Luận văn: Thực trạng hoạt động sử dụng điều kiện giao dịch chung là một bài luận văn Thạc sĩ được giảng viên đánh giá cao thuộc chuyên môn Kinh tế, chinh vì vậy nếu bạn nào lựa chọn Đề tài tương tự có thể tham khảo ngay bài luận văn dưới đây. Với tiền đề trên, luận văn đã đi sâu vào phân tích các quan điểm về khái niệm điều kiện giao dịch chung trên thế giới và Việt Nam, những ưu điểm và bất cập trong việc ứng dụng điều kiện giao dịch chung; phân tích thực tiễn ngay tại Đề tài: Một số giải pháp tăng cường sử dụng điều kiện giao dịch chung tại Việt Nam.
Nội dung chính
2.1. ÁP DỤNG ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TRONG THỰC TIỄN KINH DOANH QUỐC TẾ
2.1.1. Sơ lược pháp luật điều chỉnh điều kiện giao dịch chung
Hầu hết các quy định của các nước chỉ tập trung vào một số vấn đề nhất định của điều kiện giao dịch chung liên quan đến đối tượng dễ bị tổn thương nhất – người tiêu dùng. Những quy định này chủ yếu xoay quanh các nhóm vấn đề về hạn chế khả năng lạm dụng vị trí thống lĩnh khi áp dụng điều kiện giao dịch chung, hạn chế việc sử dụng những điều khoản tiêu cực gây bất lợi cho khách hàng, điều kiện trở thành nội dung hợp đồng của điều kiện giao dịch chung… Trong khi đó, “luật mềm” (softlaw), lại là nguồn bổ sung rất tốt với nhiều nhóm quy định phong phú hơn, chuẩn hóa hơn. “Luật mềm” mà cụ thể là PICC sẽ được đề cập đến tại phần này, đã đề cập một cách chi tiết hơn về khái niệm và phạm vi điều chỉnh của khái niệm điều kiện giao dịch chung, các trường hợp bất cập khi áp dụng điều kiện giao dịch chung và thông lệ giải quyết bất cập…
2.1.1.1. Luật quốc gia
Một trong những nguồn luật quan trọng và phổ biến được dẫn chiếu trong hợp đồng nhiều nhất là luật quốc gia. Thông thường, khi giao kết hợp đồng các bên sẽ lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán quốc tế là luật của nước bên mua hoặc nước bên bán hoặc nước của một bên thứ ba. Riêng đối với việc áp dụng điều kiện giao dịch chung, điều khoản về luật áp dụng, như đã phân tích ở Chương I, là điều khoản khá phổ biến và quan trọng. Việc áp dụng điều kiện giao dịch chung trên thế giới đã có từ khá lâu nên quy định về điều kiện giao dịch chung cũng đã được một số quốc gia chuẩn hoá và đưa vào điều chỉnh trong hệ thống luật của mình. Dưới đây là một số quy định mang tính tham khảo của một số quốc gia trên thế giới.
2.1.1.2. Soft law (“luật mềm”)
Đây là những nguồn luật chỉ có tính tham khảo hoặc chỉ được các bên lựa chọn để điều chỉnh quan hệ hợp đồng của họ hoặc đưa trực tiếp vào nội dung của hợp đồng. Điển hình nhất cho nguồn luật này chính là Bộ Nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế (Unidroit)
Năm 1994, Viện Thống nhất Tư pháp Quốc tế, viết tắt theo Tiếng Pháp là UNIDROIT (insitute International pour l`Unification des Droits Privé) đã cho ra đời cuốn sách “Bộ Nguyên tắc về Hợp đồng Thương mại Quốc tế“, viết tắt theo tiếng Anh là PICC (Principles of International Commercial Contracts). Cùng với và bổ sung cho Công Ước Viên 1980 về Buôn bán Hàng hoá Quốc tế (CISG), PICC là tài liệu tham khảo được nhắc đến nhiều nhất trong luật thương mại quốc tế ở Châu Âu. Nó đã được dịch và phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có các nước đang phát triển. ( Luận văn: Thực trạng hoạt động sử dụng điều kiện giao dịch chung )
Phần lớn các điều trong PICC phản ánh những khái niệm đã được công nhận ở phần lớn hệ thống luật trên thế giới. Mặt khác, PICC cũng được soạn thảo nhằm mục đích phục vụ một cách có hiệu quả cho các hoạt động thương mại quốc tế, vì vậy chúng cũng phải đề ra những cách giải quyết tốt nhất, mặc dầu các cách giải quyết này chưa được công nhận một cách rộng rãi.
Mục đích của PICC là hướng tới một cách giải quyết công bằng chung cho một vấn đề, dù được nhìn dưới một góc độ của bất cứ hệ thống luật pháp, kinh tế hay chính trị của bất cứ nước nào trên thế giới. Mục đích này được thể hiện ở cả hai mặt: hình thức và nội dung.
Về hình thức, PICC tránh dùng những từ ngữ chỉ thích hợp cho một hệ thống luật. Tính chất quốc tế của PICC còn thể hiện ở các lời bình luận của các điều khoản đã tránh liên hệ tới luật quốc gia hoặc nêu xuất xứ của chúng. Chỉ những điểm tương đồng với Công Ước Viên về mua bán quốc tế hàng hoá (United Nationsconvention on cotracts for the International Sale of Good-CISG) mới được nêu xuất xứ.
Về nội dung, PICC được soạn thảo với một sự linh động vừa đủ để thích ứng với những đổi thay với tập quán giao dịch thương mại giữa các quốc gia từ sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ và kinh tế, bằng cách quy định rõ những nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, theo nguyên tắc thiện chí và trung thực và theo những tiêu chuẩn của cư xử đúng mực (reasonable behavior).
Trong hoàn cảnh nước ta, PICC có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho bên Việt Nam xem xét và bổ sung kịp thời những điểm cần thiết trong các bản hợp đồng thương mại quốc tế do bên nước ngoài soạn thảo. Ngoài ra, PICC còn có thể được dùng làm sách nghiên cứu về tư pháp quốc tế và luật dân sự, coi như một ví dụ về các điều khoản của luật hợp đồng.
Từ điều khoản 2.19 đến điều khoản 2.22 của PICC là các điều khoản điều chỉnh riêng dành cho các hợp đồng sử dụng điều khoản soạn sẵn, nghĩa là bao trùm cả việc điều chỉnh bản điều kiện giao dịch chung.
Với bốn điều này, PICC đưa ra khái niệm rõ ràng cùng những bình luận làm rõ hơn các điều khoản về:
- Khái niệm hợp đồng sử dụng điều khoản đã được soạn sẵn (Điều 19)
- Các điều khoản bất thường xuất hiện trong điều khoản soạn sẵn (Điều 20)
- Mâu thuẫn giữa điều khoản soạn sẵn và không soạn sẵn (Điều 21)
- Hai bên đều sử dụng điều khoản soạn sẵn (Điều 22)
Các quy định liên quan đến Điều kiện giao dịch chung đã được dẫn chiếu khá nhiều trong Chương I và sẽ được phân tích sâu hơn về những điểm tương thích và chưa tương thích với pháp luật Việt Nam trong phần 2.1.2.
