Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở VN hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Khóa luận: Giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Luật HN&GĐ năm 2014 đã có bước tiến đột phá khi ghi nhận việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Điều này đã mở ra cơ hội cho các cặp vợ chồng vô sinh thực hiện mong muốn có được đứa con ruột thịt và mang mã gen di truyền của mình. Tuy vậy, sau hơn 05 năm, các quy định pháp luật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đi vào cuộc sống thì vẫn còn nhiều vướng mắc trong quy định cũng như là trong trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động mang thai hộ. Bên cạnh việc đảm bảo quyền và lợi ích cho các bên trong quan hệ mang thai hộ, pháp luật cũng cần có cơ chế giải quyết tranh chấp, những hành vi vi phạm hoạt động mang thai hộ, đặt biệt là mang thai hộ vì mục đích thương mại.
Tại chương 2, Khóa luận đã nêu nên những thực trạng trong lĩnh vực “mang thai hộ” đang tồn tại và diễn ra hiện nay, cũng như phân tích các nguyên nhân tương ứng dẫn đến những thực trạng này. Từ những phân tích đã nêu, khóa luận xin được đưa ra những giải pháp nhằm giảm thiểu những thực trạng đó cũng như góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật trong lĩnh vực “mang thai hộ”.
Nội dung chính
3.1. Giải pháp đơn giản hóa quá trình hoàn thiện hồ sơ “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ gian nan cả năm trời để hoàn thiện hồ sơ đó là chứng minh mối quan hệ thân thích cùng hàng giữa họ và bên mang thai hộ. Theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định 10/2015/NĐ-CP thì có 02 cách chứng minh: Một là, xin bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Hai là, người mang thai hộ hoặc người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ đó. Để vấn đề có thể được giải quyết triệt để, cần sớm thực hiện cơ sở dữ liệu về hộ tịch theo như quy định của Luật Hộ tịch năm 2014 để việc kiểm tra thông tin về hộ tịch của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ cũng như của người mang thai hộ được thực hiện chính xác và hiệu quả. Đồng thời, cũng phải ghi nhận chế tài để xử lý các trường hợp cố ý làm sai quy định pháp luật trong việc xác nhận để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, đảm bảo trật tự và ổn định cho việc mang thai hộ.
Về phần các cam kết, thỏa thuận mà các bên phải hoàn tất để hoàn thiện hồ sơ “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”, khó khăn nhất ngoài xác nhận của địa phương thì chính là việc phải có xác nhận tư vấn về y tế, pháp lý, tâm lý… Do đó, pháp luật nên quy định các cơ sở y tế có đủ thẩm quyền (hiện nay 05 cơ sở trên cả nước được phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo gồm Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế) thực hiện kỹ thuật “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”. Đồng thời, thành lập đội ngũ chuyên viên y tế riêng chuyên tư vấn (về y tế và tâm lý) cho các bên trong quan hệ “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo”. Bên nhờ mang thai hộ và bên được nhờ mang thai hộ đều phải được tư vấn y tế từ bác sỹ chuyên khoa sản làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Bộ Y tế công nhận được thực hiện kỹ thuật TTTON. Đối với tư vấn tâm lý thì người tư vấn về tâm lý cho người được nhờ mang thai hộ cũng như người nhờ mang thai hộ phải có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên làm việc tại cơ sở được cấp giấy phép hoạt động có phạm vi hoạt động chuyên môn tư vấn tâm lý và phải tư vấn tâm lý đầy đủ các nội dung cần tư vấn. Ngoài ra, pháp luật nên có chính sách khuyến khích các cơ sở y tế này liên kết với các văn phòng luật sư chuyên tư vấn về pháp lý cho cả cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ và người phụ nữ mang thai hộ khi đến bệnh việc thực hiện kỹ thuật này. Như vậy, việc hoàn tất hồ sơ của các cặp vợ chồng sẽ thống nhất hơn, tránh tình trạng các cặp vợ chồng phải đi lại nhiều nơi, mất nhiều thời gian tiền bạc cho thủ tục tư vấn. Khóa luận: Giải pháp pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở VN.
Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:
3.2. Giải pháp giúp các cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ có thể đáp ứng đủ “điều kiện mang thai hộ vì mục đích mang thai hộ”
Đối với trường hợp vợ chồng có con chung nhưng con bị mắc các chứng bệnh tâm thần, bệnh down,… thì về nguyên tắc thì vợ chồng không được phép nhờ mang thai hộ vì đã có con chung. Tuy nhiên, nếu không được nhờ mang thai hộ thì không phù hợp với thực tế, tức là nguyện vọng chính đáng là có một đứa con “lành lặn” cả về thể chất và trí tuệ. Pháp luật có thể coi đây là trường hợp ngoại lệ và cho phép vợ chồng được nhờ mang thai hộ.
