Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Then người Tày

Rate this post

Nhận thấy được thế mạnh của Việt Nam, tác giả lựa chọn Đề tài Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Then người Tày làm bài luận văn tốt nghiệp. Việt Nam được xem như là một Đông Nam Á thu nhỏ với văn hóa phức thể gồm 3 yếu tố: văn hóa núi, văn hóa đồng bằng, văn hóa biển, trong đó, yếu tố đồng bằng đóng vai trò nổi trội nhất. Việt Nam cũng là nơi hội tụ đủ các bộ tộc thuộc tất cả các dòng ngôn ngữ ở Đông Nam Á.Với 54 tộc người, 54 nền văn hóa khác nhau đã tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng, đa màu sắc, nhưng luôn thống nhất và triển khai chi tiết tại Luận văn: Tìm hiểu và khai thác văn hóa Then của người Tày tại huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh phục vụ du lịch.

3.1. Thực trạng khai thác văn hóa Then phục vụ hoạt động du lịch.

3.1.1. Thực trạng tình hình chung của du lịch ở huyện Bình Liêu

  • Thực trạng về cơ sở hạ tầng.

Tại buổi lễ kỉ niệm 90 năm thành lập huyện Bình Liêu, chính quyền và các cấp lãnh đạo đã xác định trong thời gian tới huyện cần tập trung khắc phục những khó khăn, phát huy những tiền năng, thế mạnh để xây dựng địa phương thành một huyện có kinh tế cửa khẩu phát triển, kết hợp tốt giữa nông- lâm nghiệp. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động. Khuyến khích phát triển công nghiệp, dịch vụ để tạo thế lực thúc đẩy văn hóa- xã hội phát triển. Đảm bảo sự phát triển bền vững, cân đối giữ tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, giữ vững ổn định chính trị và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Xác định những lợi thế của mình hiện nay để tạo những điều kiện thuận lợi có thể thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh: chính sách dất đai, ưu tiên mặt bằng và dịch vụ, tạo hành lang pháp lý thông thoáng về thuế, nguồn nhân lực đầu tư cơ sở hạ tầng.

Hiện nay huyện đã được sự quan tâm và đầu tư của nhà nước, huyện đã đi vào nâng cấp cơ sở hạ tầng cần thiết như: đường giao thông liên xã Lục Ngủ (đi và thác Khe Vằn)- Khe Tiền (Đồng Văn), nâng cấp quốc lộ 18C nối liền từ thị trấn Tiên Yên đến cửa khẩu Hoành Mô, xây dựng ngân hàng, đường điện, nước, cây xanh, ánh sáng, các điểm dịch vụ, khu vui chơi giải trí…. Tuy vậy, du lịch ở đây chưa được đầu tư và khai thác, trên địa bàn huyện mới có các nhà nghỉ quy mô vừa và nhỏ, cơ sở hạ tầng, thiết bị và chất lượng dịch vụ không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách. Hệ thống nhà hàng, siêu thị , khu vui chơi giải trí chưa có. Tuy trục đường lớn đã được nâng cấp nhưng đường đi chưa đảm bảo, vào mùa mưa lũ vẫn gây sạt lở núi gây cản trở tắc đường. Đường vào các xã- nơi diễn ra các hoạt động du lịch văn hóa lễ hội đã được bê tông hóa.

Toàn bộ các xã đều được lắp đặt và sử dụng mạng lưới điện quốc gia, huyện có nhà máy thủy điện Bản Chuồng với công suất 3600kw/h đang được xây dựng trên cơ sở nâng cấp nhà máy thủy điện Bản Chuồng được xây dựng từ năm 1990. Dự kiến khi được đưa vào hoạt động nhà máy sẽ cung cấp một sản lượng điện năng 14,3 triệu kwh mỗi năm.

Huyện có một trung tâm y tế ở Thị trấn vừa được sửa chữa và nâng cấp, xây dựng them nhiều hạng mục và đã hoàn thành từ năm 2009, các xã đều được xây dựng các trạm y tế với chất lượng khám bệnh có chiều hướng phát triển tốt hơn.

  • Thực trạng về cơ sở vật chất kinh tế du lịch.