Có thể bạn quan tâm:
2.1.2. Thực tiễn áp dụng điều kiện giao dịch chung của một số tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới ( Luận văn: Thực trạng hoạt động sử dụng điều kiện giao dịch chung )
Trong buôn bán quốc tế, phần lớn các giao dịch đàm phàn kết thúc bằng việc các bên đương sự ký kết vào một hợp đồng đã có những điều khoản soạn sẵn và chỉ bổ sung thêm một vài điều khoản riêng biệt. Bộ phận hợp đồng gồm những điều khoản soạn sẵn do một bên đưa ra thường có các dạng như:
- Điều kiện giao dịch chung bán (hoặc mua) hàng do người bán (hoặc người mua) thảo sẵn. Bản điều kiện giao dịch chung dạng này thường in ở mặt sau của hợp đồng.
- Điều kiện giao dịch chung giao hàng đã được hai bên ký kết từ trước về những nguyên tắc cơ bản làm khung cho việc ký kết những hợp đồng cụ thể khác. Bản điều kiện giao dịch chung dạng này độc lập với hợp đồng của từng thương vụ và được hai bên ký thoả thuận sử dụng từ trước. Bản điều kiện giao dịch chung này sẽ được đính kèm hoặc được dẫn chiếu đến trong nội dung hợp đồng của mỗi thương vụ.
- Điều kiện chung cho các tổ chức quốc tế dự thảo. Ví dụ: “Điều kiện chung cung cấp thiết bị toàn bộ và máy móc” số 188 và 574 do ECE soạn thảo.
Các bản điều kiện giao dịch chung được soạn thảo trên cơ sở tập quán buôn bán của ngành hàng có liên quan và/hoặc tập quán buôn bán của địa phương có liên quan. Dưới đây là một số điều kiện giao dịch chung trong những lĩnh vực điển hình:
2.2.2.1. Trong các hợp đồng về mua bán ngũ cốc
Trong buôn bán quốc tế, hàng ngũ cốc là một mặt hàng có những đặc điểm:
- Khối lượng lớn
- Phẩm chất được tiêu chuẩn hoá cao
- Mỗi lô hàng có tính đồng đều cao
- Người sản xuất khá phân tán và thường không trực tiếp xuất nhập khẩu.
Với những đặc điểm này, mặc dù cách giải quyết vấn đề riêng lẻ có phần khác nhau, nhưng từ lâu trong buôn bán quốc tế đã có những hình thức kỹ thuật thống nhất về ký kết hợp đồng.
Với ngành hàng này, vấn đề được lưu tâm quy định trong phần điều kiện giao dịch chung thường là:
- Về việc xác định phẩm chất và trạng thái của hàng ngũ cốc: cách xác định phẩm chất thường được in sẵn hai, ba phương án để các bên có thể lựa chọn. Phổ biến nhất là sử dụng chỉ tiêu FAQ2, chỉ tiêu này được một tổ chức được chỉ định trong hợp đồng tiến hành xác định và công bố. Muốn vậy, lúc bốc hàng, người bán phải lấy mẫu đúng quy định, niêm phong theo thủ tục quy định. Sau khi thừa nhận là FAQ, mẫu cần được lưu ở một tổ chức hay bên thứ ba do hai bên quy định trong hợp đồng.
Điều kiện giao dịch chung thường chỉ định tổ chức kiểm tra chất lượng hàng hoá. Tuy nhiên, nếu người bán mạnh hơn về tài chính thì khi là bên soạn thảo hợp đồng, người bán sẽ đưa vào hợp đồng điều khoản quy định rằng giấy chứng nhận phẩm chất của người bán cấp sẽ coi là giấy chứng nhận cuối cùng.
- Về đơn vị tính số lượng dung sai và cách tính giá dung sai ( Luận văn: Thực trạng hoạt động sử dụng điều kiện giao dịch chung )
Hai hệ thống đo lường thường được dung là hệ thống Avoir Dupois đối với các hợp đồng của Anh, hệ thống Metric (mét hệ) đối với hợp đồng của lục địa châu Âu. Đơn vị được các doanh nghiệp lựa chọn nhiều nhất cho ngành hàng này là tấn: tấn dài (long ton) và tấn mét (metric ton). Đơn vị nhỏ hơn được dùng là kilogram hay pound. Cũng có khi người ta sử dụng đơn vị đo là dung tích như thùng (bushel), thùng lớn (quarter). Việc lựa chọn đơn vị cũng có sự khác biệt giữa doanh nghiệp các khu vực khác nhau, ví dụ các hợp đồng Đức Hà Lan3 lấy Tấn mét làm đơn vị số lượng, Antwerp4 lấy Tạ làm đơn vị, trong khi đó hợp đồng của Liên đoàn Calcutta Grain Oilseel and Rice Association tính theo đơn vị Bazar mound (1 đơn vị này ở Calcutta tương ứng với 37,522kg, nhưng ở Bombay chỉ là 12,7kg)
Mức dung sai thường thấy là 5% trên số lượng của cả tàu. Số lượng dung sai có thể được tính theo giá của hợp đồng nếu dung sai chỉ nằm trong một phạm vi nhất định. Thông thường dung sai là 2% so với số lượng của hợp đòng thì tính theo giá hợp đồng, nếu quá 2% (nhưng vẫn trong giới hạn 5%) thì tính theo giá thị trường.
Nói chung nhiều hợp đồng không quy định trước các biện pháp cần giải quyết số lượng hàng thưc giao vượt quá mức dung sai. Một vài hợp đồng của Antwerp quy định rằng: “người mua không buộc phải nhận số hàng vượt quá 5% số lượng ghi trong hợp đồng”. Trái với cách giải quyết này, hợp đồng Đức Hà Lan chỉ cho người mua quyền chọn một trong hai cách thanh toán: thanh toán theo giá hợp đồng hoặc theo giá thị trường tại cảng đến vào ngày kết thúc việc dỡ hàng. Thoạt nhìn tưởng quy định này khắt khe với người mua, nhưng thực tế nó lại đảm bảo quyền cho người mua. Bởi vì, nếu người mua không cần tới số lượng hàng được giao vượt thì người này sẽ bán ngay tại địa phương và tính theo giá thị trường. Khi giá thị trường cao hơn giá hợp đồng, người mua chỉ thanh toán theo giá hợp đồng và hưởng phần chênh lệch. Khi giá thị trường thấp hơn giá hợp đồng, người mua sẽ tính với người bán theo giá thị trường, tức là không bị lỗ vốn. ( Luận văn: Thực trạng hoạt động sử dụng điều kiện giao dịch chung )
- Về việc tăng giá và hạ giá: Hạ giá thường xảy ra khi phẩm chất hàng giao kém so với mẫu hàng hoặc so với chỉ tiêu FAQ. Một số hợp đồng quy định rất chi tiết về việc hạ giá khi tăng mức phần trăm tạp chất, ví dụ như hợp đồng Đức Hà Lan về ngũ cốc có quy định mức hạ giá đối với lúa mạch đen như sau: “Nếu tạp chất vượt quá nhiều % thì hạ giá 0,5% cho các % thứ nhất, thứ hai, thứ ba và hạ giá 1% cho các tỷ lệ % thứ tư, thứ năm, thứ sau”.
