Khóa luận: Giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

Rate this post

Khóa luận: Giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường thuộc chuyên ngành Kỹ thuật môi trường. Hải Phòng là thành phố cảng, có công nghiệp phát triển và là một trong năm đô thị trung tâm cấp quốc gia với tổng diện tích đất tự nhiên 1519 km2, dân số 1,907 triệu người , có 15 quận, huyện trong đó có 2 huyện đảo, có vị trí địa lý – chính trị – kinh tế – quân sự hết sức quan trọng và tiềm năng lớn của đất nước, một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh. Nhận biết được tầm quan trọng đó, tác giả đã lấy đề tài Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng làm bài Luận tốt nghiệp.

3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, đặc biệt là người đứng đầu

Đối với các doanh nghiệp việc tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường là hoạt động rất cần thiết, trong đó cần nâng cao vai trò của khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường. Các hoạt động sản xuất sạch hơn trong một số doanh nghiệp trong cả nước cho thấy ngoài lợi ích về môi trường thì hoạt động này còn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trong doanh nghiệp người đứng đầu có vai trò quan trọng trong việc quyết định mọi vấn đề liên quan đến tăng trưởng kinh tế và BVMT của doanh nghiệp. Nếu nhận thức được vai trò của khoa học và công nghệ đối với BVMT, người đứng đầu sẽ đưa ra nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ về BVMT vào việc hoạch định chiến lược của doanh nghiệp, bao gồm kế hoạch áp dụng sản xuất sạch hơn, quan trắc môi trường, xử lý chất thải, cải tiến công nghệ, đổi mới công nghệ theo hướng thân môi trường…

Có thể xem nâng cao nhận thức về vai trò của khoa học công nghệ đối với việc BVMT là việc làm đầu tiên mang tính quyết định các hoạt động khoa học công nghệ phục vụ BVMT của doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận này, các kiến thức khoa học và công nghệ về BVMT cần phải được lồng ghép vào trong tất cả các chương trình đào tạo dành cho lãnh đạo như: các khoá đào tạo trung cấp chính trị, Đại học chính trị,… mà bất kì doanh nghiệp nào cũng phải tham gia và xem như môn học bắt buộc trong chương trình. Tuy nhiên, để chuyển nhận thức thành ý thức về vai trò của khoa học công nghệ phục vụ BVMT đòi hỏi phải có cố gắng rất nhiều của tất cả mọi thành viên trong xã hội, đặc biệt là người đứng đầu các tổ chức trước trách nhiệm đối với sức khoẻ cộng đồng và môi trường sống.

3.2. Giải pháp 2: Cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh những chính sách có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp để thu hút các doanh nghiệp vào các hoạt động BVMT. ( Khóa luận: Giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường )

Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất tác động đến hoạt động sản xuất. Khi các chính sách có tác dụng khuyến khích về mặt tài chính sẽ là một yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp cân nhắc tới hoạt động BVMT.

Theo Khoản 7 Điều 49 Luật BVMT năm 2005: “Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường”. Tuy nhiên các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng thân môi trường đến nay vẫn chưa được cụ thể hoá để đưa ra các biện pháp cụ thể để khuyến khích doanh nghiệp thực hiện. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách nhằm hỗ trợ, ưu đãi cho những cơ sở công nghiệp với mục đích cải thiện môi trường như:

