, 2 tiêu chí có lựa chọn cũng đáng quan tâm là tình cờ sử dụng với 10% và kênh được tư vấn sử dụng với 8,3%. Ngoài ra, các tiêu chí còn lại ít được quan tâm đó là thông tin nhanh chóng với 3,3% và kênh phổ biến quá với 5%.
Mặc dù kết quả điều tra tổng quát cho thấy, thông tin tin cậy và thông tin đa dạng được đánh giá cao nhất nhưng có sự thay đổi trong tiêu chí chọn kênh từng giai đoạn hành trình.
Biểu đồ 8: Tiêu chí chọn kênh từng giai đoạn
Trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp, 2 tiêu chí được đánh giá cao nhất là thông tin đa dạng và độ tin cậy cao. Tỷ lệ sinh viên lựa chọn 2 tiêu chí này ngang nhau là 41,7% mỗi tiêu chí. Có thể nói, trong giai đoạn bắt đầu định hình nhận thức về nghề nghiệp, học sinh THPT không thực sự hiểu rõ về các ngành nghề nên khi tìm kiếm các kênh thông tin, cần thông tin càng nhiều càng tốt và độ tin cậy phải cao. Nhờ vậy, sự thông hiểu về những gì mà học sinh THPT phải làm trong tương lai tốt hơn, định hình rõ và cụ thể hơn.
Trong giai đoạn 2, tiêu chí thông tin đa dạng có lượt bình chọn cao nhất trong tất cả các tiêu chí với 48,3%. Với mục đích muốn đánh giá năng lực bản thân, học lực, tính cách như thế nào, học sinh muốn hiểu rõ về bản thân, sự đánh giá khách quan để có những kế hoạch trong tương lai. Ngoài ra, số lượng bình chọn đối với tiêu chí độ tin cậy cao với chiếm 45% sinh viên lựa chọn. Có thể thấy rằng, học sinh mong muốn nhận được những thông tin tin cậy, có thể tin tưởng để giúp mình đưa ra sự lựa chọn đúng và tốt nhất. Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Trong giai đoạn nhận tư vấn, các tiêu chí có số lượng lựa chọn khá bằng nhau. Cụ thể, tiêu chí được lựa chọn nhiều nhất vẫn là độ tin cậy cao với 39,2% sinh viên lựa chọn, kênh thông tin và thông tin tin cậy luôn là yếu tố quan trọng nhất khi tìm kiếm thông tin. Học sinh luôn kì vọng những thông tin mà mình nhận được kiểm chứng, độ tin cậy cao để quyết định đưa ra là chính xác. Tiêu chí cao thứ 2 là thông tin đa dạng với 25,8%. Tiêu chí cao thứ 3 là kênh được tư vấn sử dụng với 20%. Nếu các giai đoạn trước thì tiêu chí này có tỷ lệ lựa chọn khá thấp (dưới 10%) thì giai đoạn này tỷ lệ cải thiện hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do đây là giai đoạn nhận tư vấn, các bạn học sinh muốn được chia sẻ những kênh thông tin tốt để tăng thêm phương án lựa chọn trong đưa ra quyết định.
Trong giai đoạn chọn trường, thông tin đa dạng có lượt bình chọn cao nhất, 50,8% lựa đặt ra tiêu chí này khi chọn kênh. Tính chất của giai đoạn này là nhu cầu tìm kiếm thông tin cao, cần đưa ra sự so sánh. Do đó, việc tìm những kênh có thông tin nhiều là cần thiết. Đó là lý do vì sao tiêu chí thông tin đa dạng được sử dụng cao nhất trong tất cả cả tiêu chí. Tiêu chí được đánh giá cao thứ 2 là độ tin cậy cao với 37,5% sinh viên lựa chọn. Khi ra quyết định chọn trường, điều quan trọng là những thông tin mà nhà trường đăng tải, thông báo có đúng với thực tế không, những chia sẻ có đủ xác thực để tham khảo không,…
Trong giai đoạn chọn ngành, tiêu chí được lựa chọn cao nhất là độ tin cậy cao với 48,3% sinh viên lựa chọn. Tiêu chí quan trọng được chọn nhiều thứ 2 là thông tin đa dạng chiếm 31,7%. Có sự giảm sút đối với tiêu chí thông tin đa dạng trong giai đoạn này so với những giai đoạn trước. Nguyên nhân là do giai đoạn này là quan trọng, thông tin cần tập trung, chính xác thay vì thông tin nhiều, càng nhiều thông tin trong giai đoạn này có thể gây nhiễu thông tin, hoặc làm học sinh hoang mang, lo lắng. Thông tin nhanh chóng ở giai đoạn này được đánh giá khá cao so với những giai đoạn trước với chiếm 10%. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi này do đây là giai đoạn gấp rút, giai đoạn làm hồ sơ xét tuyển sinh, cần có sự nhanh chóng trong cập nhật thông tin nên học sinh THPT cần những kênh thông tin nhanh chóng.
Mức độ tin cậy luôn được đặt lên hàng đầu trong tìm kiếm thông tin ở giai đoạn cân nhắc, điều chỉnh. Mọi thứ là quyết định cho một hành trình tìm hiểu, cân nhắc, so sánh, lựa chọn và đưa ra quyết định. Điều đó được giải thích khi mà số người lựa chọn tiêu chí độ tin cậy cao trong việc tìm kiếm kênh thông tin là cao chiếm 60% trong 120 mẫu điều tra. Có thể thấy, trong giai đoạn này, tất cả đều phải đúng, phải chính xác. Ngoài ra, thông tin đa dạng có số lựa chọn khá cao với 25%, nguyên nhân là học sinh muốn có thông tin để so sánh, đánh giá từng phương án chọn lựa.
b. Hành vi tại các điểm chạm Kênh trực tuyến
- Fanpage, group của các trường đại học Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Học sinh chủ yếu xem các thông tin các hoạt động của nhà trường/khoa/ngành. Mục đích quan trọng, học sinh THPT muốn xem đánh giá, review của các sinh viên đang học tại trường/khoa/ngành như thế nào. Học sinh cũng thường xem sinh viên tương tác trên fanpage, group như thế nào bằng việc theo dõi các comment. Ngoài ra, các bài viết của sinh viên trên các nhóm, cộng đồng cũng thường nhận sự chú ý, quan tâm của học sinh khi truy cập vào. Việc sử dụng fanpage, group của các trường đại học như là một kênh thông tin trở thành quá phổ biến đối với bạn học sinh nhờ các sự phát triển của công nghệ.
- Websites
Websites của các trường
Học sinh 12 thường cập nhật các thông tin tuyển sinh trên các websites của nhà trường. Học sinh THPT thường tìm kiếm các thông tin về ngành mà trường đang và chuẩn bị đào tạo, các thông tin tuyển sinh cần thiết, các hoạt động mà trường tham gia, các doanh nghiệp có liên kết với trường, hợp tác giáo dục, chương trình đào tạo, học bổng/du học, các chính sách hỗ trợ sinh viên. Học sinh khi xem các websites của trường đại học thường để ý xem những thành tựu của các cựu sinh viên, sinh viên trường này khi ra trường thành công ra sao, vì cực sinh viên của trường thành công sẽ là nguồn cảm hứng cho học sinh khi vào học trường này.
- Diễn đàn TVTS, báo online
Diễn đàn tư vấn tuyển sinh là nơi đăng tải những lời khuyên, bài viết mà những người đi trước truyền kinh nghiệm lại. Học sinh thường vào đây để tìm kiếm những bài viết liên quan đến thắc mắc gặp phải, tìm kiếm những bài viết về tuyển sinh mới nhất. Ngoài ra, học sinh cũng thường đặt các câu hỏi để các thành viên của diễn đàn giải đáp.
