Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường

Rate this post

Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường tại Hải Phòng thuộc chuyên ngành Kỹ thuật môi trường. Hải Phòng là thành phố cảng, có công nghiệp phát triển và là một trong năm đô thị trung tâm cấp quốc gia với tổng diện tích đất tự nhiên 1519 km2, dân số 1,907 triệu người , có 15 quận, huyện trong đó có 2 huyện đảo, có vị trí địa lý – chính trị – kinh tế – quân sự hết sức quan trọng và tiềm năng lớn của đất nước, một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Nhận biết được tầm quan trọng đó, tác giả đã lấy đề tài Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng làm bài Luận tốt nghiệp.

MỞ ĐẦU

Ngay từ khi thành lập năm 1888 đến nay, thành phố Hải Phòng luôn giữ vững vai trò vừa là một đô thị cảng, vừa là thành phố công nghiệp ngày càng phát triển với các ngành công nghiệp truyền thống như đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất thép, xi măng, hoá chất, dệt may và da giày… Công nghiệp phát triển nhanh, khá ổn định và đồng đều ở các khu vực. Giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng (năm 2004 đến năm 2007 tăng khoảng 20,35%). Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp năm 2006 chiếm 80,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Số lượng các doanh nghiệp, nhất là khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh kể từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực (năm 2007 có 11349 cơ sở, năm 2010 có 12202 trong đó các cơ sở ngoài Nhà nước chiếm trên 90%). Số lượng lao động trong các ngành công nghiệp tăng nhanh (năm 2007 có 156397 người, năm 2010 là 171466 người) [2].

Công nghiệp phát triển đã đem lại hiệu quả tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và đẩy nhanh quá trình hội nhập theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá của thành phố. Bên cạnh sự gia tăng các doanh nghiệp trên thành phố, công nghiệp phát triển cũng đặt ra bài toán về bảo vệ môi trường ngày càng cam go và cấp thiết hơn. Một trong những nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm môi trường thành phố đó là tình trạng kém tuân thủ Luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. Đây là lí do tôi lựa chọn đề tài: “Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng”. Trong khuôn khổ một khóa luận, chỉ giới hạn nghiên cứu các luận cứ khoa học, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý thức tuân thủ Luật bảo vệ môi trường tại một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng (14 doanh nghiệp, có danh sách kèm theo).

Nội dung khóa luận bao gồm:

  • Chương 1: Tổng quan
  • Chương 2: Hiện trạng tuân thủ Luật BVMT của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng
  • Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao ý thức tuân thủ Luật BVMT tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN

1.1 Giới thiệu Luật bảo vệ môi trường Việt Nam

1.1.1. Nguồn gốc:

  • Sự ra đời của Luật bảo vệ môi trường 1993 

Luật môi trường là ngành khoa học mới đối với phần lớn các quốc gia đang phát triển trên thế giới. Điều này có lý do riêng của nó. Pháp luật với tư cách là công cụ điều tiết xã hội luôn luôn phải chịu sự chi phối của nhu cầu xã hội. Khi việc bảo vệ môi trường chưa được ý thức rõ, chưa trở thành thách thức xã hội thì luật môi trường chưa được chú ý. Trong thế kỉ trước cũng như thập kỉ đầu của thế kỉ này, khi sự phát triển kinh tế là động lực phát triển của các quốc gia thì tài nguyên, môi trường không phải là vấn đề quan trọng. Các quốc gia sẵn sàng khai thác hết tài nguyên để công nghiệp hoá và phát triển. Vì chạy theo lợi nhuận, làm giàu bằng mọi giá nên các nguồn tài nguyên của đất nước bị khai thác bừa bãi. Nạn dân chúng đua nhau đi đào vàng, khai thác trầm, gỗ quý, đá quý diễn ra ở quy mô lớn đã làm cho môi trường ở nhiều nơi bị suy thoái nghiêm trọng. Quá trình đô thị hoá dưới tác động của kinh tế thị trường diễn ra khá nhanh chóng cũng làm gia tăng sức ép môi trường ở các thành phố và thị xã, nhất là ở các trung tâm kinh tế lớn của đất nước. Số lượng máy móc, thiết bị, ô tô, xe máy tăng lên gấp nhiều lần so với năm trước đó. Lượng khí thải từ các máy móc, thiết bị này đã làm cho môi trường, nhất là môi trường đô thị bị ô nhiễm. Sức ép của vấn đề ô nhiễm môi trường tăng lên cùng với việc sử dụng rộng rãi các hoá chất trừ sâu bệnh, các chất kích thích tăng trọng. Nhiều vụ ngộ độc thức ăn đã liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi. Ngộ độc thức ăn là một trong những biểu hiện rõ nét trước mắt của tình trạng ô nhiễm môi trường. Môi trường chưa phải là thử thách khi vấn đề phát triển, vấn đề dân số chưa đạt tới sự báo động. Chỉ đến khi tất cả các quốc gia phải đối mặt với sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, sự mất cân bằng sinh thái và những sự trả thù khốc liệt của thiên nhiên thì vấn đề bảo vệ môi trường mới nổi lên như một thách thức xã hội. Nhu cầu đảm bảo cho đất nước sự phát triển bền vững đã đẩy bảo vệ môi trường lên thành một trong những ưu tiên chiến lược của Vịêt Nam. ( Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường )

Nhận thức được phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường, bằng tất cả sự nỗ lực và cố gắng, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo, phối hợp với các bộ ngành ở Trung ương và địa phương. Sau nhiều năm nghiên cứu, Luật BVMT VN đã được ban hành.