  • Chính sách ưu đãi về tài chính cho các cơ sở công nghiệp nhỏ xử lý môi trường.
  • Đề xuất và thực hiện các biện pháp khuyến khích việc triển khai áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm, cụ thể thông qua chính sách thu thuế hoặc áp dụng các nhãn mác môi trường, chính sách ưu đãi đối với các cơ sở tuân thủ Luật bảo vệ môi trường.
  • Khuyến khích thành lập các cơ sở dịch vụ xử lý chất thải (nhà nước, tư nhân) để thực hiện dịch vụ xử lý chất thải cho các cơ sở sản xuất quy mô nhỏ, trung bình hoặc có lượng chất thải nhỏ.
  • Áp dụng chế độ thuế, giá sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước ngầm, nước mặt… để khống chế lượng chất thải, hiệu suất sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Chính sách hỗ trợ về đất đai khi di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ gây ô nhiễm môi trường ra khỏi địa bàn.
  • Khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng thân môi trường.
  • Cơ chế khuyến khích các chế tài hành chính và thực hiện một cách công bằng, hợp lý đối với tất cả các đối tác thuộc Nhà nước cũng như đối với tư nhân khi tham gia hoạt động BVMT như: giảm thuế, phí, lệ phí môi trường đối với các cơ sở đã xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải.
  • Nhà nước cần tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động BVMT, bao gồm xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách có liên quan, đặc biệt các chính sách có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi bị tác động đến lợi nhuận cho dù theo hướng tích cực hay theo hướng tiêu cực các doanh nghiệp đều phải tự điều chỉnh bằng các hoạt động như: tự quan trắc dòng thải, áp dụng SXSH, áp dụng ISO 9000, ISO 14000, xử lý chất thải…

Có thể bạn quan tâm:

Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp

3.3. Giải pháp 3: Thành phố cần thành lập quỹ môi trường để hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường ( Khóa luận: Giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường )

Hiện nay, theo đánh giá của Cục Bảo vệ môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường, kinh phí hỗ trợ các hoạt động BVMT rất nhỏ (nhỏ hơn 1% GDP) so với các nước trong khu vực (các nước trong khu vực có cùng hoàn cảnh với Việt Nam thường là 1-2% GDP). Trong khi đó các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và ở Hải Phòng nói riêng hiện nay mới chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà chưa nhìn thấy lợi ích lâu dài, coi đầu tư cho BVMT là phần mất đi chứ chưa coi đó là cần thiết và là việc phải làm. Vì thế kinh phí đầu tư tại các doanh nghiệp cho BVMT rất khiêm tốn. Cụ thể kinh phí đầu tư cho mua sắm thiết bị quan trắc, thiết bị phục vụ kiểm toán môi trường… đều rất nhỏ, nếu như không muốn nói là gần như không có loại kinh phí này trong nhiều doanh nghiệp. Do vậy, thành phố Hải Phòng cần sớm có cơ chế tài chính hỗ trợ các hoạt động BVMT. Một trong những cơ chế đó chính là Quỹ môi trường.

Nguồn kinh phí ban đầu của Quỹ môi trường thành phố Hải Phòng có thể được kêu gọi và tiếp nhận từ các nguồn sau:

  • Tiền đền bù thiệt hại về môi trường của cá tổ chức, cá nhân có hoạt động gây tổn hại đến môi trường;
  • Trích từ tiền thu phí BVMT;
  • Trích 10% kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động quản lý về BVMT hàng năm;
  • Tiền đóng góp tự nguyện, viện trợ và tài trợ cho Quỹ của các tổ chức, trong và ngoài nước;
  • Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật;

Để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động BVMT, các chính sách hỗ trợ cần được điều chỉnh theo hướng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư thực hiện các giải pháp SXSH, xử lý chất thải, hạn chế và khắc phục sự cố môi trường.

3.4. Giải pháp 4: Về tổ chức quản lý ( Khóa luận: Giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường )

– Cần có phòng kiểm soát ô nhiễm ở các cơ sở, có cán bộ phụ trách về môi trường và đội ngũ cán bộ cần phải được đào tạo. Các cơ sở công nghiệp phải lắp đặt và vận hành các hệ thống và biện pháp xử lý chất thải các loại do hoạt động của mình gây ra. Cưỡng chế các doanh nghiệp phải định kỳ tiến hành quan trắc, đánh giá mức độ ô nhiễm để có biện pháp xử lý, giảm thiểu, phòng chống sự cố, tai biến môi trường có thể xảy ra.

Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất mới cần quy hoạch, thiết kế và xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu thoát, xử lý nước thải, nước mưa, đường sá, cây xanh phù hợp với quy hoạch chung của thành phố. Ủy ban nhân dân Thành phố Hải phòng chỉ cấp phép hoạt động khi các khu công nghiệp, khu chế xuất đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải.