Có một số nhà hàng kinh doanh ăn uống tại địa phương nhưng có xu hướng kinh doanh độc lập, không liên kết với   hoạt động kinh doanh lưu trú. Cơ sở ăn uống với thực đơn đơn giản, phục vụ các món ăn thông thường, không giới thiệu được các đặc sản địa phương. Đa số là đáp ứng được nhu cầu của người dân địa phương hay phục vụ các khách lẻ, đoàn ít người đi tìm hiểu, khám phá, tham quan… mà không thông qua các công ty du lịch nào. ( Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Then người Tày )

Du lịch là ngành mang tính chất định hướng rõ rệt, nếu chỉ đơn thuần khai thác tài nguyên thì không thể hấp dẫn được khách du lịch. Ngày nay khách du lịch phần lớn là những người hiểu biết, họ không chỉ đi một điểm mà thường đi nhiều nơi, nhiều vùng với các nền văn hóa khác nhau nên họ có sự so sánh, đánh giá giữa các điểm du lịch với nhau. Đồng thời họ có rất nhiều nhu cầu tổng hợp tham quan, giải trí, tìm hiểu, vui chơi, ăn uống, nghỉ ngơi… vì vậy mà những người làm du lịch và chính quyền địa phương muốn du lịch ở đây phát triển thì cần tạo được những dấu ấn riêng biệt hấp dẫn được khách du lịch.

  • Đội ngũ quản lý và lao động trong ngành du lịch.

Mặc dù tầm quan trọng của nguồn tài nguyên văn hóa có tác động không nhỏ không chỉ đối với xã hội và tín ngưỡng tinh thần mà còn liên quan đến du lịch song đến nay vấn đề quản lý, khai thác, bảo tồn các giá trị này còn nhiều hạn chế.

Hiện nay cả huyện chưa có phòng ban nào chịu trách nhiệm tổ chức quản lý các hoạt động du lịch, các chính sách đầu tư phát triển du lịch chưa có công văn cụ thể, sát sao. Huyện chỉ có phòng văn hóa- thông tin và tuyên truyền với 6 cán bộ nên công tác kiểm tra, đánh giá, phát triển du lịch rất khó.

Đội ngũ lao động du lịch của huyện hiện nay không có, có chăng là khách đến từ tỉnh ngoài đến thì có thể thuê người dân địa phương dẫn tới các điểm có phong cảnh đẹp, nơi diễn ra các lễ hội… và giới thiệu cho họ về một chút phong tục tập quán của địa phương. Chính vì thế mà du khách chỉ có thể tìm hiểu về văn hóa của tộc người Tày ở Bình Liêu qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng trước khi đi du lịch, điều này đã làm giảm sút sức hấp dẫn của điểm đến, du khách chỉ có thể ngắm mà không hiểu được các giá trị văn hóa cái mà mình thấy đó là gì.

3.1.2 Tài nguyên du lịch để khai thác du lịch tại huyện. ( Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Then người Tày )

3.1.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên.

  • Thác Khe Vằn

Nằm ở xã Húc Động, cách thị trấn Bình Liêu khoảng 15km về phía Đông, thác Khe Vằn có độ cao là 100m với 3 tầng thác nước đổ xuống trắng xóa giữa cỏ cây chen đá. Mặt bằng rộng hơn 840m2, mỗi tầng thác rộng khoảng từ 10- 15m2 tạo thành bể nước trong vắt. Đây là một trong những thắng cảnh độc đáo nhất của huyện Bình Liêu.

Tại hội nghị thẩm định hồ sơ khoa học xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh thắng cấp tỉnh từ ngày 5-6/11/2009, hồ sơ danh thắng thác Khe Vằn được hội đồng thẩm định thông qua và đề nghị xét duyệt công nhận là di tích danh thắng cấp tỉnh. Trước đó, Ủy ban Nhân dân huyện Bình Liêu đã khảo sát và có văn bản đề nghị xếp hạng hồ sơ danh thắng. Hồ sơ khoa học ghi rõ về lý lịch, giá trị của danh thắng được lập và thẩm định bởi các bộ phận chuyên môn của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch.

  • Thác Khe Tiền

Là thác nước cao hai tầng nằm tại địa phận xã Đồng Văn, đây là thác nước lớn thứ 2 ở huyện Bình Liêu, ở đây phong cảnh rất đẹp, khí hậu mát mẻ quanh năm. Tương truyền rằng xưa kia ở nơi đây có viên đá 7 màu nên nhiều người khi lên đây tham quan đều cố tìm kiếm và mang về làm kỉ niệm. Hiện nay nhờ được sự quan tâm của nhà nước và chính quyền địa phương địa phương nên con đường vào thác đã được nâng cấp, bê tông hóa để có thể thu hút nhiều khách đến tham quan hơn.