Đa số các bản điều kiện giao dịch chung đề công nhận rằng nếu hao hụt dưới 1% thì coi đó là hao hụt tự nhiên, không có vấn đề hạ giá.
- Về việc giao hàng và hậu quả của việc giao hàng chậm:
Hàng ngũ cốc có đặc điểm là mau hư hỏng, cho nên người ký hợp đồng thường quan tâm đến những quy định về thời hạn giao hàng và hậu quả của việc giao hàng chậm.
Trong hầu hết các điều kiện giao dịch chung của London, Đức, Hà Lan hoặc Antwerp đều có điều khoản “cấm đoán” (probihition clause) quy định rằng: “Nếu hợp đồng không thể thực hiện được hoàn toàn hoặc một phần do có lệnh cấm xuất khẩu, vì phong toả cấm vận hay chiến tranh thì hợp đồng – hoặc bộ phận chưa được thực hiện được của hợp đồng – sẽ phải được huỷ bỏ”.
Trong trường hợp bất khả kháng như gặp đình công ở cảng bốc hoặc cảng dỡ, hợp đồng thường cho phép người bán hoãn giao hàng trong một khoảng thời gian nhất định, thường là 4 tuần. Nếu việc đình công kéo dài quá thời gian này thì, theo hợp đồng của Đức cho phép hai bên có thể kéo dài thêm một thời hạn nữa (có thể là 3 tuần); còn hợp đồng của Anh thì lại quy định hai bên có thể thoả thuận chấm dứt hợp đồng; các hợp đồng của Paris không hạn chế việc kéo dài thời hạn giao hàng với điều kiện người bán phải thông báo cho người mua về việc gặp trường hợp bất khả kháng, trong vòng 48 tiếng đồng hồ sau khi hết thời hạn giao hàng lần thứ nhất.
Quy định về việc chậm giao hàng của hợp đồng London trong thương vụ nhập hàng từ Ấn Độ như sau:
“Nếu một bên không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng thì bên kia, sau khi thông báo bằng thư hoặc điện, có quyền tiếp tục hoặc không tiếp tục hợp đồng nhưng phí tổn về việc này do đương sự không hoàn thành nghĩa vụ phải chịu.
Nếu người bán giao hàng chậm, người mua có quyền đòi bồi thường, mức bồi thường thiệt hại theo thực tế do việc giao chậm gây nên. Nếu hai bên không có thoả thuận về việc bồi thường, trị giá bồi thương sẽ do trọng tài quyết định. Không có một điều kiện nào của hợp đồng hay một hành động nào có liên quan tới hợp đồng có thể dung làm cơ sở để người mua đòi bồi thường số lãi bị bỏ lỡ trong một hợp đồng khác mà người mua đã ký với người đó, trừ khi trọng tài ra nghị quyết bồi thường về việc này” ( Luận văn: Thực trạng hoạt động sử dụng điều kiện giao dịch chung )
- Về việc kiểm tra hàng hoá: Tất cả các hợp đồng ngũ cốc đều quy định việc kiểm tra phẩm chất bằng cách chọn mẫu và phân tích chọn mẫu.
Các hợp đồng của Anh thường quy định việc chọn mẫu tại cảng dỡ hàng, trong thời gian dỡ hàng. Hợp đồng bán FOB của Paris lại quy định chọn mẫu trước khi bốc hàng, đây có lẽ là một ngoại lệ trong ngành buôn bán ngũ cốc nhưng là một ngoại lệ có lợi cho người bán.
Chi phí kiểm tra hàng hoá thường được chia đều cho cả hai bên. Riêng với hợp đồng mua hàng của doanh nghiệp London, chi phí này do người bán chịu. Có trường hợp, hợp đồng lại quy định: “không ai chịu thay cho người khác”, nghĩa là nếu kiểm tra ở cảng đi thì do người bán chịu, nếu kiểm tra ở cảng đến thì do người mua chịu.
2.1.2.2. Trong các hợp đồng về hạt có dầu, dầu thực vật và các sản phẩm của nó
Đây là nhóm hàng hoá bao gồm rất nhiều loại hàng hoá, mỗi loại hàng lại có một đặc điểm riêng chi phối kỹ thuật soạn thảo hợp đồng. Chính vì vậy, trong ngành này khó có thể xây dựng một hệ thống kỹ thuật hợp đồng thống nhất và hợp lý như đối với ngành hàng ngũ cốc. Qua quan sát nội dung bản điều kiện giao dịch chung của Incorporated Oil Seed Association, London Food Trade Association, Seed Oil Cake and General Produce Association cho thấy có một số đặc điểm chính như sau:
- Về chỉ tiêu phẩm chất:
Khác với ngành ngũ cốc, chỉ tiêu phẩm chất là căn cứ để hạ giá thì ở ngành hàng này có thể trở thành nguyên nhân để từ chối hàng. Ví dụ, hợp đồng mua bán bã dầu và bột gai của London Cattle Food Trade Association quy định rằng bã dầu và bột không được có quá 5% hạt thầu dầu, vỏ hạt thầu dầu, cát hay silice. Nếu hàng có tiêu chuẩn đã xếp hạng, thì có khi còn quy định rằng phẩm chất có thể lên xuống trong một phạm vi nhất định. Ví dụ, hợp đồng London Oil and Tallow Trade Association quy định hàng có thể giao phẩm chất tốt hơn quy định của hợp đồng, nhưng nếu phẩm chất kém quá 1% thì người mua có quyền từ chối hàng.
Trong ngành hạt dầu, màu sắc là chỉ số rất quan trọng. Nhiều tổ chức quy định chỉ số này khá chặt chẽ. Ở bản điều kiện giao dịch chung của National Cotton Seed Products Association đã miêu tả chi tiết dụng cụ đo và cách dùng của nó để kiểm tra màu sắc. Mầu sắc của dầu kiểm tra chủ yếu bằng mẫu hỗn hợp. Chỉ tiêu màu sắc của dầu quan trọng hơn nhiều so với ngũ cốc và các hạt có dầu.