  • Các cơ quan quản lý cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát sự phát thải để có biện pháp xử lý kịp thời, thích đáng đối với các cơ sở sản xuất, các cảng, khu công nghiệp, các kho chứa, các phương tiện vận chuyển cửa hàng kinh doanh hoá chất… nhằm hạn chế tối đa sự phát tán ô nhiễm và sự cố môi trường. Điều tra thống kê và có kế hoạch giảm thiểu các nguồn phát sinh và xử lý các chất hữu cơ khó phân huỷ trong môi trường.
  • Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 64/2003/QĐ-TTG ngày 22/4/2003 của Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 1221/QĐ-UB ngày 3/6/2003 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt kế hoạch xử lý các khu vực gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn Hải Phòng. Đôn đốc, thậm chí thực hiện cưỡng chế để xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
  • Theo phân tích (phần chương 2) Luật BVMT vẫn còn một số bất cập, ví dụ: chất thải ngành sản xuất giấy, phá dỡ tàu cũ, chuyển tải xăng dầu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nhưng lại không đưa vào danh mục phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường cần tiếp tục điều tra, thống kê danh sách đưa tiếp vào danh sách các cơ sở gây ô nhiễm mới, đặc biệt nghiêm khắc đối với các cơ sở nằm xen kẽ trong khu dân cư. Nghiên cứu các tiêu chí và tiến hành phân loại ô nhiễm môi trường đối với các doanh nghiệp và công bố các loại sách Đen (cơ sở gây ô nhiễm), sách Xanh (các doanh nghiệp bảo vệ tốt môi trường).
  • Tăng cường quản lý nhà nước về BVMT: xây dựng và phát triển hệ thống quản lý môi trường thống nhất, đồng bộ từ thành phố đến phường, xã, đảm bảo có sự phân công, phân cấp cụ thể giữa các cấp, ngành và đơn vị trong quản lý môi trường đối với mọi hoạt động của xã hội.
  • Kiện toàn bộ máy thanh tra môi trường, thành lập lực lượng thanh tra môi trường ở cấp quận – huyện, phường – xã, tăng cường đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và kinh phí phục vụ các hoạt động thanh tra môi trường, bảo đảm Luật bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm. ( Khóa luận: Giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường )
  • Thành lập các đơn vị tư vấn về công nghệ, thiết bị xử lý chất thải.
  • Tăng cường công tác đào tạo các kĩ sư công nghệ.
  • Tiến hành hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của thành phố về quản lý, bảo vệ môi trường theo hướng quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, nhất là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
  • Áp dụng các biện pháp kinh tế trong quản lý môi trường: thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa ô nhiễm. Tăng cường quản lý đối với chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại. Xây dựng cơ chế phát hiện, xử phạt nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất thải chất gây ô nhiễm ra đường phố, nơi công cộng, các nguồn nước, đặc biệt tại nội thành, khu dân cư, các thị trấn, thị tứ.

3.5. Giải pháp 5: Đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường

Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn, công nghệ mới trong bảo vệ môi trường: sản xuất sạch hơn có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi đó là một trong những giải pháp phòng ngừa ô nhiễm công nghiệp hiệu quả nhất. Sản xuất sạch hơn chủ động giảm thiểu chất thải và phòng ngừa ô nhiễm tại nguồn từ đó mang lại lợi ích kinh tế. Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực công nghiệp là hướng vào thực hiện công nghiệp sạch hơn. Ngoài ra, thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ mới về bảo vệ môi trường, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải.

  • Xem xét và kiểm định công tác sản xuất, cung ứng các thiết bị công nghệ xử lý chất thải nhằm đảm bảo các hệ thống xử lý chất thải ổn định, hiệu quả.
  • Tăng cường công nghiệp thân thiện môi trường: xuất phát từ nhu cầu BVMT cùng đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, cần đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng các công cụ thân thiện môi trường (công nghệ sử dụng tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, năng lượng, nước và ít chất thải), các giải pháp về vật liệu thay thế tài nguyên, vật liệu sinh thái (dễ phân huỷ và không gây ô nhiễm môi trường sau khi sử dụng), áp dụng sản xuất sạch. Nhu cầu này là rất lớn và ngày càng tăng. Thực hiện sinh thái công nghiệp, chấp nhận nguyên tắc của sự ngăn chặn ô nhiễm hiện đại: giảm chất thải hoặc ô nhiễm từ ngay trong quá trình thiết kế quy trình sản xuất, đóng gói và cả vận chuyển. Quản lý chất thải công nghiệp theo trật tự giảm thải từ nguồn, dùng lại tái tuần hoàn chất thải và đưa trở lại trực tiếp trong quá trình sản xuất hoặc xử lý chất thải.