  • Núi Cao Xiêm

Là ngọn núi cao nhất ở Bình Liêu với độ cao 1330m, nằm ở xã Lục Hồn cách thị trấn Bình Liêu khoảng 6km về phía Bắc. Quanh năm ngọn núi được phủ bởi mây và sương mù, vào những ngày nắng to thì có thể nhìn thấy rõ ngọn núi, nếu đứng trên ngọn núi mà ngắm bốn phương thì Bình Liêu đẹp tựa bức tranh thủy mặc, từ đây có thể nhìn ra tận cửa biển Tiên Yên và đặc biệt ngọn núi Cao Xiêm còn chứa đựng bao truyền thuyết huyền bí.

  • Núi Cao Ba Lanh

Là ngọn núi cao thứ 2 của Bình Liêu với độ cao 1050m, nằm ở xã Đồng Văn, cách thị trấn Bình Liêu 25km về phía Bắc. Trên đỉnh núi có những phiến đá mà người dân gọi là “đá thần”, khi gõ vào đá phát ra tiếng kêu gần giống tiếng chuông và lại được nghe tiếng vang ở các hòn đá khác. Xưa còn truyền thuyết về “hòn đá thần” có tiếng vang làm quân giặc bên kia biên giới gục ngã, vừa huyền bí lại vừa gợi vể thiêng liêng. ( Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Then người Tày )

Từ trên đỉnh núi cao ngàn mét mây bay là đà nhìn bao quát cả một vùng biên ải với con sông biên giới uốn lượn đôi bờ thanh bình tạo khung cảnh thật đặc sắc.

  • Cây đa lịch sử Lục Hồn

Nằm ở địa phận xã Lục Hồn, cách thị trấn Bình Liêu 6km về phía bắc, tại đây ngày 20/11/1945 đã thành lập chính quyền cách mạng, đây là nơi diễn ra nhiều trận tập kích giết thực dân Pháp của người dân nơi đây.

3.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn.

  • Đình Lục Nà

Đình Lục Nà tọa lạc tại vị trí địa lý vô cùng đắc địa “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ”. Đình Lục Nà được lấy từ tên của bản Lục Nà, bản thuộc xã Lục Hồn. Đình Lục Nà thờ Thành Hoàng, tương truyền rằng Hoàng Thành là Hoàng Cần người dân tộc Tày có công lao to lớn trong việc dẹp giặc bảo vệ nhân dân, sau khi ông mất, nhân dân đã suy tôn ông là Thành Hoàng và lập đình để tưởng nhớ ông.

Đình Lục Nà không chỉ là nơi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa, nơi thờ Thành Hoàng mà còn là địa điểm ghi đậm mốc son lịch sử cách mạng, tại nơi đây ngày 20/11/1945 nhân dân các tộc người trong huyện đã dự cuộc meeting thành lập Ủy ban Lâm thời huyện Bình Liêu. Ngày 6/1/196 Ủy ban Lâm thời huyện đã tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội (khóa I) nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ngày 18/1/1946 chủ tịch và đại diện đồng bào các tộc người đã tập trung ở Đình Lục Nà để bầu ra Ủy ban hành chính huyện Bình Liêu.

Trải qua thời gian, dấu vết kiến trúc đình Lục Nà xưa hiện nay đã không còn. Ngày 23/7/2009 chính quyền và nhân dân các tộc người huyện Bình Liêu đã bắt tay khởi công tôn tạo lại ngôi đình nhằm tôn vinh Thành Hoàng và bảo tồn văn hóa nơi biên cương Tổ quốc. Việc tu bổ tôn tại di tích đình Lục Nà nhằm bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử truyền thống đáp ứng như cầu tín ngưỡng của nhân dân trong khu vực. Đình Lục Nà đã được công nhận là di tích văn hóa cấp tỉnh.

  • Cầu treo Vô Ngại.