Học sinh thường xem các tin tức tuyển sinh, các thông báo của Bộ GD-ĐT thông qua các bài viết trên các trang báo online. Trên các trang báo online, học sinh thường tìm hiểu thông tin các ngành nghề, du học, các trường đại học/cao đẳng/nghề, thông tin giáo dục,… Ngoài ra, học sinh có thể đặt câu hỏi để được giải đáp. Tuy nhiên, các bài báo online thường không thực sự tin cậy. Khi học sinh tìm kiếm thông thường xem nhiều trang báo để có sự kiểm chứng lại, so sánh thông tin.
- Các websites cung cấp bài test tính cách
Học sinh truy cập kênh này chỉ trong giai đoạn đánh giá bản thân. Học sinh muốn đánh giá tính cách bằng việc trả lời các bài test được cung cấp. Có nhiều dạng test được cung cấp, có thể là bài test tính cách đơn thuần, có thể các bài test tính cách có gợi ý nghề nghiệp phù hợp. Ngoài ra, học sinh thường hứng thú với các bài test IQ, đặc biệt là học sinh theo khối ngành tự nhiên, có khả năng tính toán, suy luận tốt. Các thông tin được cung cấp mang dạng tham khảo, không ảnh hưởng nhiều hay mang tính chất quyết định đến việc chọn ngành, chỉ giúp định hướng được lĩnh vực nghề nghiệp.
- TV
TV là nơi cập nhật các tin tức thời sự. Kênh này có tính tin cậy cao hơn. Học sinh chủ yếu cập nhật các thông báo tuyển sinh của Bộ GD-ĐT trên bản tin thời sự, các chương trình cập nhật tin tức của VTV. Ngoài ra, những thông tin về giáo dục cũng được quan tâm nhiều. Thông tin tuyển sinh được đăng tải thường mang tính tổng quát dạng thông báo. Ngoài ra, các kênh truyền hình khu vực/địa phương cũng thường có các bài viết về các trường trong khu vực. Do đó, lượng thông tin cung cấp cho học sinh theo dõi cũng khá đa dạng. Tuy nhiên, việc sử dụng TV để cập nhật tin tức tuyển sinh không còn nhiều như thời gian trước do sự phát triển, phổ biến và thông dụng của internet.
- Kênh trực tiếp Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
- Gia đình, thầy cô, người thân
Học sinh thường hỏi ý kiến người thân, thầy cô trước khi đưa ra quyết định. Đối với thầy cô, học sinh THPT lắng nghe những đánh giá về học lực, định hướng về ngành nghề phù hợp với bản thân, các kinh nghiệm của người đi trước. Ý kiến thầy cô THPT, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm thường có trọng lượng khá lớn trong quyết định của các em vì khi đó, học sinh còn mơ hồ, không thực sự thông hiểu về tuyển sinh, và giáo viên là người hiểu về vấn đề này. Còn đối với bố mẹ, người thân là người mong muốn mọi điều tốt cho học sinh và thường gợi ý những ngành mà được đánh giá cao, sẽ phù hợp với học sinh.
- Tờ rơi, poster, banner, backdrop…
Học sinh ít khi tham khảo thông tin dựa vào các ấn phẩm Tờ rơi, poster, banner, backdrop…. Các ấn phẩm truyền thông chủ yếu để gây sự chú ý tức thời cho học sinh khi vô tình thấy được. Học sinh ít khi đánh giá cao các thông tin trên các ấn phẩm như tờ rơi, poster, banner, backdrop…, đặc biệt là tờ rơi vì nó khá mang tính quảng cáo và độ tin cậy thông tin là không cao.
- Tự đánh giá bản thân
Học sinh THPT thường tự đánh giá về học lực của mình đang ở giai đoạn nào, có thể làm các đề của năm trước bao nhiêu điểm,… Đó là tự đánh giá học lực. Việc tự đánh giá học lực của chính bản thân mình trong quá trình học tập, kết quả bài thi trên lớp sẽ giúp học sinh THPT biết rõ hơn học lực mình ngang đâu để đăng kí tổ hợp môn cho phù hợp. Ngoài ra, xem mình có tính cách như thế nào, sống mở hay khép kín, thích sự logic hay tính nhân văn,… để chọn các lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với tính cách của mình. Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
- Tư vấn trực tiếp của các chương trình TVTS
Học sinh thường tham gia các buổi tư vấn tuyển sinh để được giải đáp trực tiếp những thắc mắc. Học sinh thường đặt các câu hỏi các ngành nghề, sự khác biệt của các ngành mà trường đào tạo, các chính sách hỗ trợ sinh viên, các hoạt động mà nhà trường tham gia, chương trình đào tạo đối với các ngành, cơ hội việc làm, cách thức tương tác với trường,…
- Tư vấn hotline
Học sinh sử dụng gọi điện trực tiếp đến trường để giải đáp các thắc, hoặc cũng như muốn xác nhận xác thông tin đang còn chưa chắc chắn. Học sinh THPT thường hỏi các vấn đề như cách làm hồ sơ xét tuyển vào trường, các chính sách hỗ trợ sinh viên, cơ hội việc làm, học lực hiện tại thì nên học ngành gì,… Học sinh gặp khó khăn trong việc đến trường trực tiếp thường chọn kênh thông tin hotline để được tư vấn.
- Trực tiếp đến trường
Học sinh đến trường để xác nhận trực tiếp xác thông tin. Học sinh có thể đưa ra các vấn đề, thắc mắc liên quan đến việc đăng kí xét tuyển vào trường, cách thức làm hồ sơ xét tuyển, được giải đáp các vấn đề liên quan đến ngành nghề, học phí, chính sách hỗ trợ sinh viên,… Học sinh thường sử dụng kênh thông tin này ở giai đoạn cuối của hành trình, tức là từ khi làm hồ sơ xét tuyển đến giai đoạn thay đổi nguyện vọng theo quy định của Bộ GD-ĐT. Tuy nhiên, kênh thông tin thường là đối tượng sử dụng là những học sinh có phạm vi địa lý khá gần, thuận lợi việc đến trường hỏi trực tiếp. Còn những học sinh có vị trí khá xa so với trường thì việc đến trường để được giải đáp là khó khăn, thường chọn kênh hotline hoặc nhắn tin tại websites/fanpages của trường.
- Các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước
Những chia sẻ, tư vấn của các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước được học sinh tin tưởng nhiều. Học sinh thường hỏi về các kinh nghiệm mà anh chị rút ra được trong quá trình lựa chọn trường/ngành, học và ôn thi như thế nào cho tốt, review về các trường mà anh chị đang theo học, lựa chọn ngành này có thực sự tốt, thực tế học gì với từng ngành, tham khảo các kênh thông tin hữu ích,…
2.3.6 Gắn các điểm tiếp xúc vào các giai đoạn hành vi Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
2.3.6.1. Thông tin tìm kiếm
Bảng 2.7: Thông tin tìm kiếm từng giai đoạn
Thông tin tìm kiếm | Giai đoạn | |||||
GĐ 1 | GĐ 2 | GĐ 3 | GĐ 4 | GĐ 5 | GĐ 6 | |
Các dạng ngành nghề | * | * | ||||
Cơ hội việc làm | * | * | * | * | ||
Tổ hợp môn | * | * | ||||
Học phí | * | * | * | * | ||
Điểm chuẩn các ngành/trường các năm trước | * | * | * | * | ||
Các bài kiểm tra học lực | * | |||||
Trắc nghiệm xu hướng tính cách phù hợp với nghề nghiệp | * | |||||
Trắc nghiệm xu hướng nghề nghiệp theo sở thích | * | |||||
Đặc điểm, yêu cầu tính cách, kỹ năng của các nghề nghiệp | * | |||||
Các hoạt động của trường/ngành | * | * | ||||
Học bổng/du học | * | * | ||||
Thông tin tuyển sinh các trường | * | |||||
Cơ sở hạ tầng | * | |||||
Đánh giá, review về trường | * | |||||
Các định hướng chính sách của địa phương đối với trường | * | |||||
Các chương trình đào tạo của trường | * | * | ||||
Chỉ tiêu tuyển sinh | * | * | ||||
Kỹ năng nghề nghiệp | * | * | ||||
Môi trường học tập | * | * | ||||
Tổ hợp môn mà các ngành xét tuyển sinh | * |
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2024)
Trong giai đoạn 1, cơ hội việc làm có số lựa chọn cao nhất với 73,33% trong tổng 120 lựa chọn. Có thể thấy rằng, các thông tin về việc làm luôn được học sinh và gia đình quan tâm. Ngoài ra, thông tin về các tổ hợp môn tương ứng với từng ngành cũng là mối quan tâm quan trọng đối với các bạn khi mà số lựa chọn nhóm thông tin này là 45% trong tổng 120 lựa chọn.