- Về việc hạ giá: trong ngành này, việc hạ giá thường tính theo tỷ lệ tạp chất, như vậy, người mua chỉ trả giá theo hàng tinh khiết. Nhưng khi người mua chiếm ưu thế hơn người bán thì hẳn sẽ cố giành lấy một tỷ lệ hạ giá cao hơn tỷ lệ tạp chất, thường là gấp đôi. Cũng có hợp đồng việc hạ giá tuỳ theo loại tạp chất, ví dụ hợp đồng về bột gai từ các cảng Bắc hải và biển Azốp quy định rằng: “sau khi định được tỷ lệ tạp chất nhưng tạp chất không có dầu sẽ không tính tiền còn tạp chất có dầu sẽ tính là một nửa giá hạt gai quy định trong hợp đồng. Tiêu chuẩn phẩm chất là có 4% tạp chất không có dầu, nếu thực tế nhiều hơn 4% thì số chênh lệch sẽ trừ vào giá hợp đồng, nếu kém 4% thì sẽ tăng giá”. Như vậy, hạ giá cả về hai phía và theo một mức thống nhất. ( Luận văn: Thực trạng hoạt động sử dụng điều kiện giao dịch chung )
- Vấn đề khiếu nại về phẩm chất được giải quyết rất khác nhau. Một số hợp đồng quy định thời hạn đưa ra khiếu nại về phẩm chất là 14 ngày sau khi xác định tiêu chuẩn phẩm chất bình quân (tất nhiên chỉ trừ trường hợp mua bán theo tiêu chuẩn FAQ). Trong tất cả các hợp đồng khác, thời hạn là 21 ngày từ khi tầu tới cảng đến (đó là cách tính trong hợp đồng giao hàng tại nơi đến). Nhưng cũng có những thời hạn ngắn hơn nhiều. Ví vụ như bản điều kiện giao dịch chung của Foreign Trade Association San Francisco quy định rằng: nếu người mua không khiếu nại trong vòng 3 ngày sau khi nhận được hàng thì coi như đã thừa nhận hàng hoàn toàn. Thời hạn trong bản điều kiện giao dịch chung của Seed, Oil, Cake General Produce Association cũng quy định tương tự là 3 ngày; London Oil Trade Association chỉ cho 48 tiếng để khiếu nại.
- Về việc thanh toán: trong hợp đồng của Incorporated Seed Oil Association, thời hạn trả tiền được quy định trong các bản điều kiện giao dịch chung phần nhiều là 21 ngày kể từ lúc tàu đến cảng bốc hàng, trả tiền mặt tại London hay (do người bán chọn) trả tiền đổi lấy chứng từ giao hàng, hay đổi lấy lệnh giao hàng do đại lý tàu hay thuyền trưởng, hay do ngân hàng cấp theo yêu cầu cảu người mua, và cả bảo hiểm đơn sau khi trừ tiền hạ giá.
Ngoài ra, còn thấy những điều kiện trả tiền trong ngày đầu tiên, trừ tiền hạ giá cho 21 ngày, trong thời hạn tàu đến nhưng không quá một hạn quy định; trong hai ngày sau khi nhận được hoá đơn, hoặc khi tàu đến chậm thì trả trong ngày tàu đến, có hạ giá theo thời gian ba tháng. Hoặc trả tiền khi dở dang, nhưng không quá 3 ngày sau khi nhận được mẫu hàng “chính thức” trả trước 98% theo hoá đơn tạm thời trước hay đang lúc tàu đến cảng, đổi lấy chứng từ giao hàng, còn lại trả nốt khi thanh toán cuối cùng.
2.2. THỰC TIỄN SỬ DỤNG ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG TẠI VIỆT NAM
2.2.1. Quy định của pháp luật điều kiện giao dịch chung
2.2.1.1. Những nội dung cơ bản trong các quy định về điều kiện giao dịch chung
Điều kiện giao dịch chung là một bộ phận của hợp đồng nên chịu sự điều chỉnh của các nguồn luật về hợp đồng ở Việt Nam. Nguồn này bao gồm Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Trong Bộ luật dân sự Việt Nam, như đã nêu rất nhiều ở trên, Điều 407 là điều khoản duy nhất đề cập (mặc dù không trực tiếp) tới vấn đề điều kiện giao dịch chung, gồm 3 khoản. Với cách đề cập như vậy, điều kiện giao dịch chung chưa được nhắc đến một cách chính xác trong khái niệm về hợp đồng theo mẫu tại khoản 1. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận từ khía cạnh điều kiện giao dịch chung là bộ phận của hợp đồng mẫu thì thấy rằng, khái niệm về hợp đồng mẫu mà điều khoản trên đề cập đến là chưa đủ và chưa rõ ràng:
- Một là, về tên gọi, trong khái niệm này, luật đề cập tới “hợp đồng theo mẫu”. Các đề cập tới hợp đồng mẫu như vậy tương đối hẹp, hợp đồng mẫu không chỉ là hợp đồng hình thành từ việc chỉnh sửa một khuôn mẫu có sẵn mà nó còn là những bản hợp đồng đã hoàn thiện một bộ phận (điều kiện giao dịch chung) hoặc toàn bộ nội dung hợp đồng được sử dụng qua nhiều thương vụ.
- Hai là, hợp đồng sẽ chịu bất lợi khi giải thích điều đó. Liên quan đến điều khoản không rõ ràng, khoản 1 Điều 409 Bộ luật dân sự Việt Nam về giải thích hợp đồng dân sự có nêu: “Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó”. Như vậy, khái niệm giải thích bất lợi cho bên soạn thảo chưa được làm rõ và lợi thế của bên không soạn thảo cũng mang tính tương đối. ( Luận văn: Thực trạng hoạt động sử dụng điều kiện giao dịch chung )
Quy định trên nhằm hạn chế các doanh nghiệp soạn thảo bản điều kiện giao dịch chung với những điều khoản có lợi cho bản thân doanh nghiệp rồi lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình để áp đặt cho các đối tác trong việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá.
Tuy nhiên, theo cách quy định này thì ranh giới giữa việc đề nghị đối tác chấp nhận điều kiện giao dịch chung với việc áp đặt đối tác ký kết hợp đồng sử dụng điều kiện giao dịch chung đã được soạn sẵn là rất mong manh. Rõ ràng, điều kiện giao dịch chung nào cũng được xây dựng nhằm phục vụ lợi ích cho bên soạn thảo và như thế, lợi ích các bên luôn xung đột. Nếu bên soạn thảo điều kiện giao dịch chung ở vị trí thống lĩnh thị trường sẽ rất dễ rơi vào tình trạng áp đặt đối tác.
2.2.1.2. So sánh với một số nguồn luật khác
Các quy định điều chỉnh điều kiện giao dịch chung đã được đề cập đến ở Chương I, PICC được xem như văn bản đề cập đến điều kiện giao dịch chung hoàn thiện nhất. Do vậy, phần này xem xét những điểm tương thích và chưa tương thích giữa quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Bộ luật Dân sự Việt Nam, với quy định của quốc tế, cụ thể là PICC.
- Về khái niệm Điều kiện giao dịch chung
Qua quan sát thực tiễn, do điều kiện giao dịch chung là một bộ phận của hợp đồng nên chịu những điều chỉnh của pháp luật về hợp đồng.
Điều 407 Bộ luật dân sự Việt Nam quy định về Hợp đồng gồm những điều khoản do một bên đưa ra theo mẫu để bên kia trả lời trong thời gian hợp lý. Theo cách quy định này, hợp đồng mẫu bao gồm cả điều kiện giao dịch chung hay chính xác hơn điều kiện giao dịch chung là một bộ phận không tách rời của hợp đồng mẫu.
