Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Giải pháp pháp luật trọng tài trong giải quyết tranh chấp hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Khóa luận: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về thẩm quyền của trọng tài thương mại tại Việt Nam hiện nay dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.
Nội dung chính
3.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền trọng tài thương mại
3.1.1 Cơ sở lý luận
Việt Nam đang tích cực tham gia hội nhập quốc tế trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, điều đó đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật kinh tế nói riêng để đảm bảo tương thích với pháp luật quốc tế. Việc Luật trọng tài thương mại được Quốc hội khóa XII, kỳ hop thứ 7 thông qua ngày 17/06/2010 thay thế Pháp lệnh Trọng tài thương mại số 08/2003/PL-UBTVQH đã tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ để giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện thương mại cũng như một số vấn đề liên quan khác. Tuy nhiên, qua thời gian thi hành từ 2011 đến nay, Luật Trọng tài thương mại đã bộc lộ không ít những bất cập ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và uy tín của trọng tài thương mại ở Việt Nam. Mặt khác, còn gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật trọng tài thương mại trên thực tế để giải quyết các tranh chấp. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các doanh nghiệp chưa “mặn mà” việc lựa chọn phương thức giải quyết bằng trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật hiện hành.
3.1.2 Cơ sở thực tiễn
Thứ nhất, So với các nước trong khu vực và trên thế giới, số lượng trung tâm trọng tài ở nước ta được thành lập tương đối nhiều. Trong khi đó, cơ sở vật chất của các trung tâm trọng tài chưa đáp ứng đầy đủ để phục vụ cho hoạt động của các trọng tài viên, trình độ của các trọng tài viên chưa đồng đều, gây tâm lý thiếu tin cậy của khách hàng, hạn chế sự tiếp cận của khách hàng đối với dịch vụ trọng tài. Mặt khác, các trung tâm trọng tài thương mại hiện nay chưa quảng bá được hình ảnh, vai trò của hoạt động trọng tài nói chung và những thế mạnh của trung tâm mình nói riêng, chưa có cơ chế khuyến khích, thu hút được các chuyên gia hàng đầu Việt Nam và nước ngoài tham gia hoạt động trọng tài của các Trung tâm trọng tài.
Thứ hai, Các nhà kinh doanh chưa thật sự tin tưởng khi lựa chọn trọng tài, bởi họ chưa tin tưởng vào tính độc lập, vô tư, khách quan của Trọng tài viên. Đội ngũ trọng tài viên tuy có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật nhưng chưa có nhiều cơ hội cọ xát, thực hành nghề nghiệp đặc biệt là những vụ tranh chấp có pháp luật nhưng ít có yếu tố nước ngoài, vụ tranh chấp quốc tế nên chưa thành thạo ngoại ngữ, kỹ năng hành nghề, tính chuyên nghiệp còn chưa cao. Một số trọng tài viên còn chưa nắm vững về trình độ chuyên môn, kỹ năng hành nghề cũng như việc trau dồi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
Thứ ba, do không phải là cơ quan nhà nước nên hoạt động của trọng tài thương mại không mang tính quyền lực, điều này gây không ít khó khăn cho Trọng tài viên khi giải quyết tranh chấp cũng như khó khăn cho các thương nhân khi yêu cầu việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài. Hơn nữa, số lượng Trọng tài viên còn quá khiêm tốn, cơ sở vật chất trang bị đầu tư chưa tương xứng, kỹ năng giải quyết các tranh chấp chưa mang tính chuyên nghiệp,… Mặt khác, đa số các doanh nhân nước ta chưa thật sự hiểu đầy đủ về pháp luật trọng tài, chưa thấy hết tính ưu việt của phương thức giải quyết này. Bên cạnh đó còn tồn tại những nguyên nhân khác từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng, thay vì nhận thức trọng tài là phương thức hỗ trợ đắc lực giúp giảm tải việc giải quyết các tranh chấp thương mại tại tòa án, thì ngược lại cho rằng đường nào cũng nhờ tòa án giải quyết nên không ít tòa án lại động viên việc khởi kiện và “ôm” luôn việc xét xử!
Trong thời gian hơn 4 năm kể từ ngày Luật Trọng tài thương mại Việt Nam có hiệu lực đến thời điểm tháng 8 năm 2015 riêng Tòa án Thành phố Hà Nội đã thụ lý 15 vụ việc yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, Tòa án chấp nhận hủy yêu cầu 6 việc và bác yêu cầu hủy 9 vụ việc. Khóa luận: Giải pháp pháp luật trọng tài trong giải quyết tranh chấp.