Trong giai đoạn 2, điểm chuẩn các ngành/trường các năm trước được tìm kiếm nhiều nhất với 65% do học sinh thường so sánh kết quả các bài kiểm tra thử với điểm chuẩn các năm trước để dự đoán mình khả năng mình có thể học các trường/ngành nào. Việc đánh giá kết quả bài thi thử với điểm năm trước sẽ cho thấy kết quả khách quan học lực hiện tại của các em. Từ đó, học sinh có những kế hoạch, định hướng đúng trong tương lai. Thông tin có lựa chọn cao thứ hai là đặc điểm, yêu cầu tính cách, kỹ năng của các nghề nghiệp với 61,67%. Có thể thấy, trong các giai đoạn đầu, các bạn học sinh có xu hướng tìm hiểu về nghành nghề hơn, ngoài những dạng nghề nghiệp, còn các yêu cầu mà nghề đó đặt ra và nó có phù hợp với bản thân học sinh không, học sinh có đáp ứng được các yêu cầu. Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Căn cứ vào kết quả điều tra giai đoạn 3, có sự phân bố sự lựa chọn đối với các thông tin tìm kiếm. Cụ thể, thông tin về cơ hội nghề nghiệp có tỷ lệ lựa chọn khá tương đối là 42,50%, cao nhất trong tất cả loại thông tin được đưa ra để đánh giá. Cơ hội nghề nghiệp luôn là thông tin quan trọng đối với học sinh trong lựa chọn ngành/trường. Thông tin có mức độ quan trọng thứ hai là điểm chuẩn các năm trước; Các ngành nghề có tỷ lệ lựa chọn bằng nhau (30%).
Trong giai đoạn 4, thông tin quan trọng nhất là điểm chuẩn các năm trước với tỷ lệ 71,67% do thông tin cơ bản nhất khi tìm kiểu về trường đó chính là điểm chuẩn các năm trước. Học sinh cần biết điểm trường đó như thế nào để chuẩn bị kiến thức cho tốt. Ngoài ra, học phí là nhóm thông tin cũng được đánh giá cao với 48,33%. Học phí là nhóm thông tin mà sinh viên thường tìm hiểu để phù hợp với điều kiện của mình, so sánh học phí của các trường để có phương án lựa chọn tốt. Hai nhóm thông tin có lựa chọn cao là các chương trình đào tạo của trường với số lựa chọn là 33,33% người lựa chọn và thông tin tuyển sinh các trường với 30% lựa chọn. Học sinh thường tìm hiểu các thông tin về các chỉ tiêu tuyển sinh, chương trình đào tạo, chất lượng giảng dạy, các ngành nghề tuyển sinh,…
Các cơ hội nghề nghiệp luôn là mối quan tâm lớn trong giai đoạn 5 với 56,67% lượt bình chọn. Thông tin quan trọng tiếp theo là tổ hợp môn với 43,33% lựa chọn. Trong giai đoạn này, 2 dạng thông tin được xem là quan trọng nhất là thông tin nghề nghiệp và thông tin tổ hợp môn của từng khối ngành. Tiếp theo, thông tin học phí cũng có số lựa chọn khá cao với 33,33% lựa chọn.
Giai đoạn 6 là giai đoạn cuối cùng, tất cả thông tin xoay quanh việc việc điểm các bạn có phù hợp để xét tuyển ngành đó không. Đó là lý do mà 2 thông tin tổ hợp môn mà các ngành xét tuyển sinh và điểm chuẩn các năm về trước được quan tâm nhiều nhất với mỗi dạng thông tin có 40% người lựa chọn. Hai thông tin quan trọng tiếp theo là các cơ hội nghề nghiệp với 35% lựa chọn và học phí với 30% lựa chọn. Các thông tin khác không nhiều lựa chọn nhưng vẫn được xem quan trọng là chỉ tiêu tuyển sinh; kỹ năng nghề nghiệp; môi trường học tập và thông tin về chương trình đào tạo, chính sách của ngành.
2.3.6.2. Gắn các tiếp xúc với từng giai đoạn
Hình 3: Các điểm tiếp xúc trong từng giai đoạn
- Giải thích sơ đồ: Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Các con số thể hiện cho trình tự sử dụng điểm chạm đó trong giai đoạn. Tại mỗi điểm chạm, tác giả liệt kê ra các điểm chạm con mà học sinh và nhà trường tương tác với nhau.
Trong giai đoạn 1. Fanpage, group các trường đại học có nhiều lựa chọn nhất trong giai đoạn 1 với tỷ lệ 71,67% trong 120 lựa chọn. Điều này cho thấy, kênh facebook được xem là kênh phổ biến, được nhiều người sử dụng để tìm kiếm thông tin nghề nghiệp vì lợi ích nhanh chóng, đa dạng thông tin của kênh. Kênh được đánh giá cao xếp thứ hai là websites các trường với 48,33%. Với websites, học sinh có thể tìm kiếm các thông tin chi tiết của trường. Diễn đàn TVTS, báo online có lựa chọn thấp hơn nhưng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tìm kiếm thông tin 31,67. Hai kênh có ít lựa chọn nhất là TV và tờ rơi, poster, banner, backdrop,… với số lựa chọn lần lượt là 6,67% và 5%. Hai kênh này không được học sinh THPT đánh giá cao vì sự phát triển của internet làm cho học sinh chuyển sang dùng nhiều các thiết bị công nghệ. Ngoài ra, phần lớn thời gian trong ngày của học sinh THPT là học, ít có thời gian để xem TV nên việc theo dõi TV để cập nhật tin tức là không dễ.
Theo kết quả điều tra, kênh thông tin được sử dụng nhất trong giai đoạn 2 là fanpage, group các trường đại học (65%). Tại kênh thông tin này, học sinh thường cập nhật các bài thông báo điểm chuẩn các năm trước, phân tích về điểm và yêu cầu học lực. Đặc biệt, học sinh thường tìm kiếm các thông tin về yêu cầu nghề nghiệp để xem bản thân mình có phù hợp hay không. Kênh thông tin websites các trường có bình chọn nhiều thứ hai với 41,67%. Kênh websites bài test tính cách có tỷ lệ lựa chọn là 36,67%, quan trọng đối với học sinh khi tìm kiếm thông tin để đánh giá tính cách bản thân. Hai kênh có số bình chọn ngang nhau gia đình, thầy cô, người thân và tự đánh giá với tỷ lệ bình chọn mỗi kênh là 30%. Có thể thấy, thông tin mang tính tham khảo như người thân và bản thân không còn quan trọng như các thế hệ trước do sự trợ giúp của công nghệ, học sinh dễ dàng hơn nhiều trong đánh giá học lực, tính cách bản thân.