Luật BVMT VN được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và được Chủ tịch nước ra quyết định số 29L/ CTN ban hành vào 1/1994, là quy định pháp luật cao nhất của Nhà nước về môi trường. Luật gồm lời nói đầu, 7 chương với 55 điều. Chương I là những quy định chung với 9 điều, bao gồm các khái niệm chung về môi trường, bảo vệ môi trường, định nghĩa các thuật ngữ như thành phần môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, tiêu chuẩn môi trường, công nghệ sạch, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, đánh giá tác động môi trường. Trong chương này cũng chỉ ra quy định chung về trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường.

Chương II gồm 19 điều quy định trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường.

Chương III gồm 7 điều quy định trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường.

Chương IV gồm 8 điều về quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Điều 37 của chương này nêu rõ nội dung quản lý nhà nước về BVMT. Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện chức năng quản lý này.

Chương V gồm 4 điều nêu lên vấn đề quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường, trong đó khẳng định việc Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế về BVMT mà đã tham gia kí kết.

Chương VI và chương VII là các vấn đề về khen thưởng, xử lý vi phạm và điều khoản thi hành.

Như vậy, luật BVMT đã khẳng định quyền con người được sống trong môi trường trong lành, xác định được nội dung và hình thức thực hiện nhiệm vụ BVMT của Nhà nước, xem đó là chức năng cơ bản và thường xuyên của Nhà nước, xác định trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

Sự ra đời của luật này đã góp phần chuyển biến tích cực trong ý thức BVMT của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân. Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế… Tuy nhiên, cùng với sự phát   triển kinh tế – xã hội và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay, một yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về BVMT để tạo khung pháp lý phù hợp với thực tiễn đất nước cũng như của pháp luật các quốc gia trên thế giới.

Ngày 29-11-2005 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật BVMT năm 2005. ( Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường )

  • Sự cần thiết phải sửa đổi luật BVMT 1993[5, 10, 11]

Luật BVMT được Quốc hội thông qua ngày 27-12-1993 (có hiệu lực thi hành từ 10-01-1994) đã đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống pháp luật về môi trường ở nước ta. Sau khi có luật này và cho đến nay đã có hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật cấp chính phủ, liên Bộ và Bộ ban hành, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về môi trường.

Qua hơn 10 năm thực hiện luật, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội được nâng lên. Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, trước những áp lực của tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sự diễn biến sôi động và toàn diện của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, luật BVMT đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được sửa đổi:

Một là bản thân luật BVMT có những bất cập cần phải được điều chỉnh: Nhiều quy phạm còn ở mức khung, thiếu cụ thể và chưa rõ ràng nên hiệu lực thi hành thấp; chưa luật hoá được các chính sách lớn, quan trọng về phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Hai là môi trường nước ta tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá, chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh, không khí ở nhiều khu đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức; đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch nhiều nơi chưa được bảo đảm. Trong khi đó, môi trường nước ta trong thời gian tới sẽ phải chịu rất nhiều áp lực và thách thức trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá gia tăng dân số cùng với sự tác động mạnh mẽ của các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước.

Ba là định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và công cuộc cải cách hành chính mạnh mẽ đòi hỏi phải đổi mới và tăng cường thể chế về BVMT.

Bốn là hơn 10 năm qua, đất nước ta đã có nhiều chuyển biến to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế; điều kiện về đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, yêu cầu đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống đã được nâng cao, đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung mới cho công tác BVMT trong tình hình mới.

Với những lý do nêu trên, việc sửa đổi cơ bản và toàn diện luật BVMT năm 1993 là rất cần thiết.

  • Những điểm mới cơ bản của Luật BVMT 2005 so với Luật BVMT 1993 [1]

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động môi trường nhưng cũng đồng thời cho phép sử dụng nhiều biện pháp, công cụ, chế tài mạnh hơn, có tính răn đe cao hơn là tinh thần nổi bật của luật BVMT năm 2005 được Quốc hội khoá XI, Kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực từ 01-07-2006.

Luật BVMT 2005 có nhiều điểm mới so với luật 1993, đó là: ( Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường )

  • Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: so với luật BVMT 1993 thì luật BVMT 2005 có phạm vi điều chỉnh cụ thể hơn, bao gồm “các hoạt động BVMT, chính sách, biện pháp; nguồn lực BVMT, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong BVMT ”.
  • Quy định rõ và cụ thể các nguyên tắc cơ bản (Điều 4), chính sách BVMT (Điều 5), các hoạt động BVMT được Nhà nước khuyến khích (Điều 6) và các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 7).
  • Quy định về BVMT cụ thể đối với các ngành, lĩnh vực như: công nghiệp (Điều 35, Điều 36, Điều 37) xây dựng (Điều 40), giao thông vận tải (Điều 41), thương mại (Điều 42, Điều 42), khai thác khoáng sản (Điều 44), du lịch (Điều 45), nông nghiệp (Điều 46), thuỷ sản (Điều 47)…
  • Quy định về BVMT cụ thể đối với từng địa bàn, khu vực như: đô thị (Điều 50, Điều 51), khu dân cư tập trung (Điều 51), nơi công cộng (Điều 52); khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (Điều 36); cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (Điều 37), làng nghề (Điều 38), biển (mục 1 chương VII), nước sông (mục 2 chương VII), công trình thuỷ lợi, hồ chứa nước (mục 3 chương VII).
  • Yêu cầu về BVMT được quy định đối với toàn bộ quá trình phát triển từ khâu lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển (Mục 1 chương III); lập, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư (Mục 2 chương III) và trong quá trình hoạt động (Chương VIII, IX, X), trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ (Điều 67).
  • Sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp quản lý môi trường như: tiêu chuẩn môi trường (chương II), đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường cam kết BVMT (chương III), quan trắc và báo cáo về môi trường (chương X), công cụ kinh tế (thuế, phí, ký quỹ, quỹ BVMT- chương XI), thanh tra, kiểm tra BVMT (Điều 125, Điều 126).
  • Áp dụng nhiều chế tài mới và mạnh hơn trong quản lý môi trường như: chỉ cấp phép đầu tư khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt (Điều 22), chỉ được đưa công trình vào hoạt động khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu về BVMT (Điều 23), xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Điều 49),… bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với một số hoạt động (Điều 134).
  • Xã hội hoá mạnh mẽ và nâng cao vai trò của người dân trong hoạt động BVMT như: cho phép các đối tượng thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường (Điều 21), khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức có năng lực tham gia hoạt động quản lý chất thải (Điều 70) và hoạt động quan trắc môi trường (Điều 95), bảo đảm quyền được biết thông tin về môi trường của mọi tổ chức, cá nhân (Điều 104, Điều 105), phát triển dịch vụ môi trường (Điều 116), khuyến khích tổ chức, cá nhân hợp tác quốc tế về BVMT (Điều 119), đề cao vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên ( Điều 124) và người dân trong
  • Quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong BVMT như: trách nhiệm của chính phủ, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ (Điều 121), uỷ ban nhân dân các cấp (Điều 122), quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khác.

Có thể bạn quan tâm:

Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp

1.1.2. Cấu trúc và những nội dung chính của Luật BVMT năm 2005 ( Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường )

Luật có 15 chương, 136 Điều. So với luật BVMT năm 1993 tăng 8 chương, 81 Điều (Luật 1993 có 7 chương, 55 Điều):

Chương I: Những quy định chung – gồm 8 điều (từ Điều 1 đến Điều 7) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; những nguyên tắc BVMT; chính sách BVMT; những hoạt động được khuyến khích và những hành vi bị nghiêm cấm.

Chương II: Tiêu chuẩn môi trường – gồm 5 điều (Từ Điều 8 đến Điều 13) Quy định về nguyên tắc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn môi trường; nội dung tiêu chuẩn môi trường quốc gia; hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia; yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh; yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải và quy định về ban hành, công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia.

Chương III: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (từ Điều 14 đến Điều 27) gồm 3 mục:

Mục 1: Đánh giá môi trường chiến lược gồm 4 Điều quy định về đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; việc lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; nội dung báo cáo môi trường chiến lược và thẩm định báo cáo môi trường chiến lược.

Mục 2: Đánh giá tác động môi trường gồm 6 Điều quy định về đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Mục 3: Cam kết bảo vệ môi trường gồm 4 Điều quy định đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường; nội dung bản cam kết; đăng ký bản cam kết và trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường.

Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên – gồm 6 Điều (từ Điều 28 đến Điều 34) quy định về điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trường; xây dựng thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường.

Chương V: Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm 19 điều (từ Điều 35 đến Điều 49) quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; yêu cầu bảo vệ môi trường đối với khu, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; làng nghề; bệnh viện, cơ sở y tế, trong hoạt động xây dựng, giao thông vận tải; nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá và phế liệu, khoáng sản, du lịch, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, mai táng và xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường. ( Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường )

Chương VI: Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư – gồm 5 điều: (từ Điều 50 đến Điều 54) quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư; yêu cầu bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân cư tập trung; bảo vệ môi trường nơi công cộng; yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình và tổ chức tự quản về BVMT.

Chương VII: Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác gồm 11 Điều:

Mục 1: Bảo vệ môi trường biển gồm 4 điều quy định nguyên tắc BVMT biển; bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên biển; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển; tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cố trên biển.

Mục 2: Bảo vệ môi trường nước sông gồm 4 điều quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông; trách nhiệm của uỷ ban nhân dân địa phương trong lưu vực sông và tổ chức bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông.

Mục 3: Bảo vệ môi trường các nguồn nước khác gồm 3 Điều quy định việc bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch, hồ chứa nước phục vụ mục đích thuỷ lợi, thuỷ điện, nước dưới đất.

Chương VIII: Quản lý chất thải- Bao gồm 20 Điều (từ Điều 66 đến Điều 85).