Mặc dù Nghị quyết 01 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng đã có hướng dẫn cụ thể các căn cứ hủy Phán quyết trọng tài quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại. Tuy nhiên việc hủy phán quyết Trọng tài trong thời gian qua vẫn còn nhiều, nguyên nhân chủ yếu là do những quy định của Luật Trọng tài thương mại Việt Nam có khá nhiều quan điểm chưa cụ thể, chưa rõ ràng dẫn đến cách hiểu khác nhau, cũng như cách tiếp cận về tố tụng trọng tài giữa cơ quan tòa án với trung tâm trọng tài cũng khác nhau. Thực tế tình trạng các phán quyết trọng tài bị hủy, không được tòa án công nhận và thi hành còn khá nhiều; điều này dẫn đến tình trạng ý thức chấp hành các phán quyết trọng tài của đương sự không cao, do đó đã khiến không ít tổ chức, cá nhân lo ngại khi lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài.
Kết quả hủy phán quyết trọng tài trong nước còn cao và tỉ lệ công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài còn thấp đã có ảnh hưởng không nhỏ đến độ tin cậy của người dân và doanh nghiệp vào phương thức giải quyết bằng trọng tài trong nước. Có thể thấy rằng hệ quả của việc hủy phán quyết trọng tài trong nước và việc không công nhận cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài sẽ có tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Trước hết, việc hủy phán quyết trọng tài trong nước và việc tòa án không công nhận quyêt định của trọng tài nước ngoài với tỷ lệ cao mà không có sơ sở thuyết phục có thể gián tiếp khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vi phạm hợp đồng, vi phạm thỏa thuận ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, tổ chức cá nhân của Việt Nam trong hoạt động kinh doanh. Việc Tòa án không công nhấn quyết định của trọng tài nước ngoài dẫn đến tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ mất đi niềm tin khi tiến hành kinh doanh tại Việt Nam, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư, kinh doanh quốc tế. Các bên tranh chấp sẽ ngần ngại khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài do tính khả thi của phán quyết trọng tài chưa cao. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động trọng tài.
Thứ tư, theo quy định của pháp luật Việt Nam, với phán quyết của trọng tài trong nước được thi hành ngay nhưng phán quyết của trọng tài nước ngoài phải thông qua thủ tục công nhận tại Tòa án thì cơ quan thi hành án mới tổ chức thi hành. Như vậy, theo quy định này thì giữa phán quyết trọng tài trong nước với phán quyết trọng tài nước ngoài chưa thật sự “bình đẳng”. Mặc dù, Việt Nam đã gia nhập Công ước New York năm 1958, nhưng thực tế cho thấy các cấp tòa án vẫn chưa xem xét theo hướng thuận lợi việc công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài. Điều này khiến các nhà đầu tư nước ngoài không thiện chí hợp tác với doanh nghiệp của Việt Nam, bởi họ lo sợ nếu xảy ra tranh chấp, dù phán quyết của trọng tài nước ngoài được tuyên nhưng vẫn khó thực thi tại Việt Nam do vấp phải quy định này. Phần lớn các tranh chấp được giải quyết bằng phương pháp trọng tài ở Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại chủ yếu có yếu tố nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài phải bỏ ra chi phí khá lớn để thuê luật sư, chuyên gia am hiểu về lĩnh vực tranh chấp và pháp luật Việt Nam. Hơn nữa, kết quả giải quyết tranh chấp căn cứ pháp luật Việt Nam cũng khó để các bên công nhận, dẫn đến hệ quả họ có thể kiện các cơ quan tài phán quốc tế, điều này sẽ ảnh hưởng đến điều kiện phát triển kinh tế của Việt Nam và quan hệ giao thương của các doanh nhân nước ta nói riêng.
Thứ năm, Một số cơ quan quản lý nhà nước về trọng tài chưa phát huy hết trách nhiệm trong viêc thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại địa phương; công tác kiểm tra, thanh tra tổ chức, hoạt động của các trung tâm Trọng tài đôi khi còn buông lỏng. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý về lĩnh vực trọng tài thương mại còn mỏng, chưa được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với lĩnh vực còn mới mẻ này nên công tác quản lý nhà nước còn bộc lộ hạn chế, bất cập. Khóa luận: Giải pháp pháp luật trọng tài trong giải quyết tranh chấp.
Thực trạng trên đã đặt ra những đòi hỏi cần có sự thay đổi trong pháp luật và thực tiễn nhận thức, hay nói cách khác cần có phương có sự thay đổi trong cả chính sách, pháp luật và thực tiễn nhận thức, hay nói cách khác cần có phương án thay đổi, điều chỉnh đồng bộ để hoạt động trọng tài có thể tiếp tục phát triển, hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại bên cạnh cơ quan Tòa án một cách hiệu quả hơn.
Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:
3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về thẩm quyền của trọng tài thương mại
Thứ nhất, Quy định rõ hơn phạm vi điều chỉnh của Luật Trọng tài thương mại
Tại Điều 1 Luật Trọng tài thương mại quy định về phạm vi điều chỉnh như sau: “Luật này quy định về thẩm quyền của Trọng tài thương mại, các hình thức trọng tài, tổ chức trọng tài, Trọng tài viên; trình tự, thủ tục trọng tài; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong tố tụng trọng tài; thẩm quyền của Tòa án đối với hoạt động trọng tài; tổ chức và hoạt động của Trọng tài nước ngoài tại Việt Nam, thi hành phán quyết trọng tài”. Quy định này dẫn tới có hai quan điểm khác nhau về phạm vi điều chỉnh của Luật gây khó khăn cho việc xác định thẩm quyền của trọng tài. Quan điểm thứ nhất cho rằng Luật Trọng tài thương mại chỉ áp dụng đối với các quyết định của trọng tài trong nước. Quan điểm thứ hai, Luật này cũng có thể được áp dụng cả đối với các quyết định của Trọng tài nước ngoài trong quá trình giải quyết tranh chấp nếu quyết định được tuyên tại Việt Nam hoặc địa điểm giải quyết vụ tranh chấp là tại Việt Nam (ngoại trừ việc công nhận, cho thi hành phán quyết cuối cùng của Trọng tài giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp).Hơn thế nữa, quy định này chưa thật sự phù hợp với Công ước New York năm 1958 và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế. Theo thông lệ quốc tế, tiêu chí cơ bản để xác định một quyết định của trọng tài nước ngoài hay không là nơi ra quyết định trọng tài. Khoản 1 Điều I Công ước New York quy định: “Công ước này sẽ áp dụng đối với việc công nhận và cho thi hành các quyết định trọng tài được tuyên ở một quốc gia không phải là quốc gia nơi quyết định trọng tài được xin công nhận và cho thi hành”. Thông lệ này bắt nguồn từ một nguyên tắc được thừa nhận rộng rãi trong pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế, đó là, luật điều chỉnh tố tụng trọng tài (bao gồm cả các quy định pháp luật liên quan đến hình thức và hiệu lực của phán quyết trọng tài) là luật pháp của quốc gia sở tại (lex arbitri), bất kể quốc tịch của trọng tài viên và Hội đồng trọng tài, trừ phi luật pháp của quốc gia đó cho phép việc áp dụng pháp luật của quốc gia khác.
Chính vì vậy Pháp luật trọng tài thương mại cần quy định rõ hơn về phạm vi điều chỉnh của Luật trọng tài thương mại hiện nay nhằm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp và các chủ thể có liên quan xác định đúng đắn thẩm quyền của Trọng tài thương mại một các thống nhất, tránh tìn trạng có nhiều quan điểm khác nhau về thẩm quyền trọng tài như hiện nay thì đồng thời xem xét mở rộng thẩm quyền của trọng tài. Vì xét theo thông lệ quốc tế cũng như tham khảo pháp luật về trọng tài của một số quốc gia khác, Trọng tài không chỉ có thẩm quyền giải quyết các vụ tranh chấp thương mại ma còn có thể giải quyết một số tranh chấp khác trong lĩnh vực dân sự, lao động theo yêu cầu của các bên và các bên tranh chấp không chỉ là tổ chức, cá nhân kinh doanh. Với đặc thù là hình thức tài phán tư, trọng tài cần được tạo điều kiện để có thể giải quyết tất cả các tranh chấp tư, bao gồm cả các tranh chấp hợp đồng và ngoài hợp đồng. Khóa luận: Giải pháp pháp luật trọng tài trong giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, Sửa đổi và bổ sung quy định về thẩm quyền của trọng tài.
Nghiên cứu pháp luật thế giới cũng cho thấy, bên cạnh một số nước quy định về thẩm quyền của trọng tài theo phương pháp liệt kê giống Việt Nam như Braxin, Liên bang Nga thì đại bộ phận các quốc gia quy định thẩm quyền của Trọng tài theo phương pháp loại trừ. Do đó, trọng tài của họ có thẩm quyền xét xử rất rộng. Quy định như hiện hành vừa khiến điều luật vướng vào nhược điểm của phương pháp liệt kê: càng liệt kê càng thiếu, vừa ngược với thông lệ pháp luật quốc tế, khiến trọng tài ở nước ta khó hội nhập với các nước. Song điều quan trọng nhất là cách quy định vẫn hạn chế thẩm quyền của Trọng tài thương mại, không đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập.Vì vậy, để có thể quy định bao quát được phạm vi thẩm quyền của trọng tài thì nên sử dụng phương pháp loại trừ.