Để hài hòa được lợi ích chính đáng của các cặp vợ chồng vô sinh và lợi ích của Nhà nước, của xã hội trong công tác này cần phải xem xét về lâu dài nên cho phép việc mang thai hộ được thực hiện bởi người thân thích không cùng hàng hoặc cả những người không thân thích nhưng phải đảm bảo thực hiện đúng các quy định pháp luật về điều kiện xác lập cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên. Đề xuất này sẽ tạo thêm nhiều cơ hội cho các cặp đôi vợ chồng khó khăn trong việc sinh con.
Bên cạnh các giải pháp pháp lý, có thể xem xét đến các giải pháp về lĩnh vực tuyên truyền qua các kênh truyền thanh, truyền hình nhằm khuyến khích chồng của người phụ nữ nhận mang thai hộ tham gia tư vấn tâm lý, pháp lý… cùng vợ của mình. Bởi việc bắt buộc họ phải nhận tư vấn thì sẽ rất bất hợp lý nhưng nếu khuyến khích họ tham gia tư vấn sẽ dễ để họ chấp nhận và hợp tác hơn. Nếu chồng của người phụ nữ nhận mang thai hộ được tư vấn đầy đủ về tâm lý, pháp lý thì ngoài việc họ có thể san sẻ những khó khăn người vợ của mình gặp phải trong quá trình “mang thai hộ”, còn giúp họ hiểu rõ hơn bản chất của kỹ thuật này, để tránh trường hợp có những người chồng do hiểu sai lệch về kỹ thuật nên mới không đồng ý cho vợ mình thực hiện “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” dẫn đến bên nhờ và bên nhận trong quan hệ mang thai hộ không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
3.3. Giải pháp ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ các dịch vụ mang thai hộ trái pháp luật Khóa luận: Giải pháp pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở VN.
Trên thực tế, rất khó để phát hiện và xử lý các dịch vụ thực hiện chui mang thai hộ vì đây là một vấn đề nhạy cảm. Các dịch mang thai hộ chui đóng vai trò như “cò mồi” tìm kiếm những người có nhu cầu nhờ mang thai hộ để kiếm được một khoản lợi ích kinh tế lớn. Chúng thường tìm kiếm “khách hàng”, liên lạc, giao dịch trao đổi thông tin trên Internet nên khó phát hiện và nếu bị phát hiện thì dễ dàng xóa thông tin. Các trường hợp bị phát hiện thì phôi thường đã thành hình hoặc chuẩn bị sinh. Tuy nhiên, tùy vào từng trường hợp, mà có những giải pháp khác nhau nhằm tiến tới xóa bỏ dịch vụ thực hiện mang thai hộ chui.
Mang thai hộ để sinh được con trai nối dõi hoặc tìm đến mang thai hộ với mục đích quan hệ tình dục thì đều thường xuất phát từ nhu cầu của người chồng bên nhờ mang thai hộ. Do đó, hướng giải quyết của tác giả là tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, pháp luật về mang thai hộ vừa để những người có tư tưởng “trọng nam” có thể hiểu rằng giá trị con người không nằm ở giới tính vừa để người vợ trong bên nhờ mang thai hộ có sự hiểu biết về mang thai để đưa ra quyết định sáng suốt, duy trì hạnh phục gia đình.
Thực trạng coi mang thai hộ như một nghề kiếm sống, một dịch vụ kiếm tiền thì thực sự cần đến những chế tài hình sự mới đủ sức răn đe và áp chế được những hành vi vi phạm này. Đây là hành vi mang thai hộ vì mục đích thương mại và theo Điều 187 BLHS năm 2015 thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm đối với người tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, người hành nghề mang thai hộ thì chưa có quy định nào để xử lý, vậy nên, để có cách hiểu và áp dụng thống nhất, cần khắc phục hạn chế này bằng cách sửa lại tên điều luật theo hướng mở rộng tối đa chủ thể phạm tội như “Tội mang thai hộ vì mục đích thương mại”, đồng thời quy định dấu hiệu “tổ chức” trong tên tội danh thành tình tiết định khung tăng nặng trong cùng điều luật.