Điều 2.19 PICC đưa ra khái niệm về Hợp đồng soạn sẵn là những hợp đồng có những điều khoản được chuẩn bị từ trước cho việc sử dụng lại nhiều lần và nhìn chung được tiến hành không qua đàm phán với phía bên kia. Theo cách quy định này, điều kiện giao dịch chung được coi là một bộ phận độc lập tách rời với hợp đồng mẫu. Lúc này, hợp đồng gồm hai bộ phận chính: nhóm những điều khoản soạn sẵn và nhóm những điều khoản thoả thuận riêng theo từng thương vụ. Điều kiện giao dịch chung trong trường hợp này chính là nhóm các điều khoản soạn sẵn mang tính bắt buộc về nội dung cho bên được đề nghị chấp nhận. Cũng với cách quy định này, hợp đồng mẫu có hai dạng: một là, hợp đồng do các tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp soạn thảo gồm những điều khoản được soạn sẵn dùng để các bên tham khảo trong quá trình thương thảo; hai là, giống với cách hiểu của pháp luật Việt Nam, hợp đồng mẫu là hợp đồng gồm những điều khoản theo mẫu do một bên của hợp đồng đưa ra đề nghị bên kia của hợp đồng chấp nhận và sẽ không có sự thay đổi toàn bộ nội dung nếu đã chấp nhận. Có thể nói với cách quy định của PICC sẽ có nhiều không gian hơn dành cho việc áp dụng GTC đối với các doanh nghiệp mà vẫn có thể dẫn chiếu tới những quy định của PICC. ( Luận văn: Thực trạng hoạt động sử dụng điều kiện giao dịch chung )
Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hoá quốc tế được xem là Công ước quan trọng trong mua bán quốc tế hàng hóa. Công ước Viên có ảnh hưởng lớn tới quy định pháp luật hợp đồng của nhiều quốc gia. Tuy vậy, Công ước Viên 1980 vẫn chưa có điều khoản quy định về điều kiện giao dịch chung. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động ngoại thương nếu các bên của hợp đồng thuộc các nước thành viên của Công ước Viên 1980 nhưng lại có quy định khác nhau về điều kiện giao dịch chung.
Tuy có sự không tương thích giữa quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế, nhưng trong phạm vi luận văn này, các quy định trích dẫn từ pháp luật Việt Nam và quốc tế là những quy định dành cho những khái niệm tương tự hoặc bao trùm điều kiện giao dịch chung, ví dụ như quy định về hợp đồng mẫu trong pháp luật Việt Nam.
- Về những nội dung không rõ ràng trong điều kiện giao dịch chung
Đối với quy định về những điều khoản không rõ ràng trong điều kiện giao dịch chung, Khoản 2 Điều 407 Bộ luật dân sự nêu: „Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng theo mẫu phải chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó‟.
Khoản 1 Điều 2.20 PICC cũng nêu: „Một điều khoản bất ngờ trong hợp đồng soạn sẵn, không được phía bên kia lường trước trong giới hạn hiểu biết của mình, sẽ không có hiệu lực, trừ khi chúng đã được phía bên kia chấp nhận một cách rõ ràng‟.
Cả cách quy định của pháp luật Việt Nam và quy tắc quốc tế đều cùng chung một quan điểm: nếu xuất hiện những điều khoản gây bất lợi hoặc gây bất ngờ về nội dung cho bên chấp nhận thì điều khoản đó sẽ vô hiệu hoặc sẽ được giải thích theo hướng bất lợi cho bên soạn thảo. Với cách quy định này đòi hỏi người soạn thảo hợp đồng không chỉ được nghĩ tới lợi ích của mình mà soạn thảo những điều khoản có nội dung vô lý, hoặc hình thức trình bày cẩu thả cố tình làm cho phía đối tác rơi vào thế bất cẩn.
Cùng một mục đích trong hai quy định trên, nhưng cách quy định của PICC chặt chẽ hơn khi đưa thêm vào câu „trừ khi chúng đã được phía bên kia chấp nhận một cách rõ ràng‟. Điều này sẽ hạn chế những tranh chấp kéo dài nếu một bên đã chấp nhận những điều khoản bất thường đó. Cách quy định của pháp luật Việt Nam có thể tạo cơ hội xảy ra những tranh chấp kéo dài vì kể cả khi phía bất lợi đang chấp nhận những điều khoản đó một cách rõ ràng vẫn có thể thay đổi quyết định của mình và khởi kiện phía bên kia.
- Về quy định khi xuất hiện mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên
Khi xuất hiện những mẫu thuẫn do điều khoản làm tăng giảm trách nhiệm giữa các bên, khoản 3 Điều 407 Bộ luật Dân sự quy định “Trong trường hợp hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thoả thuận khác”. PICC không quy định dành riêng cho các điều khoản làm tăng giảm trách nhiệm như pháp luật Việt Nam, nhưng với trường hợp này có thể vận dụng khoản 1 Điều 2.22 về điều khoản bất thường trong điều kiện giao dịch chung.
Các quy định trên nhằm mục đích hạn chế việc lợi dụng những điều khoản soạn sẵn (dù bên được đề nghị đã chấp nhận toàn bộ nội dung) để gây bất lợi về kinh tế, bất lợi về mặt pháp lý nếu xảy ra tranh chấp của bên soạn thảo hợp đồng. Tách riêng quy định này thành một điều khoản độc lập với khoản 2 Điều 407 là một bước tiến của pháp luật Việt Nam so với PICC.
2.2.2. Thực tiễn sử dụng điều kiện giao dịch chung trong kinh doanh quốc tế tại Việt Nam ( Luận văn: Thực trạng hoạt động sử dụng điều kiện giao dịch chung )
Trong giai đoạn gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày càng tích cực tham gia vào thị trường thế giới. Điều này thể hiện ở sự tăng trưởng của kim ngạch ngoại thương nước ta trong những năm gần đây:
Có thể thấy, từ năm 2000 trở lại đây, kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục tăng trưởng và tương lai sẽ còn tiếp tục tăng nhanh hơn. Đặc biệt khi Việt Nam đã gia nhập WTO và thực hiện lộ trình cắt giảm thuế như đã cam kết thì cơ hội giao thương với bạn hàng nước ngoài ngày càng mở ra nhiều hơn. Đây cũng là một cơ hội đồng thời cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp
Việt Nam khi mà các bạn hàng nước ngoài đều là những doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ giao dịch kinh doanh quốc tế, đặc biệt việc áp dụng điều kiện giao dịch chung đã được họ tiến hành từ rất lâu rồi.
Song, nhìn chung việc sử dụng điều kiện giao dịch chung của các doanh nghiệp Việt Nam trong kinh doanh quốc tế (các chủ thể tham gia trực tiếp vào thị trường thế giới) còn rất hạn chế. Điều này có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất vẫn là doanh nghiệp kinh doanh quốc tế của Việt Nam vẫn còn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có sức mạnh thị trường và hạn chế về nghiệp vụ kinh doanh bao gồm cả việc soạn thảo hợp đồng. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận điều kiện giao dịch chung của các tập đoàn, doanh nghiệp của nước ngoài. Điều này có thể thấy trong việc ký kết các hợp đồng mua bán với tập đoàn nước ngoài, các hãng vận tải, các tổ chức tài chính, bảo hiểm… Những tranh chấp phổ biến đối với việc áp dụng điều kiện giao dịch chung sẽ được xem xét chi tiết hơn ở phần sau.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động ngoại thương chưa biết tận dụng lợi thế của việc sử dụng điều kiện giao dịch chung. Nếu phân loại các doanh nghiệp này theo mức độ sử dụng điều kiện giao dịch chung, chúng ta có thể xếp họ thành 6 nhóm như sau:
- Một số doanh nghiệp đã sử dụng điều kiện giao dịch chung từ khá lâu, luôn chủ động trong việc đàm phán ký kết hợp đồng. Những doanh nghiệp này thường là những tổng công ty, công ty lớn ra đời khá lâu và có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật soạn thảo hợp đồng và giao dịch đối ngoại.