Trong giai đoạn nhận tư vấn, nhiều kênh mang tính chất tư vấn. Việc sử dụng các kênh thông tin có đa dạng hơn. Lý giải cho vấn đề này đây là giai đoạn nhận tư vấn, các bạn mong muốn được nhận những lời khuyên, đa dạng thông tin nhận được nên có xu hướng kết hợp nhiều loại kênh thông tin. Kênh fanpage, group các trường đại học được đánh giá cao nhất với 51,67% lựa chọn. Fanpage, group các trường đại học tư vấn cho học sinh thông qua hệ thống messenger trên fanpage và phản hồi các comment trên fanpage/nhóm. Kênh được đánh giá cao thứ hai là websites của các trường với 45% lượt bình chọn.
Do giai đoạn chọn trường là giai đoạn quan trọng nên nhiều kênh thông tin được đưa ra nhằm làm rõ sự lựa chọn của học sinh trong giai đoạn này. Kênh có tỷ lệ lựa chọn cao nhất là fanpage, group các trường đại học với 50% lựa chọn. Giống như các giai đoạn trước, kênh được đánh giá cao thứ hai là websites của các trường với 43,33%. Các kênh tiếp theo sau có mức chênh lệch trong số lựa chọn khá là ít, cho thấy ít có sự độc nhất lựa chọn một kênh mà là sự kết hợp nhiều kênh thông tin trong quá trình tìm kiếm thông tin chọn trường của học sinh THPT. Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Không có sự chênh lệch quá lớn trong tỷ lệ lựa chọn trong giai đoạn chọn ngành. Đặc biệt, một số kênh thông tin giai đoạn trước không được đánh giá cao thì trong giai đoạn này lại có mức độ quan trọng khá cao. Cụ thể, kênh websites của các trường có lựa chọn cao nhất nhưng không chênh lệch nhiều với các kênh thông tin khác với 43,33% lựa chọn. Tiếp theo là tư vấn trực tiếp của các chương trình TVTS với 38,33% lựa chọn. Các giai đoạn khác thì tư vấn trực tiếp có số lựa chọn không quá cao. Kênh quan trọng thứ ba là fanpage, group các trường đại học với 36,67% lựa chọn. Các giai đoạn trước, học sinh thường sử dụng kênh này để tìm kiếm thông tin do tìm kiếm khá nhanh chóng, dễ dàng và phổ biến và giai đoạn này ít sử dụng hơn vì tính chính xác của thông tin được đăng tải. Trong giai đoạn này, không có sự phân biệt lớn việc sử dụng kênh thông tin trực tiếp và trực tuyến, các kênh trực tiếp có sự lựa chọn nhiều hơn các giai đoạn trước. Giải thích cho vấn đề này, có thể thấy rằng, giai đoạn càng quan trọng, học sinh càng muốn thông tin càng tin cậy và được kiểm chứng, sự tiếp nhận thông tin và kiểm chứng trực tiếp là được các bạn quan tâm nhiều hơn so với việc tìm kiếm thông tin nhanh chóng.
Có sự chuyển dịch loại kênh thông tin sử dụng trong giai đoạn cân nhắc, điều chỉnh. Nếu mà trong giai đoạn trước, ý kiến của gia đình, thầy cô, người thân không ảnh hưởng nhiều đến học sinh THPT thì trong giai đoạn này có xu hướng tham khảo ý kiến người thân nhiều hơn. Giống như chúng ta cũng vậy, trong những giây phút quyết định, thường đánh giá cao ý kiến “người nhà”. Phân tích cụ thể, kênh được đánh giá cao nhất là gia đình, thầy cô, người thân với 45% lựa chọn. Kênh cao thứ 2 là fanpage, group các trường đại học với 31,67% lựa chọn. Hai kênh cũng được đánh giá cao là websites các trường với 25,83% và diễn đàn TVTS, báo online với 23,33% lựa chọn.
2.3.7 Đánh giá của học sinh về mức độ đáp ứng thông tin tại các điểm tiếp xúc Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
2.3.7.1. Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh
Bảng 2.8: Đánh giá tổng thể về mức độ đáp ứng thông tin
Giai đoạn | Trung bình |
Giai đoạn 1: Định hướng nghề nghiệp | 3,24 |
Giai đoạn 2: Đánh giá bản thân | 3,32 |
Giai đoạn 3: Nhận tư vấn | 3,27 |
Giai đoạn 4: Chọn trường | 3,22 |
Giai đoạn 5: Chọn ngành | 3,13 |
Giai đoạn 6: Cân nhắc, điều chỉnh | 3,27 |
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2024)
Dựa vào kết quả phân tích cho thấy, mức độ đáp ứng thông tin trung bình của các giai đoạn là có sự chênh lệch không lớn và đều lớn hơn mức trung bình. Giai đoạn đánh giá bản thân có đánh giá hài lòng trung bình cao nhất là 3,32. Có thể thấy, các giai đoạn đầu của hành trình thì học sinh có đánh giá hài lòng về thông tin nhận được cao hơn các giai đoạn tiếp theo. Có thể lý giải cho vấn đề này là do những giai đoạn sau là giai đoạn quyết định, yêu cầu thông tin cao hơn, độ tin cậy của thông tin là chuẩn hơn. Đặc biệt với đánh giá hài lòng tổng thể cho thấy, giai đoạn chọn ngành cho mức độ đáp ứng thông tin trung bình khá thấp với mức 3,13, mức đánh giá không quá cao. Chọn ngành là giai đoạn vô cùng quan trọng, là thời điểm mà học sinh THPT quyết định ngành nghề/trường để đăng kí tuyển sinh nhưng mức độ đáp ứng thông tin về thông tin thì không cao.
- Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh giai đoạn 1
Bảng 2.9: Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh GĐ1
Kênh thông tin |
Mức độ đánh giá (%) | GTTB | Giá trị ý nghĩa thống kê | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
Fanpage, group các trường đại học | 17,50 | 10,80 | 12,50 | 20,80 | 38,30 | 3,52 | 0,001 |
Websites các trường | 13,30 | 3,30 | 21,70 | 32,50 | 29,20 | 3,61 | 0,001 |
Gia đình, thầy cô, người thân | 2,50 | 10,80 | 29,20 | 32,50 | 25,00 | 3,67 | 0,001 |
Diễn đàn TVTS, báo online | 17,50 | 22,50 | 28,30 | 24,20 | 7,50 | 2,82 | 0,000 |
TV | 21,70 | 20,00 | 20,00 | 21,70 | 21,70 | 2,92 | 0,000 |
Tờ rơi, poster, banner, backdrop… | 20,00 | 21,70 | 23,30 | 21,70 | 13,30 | 2,87 | 0,000 |
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2024) Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Trong giai đoạn định hướng nghề nghiệp, có ba kênh thông tin đạt mức độ đáp ứng thông tin khá tốt (trên mức 3,00), gồm có fanpage, group các trường đại học; websites các trường; gia đình, thầy cô, người thân. Cụ thể, kênh có mức độ đáp ứng thông tin về thông tin cao nhất là gia đình, thầy cô, người thân với mức hài lòng trung bình là 3,67. Kênh có mức độ hài cao thứ 2 là kênh websites các trường với mức độ đáp ứng thông tin trung bình là 3,61. Kênh có độ hài lòng thứ 3 là kênh fanpage, group các trường đại học với mức độ đáp ứng thông tin trung bình bằng 3,52. Các kênh thông tin còn lại có mức độ đáp ứng thông tin khá thấp (hơn 2,00 đến dưới 3,00), bao gồm: diễn đàn TVTS, báo online; TV; tờ rơi, poster, banner, backdrop,… Căn cứ vào kết quả này cho thấy, cần có sự cải thiện về thông tin trong các kênh diễn đàn TVTS, báo online; TV; tờ rơi, poster, banner, backdrop,… Ngoài ra, nhà trường cần sử dụng các kênh fanpage, group trường đại học và Websites của trường như là công cụ đắc lực trong truyền tải thông tin của nhà trường đến với học sinh THPT. Đặc biệt, gia đình, thầy cô, người thân cần được tác động về mặt nhận diện hình ảnh về trường và các thông tin tuyển sinhh vì họ là kênh thông tin quan trọng để học sinh THPT tham khảo ý kiến.