Đối với người bình thường, đủ khả năng sinh con những vẫn tìm đến dịch vụ mang thai hộ vì “lười/ngại” sinh, ảnh hưởng đến nhan sắc hoặc không muốn ảnh hưởng đến công việc thì hình vi này chưa đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, vẫn phải xử lý để không tạo tiền lệ cho thực trạng này. Tác giả kiến nghị xử phạt hành chính đối với người nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ, còn cá nhân hay một nhóm người tổ chức mang thai hộ thì sẽ bị xử lý hình sự như luật quy định.
3.4. Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định về “mang thai hộ vì mục đích nhân đạo” trong các văn bản quy phạm pháp luật liên quan
Chỉ vài tháng sau khi quy định về mang thai hộ trong Luật HN&GĐ năm 2014 và Nghị định 10/2015/NĐ -CP có hiệu lực, các bác sĩ tại bệnh viện Từ Dũ đã thực hiện thành công hai ca mang thai hộ. Điều này cho thấy việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thật sự đã giúp cho khao khát được làm cha mẹ của không ít cặp vợ chồng được trở thành hiện thực. Về mặt lập pháp, mặc dù đã quy định rõ ràng và hợp lý, hợp tình trong rất nhiều vấn đề về mang thai hộ nhưng nhìn chung vẫn còn không ít quy định khá khái quát, hoặc gây ra nhiều cách hiểu khác nhau. Do đó, ngoài những giải pháp cho từng thực trạng cụ thể nêu trên, thì quy định pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam cần có những chỉnh sửa, bổ sung một số vấn đề sau để hoàn thiện hơn, cụ thể như: Khóa luận: Giải pháp pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở VN.
Một là, quy định về mục đích của việc mang thai hộ. Luật HN&GĐ năm 2014 cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và cấm mang thai hộ vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, việc phân biệt hai trường hợp này chỉ dựa vào một tiêu chí là có hay không việc “hưởng lợi ích kinh tế và lợi ích khác”. Trong quá trình mang thai và sinh con sẽ phát sinh rất nhiều chi phát như: chi phí khám thai thường xuyên (tối thiểu phải được khám ba lần trên ba kỳ thai nghén), tiêm phòng, tiêm vắc xin, chi phí về chế độ dinh dưỡng, ăn uống, nghỉ ngơi. Mặt khác, trong quá trình mang thai người phụ nữ mang thai hộ có thể bị suy giảm mức thu nhập và sau khi sinh thì họ cũng cần một khoản chi phí để chăm sóc, phục hồi sức khỏe. Khoản chi phí như thế nào là hợp lý để bên nhờ mang thai chi trả cho bên mang thai hộ thì lại phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Nội dung này cũng cần phải được nêu trong thỏa thuận mang thai hộ và luật cần đưa ra mức tối đa mà bên nhờ mang thai hộ phải chi trả để hạn chế được việc mang thai hộ vì mục đích thương mại có thể xảy ra.
Hai là, về việc yêu cầu ly hôn giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ. Luật HN&GĐ năm 2014 quy định tại khoản 3 Điều 51: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Đây là quy định áp dụng đối với cặp vợ chồng bình thường, khi người vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ do chính người vợ sinh ra. Tuy nhiên, đối với trường hợp mang thai hộ thì luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này. Xét thấy, người chồng của bên mang thai hộ và bên nhờ mang thai hộ đều nên bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn trong thời gian thai kỳ và khi đứa trẻ sinh ra chưa đủ 12 tháng tuổi. Điều này xuất phát từ nguyên tắc bảo vệ quyền của người mẹ, đồng thời, đảm bảo quyền và lợi ích tốt nhất cho đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ.
Ba là, quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong thực hiện việc mang thai hộ. Nếu trong quá trình mang thai, bào thai phát triển không tốt do các khuyết tật bẩm sinh thì chính cha mẹ của thai nhi sẽ là người quyết định tiếp tục duy trì hay chấm dứt thai kỳ theo lời khuyên của bác sĩ. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 4 Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2014 thì quyền này thuộc về người được nhờ mang thai hộ. Việc người mang thai hộ sinh đứa trẻ dị tật ra sẽ gây không những chỉ là nỗi đau của những trẻ mắc bệnh mà còn là nỗi đau, là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội. Do đó, luật cần quy định sự thỏa thuận của vợ chồng nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ, chứ không nên giao quyền đó chỉ cho người mang thai hộ như hiện nay. Nếu việc mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người được nhờ mang thai hộ thì việc quyết định tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ là do người được nhờ mang thai hộ quyết định. Đối với trường hợp thai nhi phát triển không bình thường, ví dụ như trong thời gian mang thai hộ, thai nhi được phát hiện là mang những khuyết tật bẩm sinh thì cần có sự thỏa thuận giữa bên nhờ mang thai hộ và bên được nhờ mang thai hộ để đi đến quyết định tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ. Nếu họ không thỏa thuận được thì nhờ Tòa án giải quyết và Tòa án sẽ ra quyết định trên cơ sở tham vấn ý kiến của tổ chức y tế. Như vậy, sẽ phần nào hạn chế được tình trạng như đã nêu trên. Khóa luận: Giải pháp pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở VN.