Cầu nằm ở địa phương xã Vô Ngại cách thị trấn Bình Liêu 4km về phía Nam. Cầu được xây dựng năm 2003 bắc qua suối Bản Ngày. Đứng trên cầu ngắm nhìn phong cảnh trời về chiều rất đẹp, vì là cầu treo nên khi có xe đi qua cầu thì cầu sẽ rung mạnh nên đứng ở đây có cảm giác rất thú vị. ( Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Then người Tày )

  • Ngày hội Soóng Cọ Bình Liêu

Được tổ chức vào ngày 16/3 âm lịch hàng năm. Nơi đây còn lưu giữ được nguyên vẹn những giá trị độc đáo về lễ hội hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ. Theo người xưa kể lại, người Sán Chỉ hát Soóng Cọ quanh năm, mọi nơi, mọi lúc khi có dịp.

Hát Soóng Cọ hay còn gọi là ngày hội tháng 3 của người Sán Chỉ ra đời cách đây 300 năm. Xưa kia cứ vào tháng 3 âm lịch mỗi phiên chợ ở huyện vùng cao Bình Liêu lại trở thành hội hát Soóng Cọ. Người Sán Chỉ gọi là “Slằn nhịp hội” tức là hội tháng 3 hay còn gọi là hội Aupò. Hát Soóng Cọ là cách hát đối một bên nam, một bên nữ đứng đối diện nhau và có thể cùng một lúc có nhiều tốp hát đối với nhau. Chợ phiên chính là nơi gặp gỡ, giao lưu của các tộc người sống trong cộng đồng và cũng là nơi diễn ra hoạt động trao đổi những vật phẩm do chính họ làm ra với mục đích phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Chợ phiên còn là nơi hen hò của thanh niên nam nữ giao duyên với nhau qua lời ca tiếng hát, ở đây họ đi xem, mua hàng, gặp gỡ bạn bè qua cử chỉ, ánh mắt, lời nói mà nảy sinh tình cảm và mong muốn được làm quen qua làn điệu hát để chào nhau, hỏi thăm nhau, kết bạn và tỏ tình với nhau. Nhiều cặp vợ chồng đã nên duyên nhờ ngày hát Soóng Cọ trong phiên chợ tháng 3 và chung sống với nhau đến già.

Tục hát Soóng Cọ có một quy định chặt chẽ là không hát cùng với người cùng huyết thống, dòng tộc, họ hàng. Người già dạy người trẻ, người biết dạy người không biết để có thể đứng hát đối đáp với người khác. Những câu hát, lời ca hợp ý nhau hình thành cặp hát trò chuyện tâm tình, thường kéo dài cả một ngày. Nội dung bài hát phong phú, đa dạng, uyển chuyển, phản ánh cuộc sống lao động sản xuất, ca ngợi thiên nhiên, tình yêu con người, quê hương đất nước.

  • Ngày hội “Sán cổ”

Trước đây chợ thường họp vào những ngày lẻ trong tháng 3 âm lịch hàng năm. Ngày nay do điều kiện kinh tế của người dân trong vùng đã khá lên, nhu cầu mua bán ngày càng nhiều hơn nên chợ chuyển sang họp thường xuyên hơn nhưng vẫn khá đông đúc, nhất là những ngày chủ nhật hàng tuần. Thời gian họp chợ từ 7h sáng đến 5h chiều. Trước ngày về chợ, nam nữ chuẩn bị cho mình những bộ quần áo thật đẹp vì với họ về chợ là cả một ngày hội, họ thỏa sức vui chơi, giải trí sau một thời gian lao động mệt nhọc, đây còn là dịp tư tình qua lời ca tiếng hát.

Tham gia chợ phiên không chỉ có đồng bào các tộc người trong huyện mà còn có cả một số người buôn bán ở khu Đồng Tông- Trung Quốc cũng đi chợ phiên Bình Liêu. Hàng hóa trao đổi trong chợ chủ yếu là nông-lâm-thổ sản do người dân trong vùng nuôi trồng như: gia cầm, miến dong, các loại dầu quế, hồi, sở, các loại lá thuốc chữa trị bệnh, đặc biệt hơn cả là mật ong rừng. Đã từ rất lâu mật ong trở thành món hàng đặc sản không thể thiếu của những du kháh đi qua nơi này.

  • Cửa khẩu quốc gia Hoành Mô.