Để thực hiện được những nội dung này, thành phố phải chỉ đạo, phát động phong trào và hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận và áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, thân môi trường… vào sản xuất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận: ( Khóa luận: Giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường )

Từ tính cấp thiết của đề tài, khoá luận đã nêu ra những nội dung chủ yếu sau:

  • Đã trình bày các nét tổng quan về Luật bảo vệ môi trường Việt Nam, trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong việc tuân thủ Luật BVMT.
  • Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến các doanh nghiệp, khoá luận đã nêu lên các hoạt động sản xuất công nghiệp đặc trưng và tác động của các hoạt động sản xuất đó tới môi trường.
  • Đánh giá được hiện trạng việc tuân thủ Luật BVMT tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng chủ yếu ở các khía cạnh sau:
  • Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường/cam kết BVMT: các doanh nghiệp đã có ý thức về tầm quan trọng trong công tác đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên các doanh nghiệp tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường còn chiếm tỷ lệ thấp. Đa số các doanh nghiệp không tự mình tiến hành đánh giá tác động mà thuê các cơ quan dịch vụ khoa học và công nghệ tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trong khi đó các đơn vị tư vấn trên địa bàn thành phố Hải Phòng không nhiều, trình độ không đồng đều và năng lực của đội ngũ chuyên gia còn nhiều hạn chế. Vì vậy chất lượng các báo cáo đánh giá tác động môi trường chưa cao. Thể hiện ở việc chưa dự báo được các tác động do hoạt động dự án gây ra sau khi dự án đi vào hoạt động.
  • Quan trắc môi trường: hoạt động quan trắc môi trường đã được các doanh nghiệp (đã chọn nghiên cứu trong khoá luận) tham gia tương đối đầy đủ. Thực tế còn nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hải Phòng chưa thực hiện quan trắc. Tuy nhiên, đối với các cơ sở đã tiến hành quan trắc môi trường thì các hoạt động này chỉ mang tính chất đối phó. Hầu hết cán bộ khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp không có kiến thức về lĩnh vực này. Các doanh nghiệp có ý thức về hoạt động quan trắc thì thuê các cơ quan đo kiểm môi trường thực hiện. Chỉ khi nào có các đợt thanh tra tiến hành kiểm tra hoặc liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá và nguyên liệu phục vụ sản xuất thì các doanh nghiệp mới tiến hành quan trắc với mục đích được cấp phép đầu tư. Sau khi đã được cấp phép thì hầu như các doanh nghiệp không tiến hành quan trắc nữa.
  • Xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải: là việc các cơ sở sản xuất tuân thủ quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Nhưng trên thực tế phần lớn các doanh nghiệp còn chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải và nếu có thì lại vận hành không hiệu quả. Trong số 14 cơ sở sản xuất công nghiệp nghiên cứu chỉ có ba cơ sở đã xây dựng và vận hành có hiệu quả hệ thống xử lý nước thải. ( Khóa luận: Giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường )
  • Tình hình về hiện trạng quản lý chất thải rắn cũng không có dấu hiệu khả quan hơn. Đối với chất thải rắn thông thường thải loại ra trong quá trình sản xuất, được các doanh nghiệp hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị vận chuyển về bãi rác chung của thành phố, sau đó được xử lý bằng các biện pháp thiêu đốt hay chôn lấp tuỳ theo tính chất của rác thải. Vì vậy không có những vấn đề nghiêm trọng về môi trường. Tuy nhiên vấn đề đáng quan tâm ở đây là vấn đề về chất thải nguy hại. Ở tất cả các doanh nghiệp được tiến hành nghiên cứu không có một doanh nghiệp nào xây dựng hệ thống xử lý riêng đối với chất thải nguy hại. Các chất thải này đều được chôn lẫn với rác thải sinh hoạt, vì vậy tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Xuất phát từ thực trạng trên, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao ý thức tuân thủ Luật BVMT của các doanh nghiệp, bao gồm:

  • Thành phố cần tiến hành các hoạt động truyền thông môi trường nâng cao nhận thức về vai trò của khoa học công nghệ đối với doanh nghiệp, đặc biệt là người đứng đầu.
  • Nhà nước cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoàn chỉnh những chính sách có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp, để thu hút các doanh nghiệp vào các hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Thành phố cần thành lập Quỹ môi trường nhằm hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp.
  • Kiện toàn bộ máy Nhà nước về bảo vệ môi trường, tránh quản lý chồng chéo. Thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh. Tăng cường đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và kinh phí phục vụ các hoạt động thanh tra môi trường.
  • Khuyến khích áp dụng sản xuất sạch hơn, công nghệ mới trong bảo vệ môi trường.

Do hạn chế về năng lực và thời gian, đề tài đã chưa nghiên cứu đầy đủ các khía cạnh của sự tuân thủ Luật bảo vệ môi trường tại các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Cụ thể, vấn đề công tác thanh tra, áp dụng SXSH để giảm thiểu ô nhiễm, thành lập đội ngũ cán bộ chuyên trách kiêm nhiệm về môi trường tại các doanh nghiệp, đổi mới công nghệ theo hướng thân môi trường, áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14000… Đây cũng là những yếu tố tác động tích cực liên quan đến việc tuân thủ luật BVMT tại các doanh nghiệp nhưng chưa được đề cập một cách kĩ lưỡng cả về mặt lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu của khoá luận.

2. Khuyến nghị: ( Khóa luận: Giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường )

  • Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các khía cạnh của sự tuân thủ Luật BVMT tại các doanh nghiệp để có bức tranh toàn cảnh về việc tuân thủ Luật. Từ đó đề ra các giải pháp thực tế nhằm nâng cao sự tuân thủ Luật BVMT tại các doanh nghiệp, góp phần vào công cuộc BVMT và phát triển bền vững của thành phố.
  • Để thực hiện các biện pháp BVMT trong tương lai các doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu sau:

Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động cần phải áp dụng các biện pháp BVMT triệt để như:

  • + Tăng cường công tác quản lý môi trường;
  • + Thành lập phòng kiểm soát ô nhiễm môi trường;
  • + Đào tạo cán bộ môi trường;
  • + Áp dụng các biện pháp kĩ thuật để xử lý chất thải;
  • Đối với các doanh nghiệp chuẩn bị đầu tư xây dựng:
  • + Tăng cường công tác quản lý môi trường từ khâu lập báo cáo đầu tư đến khâu thiết kế, xây dựng và vận hành.
  • + Kiểm tra thường xuyên việc áp dụng công nghệ xử lý và công nghệ sạch;

* Kiến nghị chung:

  • Kiện toàn bộ máy Nhà nước về BVMT, ban hành các chính sách khuyến khích, ưu đãi các cơ sở sản xuất trong việc giảm thiểu ô nhiễm, quy hoạch các cơ sở sản xuất.
  • Tăng cường nâng cao nhận thức của người dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh trong việc BVMT.
  • Tăng cường nâng cao nhận thức về áp dụng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nhằm tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu (đầu vào), áp dụng sản xuất sạch hơn, qua đó giảm thiểu phát thải, bảo vệ môi trường. ( Khóa luận: Giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường )
  • Tăng cường công tác thanh tra, đầu tư trang thiết bị, kinh phí và năng lực cần thiết để tổ chức các cuộc thanh tra chất lượng. Tiến hành các đợt thanh tra thường xuyên xuống các cơ sở đảm bảo Luật môi trường được thực hiện nghiêm.
  • Xã hội hoá bảo vệ môi trường, giao quyền tự quản cho xã hội nhằm giảm gánh nặng cho nhà nước, đồng thời làm giảm tải lên ngân sách.

Mời bạn tham khảo thêm:

Khóa luận: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] → Khóa luận: Giải pháp nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993