Nếu trước đây trong pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 quy định quyền lựa chọn trọng tài làm phương thức giải quyết tranh chấp chỉ dành cho tổ chức kinh doanh hoặc cá nhân kinh doanh thì tại Luật Trọng tài thương mại 2010 phạm vi thẩm quyền trọng tài đã được mở rộng, mà theo đó, thì trọng tài thương mại được giải quyết các loại việc sau: tranh chấp giữa các bên có hoạt động thương mại, tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó có ít nhất một bên có hoạt động thương mại; tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng trọng tài. Tuy nhiên những “tranh chấp khác” mà luật Trọng tài thương mại quy định giải quyết theo thủ tục trọng tài rất khó xác định theo pháp Luật Việt Nam hiện hành. Với quy định mở về thẩm quyền của trọng tài như vậy, cần thiết sự bổ sung văn bản hướng dẫn chi tiết các loại tranh chấp được giải quyết thông qua hình thức trọng tài thương mại để tăng hiệu quả khi áp dụng các quy định này trên thực tiễn Luật cũng nên tính đến các trường hợp khó xác định thẩm quyền của trọng tài như:
- Trường hợp các bên thỏa thuận chọn trung tâm trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp nhưng lĩnh vực tranh chấp lại không thuộc phạm vi giải quyết theo quy chế của trung tâm trọng tài.
- Trung tâm trọng tài từ chối thụ lý vì những lý do chủ quan của trung tâm như không có trọng tài viên, khó giải quyết được khi áp dụng luật nước ngoài, ngôn ngữ nước ngoài hay quy tắc tố tụng khác.
- Các bên lựa chọn cách thức giải quyết bằng cả trọng tài lẫn tòa án hay chọn nhiều trung tâm cùng một thỏa thuận.
Thứ ba, Các quy định về thỏa thuận trọng tài thương mại.
- Bổ sung quy định về nội dung thỏa thuận trọng tài trong Luật Trọng tài.
Luật trọng tài thương mại 2010 chỉ mới đề cập đến hình thức của thỏa thuận trọng tài mà lại thiếu đi những quy định nội dung. Điều này đã gây khó khăn cho các chủ thể khi soạn thảo một thỏa thuận trọng tài. Thực tế, có rất nhiều thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu, dẫn đến các bên tranh chấp không thể lựa chọn trọng tài để giải quyết. Để khắc phục tình trạng này, Luật Trọng tài thương mại cần có quy định cụ thể về nội dung của thỏa thuận trọng tài như: Trung tâm trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài; chi phí, lệ phí trọng tài; quy tắc tố tụng của thỏa thuận trọng tài; cam kết thực hiện quyết định của Trọng tài. Việc quy định cụ thể về nội dung cơ bản của các loại hợp đồng sẽ giúp cho các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài dễ dàng áp dụng hơn và cũng tránh được những sai sót không cần thiết làm mất thời gian và kéo dài quy trình giải quyết dẫn đến những hậu quả không tố đối với mối quan hệ giữa các bên.
Làm rõ khái niệm thỏa thuận trọng tài vô hiệu: “vi phạm điều cấm của pháp luật” (khoản 6 Điều 18 Luật trọng tài thương mại) So với Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, luật trọng tài thương mại còn có quy định là thỏa thuận trọng tài vô hiệu khi: “vi phạm điều cấm của pháp luật” (khoản 6 Điều 18).Tuy nhiên, Luật lại không cho biết điều cấm của Pháp luật là gì? Bộ luật dân sự có quy định về điều cấm của pháp luật nhưng vẫn còn rất chung chung. Trong tương lai đây có thể là một quy định sẽ được khai thác nhiều, nhất là đối với thỏa thuận trọng tài liên quan đến pháp luật cạnh tranh, phá sản vì đây là những vấn đề mà nhiều ý kiến cho rằng không được giải quyết băng trọng tài. Khóa luận: Giải pháp pháp luật trọng tài trong giải quyết tranh chấp.
- Nên quy định về việc xác định pháp luật áp dụng theo hướng hạn chế việc dẫn đến phán quyết trọng tài vô hiệu.