Trong 6 kênh thông tin, fanpage/group của các trường được có kết quả đánh giá tốt nhất. Cụ thể, trong 71,67% sinh viên có sử dụng kênh này để tìm kiếm thông tin tuyển sinh thì mức độ trên trung bình là cao với mức rất hài lòng chiếm 39,7% (trong 71,67% có lựa chọn sử dụng) và 26,7% với mức hài lòng (trong 71,67% có lựa chọn sử dụng). Điều này cho thấy, sự ưu tiên sử dụng và mức độ quan trọng fanpage/group của trường/ngành để tìm kiếm thông tin tuyển sinh của học sinh THPT.
Kênh có mức độ đáp ứng thông tin tốt thứ 2 là websites của trường. Trong 48,33% sinh viên lựa chọn để tìm kiếm thông tin tuyển sinh có 41,4% ở mức độ đáp ứng thông tin và 22,4% ở mức độ rất hài lòng, tỷ lệ hài lòng khá tốt. Kênh websites có những ưu tiên không những với học sinh THPT mà phụ huynh cũng thường sử dụng kênh này để cập nhật các thông tin, thông báo của các trường. Nếu xét tổng quát về mức độ đáp ứng thông tin thì kênh websites chênh lệch không nhiều với kênh fanpage/group của trường với tổng tỷ lệ trên mức trung bình là 59,7% (fanpage/group là 59,1%).
Các kênh còn lại có mức chênh lệch cao giữa tỷ lệ lựa chọn cũng như các mức độ đáp ứng thông tin. Gia đình, thầy cô, người thân có 20% người lựa chọn để tìm kiếm thông tin và 80% người không lựa chọn để tìm kiếm thông tin. Kết quả tổng quát cho thấy, 57,7% người cảm thấy hài lòng về kênh thông tin thông tin qua gia đình, thầy cô, người thân. Mức hài lòng về thông tin là cao nhưng lại không được lựa chọn nhiều do nhóm này có lượng thông tin để học sinh THPT có thể khai thác là khá ít, không có nhiều ưu điểm như những kênh thông tin online ngoài ưu điểm là độ tin cậy cao. Tờ rơi, poster, banner, backdrop… không được đánh giá cao với 95% người không lựa chọn để tìm kiếm thông tin.
- Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh giai đoạn 2
Bảng 2.10: Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh GĐ2 Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Kênh thông tin | Mức độ đánh giá (%) | GTTB | Giá trị ý nghĩa thống kê | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
Fanpage, group các trường đại học | 11,70 | 21,70 | 8,30 | 18,30 | 40,00 | 3,53 | 0,001 |
Websites của các trường | 10,80 | 16,70 | 18,30 | 22,50 | 31,70 | 3,48 | 0,000 |
Gia đình, thầy cô, người thân | 2,50 | 16,70 | 22,50 | 38,30 | 20,00 | 3,57 | 0,000 |
Các websites cung cấp bài test tính cách | 14,20 | 18,30 | 21,70 | 35,80 | 10,00 | 3,09 | 0,000 |
Tự đánh giá bản thân | 3,30 | 12,50 | 31,70 | 37,50 | 15,00 | 3,48 | 0,000 |
TV | 25,00 | 13,30 | 30,00 | 21,70 | 10,00 | 2,78 | 0,000 |
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2024)
Giai đoạn đánh giá bản thân có mức độ đáp ứng thông tin khá cao về các nhóm thông tin tại các kênh thông tin. Duy chỉ có kênh TV là có mức độ đáp ứng thông tin về thông tin khá thấp (dưới 3,00) là 2,78. Điều này cho thấy, thông tin nhà học sinh nhận được trong giai đoạn này là không đủ thỏa mãn về nhu cầu thông tin, cần có sự cải thiện trong các năm tuyển sinh tiếp theo. Kênh thông tin gia đình, thầy cô, người thân có mức độ đáp ứng thông tin thông tin cao nhất là 3,57. Nhà trường trong các đợt tuyển sinh tiếp theo cần quan tâm nhiều hơn đến đối tượng là gia đình, thầy cô, người thân các em học sinh THPT. Kênh có mức độ đáp ứng thông tin thông tin cao thứ 2 là fanpage, group các trường đại học với mức độ đáp ứng thông tin trung bình là 3,53. Các websites các trường và tự đánh giá bản thân có mức độ đáp ứng thông tin mỗi kênh đều bằng 3,48. Điều này cho thấy, fanpage, group của trường và websites của nhà trường đang làm tốt trong cập nhật thông tin đến các bạn học sinh về các thông tin tuyển sinh. Kênh có mức độ đáp ứng thông tin ở ngang mức trung bình là các websites cung cấp bài test tính cách với 3,09. Do đó, các bài test MBTI là khá quan trọng đối với học sinh.
Kết quả điều tra cho thấy, các kênh thông tin có mức độ đáp ứng thông tin ở mức khá cao trong giai đoạn đánh giá bản thân. Cụ thể, kênh được đánh giá cao nhất với 65% người lựa chọn kênh là fanpage,group của trường đại học. Mức độ đáp ứng thông tin trên trung bình của fanpage, group của trường đại học chiếm 58,3%. Các giai đoạn đầu tiên, có thể nhận thấy rằng, các kênh thông tin online được ưa chuộng hơn vì tính dễ dàng, nhanh chóng, đa dạng trong tìm kiếm thông tin.
Các websites các trường được đánh giá cao thứ 2 với 41,6% tỷ lệ lựa chọn có sử dụng khi tìm kiếm thông tin. Mức độ đáp ứng thông tin đối với websites các trường có tỷ lệ đánh giá trên mức trung bình gần 55%. Căn cứ kết quả phân tích, mức độ đáp ứng thông tin của websites các trường cao với lượng thông tin học sinh THPT nhận được. Đặc biệt, websites bài test MBTI được đánh giá tốt. Phân tích kết quả mức độ đáp ứng thông tin, gần 46% hài lòng với Websites bài test MBTI. Dù mang tính chất tham khảo nhưng có thể thấy websites bài test MBTI có ảnh hưởng đến học sinh THPT trong quá trình lựa chọn ngành học.
- Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh giai đoạn 3
Bảng 2.11: Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh GĐ3
Kênh thông tin | Mức độ đánh giá (%) | GTTB | Giá trị ý nghĩa thống kê | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
Tư vấn trực tiếp của chương trình TVTS | 7,50 | 18,30 | 31,70 | 24,20 | 18,30 | 3,28 | 0,000 |
Tư vấn hotline | 8,30 | 19,20 | 31,70 | 26,70 | 14,20 | 3,19 | 0,000 |
Trực tiếp đến trường đại học | 17,50 | 16,70 | 25,00 | 25,00 | 15,80 | 3,05 | 0,000 |
Fanpage, group các trường đại học | 2,50 | 18,30 | 25,00 | 25,80 | 28,30 | 3,59 | 0,000 |
Websites của các trường | 5,00 | 13,30 | 35,00 | 25,80 | 20,80 | 3,44 | 0,000 |
Gia đình, thầy cô, người thân | 9,20 | 11,70 | 33,30 | 28,30 | 17,50 | 3,33 | 0,000 |
Các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước | 10,00 | 20,80 | 25,00 | 35,00 | 9,20 | 3,13 | 0,000 |
Diễn đàn TVTS, báo online | 14,20 | 14,20 | 35,00 | 17,50 | 19,20 | 3,13 | 0,000 |
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2024)
Dựa vào kết quả điều tra, trong giai đoạn nhận tư vấn, tác cả các kênh thông tin đều có mức độ đáp ứng thông tin trung bình khá cao (cao hơn 3,00). Điều này cho thấy, thông tin mà học sinh nhận được trong giai đoạn này là tương đối thỏa mãn nhu cầu. Kênh có mức độ đáp ứng thông tin cao nhất là kênh fanpage, group các trường đại học với mức độ đáp ứng thông tin trung bình là 3,59. Kênh có mức độ đáp ứng thông tin thứ 2 là websites các trường với mức hài lòng trung bình bằng 3,44. Các kênh có mức độ đáp ứng thông tin trung bình giảm dần tiếp theo là gia đình, thầy cô, người thân; tư vấn trực tiếp của các chương trình TVTS; tư vấn hotline; diễn đàn TVTS, báo online; các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước; trực tiếp đến trường đại học tương ứng với 3,33; 3,28; 3,19; 3,13; 3,13; 3,05. Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Trong giai đoạn này, fanpage, group các trường đại học có tỷ lệ lựa chọn cao nhất và các mức hài lòng cho thấy kết quả tích cực trong đánh giá của học sinh THPT đối với mức độ thông tin với fanpage, group các trường đại học. Cụ thể, trong tổng số 120 mẫu điều tra, fanpage, group các trường đại học có mức độ đáp ứng thông tin trên mức trung bình gần bằng 57%. Các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước có 38,33% lựa chọn sử dụng kênh và 61,67% không sử dụng kênh. Trong 38,33% có sử dụng kênh thì mức độ đáp ứng thông tin với thông tin nhận được trên mức trung bình là 50%, chiếm tỷ lệ cao nhưng chủ yếu ở mức hài lòng, mức độ rất hài lòng chỉ có 6,5%. Do đó, có thể nhận thấy rằng, học sinh khá hài lòng với các thông tin tư vấn từ anh chị khóa trước. Các kênh thông tin còn lại có tỷ lệ lựa chọn sử dụng khá ít. Ngoài ra, tỷ lệ giữa các mức độ đáp ứng thông tin là không chênh lệch nhiều, mức hài lòng trung bình (mức 3/5) tức là mức trung lập có tỷ lệ cao hơn các mức còn lại, chưa có sự rõ ràng trong đánh giá các kênh thông tin.
- Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh giai đoạn 4
Bảng 2.12: Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin GĐ4
Kênh thông tin | Mức độ đánh giá (%) |
GTTB |
Giá trị ý nghĩa thống kê | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
Tư vấn trực tiếp của chương trình TVTS | 6,70 | 15,00 | 30,00 | 33,30 | 15,00 | 3,35 | 0,000 |
Tư vấn hotline | 10,00 | 19,20 | 40,00 | 17,50 | 13,30 | 3,05 | 0,000 |
Trực tiếp đến trường đại học | 13,30 | 17,50 | 35,00 | 27,50 | 6,70 | 2,97 | 0,000 |
Fanpage, group các trường đại học | 6,70 | 19,20 | 25,00 | 31,70 | 17,50 | 3,34 | 0,000 |
Websites của các trường | 5,00 | 13,30 | 28,30 | 27,50 | 25,80 | 3,56 | 0,000 |
Gia đình, thầy cô, người thân | 1,70 | 25,40 | 28,80 | 28,80 | 15,30 | 3,33 | 0,000 |
Các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước | 4,20 | 20,80 | 25,80 | 42,50 | 6,70 | 3,27 | 0,000 |
Diễn đàn TVTS, báo online | 8,30 | 17,50 | 45,80 | 15,00 | 13,30 | 3,08 | 0,000 |
TV | 15,00 | 9,20 | 47,50 | 10,00 | 18,30 | 3,07 | 0,000 |
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2024)
Các kênh thông tin có chênh lệch lớn của kênh có mức độ đáp ứng thông tin trung bình cao nhất và kênh có mức độ đáp ứng thông tin trung bình thấp nhất. Cụ thể, websites của các trường có mức độ đáp ứng thông tin trung bình rất cao bằng 3,56 (gần tiến đến 4,00) nhưng kênh Trực tiếp đến trường đại học có mức độ đáp ứng thông tin trung bình khá thấp bằng 2,97 (thấp hơn mức 3,00). Điều này được giải thích là học sinh gặp khó khăn trong việc đến trường để được tư vấn trực tiếp do vấn đề về khoảng cách đi lại và kênh websites thì có cung cấp khá đầy đủ thông tin mà học sinh muốn tìm hiểu. Kênh thông tin có mức độ đáp ứng thông tin khá cao là kênh tư vấn trực tiếp của các chương trình tư vấn tuyển sinh; fanpage, group các trường đại học và kênh gia đình, thầy cô, người thân với hệ số trung bình tương ứng với mỗi kênh là 3,35; 3,34 và 3,33. Các kênh cũng có mức độ đáp ứng thông tin trung bình ở mức chấp nhận được là kênh các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước; diễn đàn TVTS, báo online; TV với hệ số mean tương ứng bằng 3,27; 3,08; 3,07. Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Fanpage, group các trường đại học có tỷ lệ sinh viên lựa chọn sử dụng tìm kiếm thông tin chọn trường là 50%. Trong đó, đánh giá ở mức trên trung bình là rất cao với 31,7% rất hài lòng và 26,7% hài lòng. Hơn nữa, trong số 50% không sử dụng thì tỷ lệ trên mức hài lòng chiếm 40%. Dựa vào kết quả điều tra, có thể khẳng định rằng, fanpage, group các trường đại học được học sinh THPT ưu tiên sử dụng và được đánh giá cao về thông tin cung cấp cả về số lượng thông tin và sự tiện lợi trong quá trình tìm kiếm.