Mục 1: Quy định chung về quản lý chất thải gồm 4 Điều quy định về trách nhiệm quản lý chất thải, thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ; tái chế chất thải và trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các cấp.

Mục 2: Quản lý chất thải nguy hại gồm 7 Điều quy định việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại; phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; vận chuyển chất thải nguy hại; xử lý chất thải nguy hại; yêu cầu đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại, khu chôn lấp chất thải nguy hại và quy hoạch thu gom, xử lý và chôn lấp chất thải nguy hại.

Mục 3: Quản lý chất thải rắn thông thường gồm 4 Điều quy định phân loại thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường; cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường và quy hoạch về thu gom, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường. ( Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường )

Mục 4: Quản lý nước thải bao gồm 2 Điều quy định việc thu gom, xử lý nước thải và hệ thống thu gom, xử lý nước thải.

Mục 5: Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ bao gồm 3 Điều quy định việc quản lý và kiểm soát bụi, khí thải; quản lý khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ôzôn và việc hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ.

Chương IX. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường – bao gồm 8 điều (từ Điều 86 đến Điều 93) .

Mục 1: Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường bao gồm 6 điều quy định việc phòng ngừa sự cố môi trường; an toàn sinh học; an toàn hoá chất; an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ.

Mục 2: Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường, bao gồm 2 điều quy định các căn cứ để xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường.

Chương X. Quan trắc và thông tin về môi trường – bao gồm 12 điều (từ Điều 94 đến Điều 125) quy định về quan trắc, hệ thống, quy hoạch hệ thống và chương trình quan trắc môi trường; chỉ thị môi trường; báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, quốc gia và tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực: thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường; công bố, cung cấp, công khai thông tin, dữ liệu về môi trường và thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường. Chương XI. Nguồn lực BVMT – bao gồm 12 điều (từ Điều 106 đến Điều 117) quy định về tuyên truyền, giáo dục và đào tạo về BVMT; Phát triển khoa học, công nghệ về BVMT; phát triển công nghiệp môi trường, xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về môi trường; nguồn tài chính, ngân sách nhà nước về BVMT; thuế, phí BVMT; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên; quỹ BVMT; phát triển dịch vụ BVMT và chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT.

Chương XII. Hợp tác quốc tế về BVMT – bao gồm 3 điều (từ Điều 118 đến Điều 120) quy định việc thực hiện các điều ước quốc tế; BVMT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá; mở rộng hợp tác quốc tế về BVMT.

Chương XIII. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về BVMT – bao gồm 4 Điều (từ Điều 121 đến Điều 124) quy định trách nhiệm của chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân các cấp; cơ quan chuyên môn, chuyên trách về BVMT và trách nhiệm của mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong BVMT.

Chương XIV. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường, bao gồm 9 Điều (từ Điều 125 đến Điều 134).

Mục 1: Thanh tra, xử lý vi phạm, giả quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường – bao gồm 4 Điều quy định về trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành về BVMT; xử lý vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về môi trường. Mục 2: Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm 5

Điều quy định các loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái; xác định thiệt hại do ô nhiễm; giám định thiệt hại; giải quyết bồi thường thiệt hại và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Chương XV. Điều khoản thi hành – bao gồm 2 điều (Từ Điều 135 đến Điều 136) quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành.

1.1.3 Những nguyên tắc và quan điểm cơ bản ( Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường )

Luật BVMT 2005 đã thể hiện những nguyên tắc và quan điểm cơ bản sau:

  • Quán triệt, thể chế hoá quan điểm Nghị quyết đại Hội lần thứ IX của Đảng về việc cần thiết phải “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT”; đặc biệt là các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15-11-2004 của Bộ chính trị về BVMT trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  • Phù hợp với thực tiễn trong nước, trình độ, năng lực thực thi pháp luật hiện tại của các đối tượng áp dụng Luật đồng thời có tính đến yêu cầu BVMT của cả thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  • Kế thừa ưu điểm, khắc phục những bất cập của Luật BVMT 1993 đã được kiểm nghiệm qua thực tế, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới về
  • Gắn với yêu cầu đổi mới việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cải cách nền hành chính Nhà nước. Theo đó Luật BVMT lần này đã đề ra các quy định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu. Vừa gắn kết và hài hoà với các Luật chuyên ngành liên quan, vừa thể hiện rõ vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hoạt động BVMT.

1.1.4. Vai trò

Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường có vị trí đặc biệt quan trọng. Môi trường bị huỷ hoại chủ yếu là do sự phá hoại của con người. Chính con người trong quá trình khai thác các yếu tố của môi trường đã làm mất sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm. Vì vậy muốn bảo vệ môi trưòng trước hết phải tác động đến con người. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc BVMT. Ý nghĩa của pháp luật trong BVMT thể hiện qua những khía cạnh sau:

  • Pháp luật quy định các nguyên tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. Môi trường vừa là điều kiện sống vừa là đối tượng của sự tác động hàng ngày của con người. Sự tác động của con người làm biến đổi rất nhiều hiện trạng của môi trường theo chiều hướng làm suy thoái những yếu tố của nó. Con người đang đứng trước nguy cơ bị thiên nhiên trả thù. Chính vì lý do đó sự khai thác có định hướng, có tính đến sự cân bằng của môi sinh có tác dụng rất lớn trong việc BVMT. Pháp luật với tư cách là công cụ điều tiết các hành vi của các thành viên trong xã hội có tác dụng rất lớn trong việc định hướng quá trình khai thác và sử dụng môi trường. Con người sử dụng và khai thác môi trường theo những tiêu chuẩn nhất định thì sẽ hạn chế những tác hại, ngăn ngừa được sự suy thoái. Chẳng hạn khi khai thác dầu, nếu người ta tuân theo việc xử lý các chất theo đúng các tiêu chuẩn quy định thì sẽ hạn chế được tác hại xấu đến môi trường.
  • Pháp luật quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. Việc đưa ra các tiêu chuẩn để định hướng hành vi khai thác và sử dụng môi trường có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, không phải trong mọi tình huống các tiêu chuẩn này được tự giác tuân thủ và chấp hành. Sự vi phạm xảy ra thường xuyên hơn đối với các yếu tố môi trường mà ở đó có sự hiện diện mâu thuẫn giữa nhu cầu bức bách của cuộc sốngvà yêu cầu BVMT. Các chế tài hình sự, hành chính, dân sự được sử dụng trong lĩnh vực BVMT vừa có tác dụng ngăn chặn vi phạm luật môi trường vừa có tác dụng giáo dục công dân tôn trọng luật BVMT. ( Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường )
  • Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức BVMT là một công việc rất khó khăn và phức tạp. Nhiều yếu tố của môi trường có phạm vi rộng lớn, có kết cấu phức tạp nên việc bảo vệ chúng đòi hỏi phải có hệ thống các tổ chức thích hợp. Pháp luật có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả cho các tổ chức BVMT. Cụ thể là thông qua pháp luật, Nhà nước quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức trong việc BVMT.
  • Vai trò to lớn của pháp luật trong BVMT thể hiện ở việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường. Ví dụ: Tiêu chuẩn về độ ồn, về nước sạch, về không khí. Các tiêu chuẩn này thực chất là tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, do được ban hành bằng các văn bản pháp lý nên chúng trở thành những tiêu chuẩn pháp lý, tức là những tiêu chuẩn mà các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố khác nhau của môi trường. Các tiêu chuẩn môi trường là cơ sở pháp lý cho việc xác định vi phạm pháp luật môi trường. Chúng là cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm đối với những hành vi phạm luật môi trường.

Một trong những biểu hiện rõ nét về vai trò BVMT của pháp luật là việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc BVMT. Trong quá trình khai thác những yếu tố khác nhau của môi trường, giữa các tổ chức, cá nhân có thể xảy ra những tranh chấp. Tranh chấp môi trường có thể xảy ra giữa các cá nhân với nhau song cũng có khi xảy ra giữa cá nhân với các doanh nghiệp hoặc cơ quan Nhà nước. Tranh chấp về môi trường là tranh chấp liên quan đến việc khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường.

Với các quy định chi tiết, bao quát và có tính khả thi cao, giới chuyên môn nhận định rằng luật BVMT 2005 là cơ sở pháp lý vững vàng thúc đẩy mạnh các hoạt động BVMT, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.

1.1.5 Các chính sách, văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường [1, 10]

Để BVMT và phát triển bền vững, nhà nước ta đã có nhiều chính sách tích cực, ban hành các luật và văn bản pháp quy hướng dẫn thực thi các chính sách BVMT.

  • Năm 1991 Chính phủ ban hành và thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 1991-2000.
  • Tháng 6-1991 Chính phủ công bố kế hoạch hành động Quốc gia về môi trường và phát triển bền vững. Đây là một bước chuẩn bị quan trọng để Việt Nam hội nhập quốc tế và tham gia hội nghị thượng đỉnh trái đất RIO-92 về môi trường và phát triển bền vững.
  • Ngày 27-12-1993 Quốc hội Khóa IX kỳ họp thứ tư thông qua Luật Năm 1999 bổ sung chương 18 “Tội phạm về môi trường” vào Bộ luật Hình sự.
  • Tháng 12-2003 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm
  • Tháng 11-2004 Bộ Chính trị ra nghị quyết số 41/NQ-TW về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
  • Nghị quyết số 22-NQ/TU của Ban thường vụ Thành uỷ về công tác bảo vệ môi trường đến năm 2010, định hướng đến năm
  • Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg cuả Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết 41-NQ/TW.
  • Ngày 29-11-2005 Quốc hội thông qua luật BVMT 2005, có hiệu lực ngày 1-7-2006. ( Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường )
  • Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9-8-2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường.
  • Nghị định số 80-2006/ NĐ-CP ngày 9-8-2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật

Ngoài việc xác định phương hướng phát triển bền vững, thể hiện trong các chủ trương, chính sách; Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT từ trung ương đến địa phương, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tập trung giải quyết bước đầu có hiệu quả nhất định những vấn đề môi trường bức xúc trong khu vực đô thị, khu công nghiệp, tăng cường quản lý chất thải, bảo vệ đa dạng sinh học, từng bước đầu tư nâng cao khả năng phòng ngừa, ứng cứu sự cố môi trường, tăng cường đầu tư và đa dạng hoá nguồn tài chính cho hoạt động BVMT mở rộng hợp tác quốc tế.