Một bất cập nữa là về quy định áp dụng luật tại thời điểm ký thỏa thuận trọng tài.Khoản 3 Điều 81 Luật trọng tài thương mại quy định: các thỏa thuận trọng tài được ký kết trước ngày luật này có hiệu lực được thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm ký thỏa thuận trọng tài”. Nếu áp dụng quy định này sẽ có nhiều trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được. Ví dụ như thỏa thuận trọng tài không nêu rõ tên tổ chức trọng tài giải quyết tranh chấp được ký kết năm 2010 nhưng đến năm 2011 mới phát sinh tranh chấp, nếu áp dụng Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 thì thỏa thuận này vô hiệu, nhưng nếu áp dụng luật thương mại 2010 thì thỏa thuận đó vẫn có giá trị pháp lý
Thứ tư, quy định cụ thể về sự hỗ trợ của Tòa án trong giải quyết tranh chấp.
Luật Trọng tài thương mại chưa quy định biện pháp chế tài xử lý đối với cá nhân không chấp hành quyết định của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ và triệu tập người làm chứng. Hai hoạt động này là sự hỗ trợ đáng kể của tòa án đối với Hội đồng trọng tài, vì nếu không có sực giúp sức của cơ quan công quyền này, Hội đồng trọng tài khó có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Tòa án chỉ dừng lại ở mức độ là văn bản gửi các cá nhân, tổ chức có liên quan mà chưa có chế tài rõ ràng đối với cá nhân, tổ chức không thực hiện yêu cầu của Tòa án. Trong Bộ luật tố tụng dân sự cũng không quy định về vấn đề này, mà chỉ quy định “Thủ tục giải quyết yêu cầu liên quan đến hoạt động trọng tài thương mại Việt Nam”. Đây thật sự là bất cập khiến cho việc giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài gặp khó khăn do bị trì hoãn.
Thứ năm, Bổ sung các quy định về kết quả giải quyết tranh chấp để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tranh chấp thực hiện phán quyết của Trọng tài, thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức trọng tài và phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, tránh tình trạng hủy hoặc không công nhận phán quyết trọng tài tùy tiện, làm mất lòng tin của doanh nghiệp vào các tổ chức trọng tài, làm ảnh hưởng đến uy tín của Trọng tài Việt Nam trên trường quốc tế, cần bổ sung các quy định trong kết quả giải quyết tranh chấp trong Luật Trọng tài thương mại. Kết quả giải quyết tranh chấp cần ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, thời hạn thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên… có như vậy các bên liên quan mới có thể dễ dàng thực thi phán quyết của Trọng tài. Khóa luận: Giải pháp pháp luật trọng tài trong giải quyết tranh chấp.
Thứ sáu, Về việc hủy phán quyết trọng tài:
Về quy định tại khoản 8 Điều 71 Luật Trọng tài thương mại:“Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài, các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Trọng tài hoặc một bên có quyền khởi kiện tại Tòa án. Trường hợp Hội đồng xét đơn yêu cầu không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành.” . Như vậy theo quy định trên, chẳng khác nào doanh nghiệp lựa chọn đi con đường vòng giải quyết vụ tranh chấp từ trọng tài thương mại nhưng cuối cùng vẫn phải đến tòa án. Để tránh tình huống vừa nêu xảy ra, các bên lựa chọn phương án đưa vụ kiện thẳng đến tòa án ngay từ đầu, do phán quyết của tòa án luôn được bảo đảm hơn việc thi hành bởi sự cưỡng chế của Nhà nước. Điều này dẫn đến một thực tế là thông thường các bên lựa chọn tòa án để giải quyết tranh chấp, bởi sau khi phán quyết của trọng tài bị hủy, các bên rất khó cùng nhau xây dựng một thỏa thuận khác. Lúc này, các doanh nghiệp phải xem xét tính toán lại chi phí, thời gian theo đuổi vụ kiện. Sau khi phán quyết trọng tài bị tuyên hủy, giả sử các bên thỏa thuận đưa vụ việc tiếp tục giải quyết bằng trọng tài lần thứ hai, thì vẫn không khác gì việc giải quyết tranh chấp theo trình tự lặp đi lặp lại làm tốn kém thời gian, chi phí gấp hai lần so với đưa vụ việc đến tòa án để giải quyết ngay từ đầu.
Trường hợp hủy vì lý do “phán quyết trọng tài trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam” (Điểm đ, khoản 2 Điều 68 Luật trọng tài thương mại): đây là một căn cứ mà việc hiểu và giải thích như thế nào cho đúng với tinh thần của nhà làm luật là rất khó. Bởi như thế nào thì được xem là “ những nguyên tắc cơ bản”? Hệ thống pháp luật Việt Nam cần có một định nghĩa chính thức cho khái niệm này, để tránh việc cac tòa án hiểu và áp dụng không thống nhất quy định này trên thực tế.