Bình Liêu có thế mạnh là cửa khẩu quốc gia Hoành Mô, nằm trên địa phận xã Hoành Mô. Đây là cửa khẩu quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Cửa khẩu Hoành Mô cách thị trấn Tiên Yên 55km, có đường oto nối liền huyện Bình Liêu và Tiên Yên chạy theo lưu vự con sông Tiên Yên. Bên kia biên giới là thị trấn Đồng Tông, huyện Phòng Thành tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, có đường đập qua con sông Ca Long, đoạn thượng nguồn con sông Ca Long này bình thường chỉ là đoạn suối cạn giữa bãi đá cuội, mùa lũ thì nước dâng ngập đập. Trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 quân đội Trung Quốc đã chiếm đóng và phá hủy vùng này. Từ năm 1990 thì cửa khẩu được mở lại, hàng hóa nội địa của đôi bên giao lưu ngày càng tăng. Ngoài nguồn thu thuế, hoạt động cửa khẩu đã tạo thêm bước phát triển thương mại và dịch vụ.

Nhà kiểm soát liên ngành cửa khẩu Hoành Mô đã được xây dựng nhằm đáp ứng tốt hơn việc lưu thông hàng hóa giữa hai nước Việt Nam- Trung Quốc. Nhân dịp kỉ niệm 90 năm thành lập huyện Bình Liêu đã gắn biển chào mừng cho công trình nhà kiểm soát liên ngành này.

Có thể bạn quan tâm:

Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp

3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn khi phát triển du lịch ở Bình Liêu. ( Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Then người Tày )

  • Thuận lợi

Huyện có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, hấp dẫn đưọc hình thành bở đặc điểm tổng hòa của các yếu tố địa chất, địa hình, khí hậu, động thực vật. Nhờ sự phong phú về tài nguyên này nên huyện Bình Liêu có khả năng phát triển những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, leo núi.. Là một huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ninh, Bình Liêu cũng có những vị trí thuận lợi để thu hút đoàn khách khi đến Quảng Ninh, và các đoàn khách từ Trung Quốc sang từ cửa khẩu Hoành Mô.

Quảng Ninh là một tỉnh kinh tế trọng điểm phía bắc nên huyện Bình Liêu có cơ hội đón nhận và tận dụng sự phát triển chung của cả vùng, mà ban đầu là sự đầu tư vào kết cấu hạ tầng như đường bộ, giao thông cho sự phát triển kinh tế du lịch. Bình Liêu là một huyện có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch văn hóa cộng đồng.

Nhờ chính sách của nhà nước, huyện hiện nay đang tăng cường đầu tư và khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, xây dựng khu trung tâm văn hóa thể thao huyện.

Đầu tư công nghệ chế biến để tạo ra sản phẩm hàng hóa có thương hiệu riêng biệt như miến dong Bình Liêu, mật ong rừng. Phát huy năng lực của khẩu quốc gia Hoành Mô trên địa bàn huyện, mở rộng giao lưu buôn bán hàng hóa để thu hút khách tới tham quan và mua sắm.

  • Khó khăn

Chỉ có thế mạnh về tài nguyên du lịch tự nhiên nên sẽ bị ảnh hưởng nhiều từ do đặc điểm của thời tiết, khí hậu và các yếu tố bất lợi như mưa, bão, sương muối… gây tắc đường cản trở giao thông đi lại. Huyện không có nhiều di tích lịch sử văn hóa, chưa có một quy hoạch cụ thể để phát triển du lịch, lại thiếu vốn đầu tư nên việc quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên còn hạn chế, đất đai bị lấn chiếm sử dụng một cách bừa bãi gây mất cảnh quan thiên nhiên.

Tài nguyên du lịch của huyện vẫn còn đang ở dạng tiềm năng chưa được đưa vào khai thác vì thế mà vấn đề đặt ra là phải đánh giá đúng về tài nguyên của huyện, trên cơ sở đó các cấp ngành có liên quan dưa ra những quy hoạch để đầu tư, tôn tạo, bảo vệ và khai thác một cách tốt nhất, đưa du lịch phát triển trên huyện, góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện. Đời sống kinh tế xã hội của đồng bào chưa thực sự phát triển nên chưa nghĩ đến việc làm du lịch.

  • Xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng của huyện.