1.1.6 Trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường

1.1.6.1. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược:

Điều 14 quy định đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội cấp quốc gia; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng; quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ và phát triển rừng, khai thác sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng; quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh.

1.1.6.2. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

Trong quá trình đầu tư hoạt động doanh nghiệp phải tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất của dự án mà phải thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc chỉ cần lập bản cam kết BVMT. Điều 18 (Luật BVMT 2005) quy định các chủ dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:

a/ Dự án công trình quan trọng quốc gia.

b/ Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử- văn hoá, di sản thiên nhiên. danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng.

c/ Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ.

d/ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề. Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung.

e/ Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn. g/ Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường

1.1.6.3. Đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường

Điều 24 quy định: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và đối tượng không thuộc quy định tại điều 14 và 18 của luật này phải có bản cam kết BVMT . ( Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường )

1.1.6.4. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Điều 35 (Luật BVMT 2005) có quy định trách nhiệm và nghĩa vụ BVMT của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như sau:

  • a/ Tuân thủ các quy định của pháp luật về BVMT.
  • b/ Thực hiện các biện pháp BVMT nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, bản cam kết BVMT đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường.
  • c/ Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình.
  • d/ Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra.
  • e/ Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức BVMT cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình.
  • f/ Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về BVMT.
  • g/ Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra BVMT. h/ Nộp thuế môi trường, phí BVMT.

1.1.6.5. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là hoạt động diễn ra thường xuyên trên khắp mọi miền đất nước, có liên quan trực tiếp đến môi trường, góp phần làm cho môi trường được bảo vệ tốt hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại. Vì vậy, trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm BVMT, được quy định cụ thể tại Điều 37 như sau:

a/ Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường. Trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống nước thải tập trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống nước thải tập trung.

b/ Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn.

c/ Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không bị rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động.

d/ Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy nổ.

1.1.6.6. Trách nhiệm quản lý chất thải ( Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường )

Trong tình hình chất thải ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hại như hiện nay, cần phải quy định rõ và cụ thể về trách nhiệm, quy trình, biện pháp quản lý chất thải nhằm hạn chế các tác động xấu của chất thải đối với môi trường, nhất là đối với chất thải nguy hại.

Luật bổ sung quy định về trách nhiệm, quy trình, biện pháp quản lý các loại chất thải rắn, lỏng, khí, kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ (từ Điều 66 đến Điều 85) với việc khuyến khích, phân loại tại nguồn, tái sử dụng và tái chế chất thải để giảm khối lượng chất thải phải xử lý cũng như tận dụng chất thải để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của đời sống con người.

Điều 66 theo luật BVMT 2005 quy định như sau:

  • a/ Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ.
  • b/ Chất thải phải được xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất để có phương pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải.
  • c/ Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện tốt việc quản lý chất thải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • d/ Việc quản lý chất thải được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quản lý chất thải nguy hại:

Điều 71 quy định cách phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại như sau:

  • a/ Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại.
  • b/ Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường.
  • c/ Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra, không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường.

Quản lý chất thải rắn thông thường: ( Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường )

Điều 78 quy định cụ thể việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường như sau:

a/ Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu dân cư tập trung, khu vực công cộng phải bố trí đủ và đúng quy định thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại nguồn.

b/ Chất thải rắn thông thường phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trang thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển.

Vận chuyển chất thải trong đô thị, khu dân cư chỉ được thực hiện theo những tuyến đường được cơ quan có thẩm quyền phân luồng giao thông quy định. c/ Chất thải rắn thông thường được tận dụng ở mức cao nhất cho tái chế, tái sử dụng; hạn chế thải bỏ chất thải rắn thông thường còn có giá trị tái chế hoặc sử dụng cho mục đích hữu ích khác.

Quản lý nước thải:

Khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung trong quá trình hoạt động phát sinh nước thải, cần phải có hệ thống xử lý nước thải. Điều 82 quy định rõ yêu cầu đối với hệ thống xử lý nước thải như sau:

  • a/ Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý;
  • b/ Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh;
  • c/ Xử lý nuớc thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
  • d/ Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát;
  • e/ Vận hành thường xuyên;

Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ:

a/ Điều 83 quy định việc quản lý và kiểm soát bụi, khí thải như sau:

  • Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường.
  • Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Bụi, khí thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

b/ Điều 85 quy định việc hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ như sau:

  • Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường.
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp hạn chế, giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ của cộng đồng dân cư.
  • Tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, công trình xây dựng gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường.
  • Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ, việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

1.1.6.7.  Hoạt động quan trắc môi trường: ( Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường )

Cần quan trắc các tác động môi trường từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Mục (d) Khoản 2 Điều 94 quy định cụ thể như sau:

“Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm quan trắc các tác động đối với môi trường từ các cơ sở của mình”.

1.2 Điều kiện tự nhiên – xã hội thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng có vị trí nằm trong khoảng từ 20º35’ đến 21º01’ vĩ độ Bắc, và từ 106º29’ đến 107º05’ kinh độ Đông; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình.