3.3 Những giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại.
Thực trạng các doanh nghiệp Việt Nam chưa mặn mà với việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại không chỉ do bất cập trong các quy định quy định của pháp luật mà còn do bất cập trong nhận thức của hầu hết các chủ thể liên quan đến trọng tài. Chính vì vậy để nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại cần có các giải pháp về tổ chức, quản lý nhà nước và các giải pháp bổ trợ khác.
3.3.1 Giải pháp từ phía các trọng tài viên và Trung tâm trọng tài Khóa luận: Giải pháp pháp luật trọng tài trong giải quyết tranh chấp.
Thứ nhất, các Trung tâm trọng tài cần chủ động tích cực hơn trong việc mở rộng danh sách trọng tài viên, đặc biệt chú trọng tới các chuyên gia có uy tín và trình độ chuyên môn cao. Cần có các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ trọng tài viên hàng năm. Thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, kỹ năng giải quyết tranh chấp cho đội ngũ trọng tài viên trong lĩnh vực chuyên môn chuyên sâu như đầu tư, thương mại quốc tế, tài chính, ngân hàng… Hiện nay có khá nhiều khóa học đào tạo ngắn hạn kĩ năng và kiến thức cần thiết cho các trọng tài viên, luật sư và các chuyên gia về trọng tài của các tổ chức trọng tài quốc tế hàng đầu như các khóa học của Viện trọng tài London,Học viện trọng tài Paris, Phòng thương mại quốc tế, hội đồng quốc tế về trọng tài thương mại. Các trung tâm trọng tài, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam hay Liên đoàn luật sư hoàn toàn có thể chủ động liên lạc với cá trung tâm này để tổ chức các khóa học ngắn hạn đó tại Việt Nam hoặc cử người tham gia một số khóa học này.
Việc đào tạo đội ngũ những trọng tài hiện có và thu hút trọng tài viên cần được thực hiện song hành để giúp bổ trợ lẫn nhau. Các trung tâm trọng tài cần hợp tác để tổ chức những hội nghị, hội thỏa để các trọng tài viên có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh ngiệm thực tế giúp bổ trợ kiến hiện có tạo mối quan hệ để có thể giải quyết hiệu quả những vụ việc phát sinh sau này.Việc cọ xát, học hỏi từ chính những trọng tài viên có năng lực sẽ làm rút ngắn thời gian đào tạo đội ngũ trọng tài và mang lại hiệu quả vô cùng to lớn.
Thứ hai, Tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các trọng tài viên nước ngoài và luật sư nước ngoài trong tố tụng trọng tài:
Hiện nay phần lớn các vụ tranh chấp được giải quyết bằng phương thức trọng tài đều có yếu tố nước ngoài hay phải phải sử dụng pháp luật nước ngoài , chính vì vậy sự tham gia của trọng tài viên và luật sự nước ngoài là đều vô cùng thiết yếu. Để hiện thực hóa điều này Bộ Tư pháp nên có các chính sách như: ban hành văn bản chính thức cho phép luật sư nước ngoài được tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự tại trọng tài để tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia của các trọng tài viên và luật sư nước ngoài trong tố tụng trọng tài.
Các trung tâm trọng tài cũng cần tích cực hơn nữa tuyên truyền và quảng bá hình ảnh trung tâm của mình, tích cực tham gia các diễn đàn chuyên môn quốc tế, chủ động liên lạc với các trọng tài viên nước ngoài có danh tiếng để mời họ tham gia danh sách trọng tài viên của trung tâm. Đây là điều cần thiết để thúc đẩy sự phát triển của trọng tài trong nước, tạo môi trường cạnh tranh và giúp cho các trọng tài viên và luật sư học hỏi kinh nghiệm của các đồng nghiệp nước ngoài.
Thứ ba, cần thành lập Hiệp hội trọng tài quốc gia.Hiệp hội trọng tài sẽ đóng vai trò quyết định trong việc xâ dựng nên quy tắc đạo đức nghề nghiệp của Trọng tài viên, quy tắc xung đột lợi ích để đảm bảo tính độc lập và khách quan của Trọng tài viên, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ tố tụng trọng tài cũng như là chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn tố tụng trọng tài trong nước và quốc tế. Hiệp hội trọng tài có thể là đầu mối kết hợp các tổ chức đào tạo ( Học viện tư pháp, các trường đào tạo luật,vv.) và các trung tâm trọng tài để nâng cao trình độ đội ngũ trọng tài viên đáp ứng tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế.