Websites của các trường có tỷ lệ lựa chọn cao thứ hai với 43,33%. Tỷ lệ hài lòng có sự chênh lệch cao giữa các mức. Nếu đánh giá hài lòng trên mức trung bình (trong 43,33% có lựa chọn sử dụng) chiếm 51,9% với rất hài lòng là 32,7% và hài lòng chiếm 19,2% thì mức dưới trung bình chiếm 13,5% với rất không hài lòng chiếm 1,9% và không hài lòng chiếm 11,5%. Trong 56,67% có gần 55% đánh giá hài lòng trên mức trung bình. Trong giai đoạn nhận tư vấn đây là kênh có số lựa chọn ít (1,67%) và tỷ lệ hài lòng trên mức trung bình thấp thì giai đoạn này có sự biến đổi lớn. Nguyên nhân là giai đoạn chọn trường, học sinh THPT khó có thể đến trường để được giải đáp thắc mắc, cũng không thể tìm kiếm thông tin cụ thể từng trường trên các bài báo, diễn đàn mà nếu muốn có thông tin chi tiết, nhanh chóng, tiện lợi là tìm kiếm thông tin trên websites của các trường. Với websites của các trường, học sinh có thể tìm kiếm tất cả các thông tin chi tiết về trường từ các chính sách của trường, các hoạt động mà trường tham gia, ngành và chương trình đào tạo,…
- Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh giai đoạn 5
Bảng 2.13: Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh GĐ5
Kênh thông tin | Mức độ đánh giá (%) | GTTB | Giá trị ý nghĩa thống kê | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
Tư vấn trực tiếp của chương trình TVTS | 8,30 | 18,30 | 26,70 | 20,00 | 26,70 | 3,38 | 0,000 |
Tư vấn hotline | 8,30 | 14,20 | 38,30 | 30,00 | 9,20 | 3,18 | 0,000 |
Trực tiếp đến trường đại học | 10,00 | 17,50 | 36,70 | 24,20 | 11,70 | 3,10 | 0,000 |
Fanpage, group các trường đại học | 11,70 | 21,70 | 18,30 | 26,70 | 21,70 | 3,25 | 0,000 |
Websites của các trường | 27,50 | 25,80 | 18,30 | 20,80 | 7,50 | 2,55 | 0,000 |
Gia đình, thầy cô, người thân | 5,00 | 12,50 | 28,30 | 32,50 | 21,70 | 3,53 | 0,000 |
Các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước | 6,70 | 20,00 | 30,00 | 30,00 | 13,30 | 3,23 | 0,000 |
Diễn đàn TVTS, báo online | 10,80 | 22,50 | 39,20 | 12,50 | 15,00 | 2,98 | 0,000 |
TV | 16,70 | 16,70 | 33,30 | 21,70 | 11,70 | 2,95 | 0,000 |
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2024)
Giai đoạn này có sự thay đổi lớn so với các giai đoạn trước về mức độ đáp ứng thông tin về thông tin tại các kênh. Nếu các giai đoạn trước kênh websites luôn có mức độ đáp ứng thông tin khá cao thì giai đoạn này lại khá thấp. Cụ thể, kênh websites của các trường có hệ số mean bằng 2,55 (dưới mức trung bình là 3,00). Điều này cho thấy rằng, học sinh chưa thỏa mãn về nhu cầu thông tin tại websites trong giai đoạn chọn ngành. Nhưng phải xem lại rằng, giai đoạn chọn ngành là giai đoạn rất quan trọng trong suốt hành trình, mà kênh quan trọng như websites không được hài lòng cao thì làm cho công tác truyền tải thông tin đến các đối tượng mục tiêu là không thực sự hiệu quả. Kênh thông tin có mức độ đáp ứng thông tin cao nhất là kênh gia đình, thầy cô, người thân với hệ số mean bằng 3,53. Kênh có mức độ đáp ứng thông tin về thông tin cao thứ 2 là tư vấn trực tiếp của các chương trình tư vấn tuyển sinh với mức hài lòng trung bình bằng 3,38. Kênh có mức độ đáp ứng thông tin cao thứ 3 và 4 là fanpage, group các trường đại học và các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước với mức độ đáp ứng thông tin trung bình bằng 3,25 và 3,23. Các kênh thông tin có mức độ đáp ứng thông tin ở mức trung bình là kênh Tư vấn hotline và Trực tiếp đến trường đại học với hệ số mean bằng 3,18 và 3,10. Hai kênh có mức hài lòng khá thấp là kênh diễn đàn TVTS, báo online và TV với hệ số trung bình tương ứng là 2,98 và 2,95. Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
Trong giai đoạn 4, học sinh THPT yêu cầu thông tin các kênh cao hơn. Websites của các trường có tỷ lệ lựa chọn cao nhất trong tất cả các kênh được đưa ra với 43,33% người lựa chọn. Tuy nhiên, mức độ đáp ứng thông tin là rất thấp khi mà tỷ lệ rất hài lòng là 3,8% trong 43,33% người lựa chọn sử dụng và 25% hài lòng. Đặc biệt, 34,6% rất không hài lòng với thông tin về ngành nhận được. Đây có thể là nhược điểm mà trường cần cải thiện khi mà các thông tin về ngành được đăng tải và cập nhật là chung chung, chưa cho học sinh THPT hình dung cụ thể, thực tế về những ngành nghề mà học sinh quan tâm.
Fanpage, group các trường đại học có tỷ lệ lựa chọn sử dụng ít hơn với 36,67% nhưng lại có mức độ đáp ứng thông tin cao hơn. Cụ thể, 36,41% (trong 36,67% sinh viên lựa chọn sử dụng) rất hài lòng và 18,2% hài lòng. Còn 63,33% không lựa chọn sử dụng cũng đánh giá cao kênh thông tin này với 31,67% hài lòng và 13,2% rất hài lòng. Lý giải cho kết quả điều tra này là hành vi của các bạn trẻ thời nay thích truy cập vào các fanpage, group để xem các đánh giá, review về trường/ngành, thích đọc cái bài viết, các bình luận, tương tác trên fanpage, group các trường đại học để rõ hơn trường/ngành đó.
- Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh giai đoạn 6
Bảng 2.14: Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh GĐ6
Kênh thông tin | Mức độ đánh giá (%) |
GTTB |
Giá trị ý nghĩa thống kê | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
Gia đình, thầy cô, người thân | 1,70 | 10,00 | 33,30 | 20,00 | 35,00 | 3,77 | 0,021 |
Tư vấn hotline | 8,30 | 15,80 | 36,70 | 29,20 | 10,00 | 3,17 | 0,000 |
Diễn đàn TVTS, báo online | 15,00 | 15,00 | 31,70 | 25,00 | 13,30 | 3,07 | 0,000 |
Fanpage, group các trường đại học | 8,30 | 25,80 | 16,70 | 24,20 | 25,00 | 3,32 | 0,000 |
Websites của các trường | 6,70 | 15,80 | 23,30 | 27,50 | 26,70 | 3,52 | 0,000 |
Trực tiếp đến trường đại học | 11,70 | 19,20 | 38,30 | 19,20 | 11,70 | 3,00 | 0,000 |
Các anh chị có kinh nghiệm ở
khóa trước |
15,00 | 13,30 | 28,30 | 40,00 | 3,30 | 3,03 | 0,000 |
(Nguồn: Xử lý kết quả điều tra, 2024)
Ở giai đoạn này, ngoài hai kênh thông tin có mức hài lòng cao là gia đình, thầy cô, người thân và websites của các trường thì các kênh còn lại có mức độ đáp ứng thông tin ở mức trung bình. Cụ thể, kênh gia đình, thầy cô, người thân có mức độ đáp ứng thông tin cao nhất bằng 3,77 (gần tiến tới khoảng 4,00). Tiếp theo là kênh websites của các trường với hệ số trung bình bằng 3,52. Kênh fanpage, group các trường đại học cũng có hệ số mean khá cao bằng 3,32. Các kênh còn lại đều có mức hài lòng trung bình trên dưới 3,10 là tư vấn hotline; diễn đàn TVTS, báo online; trực tiếp đến trường đại học; các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước.