Tổng diện tích của thành phố Hải Phòng là 1.519,57 km², bao gồm cả hai huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vĩ). Đồi núi chiếm 15% diện tích, phân bố chủ yếu ở phía Bắc, do vậy địa hình phía bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng trung du với những đồng bằng xen đồi; phía nam có địa hình thấp và khá bằng phẳng kiểu địa hình đặc trưng vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển, có độ cao từ 0,7 – 1,7 m so với mực nước biển. Vùng biển có đảo Cát Bà được ví như hòn ngọc của Hải Phòng, một đảo đẹp và lớn nhất trong quần thể đảo có tới trên 360 đảo lớn, nhỏ quây quần bên nó và nối tiếp với vùng đảo vịnh Hạ Long. Đảo chính Cát Bà ở độ cao 200 m trên biển, có diện tích khoảng 100 km2, cách thành phố 30 hải lý. Cách Cát Bà hơn 90 km về phía Đông Nam là đảo Bạch Long Vĩ, khá bằng phẳng và nhiều cát trắng.

Thời tiết Hải phòng mang tính chất đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Trong đó, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là khí hậu của một mùa đông lạnh và khô, mùa đông là 20,3°C; từ tháng 5 đến tháng 10 là khí hậu của mùa hè, nồm mát và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 32,5°C.

Lượng mưa trung bình từ 1.600 – 1.800 mm/năm. Do nằm sát biển nên vào mùa đông, Hải Phòng ấm hơn 1ºC và mùa hè mát hơn 1ºC so với Hà Nội. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23°C – 26ºC, tháng nóng nhất (tháng 6, 7) nhiệt độ có thể lên đến 44ºC và tháng lạnh nhất (tháng 1,2) nhiệt độ có thể xuống dưới 5ºC. Độ ẩm trung bình vào khoảng 80 – 85%, cao nhất vào tháng 7, 8, 9 và thấp nhất là tháng 1, tháng 12.

Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Hải Phòng ngày nay là thành phố trực thuộc Trung ương – là đô thị loại 1 cấp quốc gia gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ) với 228 xã, phường và thị trấn (70 phường, 10 thị trấn và 148 xã) .

Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang – một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam – Trung Quốc. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế – khoa học – kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước (Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ).

1.3 Hiện trạng các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng ( Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường )

Hải Phòng được thành lập cách đây trên 100 năm là một đô thị phát triển tương đối sớm của Việt Nam với nhiều ngành công nghiệp và vật liệu xây dựng, đóng tàu, công nghệ thực phẩm… Trong khu vực đô thị và khu dân cư tập trung của Hải Phòng có khoảng 200 cơ sở lớn và khoảng 300 công nghiệp vừa và nhỏ với nhiều loại hình công nghệ, từ công nghệ sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường đến một số cơ sở sản xuất công nghiệp hiện đại.

Với diện tích rộng lớn và nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, Hải Phòng thực sự là một khu vực kinh tế rất năng động với nhiều loại hình sản xuất đặc trưng. Tuy nhiên quá trình phát triển luôn kéo theo với ô nhiễm. Trong quá trình sinh tồn và phát triển của mình con người tác động lên tự nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên, cải tạo các điều kiện tự nhiên nhằm phục vụ cho các nhu cầu của mình. Tuỳ vào tính chất của từng hoạt động của con người mà ô nhiễm có nhiều dạng khác nhau như ô nhiễm do các hoạt động giao thông vận tải, ô nhiễm do các hoạt động thương mại, dịch vụ, ô nhiễm do rác thải y tế… trong đó ô nhiễm do hoạt động công nghiệp là ô nhiễm nghiêm trọng nhất.

Do thời gian có hạn, trong khuôn khổ khoá luận này chỉ xét đến lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại các doanh nghiệp.

Ngành công nghiệp Hải Phòng trong những năm gần đây phát triển khá nhanh và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế của thành phố. Giá trị sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 1995 – 2000 tăng bình quân 23,65%; thời kỳ 2001 – 2005 bình quân hàng năm tăng 20,35%

Thời kỳ 2006-2010 tăng 14,93%/năm không đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (kế hoạch 5 năm tăng 18-19%/năm), tuy nhiên công nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ lực, đến năm 2010 chiếm 31% trong GDP của thành phố, góp phần quan trọng hàng đầu vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, thu hút lao động; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Sản phẩm sản xuất ra bình quân thời kỳ 2001 – 2010 đều tăng cao như: Thuỷ sản đông lạnh tăng 31,95%, thép cán tăng 28,95%, xi măng tăng 19,5%, ống nhựa PVC tăng 11,65%, quần áo may sẵn tăng 20,90%, giầy dép các loại tăng 17,95%, sơn các loại tăng 16,7%.

Năm 2010, tỷ trọng các ngành công nghiệp đạt 31% GDP của Hải Phòng, tăng 1,2 lần so với năm 2005. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2009 đạt 9 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2005. ( Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường )

Theo số liệu thống kê, đến năm 2010 toàn thành phố đã có 12202 cơ sở sản xuất công nghiệp; trong đó khu vực kinh tế nhà nước có 53 cơ sở bao gồm 32 cơ sở của trung ương và 21 cơ sở của địa phương, khu vực kinh tế ngoài nhà nước có 12034 cơ sở, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 115 cơ sở. Số lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố là 171466 người; trong đó cơ sở của Nhà nước 37428 người, cơ sở ngoài Nhà nước 110788 người, cơ sở vốn đầu tư nước ngoài 23250 người.

Cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp của Hải Phòng tương đối đa dạng. Rất nhiều cơ sở công nghiệp nhỏ là những cơ sở sản xuất thực phẩm (thịt), sản xuất thép (thép xây dựng), đúc, thủ công, dệt len, các cơ sở sản xuất cơ khí, các cơ sở chế biến thuỷ sản cung cấp cho thị trường địa phương. Các cơ sở công nghiệp lớn thuộc các ngành: sản xuất xi măng, giấy, thép, bia, chế biến thuỷ sản, sản phẩm len, may mặc, đúc, đóng và sửa chữa tàu và thuỷ tinh. Hầu hết các cơ sở công nghiệp lớn là của Nhà nước được thành lập trước khi Luật Bảo vệ môi trường ban hành và có hiệu lực. Sản phẩm công nghiệp trong khu vực các quận nội thành thể hiện trong bảng:

Gần 90% các cơ sở công nghiệp nằm trong khu vực nội thành. Các cơ sở này hầu hết đều sử dụng công nghệ lạc hậu, thiếu không gian để phát triển và không có hệ thống xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường hoặc có đầu tư hệ thống xử lý chất thải nhưng không vận hành thường xuyên. Đến nay chỉ có khoảng 10,2% cơ sở công nghiệp cũ đã đổi mới công nghệ. Tất cả nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất đều thải thẳng vào hệ thống thoát nước của Thành phố hoặc ở những nơi gần nhất (ao, hồ điều hoà, kênh, mương…). Chất thải rắn thải ra được Công ty Môi trường Đô thị thu gom vận chuyển về bãi rác Thành phố. Vẫn còn có hiện tượng một số cơ sở công nghiệp đổ rác không đúng nơi qui định hoặc đổ trộm. Đến nay Thành phố vẫn chưa quản lý được chất thải công nghiệp nguy hại: cặn dầu thải, hoá chất, chất thải từ ngành điện tử… Phần lớn chất thải nguy hại được thu gom và chôn lẫn với rác thải sinh hoạt, tiềm ẩn nguy cơ cao, ô nhiễm cho môi trường đất và nước.

Nhờ vị trí thuận lợi cho vận tải sông, biển nên ngành công nghiệp truyền thống của hải Phòng là đóng tàu và sửa chữa tàu, thuyền. Hiện tại trên địa bàn thành phố có nhiều nhà máy đóng tàu quy mô lớn do Trung ương quản lý như: Bạch Đằng, sông Cấm, Bến Kiền, Tam Bạc, Nam Triệu và nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng. Ngoài ra còn có nhiều xí nghiệp của địa phương chuyên đóng các loại tàu đánh cá, xà lan, tàu hút bùn, tàu chở khách,…

Sản xuất vật liệu xây dựng cũng là ngành công nghiệp thế mạnh của Hải Phòng. Từ lâu xi măng Hải Phòng đã trở thành sản phẩm nổi tiếng trên thị trường trong nước và các nước trong khu vực. Hiện nay thành phố Hải Phòng đã có nhà máy xi măng Chinfon với công suất gần 2 triệu tấn/năm và xây dựng nhà máy xi măng Hải Phòng mới với công suất 1,4 triệu tấn/năm. Chất lượng sản phẩm của nhà máy đứng đầu so với sản phẩm của nhà máy khác trong khu vực và đủ tiêu chuẩn hàng hoá xuất khẩu chất lượng cao. Hải Phòng là nơi có nhiều cơ sở sản xuất thép với sản phẩm chủ yếu là thép ống, thép tấm và thép xây dựng. Trong số 10 cơ sở sản xuất thép của toàn khu vực Bắc Bộ thì riêng Hải Phòng có 5 cơ sở trong đó có 3 cơ sở liên doanh với nước ngoài. Ngoài ra Hải Phòng cũng chú trọng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng và xuất khẩu như may mặc, gia công, giầy dép, chế biến thực phẩm. Đây là lĩnh vực thu hút lực lượng lao động đông nhất, giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công sang cơ khí hóa.

Để chuẩn bị cho quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế, Hải Phòng đã và đang xây dựng nhiều khu công nghiệp tập trung với quy mô sản xuất lớn. Điển hình là các khu công nghiệp Nomura, Đình Vũ, Minh Đức, Vật Cách, Kiến An – An Lão, khu chế xuất đường 14, cụm công nghiệp Tràng Duệ, Đò Nống, Cầu Kiền. ( Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường )

Nhìn chung ngành công nghiệp Hải Phòng đã hình thành một cơ cấu tương đối hợp lý, cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp, đội ngũ công nhân của Hải Phòng đang lớn mạnh không ngừng cả số lượng và chất lượng. Trong tương lai ngành công nghiệp của Hải Phòng sẽ được đầu tư phát triển theo hướng đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất các mặt hàng tiêu dùng chất lượng cao cho thị trường nội địa và xuất khẩu, các sản phẩm công nghiệp truyền thống và mũi nhọn như đóng mới và sửa chữa tàu biển, sản xuất xi măng, thép, nhiệt điện.

Mời bạn tham khảo thêm:

Khóa luận: Thực trạng tình hình tuân thủ Luật bảo vệ môi trường

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] → Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993