Thứ tư, tăng cường hợp tác với các tổ chức trọng tài trong và ngoài nước nhằm học hỏi kinh nghiệm cũng như nhận được những sự hỗ trợ cần thiết. Việc mở rộng các mối quan hệ hợp tác và tạo cầu nối phát triển ra quốc tế thực sự sẽ là một trong những yếu tố làm bền vững hơn vai trò của trọng tài trong nước. Khóa luận: Giải pháp pháp luật trọng tài trong giải quyết tranh chấp.
3.3.2 Các giải pháp về phía tòa án và cơ quan thi hành án:
Thứ nhất, cần có những quy định cụ thể về quá trình hỗ trợ của các cơ quan tư pháp đối với hoạt động của trọng tài. Trong khi xử lý mối quan hệ giữa cơ quan tư pháp và trong tài cần phải đảm bảo hai yêu cầu đặt ra là vừa phòng ngừa, hạn chế sự can thiệp không cần thiết của cơ quan tư pháp vào quá trình tố tụng trọng tài, vừa đảm bảo được vai trò hỗ trợ và kiểm tra giám sát cần thiêt của cơ quan tư pháp để nâng cao hiệu của của tố tụng trọng tài.
Thứ hai,Tăng cường cơ chế quản lý và giám sát nội bộ việc xét xử tại các Tòa án thông qua báo cáo thường xuyên. Các tòa án địa phương gửi báo cáo nội bộ mỗi 06 tháng hoặc mỗi quý sẽ giúp cho việc giám sát, quản lý của Tòa án nhân dân tối diễn ra một cách liên tục và thường xuyên. Nhờ vậy Tòa án nhân dân tối cao dễ dàng nắm bắt được những khó khăn và bất cập trong hoạt động xét xử tại các tòa án địa phương. Từ đó kịp thời đưa ra những hướng dẫn phù hợp và đúng đắn. Hơn thế nữa, cũng cần có tòa chuyên trách với đội ngũ thẩm phán chuyên sâu về lĩnh vực trọng tài.
Thứ ba, Tòa án cần tiết chế việc tuyên hủy phán quyết trọng tài hoặc tuyên bố không có thỏa thuận trọng tài, trọng tài không có thẩm quyền trừ khi có căn cứ rõ ràng và hợp pháp. Để thực hiện giải pháp này cần liên tục đòa tạo, nâng cao chất lượng và kiến thức của cán bộ ngành Tòa án, việc nắm bắt các quy định pháp luật trọng tài sẽ giúp quá trình xem xét lại phán quyết trọng tài được chính xác,đúng đắn hơn. Từ đó cũng giúp giảm thiểu được các quyết định hủy phán quyết trọng tài hoặc đưa ra căn cứ hủy chính xác, rõ ràng hơn.
Thứ tư, Cho phép công bố một phần phán quyết của trọng tài nếu các bên tranh chấp không phản đối.
Thứ năm, hoàn thiện cơ chế thi hành quyết định trọng tài. Để thực hiện được giải pháp này cần thực hiện đồng bộ nhóm giải phap bao gồm tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài thương mại, đồng thời nâng cao trình độ năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thi hành phán quyết trọng tài thương mại đồng thời hướng đến việc xã hội hóa hoạt động thi hành phán quyết của trọng tài thương mại
3.3.3 Nhóm các giải pháp về phía doanh nghiệp: Khóa luận: Giải pháp pháp luật trọng tài trong giải quyết tranh chấp.
Hiệu quả hoạt động của trọng tài còn phụ thuộc vào thái độ của các chủ thể kinh doanh. Do đó, việc tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật trọng tài cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về bản chất và ưu thế của trọng tài thương mại, từ đó tạo điều kiện cho cơ chế này ngày càng phát triển.
Khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đẩy mạnh thì hơn bao giờ hết các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhanh chóng tiếp cận với hình thức trọng tài như là điều kiện cần có trong luật chơi trong nước và quốc tế. Nắm bắt được cụ thể và hiểu rõ ràng luật chơi được coi là một trong những điều kiện cần để có thể đảm bảo cho lợi ích và thắng lợi của mình trong mỗi cuộc chơi.Doanh nghiệp Việt Nam cần biết rõ mình phải làm gì, nên làm gì và sẽ phải lựa chọn ra sao trong trường hợp nảy sinh các tranh chấp thương mại. Khi các doanh nghiệp nước ngoài đã quá quen với phương thức trọng tài để đòi hỏi lợi ích của mình thì các doan nghiệp Việt Nam chỉ mới được tiếp cận, thậm chí mới được nghe đến tên của nó, Đây chính là sự hạn chế, yếu tố bất lợi rất lớn cản trở đến hướng phát triển của doan nghiệp Việt Nam.