Bốn là, nếu bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con và bên được nhờ mang thai hộ đồng ý nhận nuôi con thì luật nên có quy định ghi nhận quyền được nhận nuôi con của bên được nhờ mang thai hộ và có thêm các điều kiện nhận nuôi con nuôi. Luật nuôi con nuôi cần bổ sung trường hợp ưu tiên cho người mang thai hộ nhận đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ làm con nuôi tương tự như trường hợp ưu tiên bố dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc của chồng làm con nuôi hay cô, dì, chú, bác ruột nhận cháu ruột làm con nuôi.
Năm là, về thủ tục khai sinh cho đứa trẻ sinh ra từ việc mang thai hộ. Trong hồ sơ đăng ký khai sinh cần bổ sung thêm văn bản thỏa thuận mang thai hộ để chứng minh tư cách chủ thể thực hiện việc khai sinh cho đứa trẻ.
Bởi vì, theo quy định của pháp luật hiện hành, trong thủ tục đăng ký khai sinh, người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấy chứng sinh (nhằm chứng minh việc sinh là có thật và về nguyên tắc, người được ghi trong giấy chứng sinh là mẹ của đứa trẻ đó). Tuy nhiên, trong trường hợp mang thai hộ, giấy chứng sinh lại mang tên người mang thai hộ chứ không phải ghi tên người vợ trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Trong trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra từ việc mang thai hộ nhưng tòa án xác định cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ không phải là cha mẹ của đứa trẻ thì việc khai sinh cho trẻ em phải thực hiện theo việc khai sinh trẻ bị bỏ rơi. Phần họ tên cha mẹ bỏ trống, ngay cả trong trường hợp này, giấy chứng sinh không có ý nghĩa trong việc xác định mẹ của đứa trẻ do người sinh ra đứa trẻ là người mang thai hộ.
Tóm lại, để chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thật sự là giải pháp tốt, nhân văn và ít tranh chấp nhằm giúp cho các cặp vợ chồng vô sinh đáp ứng nhu cầu có được một đứa con theo nguyện vọng chính đáng thì người làm luật cần nghiên cứu và hoàn thiện thêm quy định pháp luật trong thời gian tới. Có như vậy, pháp luật điều chỉnh về quan hệ mang thai hộ mới có sức sống lâu dài và ổn định, đồng thời nâng cao niềm tin của người dân vào pháp luật.
KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở VN.
Hơn 05 năm kể từ khi Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực pháp luật ngày 01/01/2015, pháp luật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã tạo cơ hội cho rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh thực hiện mong ước có được đứa con máu mủ của mình. Tuy nhiên, những quy định thực hiện hoạt động mang thai hộ vì mục đích nhân đạo vẫn còn có những vấn đề thiếu cụ thể dẫn đến những hạn chế, lúng túng trong quá trình thực thi pháp luật. Để giải quyết được những hạn chế, bất cập đó đòi hỏi cơ quan lập pháp cần xây dựng những quy định về mang thai hộ đầy đủ, chặt chẽ. Vì mang thai hộ vẫn là một vấn đề nhạy cảm, phức tạp do đó việc quy định như thế nào để vừa đảm bảo quyền và lợi ích của các bên chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật mang thai hộ nhưng cũng vừa hạn chế được những hậu quả không hay xảy ra trong thực tiễn cuộc sống đang là một khó khăn được đặt ra cho cơ quan lập pháp.
Trong chương 1 của khóa luận, tác giả đã đi sâu nghiên cứu một cách cơ bản khái niệm, ý nghĩa của việc mang thai hộ cũng như cơ sở của việc quy định mang thai hộ trong Luật HN&GĐ năm 2014.
Trong chương 2, tác giả nêu nội dung quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình về mang thai hộ ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra thực trạng và nguyên nhân dẫn đến thực trạng trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam.
Trong chương 3, tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật.
Tác giả khóa luận hi vọng nội dung nghiên cứu có sẽ có ích cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay. Khóa luận: Giải pháp pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở VN.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>> Khóa luận: Hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực mang thai hộ ở VN
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com