- Một số doanh nghiệp đã sử dụng điều kiện giao dịch chung từ khá lâu nhưng lại không có sự cập nhật những thay đổi về mặt pháp lý, về những thay đổi của thông lệ quốc tế… Ví dụ, nhiều doanh nghiệp vẫn đưa Pháp lệnh hợp đồng kinh tế vào trong mục Căn cứ của hợp đồng, hoặc nhiều doanh nghiệp vẫn áp dụng những phiên bản cũ của Incoterms thay vì phiên bản mới nhất Incoterms2000.
- Nhiều doanh nghiệp soạn thảo điều kiện giao dịch chung cho cả nghiệp vụ nhập khẩu lẫn xuất khẩu. Rõ ràng lợi ích của người mua và người bán không bao giờ đồng nhất, do vậy, hoặc các điều kiện giao dịch chung sẽ được soạn thảo không kỹ càng, chung chung, hoặc các điều kiện chung sẽ chỉ thuận lợi trong nghiệp vụ xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
- Khá nhiều điều kiện giao dịch chung được xây dựng cho nhiều điều kiện cơ sở giao hàng, ví dụ, trong điều khoản giá cả thường ghi “Giá trên đây được hiểu là giá FOB/CFR/CIF”. Như vậy, đến khi ký kết người ta chỉ cần xoá hai điều kiện bất lợi vì nhiều điều khoản không sát giao dịch. Ví dụ, hợp đồng xuất khẩu FOB, người bán không có nghĩa vụ thuê tàu chở hàng, nhưng trong hợp đồng lại trói buộc người bán vào những việc không đáng có.
- Một số không ít công ty của chúng ta chưa có điều kiện giao dịch chung của riêng của mình, khi ký kết hợp đồng phải chấp nhận điều kiện của đối tác. Điều này sẽ rất bất lợi vì bên soạn thảo luôn đưa vào bản điều kiện những lợi thế cho họ.
- Đa phần các bên của hợp đồng đều ko sử dụng điều kiện giao dịch chung, mỗi lần ký kết các bên sẽ tiến hành đàm phán từng điều khoản
2.2.3. Một số tranh chấp phát sinh điển hình ( Luận văn: Thực trạng hoạt động sử dụng điều kiện giao dịch chung )
2.2.3.1. Nhóm nguyên nhân do hạn chế về nghiệp vụ mua bán quốc tế
Điều kiện giao dịch chung là một sản phẩm tiến bộ trong nghiệp vụ mua bán quốc tế. Soạn thảo, ứng dụng điều kiện giao dịch chung đòi hỏi sự chú trọng đầu tư nâng cao kỹ thuật lập hợp đồng nói riêng và kỹ thuật về mua bán quốc tế nói chung. Đây lại chính là một trong những hạn chế đối với các doanh nghiệp Việt Nam , dưới đây là một ví dụ:
Ví dụ: Tranh chấp trong hợp đồng mua bán phân bón urê (Hồng Kông – Việt Nam) ký bằng tiếng Anh.
Tóm tắt vụ việc:
Nguyên đơn, một công ty Hồng Kông, đàm phán ký kết hợp đồng với Bị đơn, một doanh nghiệp Việt Nam. Sau khi thống nhất được với nhau hàng hoá và giá cả, Bị đơn đã chuyển cho Nguyên đơn một hợp đồng mẫu mà Bị đơn đã ký với bạn hàng nước ngoài trước đây để Nguyên đơn tham khảo soạn thảo các điều khoản của hợp đồng.
Sau đó, Nguyên đơn và Bị đơn đã chính thức ký hợp đồng mua bán (ngày 6 tháng 12 năm 1992), theo đó Nguyên đơn bán cho Bị đơn 1000MT + 5% phân bón urê với giá 215USD/MT CFR cảng Quy Nhơn, L/C phải được mở chậm nhất ngày 15 tháng 12 năm 1996, quá hạn này mà chưa mở bên mua phải nộp phạt 3% trị giá hợp đồng, tiền phạt này phải được trả trong vòng 3 ngày kể từ ngày hết hạn mở L/C, người bán phải giao hàng trong vòng 30 ngày kể từ ngày mở L/C.
Ngày 10 tháng 12 năm 1996, Nguyên đơn gửi trả Bị đơn bản dự thảo giấy yêu cầu mở L/C, trong đó chỉ đồng ý ba điểm sửa đổi, từ chối việc sửa đổi bốn điểm khác. Bị đơn lại tiếp tục đàm phán đề nghị Nguyên đơn chấp thuận bốn điểm sửa đổi còn lại. Đến ngày 14/12/1996, Nguyên đơn trả lời dứt khoát là không đồng ý với bốn điểm sửa đổi đó.
Đến ngày 20/12/21996, Bị đơn vẫn chưa mở L/C nên Nguyên đơn điện khiếu nại đòi Bị đơn nộp phạt 3% trị giá hợp đồng với số tiền 64.500USD theo đúng quy định của hợp đồng. ( Luận văn: Thực trạng hoạt động sử dụng điều kiện giao dịch chung )
Bị đơn từ chối yêu cầu này của Nguyên đơn với lý do là Nguyên đơn không đưa vào hợp đồng những điều khoản giống như trong hợp đồng mẫu mà Bị đơn đã chuyển cho Nguyên đơn trước khi chính thức ký kết hợp đồng và không thiện chí trong việc đàm phán để tiếp tục hợp đồng.
Sau nhiều lần thương lượng (trong đó Nguyên đơn đã đồng ý giảm một phần tiền bồi thường) nhưng không đạt kết quả, Nguyên đơn kiện Bị đơn ra trọng tài đòi nộp phạt 64.500USD.
Phán quyết của Trọng tài
Trong bản giải trình, Bị đơn trình bày rằng Bị đơn chỉ đồng ý ký kết hợp đồng với điều kiện hợp đồng đó tuân thủ hợp đồng mẫu mà Bị đơn chuyển cho Nguyên đơn. Việc trên thực tế Bị đơn đã ký vào hợp đồng với những điều khoản khác là do Bị đơn không thạo tiếng Anh (mà hợp đồng lại được ký bằng tiếng Anh).
Uỷ ban trọng tài cho rằng các điều khoản trong hợp đồng là do các bên thoả thuận với nhau. Trong vụ việc này, việc Nguyên đơn đưa hay không đưa vào hợp đồng những điều khoản giống như trong hợp đồng mẫu do Bị đơn chuyển là quyền của Nguyên đơn. Bị đơn có quyền chấp nhận hoặc từ chối Hợp đồng do Nguyên đơn soạn thảo. Trước khi ký hợp đồng cần phải đọc kỹ nội dung hợp đồng, nếu không đồng ý thì Bị đơn có quyền không ký. Một khi đã ký vào bản hợp đồng thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đó. Vì thế lý do “không thạo tiếng Anh” không phải là căn cứ xác đáng cho việc không mở L/C (không thực hiện hợp đồng).