Các doanh nghiệp cần nhận thức lại phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại bằng trọng tài và trên hết cần nhận thức một cách đầy đủ những ưu thế khi lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, thời gian giải quyết tranh chấp nhanh, ít tốn kém chi phí, hiệu lực quyết định trọng tài là chung thẩm rút ngắn được trình tự giải quyết hai cấp, giữ được bí mật kinh doanh… đồng thời cùng với quá trình hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt với nhiều vụ tranh chấp thương mại đầu tư, nội dung tranh chấp ngày càng phức tạp mà các nước trên thế giới đều chọn phương thức giải quyết bằng trọng tài là hiệu quả và hợp lý nhất.
KẾT LUẬN Khóa luận: Giải pháp pháp luật trọng tài trong giải quyết tranh chấp.
Có thể nhận thấy nền kinh tế của nước ta càng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn, quá trình hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới diễn ra nhanh chóng. Hàng năm các doanh nghiệp trong nước xin thành lập gia tăng với số lượng lớn, các giao dịch thương mại với các doanh nghiệp trong nước xin thành lập mới gia tăng với số lượng lớn, các giao dịch thương mại với các doanh nghiệp trên thế giới cũng gia tăng đáng kể, trong quá trình hợp tác kinh doanh sẽ không tránh khỏi những tranh chấp về lợi ích. Các bên tham gia vào quan hệ thương mại không mong muốn tranh chấp phát sinh và luôn muốn tránh phát sinh tranh chấp nên rất chú tâm vào việc phòng ngừa và tìm biện pháp thích hợp để loại bỏ tranh chấp.
Với tính chất nhanh chóng, mềm dẻo, linh hoạt, hiệu quả cũng như những ưu thế khác trong việc giải quyết tranh chấp thương mại vốn cần nhanh chóng, chính xác và ít tốn kém, nên trọng tài ngày càng được các doan nghiệp ưu tiên và sử dụng trong việc giải quyết tranh chấp. Nhìn chung những ưu điểm của phương thức trọng tài so với các biện pháp tranh chấp khác ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với việc giải quyết tranh chấp trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong quan hệ thương mại quốc tế.
Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại chưa phát triển lâu đời ở Việt Nam.Tuy nhiên Nhà nước Việt Nam đã và đang ra sức tiến hành cải cách pháp luật nhằm xây dựng một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động thương mại trong nước cũng như có yếu tố nước ngoài. Khi Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào quan hệ kinh tế quốc tế thì việc tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện những quy định pháp lý về trọng tài là một vấn đề cần được ưu tiên bởi Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế chung của thế giới- xu thế sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp trong quan hệ quốc tế. Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 rồi sau đó là Luật Trọng tài thương mại 2010, những văn bản pháp lý khá hoàn chỉnh tạo cơ sở cho trọng tài thương mại Việt Nam hoạt động có hiệu quả trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại trong nước cũng chư tranh chấp có yếu tố nước ngoài.
Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại có ý nghĩa quan trọng trong các quy định của Luật trọng tài. Tính linh hoạt trong việc áp dụng vấn đề thẩm quyền của trọng tài góp phần quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp về thương mại trên thực tế. Những quy định mang tín đột phá về thẩm quyền của Trọng tài trong luật Trọng tài thương mại năm 2010 về cơ bản đã phù hợp pháp luật thế giới. Tuy nhiên các quy định này trong qua quá trình thực hiện đã bộc lộ những vướng mắc nhất định cần được sửa đổi bổ sung cho phù hợp. Khóa luận: Giải pháp pháp luật trọng tài trong giải quyết tranh chấp.
XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:
===>> Khóa luận: Thẩm quyền của trọng tài trong giải quyết tranh chấp
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thạc Sĩ 24/7 Chuyên cung cấp dịch vụ làm luận văn thạc sĩ, báo cáo tốt nghiệp, khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp và Làm Tiểu Luận Môn luôn luôn uy tín hàng đầu. Dịch Vụ Viết Luận Văn 24/7 luôn đặt lợi ích của các bạn học viên là ưu tiên hàng đầu. Rất mong được hỗ trợ các bạn học viên khi làm bài tốt nghiệp. Hãy liên hệ ngay Dịch Vụ Viết Luận Văn qua Website: https://vietthuethacsi.com/ – Hoặc Gmail: dicvuluanvanthacsi@gmail.com