Trong giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn cân nhắc, điều chỉnh, học sinh THPT cẩn thận hơn trong tham khảo thông tin khi mà ngoài gia đình, thầy cô, người thân có 45% người lựa chọn và diễn đàn TVTS, báo online là 23,33% thì các kênh còn lại có tỷ lệ lựa chọn ít (dưới 10%). Gia đình, thầy cô, người thân có tỷ lệ hài lòng về thông tin cao. Cụ thể, trong 45% người có sử dụng thì 55,6% đánh giá rất hài lòng và 14,8% đánh giá hài lòng và trong 55% không sử dụng có gần 43% đánh giá hài lòng trên mức trung bình. Có thể thấy, trong gian đoạn quyết định cuối cùng, gia đình và người thân vẫn là sự lựa chọn tin cậy nhất về những lời khuyên, tư vấn cho học sinh THPT. Trong 23,33% lựa chọn diễn đàn TVTS, báo online có 50% đánh giá hài lòng trên mức trung bình. Học sinh thường truy cập vào các diễn đàn trao đổi sinh viên, học sinh để hỏi đáp các thắc mắc về đánh giá trường/ngành quan tâm, hồ sơ tuyển sinh, các kinh nghiệm tuyển sinh,… Các kênh thông tin còn lại có tỷ lệ đánh giá hài lòng chủ yếu là mức trung bình (mức 3/5). Trong giai đoạn này, học sinh sử dụng kênh thông tin với tiêu chí thông tin đáng tin cậy, không còn kết hợp nhiều kênh như những giai đoạn trước đó. Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
2.3.7.2. Kiểm tra chéo yếu tố giới tính với đánh giá mức độ đáp ứng thông tin
Trong giai đoạn 1, tỷ lệ hài lòng trên mức trung bình (mức 3/5) của nam là luôn cao hơn nữ. Đặc biệt, xu hướng đánh giá rất hài lòng của nam luôn ở mức cao. Điều này có thể thấy rõ đối với fanpage, group các trường đại học khi mà tỷ lệ nam đánh giá mức rất hài lòng là 66,70% và hài lòng là 16,70%, còn nữ là 26,20% với rất hài lòng và 22,60% với hài lòng. Websites các trường có tỷ lệ hài lòng trên mức trung bình có gần 70% nam đánh giá và nữ là 57%. Kênh có sự chênh lệch trong đánh giá hài lòng giữa nam và nữ là TV khi mà gần 58% nam đánh giá hài lòng còn nữ là 30,9%. Dựa và kết quả điều tra, có thể thấy rằng, có sự khác biệt về giới tính đối với mức độ đáp ứng thông tin thông tin nhận được tại các kênh. Nguyên nhân là do nữ khó tính trong việc tìm kiếm thông tin, đặc biệt là thông tin tuyển sinh, luôn muốn mọi thứ là chắc chắn, tin cậy và chính xác.
Trong giai đoạn 2, websites các trường có sự khác biệt nhiều trong đánh giá của nam và nữ. 41,7% nam đánh giá rất hài lòng nhưng tỷ lệ này nữ chỉ là 27,4%. Fanpage, group các trường đại học được đánh giá rất hài lòng của nam là 55,6% và nữ thấp hơn là 33,3%. Gia đình, thầy cô, người thân cũng tỷ lệ đánh giá rất hài lòng nam nhiều hơn nữ (nam là 36,1% và nữ là 13,1%). Các kênh còn lại không có sự chênh lệch nhiều. Qua kết quả điều tra, có thể thấy nam dễ hài lòng với những thông tin nhận được còn nữ thì không quá hài lòng, tức là chỉ cao hơn mức trung bình không nhiều.
Trong giai đoạn 5, gia đình, thầy cô, người thân có sự khác biệt lớn nhất giữa nhóm nam và nữ. Với nhóm nam, 50% đánh giá rất hài lòng và 22,2% đánh giá hài lòng. Tuy nhiên, nhóm nữ có sự khác biệt lớn khi mà chỉ có 9,5% đánh giá rất hài lòng và 36,9% đánh giá hài lòng. Gia đình, thầy cô, người thân được xem là quan trọng trong giai đoạn này nhưng với nhóm nữ thì không đánh giá cao những thông tin khai thác được từ gia đình, thầy cô.
Trong giai đoạn 6, ngoài các anh chị có kinh nghiệm ở khóa trước nhóm nữ có mức độ đáp ứng thông tin về thông tin cao hơn nhóm nam (45,3% nữ đánh giá hài lòng trên trung bình và nam là 38,9%) thì tất cả các kênh khác nhóm nam đều đánh giá hài lòng rất cao, cao hơn nhóm nữ. Gia đình, thầy cô, người thân có sự chênh lệch lớn trong đánh giá hài lòng với 72,2% nam hài lòng trên mức trung bình (61,1% rất hài lòng) và nữ là 47,6% (23,8% rất hài lòng). Tư vấn hotline nhận đánh giá thấp khi mà 44,4% nam đánh giá hài lòng dưới trung bình và nữ là 15,4%.
2.3.7.3. Kiểm tra chéo yếu tố điểm đầu vào với đánh giá mức độ đáp ứng thông tin tại kênh
Trong giai đoạn 1, hai kênh thông tin có sự khác biệt trong đánh giá hài lòng thông tin tại kênh là fanpage, group các trường đại học và gia đình, thầy cô, người thân. Đối với fanpage, group các trường đại học, nhóm có học lực tầm trung (đầu vào dưới 19 điểm) có đánh giá hài lòng rất cao với 66,70% sinh viên đánh giá rất hài lòng và 16,70% hài lòng. Tuy nhiên, nhóm có học lực khá tốt lại đánh giá không quá cao với 30,8% sinh viên điểm đầu vào từ 21 đến dưới 22 điểm đánh giá hài lòng trên mức trung bình và 50% sinh viên có đầu vào trên 22 điểm đánh giá hài lòng trên mức trung bình. Như vậy có thể kết luận, nhóm có mức điểm tầm trung hài lòng với fanpage, group các trường đại học. Gia đình, thầy cô, người thân ở mức đánh giá rất hài lòng có sự khác biệt lớn. Cụ thể, nhóm có điểm trên 22 điểm gần 67% đánh giá rất hài lòng trong khi nhóm điểm dưới 19 điểm là 25%. Có thể thấy, học sinh có học lực tốt đánh giá cao những tư vấn, góp ý của gia đình, thầy cô, người thân hơn những kênh thông tin khác.
Trong giai đoạn 2, websites các trường có sự khác biệt nhiều trong đánh giá hài lòng đối với từng nhóm điểm đầu vào. Nếu 76,4% nhóm có điểm đầu vào từ 20 đến dưới 21 điểm đánh giá hài lòng trên trung bình với thông tin nhận được tại kênh thì với đối với nhóm từ 19 đến dưới 20 điểm chỉ là 25% và 38,5%. Gia đình, thầy cô, người thân có sự khác biệt lớn giữa nhóm dưới 19 điểm và nhóm từ 21 đến dưới 22 điểm khi mà 81,3% nhóm dưới 19 đánh giá hài lòng trên mức trung bình và tỷ lệ này đối với nhóm từ 21 đến dưới 22 điểm là 30,7%, các nhóm còn lại không có sự chênh lệch nhiều (tỷ lệ đánh giá trên mức trung bình đều lớn hơn 40%).
Kết quả điều tra giai đoạn 3 cho thấy, nhóm trên 22 điểm và nhóm từ 21 đến dưới 22 điểm có sự chênh lệch cao tại kênh websites của các trường khi mà 83,4% sinh viên có đầu vào trên 22 điểm đánh giá hài lòng trên mức trung bình và tỷ lệ này ở nhóm từ 21 đến dưới 22 điểm là 23%. Đối với kết quả điều tra với từng kênh trong giai đoạn này cho thấy, nhóm từ 21 đến dưới 22 điểm có tỷ lệ hài lòng trên mức trung bình là luôn thấp hơn các nhóm khác trong trong kênh.
Trong giai đoạn 6, nhóm có điểm đầu vào dưới 19 điểm dễ tính trong giai đoạn này khi mà các kênh đều có mức độ đáp ứng thông tin cao. Cụ thể, gia đình, thầy cô, người thân có 75% nhóm có điểm đầu vào dưới 19 điểm hài lòng trên mức trung bình trong đó có 62,5% rất hài lòng (tỷ lệ này là 37,5% đối với nhóm từ 19 đến dưới 20 điểm) và 62,4% với websites của các trường (73,6% ở nhóm 20 đến dưới 21 điểm nhưng là 30,8% ở nhóm 21 đến dưới 22 điểm). Tư vấn hotline có sự khác biệt lớn trong đánh giá hài lòng giữa các nhóm (50% đánh giá hài lòng trên trung bình ở nhóm dưới 19 điểm nhưng là 12,5% ở nhóm từ 19 đến dưới 20 điểm và 16,7% ở nhóm trên 22 điểm. Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>> Khóa luận: Giải pháp hiệu quả tuyển sinh ngành marketing
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com
[…] ===>> Khóa luận: Hành trình lựa chọn ngành học của sinh viên […]