Sau khi ký hợp đồng, mọi bổ sung, thay đổi hợp đồng phải được làm bằng văn bản, có chữ ký của hai bên. Một bên không thể bằng đề nghị của đơn phương của mình mà sửa đổi hợp đồng ban đầu. Do đó, Bị đơn không thể viện dẫn lý do nêu trên để từ chối mở L/C. Trên thực tế Bị đơn không mở L/C đúng hạn thì phải có nghĩa vụ mở L/C đúng hạn theo quy định của hợp đồng. Không mở L/C đúng hạn, Bị đơn phải nộp phạt theo đúng quy định của hợp đồng.
Từ những điều phân tích trên, trọng tài ra phán quyết buộc Bị đơn phải nộp phạt cho công ty Hồng Kông 64.500USD tiền phạt (3% giá trị hợp đồng) theo yêu cầu của Nguyên đơn.
Bình luận
Bên Bị đơn là doanh nghiệp Việt Nam, phía doanh nghiệp này đã có ý định áp dụng điều kiện giao dịch chung đã được soạn thảo sẵn. Tuy nhiên, doanh nghiệp này lại không tự soạn thảo hợp đồng mà lại chỉ đưa cho phía doanh nghiệp của Hồng Kông tham khảo và để phía họ tự soạn thảo hợp đồng. Điều này cho thấy kỹ năng soạn thảo hợp đồng của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế, họ chưa đủ tự tin để tự soạn thảo lấy hợp đồng sử dụng điều khoản mẫu đã có của mình.
Bên cạnh đó, vụ kiện trên còn cho thấy một vấn đề khá phổ biến đối với các doanh nghiệp của Việt Nam là trình độ ngoại ngữ. Chính vì trình độ tiếng Anh của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế nên doanh nghiệp mới ký hợp đồng khi chưa phát hiện ngay những lỗi còn tồn tại trong hợp đồng.
2.2.3.2. Nhóm nguyên nhân do lạm dụng thế mạnh của doanh nghiệp ( Luận văn: Thực trạng hoạt động sử dụng điều kiện giao dịch chung )
Trong thời gian gần đây, việc sử dụng điều kiện giao dịch chung có xu hướng phổ biến trong một số lĩnh vực kinh doanh đặc thù như trong các lĩnh vực dịch vụ xây dựng, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông… Đặc biệt, những loại điều kiện giao dịch chung này thường được các cơ quan chủ quản phê duyệt. Tuy nhiên, việc sử dụng những điều kiện giao dịch này còn chưa đảm bảo được quyền lợi của bên khách hàng. Dưới đây là ví dụ điển hình:
Tóm tắt sự việc
Một trong ngành có đối tượng khách hàng nhỏ, lẻ nhiều là ngành ngân hàng. Hiện nay, với chính sách hạn chế giao dịch tiền mặt, khuyến khích sử dụng giao dịch qua tài khoản ngân hàng, ngày càng nhiều người dân đã tham gia sử dụng dịch vụ thẻ rút tiền tự động (ATM) của các ngân hàng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây số vụ khiếu nại mất tiền từ ATM đã tăng lên rất nhiều, điều đáng nói là phần thiệt luôn rơi vào khách hàng. Gây xôn xao nhất là vụ chị Trần Thị Thanh Thủy (Hà Nội) cho rằng đã bị mất 30 triệu đồng, khởi kiện Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương (Techcombank) ra tòa. Thẻ của chị Thủy sử dụng do Techcombank phát hành trên cơ sở liên kết với Vietcombank. Tòa xử thua và chị Thủy đã kháng cáo. Mới đây, ông Huỳnh Đức Tích (Quận Thanh Khê, Đà Nẵng) cũng đã khiếu nại Vietcombank Đà Nẵng vì tài khoản của ông bỗng nhiên bị mất 8 triệu đồng. Phổ biến và ít gây xôn xao hơn là các trường hợp chủ thẻ khiếu nại ATM chi thiếu tiền. Bà Phạm Thị Chi (Quận 1, TP.HCM), khách hàng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), cho biết đã mất
500.000 đồng vì máy chi tiền thiếu. BIDV trả lời rằng qua kiểm tra, đối chiếu file, kết quả cho thấy “giao dịch thành công” – đặt dấu chấm hết cho các nỗ lực khiếu nại của chủ thẻ ATM bị mất tiền. Khá nhiều chủ thẻ cũng gặp tình trạng tài khoản vẫn bị trừ dù không rút được tiền, khiếu nại thì ngân hàng phục hồi tài khoản. Một cán bộ chuyên về ATM cho biết sự cố này là do mất điện. Khách hàng ra lệnh rút tiền, lệnh đó đưa về ghi lại ở trung tâm điều khiển và trừ tiền trên tài khoản. Khi lệnh chi tiền được truyền trở lại đến máy ATM, ở nơi đặt máy có sự cố như mất điện, khi điện được tái lập thì ATM không còn lưu lệnh chi…
Bình luận ( Luận văn: Thực trạng hoạt động sử dụng điều kiện giao dịch chung )
Theo điều kiện giao dịch chung do phía Ngân hàng sử dụng để giao kết hợp đồng sử dụng dịch vụ với khách hàng quy định, chủ thẻ được quyền khiếu nại khi xảy ra sai sót trong giao dịch. Nhưng thực tế thì câu trả lời của ngân hàng thường không được chủ thẻ chấp nhận.
Liên quan đến vấn đề này, một số điều khoản của Bản điều kiện giao dịch chung của các ngân hàng có nêu:
Khoản 4 Điều 3 về Quyền và trách nhiệm của ngân hàng tại Bản điều kiện giao dịch chung của hợp đồng đăng ký mở tài khoản sử dụng giao dịch thẻ của Vietcombank áp dụng cho khách hàng là cá nhân có nêu “Chịu trách nhiệm những thiệt hại, vi phạm, lợi dụng trên tài khoản của khách hàng do lỗi của mình”.
Điều 2.2 về Trách nhiệm của Chủ thẻ trong Bản điều kiện giao dịch chung của hợp đồng đăng ký mở tài khoản sử dụng giao dịch thẻ của Techcombank áp dụng cho khách hàng là cá nhân có nêu: “Công nhận và chịu hoàn toàn trách nhiệm đối với các Giao dịch thẻ”. Trong khi đó, tại điều 3.1 về Quyền của Ngân hàng có nêu: “Được miễn trách nhiệm trong trường hợp hệ thống xử lý, hệ thống truyền tin… bị trục trặc ngoài khả năng kiểm soát của Ngân hàng”.
Rõ ràng, phía ngân hàng – bên soạn thảo hợp đồng – đã cố tình bỏ đi cái phần liên quan tới trách nhiệm của mình nếu khách hàng gặp những sự cố tương tự như trên. Khi đã ký vào những bản điều kiện giao dịch chung trên, khách hàng đã mặc nhiên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu phía ngân hàng kết luận rằng máy tính cho kết quả “giao dịch đã thành công”. Nhẹ nhàng hơn, Vietcombank tỏ ra sẵn sàng chấp nhận đền bù thiệt hại nếu “do lỗi của mình”, nhưng trên thực tế thì không ngân hàng nào chịu nhận là do lỗi của mình mà đổ lỗi cho mất điện, do máy móc…Tuy nhiên, máy và việc kiểm tra giao dịch có thành công hay không lại do chính ngân hàng tiến hành, khách hàng không có biện pháp nào để kiểm chứng việc này.
Vấn đề đáng nói ở đây là khi gặp sự cố, khách hàng không có cơ quan nhà nước nào đứng ra bảo vệ quyền lợi cho mình. Ngân hàng Nhà nước đưa ra quy chế phát hành thẻ cách đây sáu năm, trong đó không có điều khoản nào ràng buộc các ngân hàng phải đảm bảo chất lượng dịch vụ. Quả là mâu thuẫn khi Ngân hàng Nhà nước muốn khuyến khích người dân thanh toán không dùng tiền mặt nhưng lại không có một cơ chế bảo vệ quyền lợi của chủ thẻ và cơ chế ràng buộc chất lượng dịch vụ của ngân hàng.
2.2.3.3. Nhóm nguyên nhân do quyền đàm phán bị hạn chế ( Luận văn: Thực trạng hoạt động sử dụng điều kiện giao dịch chung )
Hiện nay, nhà nước ta vẫn giữ độc quyền kinh doanh một số ngành hàng như: cung cấp điện, nước,… Việc kinh doanh những ngành hàng này được giao cho các Tổng công ty. Đối tượng khách hàng của các ngành hàng này là các hộ dân, các doanh nghiệp trên toàn quốc. Với số lượng khách hàng lớn lại có nội dung giao dịch trong hoạt động mua bán nên các Tổng công ty này đã áp dụng điều kiện giao dịch chung từ rất sớm. Điều kiện giao dịch chung trong các bản hợp đồng do chính các tông công ty soạn thảo ra và được các cơ quan chủ quản phê duyệt. Tuy nhiên, vấn đề tồn tại ở đây là tính chất độc quyền của ngành đã tạo ra những bất cập khi những xung đột về lợi ích giữa các bên xảy ra. Người dân và doanh nghiệp muốn sử dụng điện, nước,… thì buộc phải ký vào bản hợp đồng do Tổng công ty đưa ra, không có quyền đàm phán thêm hay sử dụng các biện pháp nhằm hạn chế tính rủi ro từ hợp đồng. Chính vì thế, trong giai đoạn gần đây, khi hệ thống điện nước cũ đã quá tải với nhu cầu sử dụng tăng cao, sự cố đã xảy ra và người tiêu dùng luôn phải chịu thiệt thòi trong giải quyết tranh chấp. Dưới đây là một ví dụ điển hình về sự cố trong ngành điện lực.
Tóm tắt vụ việc:
Năm 2005, ngành điện lực Việt Nam quyết định thay điện kế cơ bằng điện kế điện tử. Lô hàng điện kế điện tử do Công ty điện lực TP.Hồ Chí Minh nhà thầu Linkton Singapore cung cấp. Phía công ty của Singapore đã lợi dụng sơ hở của Công ty điện lực TP. Hồ Chí Minh trong khâu kiểm định chất lượng để cung cấp những mặt hàng điện kế điện tử kém chất lượng. Sau khi lắp đặt, tính đến tháng 5 năm 2005 đã có tới 12000 đơn khiếu nại được tới Sở Công nghiệp về việc điện kế điện tử đo lượng điện cao hơn mức thực tế sử dụng của các tổ chức, hộ gia đình…
Sau khi Sở Công nghiệp đề nghị Tổng Công ty điện lực xem xét kiểm tra lại điện kế điện tử đã lắp đặt tại TP.Hồ Chí Minh đã phát hiện ra hàng loạt sai phạm của ngành điện: quy trình mua bán điện kế điện tử đã không tiến hành đúng theo luật định; quá trình giao nhận hàng cũng không chú trọng tới chất lượng,… Công ty điện lực TP.Hồ Chí Minh đã chấp nhận thay lại điện kế và bồi hoàn số tiền thu thừa cho các hộ dân bị thiệt hại.
Tuy nhiên, với lý do số lượng cán bộ hạn chế và khối lượng công việc lớn nên cuối cùng Công ty điện lực TP.Hồ Chí Minh đã tạm tính theo phương thức bằng phương pháp nội suy với lý do “đảm bảo chủ trương tăng giá điện từ ngày 1/1/2007”10.
Bình luận
Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng điện, có nhiều vấn đề phát sinh gây thiệt hại cho người tiêu dùng nhưng những chế tài đối với các sự việc này lại không được đề cập đến trong hợp đồng mua bán điện. Liên quan đến sự việc nêu trên, tại Điểm 9 Điều 6 về hợp đồng mua bán điện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Bên bán điện quy định „Nếu Bên bán điện ghi sai địa chỉ số công tơ dẫn đến thu tiền điện nhiều hơn thực tế sử dụng của Bên mua điện thì Bên bán điện hoàn trả số tiền điện thu thừa cho Bên mua điện‟. Với quy định như vậy, khi loạt điện kế điện tử chất lượng kém do Công ty điện lực TP. Hồ Chí Minh lắp đặt cho khách hàng chỉ có trách nhiệm hoàn trả phần tiền thu thừa. Và trên thực tế, phần tiền thu thừa này cũng chỉ được phía Công ty điện lực tạm tính bằng phương pháp nội suy với lý do “đảm bảo chủ trương tăng giá điện từ ngày 1/1/2007”. Có thể thấy rằng, khách hàng không những không được phía nhà cung cấp điện hoàn trả đúng số tiền điện bị thiệt hại mà còn không được bồi hoàn những chi phí phát sinh do việc tính sai điện gây ra như việc phải tham gia khiếu nại, niềm tin đối với nhà cung cấp bị ảnh hưởng, quyền được lựa chọn thiết bị điện lắp đặt tốt… ( Luận văn: Thực trạng hoạt động sử dụng điều kiện giao dịch chung )
Như vậy, bên cạnh việc áp dụng điều kiện giao dịch chung một cách chuyên nghiệp và lâu đời của doanh nghiệp các nước trên thế giới thì ở Việt Nam điều kiện giao dịch chung đã bước đầu được áp dụng trong hoạt động kinh doanh thương mại trong nước và quốc tế. Sự du nhập này đã khiến cho những khiếm khuyết trong các chế định về điều kiện giao dịch chung, những khiếm khuyết trong kỹ năng soạn thảo hợp đồng của các bên khi tham gia vào hợp đồng sử dụng điều kiện giao dịch chung, …dẫn đến những tranh chấp không đáng có trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng rõ ràng hơn, đòi hỏi cần phải sự điều chỉnh từ phía chính phủ cũng như từ phía doanh nghiệp.
Mời bạn tham khảo thêm:
→ Luận văn: Giải pháp tăng cường sử dụng điều kiện giao dịch chung

Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com