Bình Liêu đưa hát Then đàn tính trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng. Với trên 95% dân số là người dân tộc thiểu số, Bình Liêu được coi là một trong những cái nôi nuôi dưỡng làn điệu hát Then trong toàn tỉnh. Đặc biệt, năm 2013, nghi lễ hát Then của người Tày tỉnh Quảng Ninh đã được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Đây là niềm tự hào và là động lực để cấp ủy, chính quyền, nhân dân các tộc người trong tỉnh nói chung và tộc người Tày nói riêng cố gắng hơn nữa trong việc bảo tồn, phát huy các làn điệu hát Then. ( Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Then người Tày )

Mặc dù điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhưng những năm qua Bình Liêu có nhiều hình thức để bảo tồn và phổ biến làn điệu hát Then trong đời sống xã hội. Phòng Văn hóa Thể thao của huyện đã sưu tập được hơn 70 bài hát Then- đàn tính qua các thời kỳ, sưu tầm được 2 trích đoạn Then cổ, cải biên nhưng vẫn giữ được những nét đặc trưng của làn điệu hát Then, hướng dẫn thành câu lạc bộ hát Then ở mỗi xã nhằm tập hợp các nghệ nhân, những người biết hát và ưa thích Then để luyện tập, phục vụ cộng đồng ở nơi cư trú. Bà Hoàng Thị Nghị, Trưởng phòng VHTT huyện cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, thời gian qua chúng tôi đã tích cực tuyên truyền, nhân rộng CLB Then- Thơ- Ca trên toàn địa bàn. Đến nay đã thành lập được 11 CLB. Nhìn chung các CLB sinh hoạt đều đặn và hoạt động có hiệu quả. Chúng tôi đang tiến hành xây dựng hồ sơ để cử “Then Tày- Nùng- Thái” trình lên UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể”.

Nhằm nhân rộng mô hình hoạt động của CLB hát Then- đàn tính, thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia, tạo ra phong trào sâu rộng, năm nay huyện đã hỗ trợ mỗi CLB 20 triệu đồng để duy trì hoạt động. Đồng thời thường xuyên cử các cán bộ hỗ trợ, hướng dẫn tập luyện, dàn dựng sinh động hóa, sân khấu hoặc các tiết mục biểu diễn. Huyện còn thường xuyên chăm lo, quan tâm cho những nghệ nhân hát Then, tạo điều kiện mời các nghệ nhân am hiểu Then và đánh đàn tính đến truyền dạy cho các CLB mới thành lập, giúp họ bắt kịp nhanh chóng với phong trào chung. Song song với đó, để những nét đẹp trong sinh hóa của người Tày không bị mai một, huyện còn chú trọng đến công tác tuyên truyền giáo dục nhằm giúp đồng bào tộc người Tày nói riêng và đồng bào tộc người thiểu số khác nói chung và giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đồng thời gắn kết việc bảo tồn văn hóa dân tộc với các phong trào thi đua, phong trào văn hóa, văn nghệ của địa phương, đặc biệt là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư”.

Là một trong những CLB hát Then được thành lập sớm nhất trên địa bàn huyện, CLB hát Then- đàn tính của xã Tinh Húc luôn duy trì sinh hoạt đều đặn và hiệu quả. Với 18 thành viên ở nhiều lứa tuổi do nghệ nhân dân gian Việt Nam Lương Thiêm Phú phụ trách, CLB sinh hoạt đều đặn vào các ngày cuối tuần tại nhà văn hóa thôn Chang Nà. Nghê nhân Lương Thiêm Phú chia sẻ: “Ngoài việc làm, đánh đàn tính, truyền dạy cho 30 học viên ở 2 lớp hát Then- đàn tính của huyện Bình Liêu; tổ chức giao lưu ới CLB bạn; tham gia giao lưu văn hóa, văn nghệ với CLB nước bạn Trung Hoa vào các dịp lễ, Tết”.

Các trường học trong huyện cũng thành lập và duy trì tốt CLB hát Then- đàn tính, giúp học sinh có thêm hoạt động ngoại khóa bổ sung kiến thức văn hóa, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng những tài năng trẻ, nhằm trẻ hóa đội ngũ hát Then hiện nay.

Làn điệu Then và cây đàn tính là nét văn hóa đặc trưng của đồng bào tộc người Tày. Để bảo tồn, phát triển loại hình nghệ thuật này cần có đề án tổng thể, trong đó phải sưu tầm các tiết mục, bài hát Then cổ đang có nguy cơ mai một. Đồng thời, vận động đội ngũ văn nghệ sĩ, người yêu thích hát Then cải biên Then cổ, sáng tác mới, dàn dựng hình thức thể hiện mới trên cơ sở tôn trọng đặc trưng riêng của loại hình dân gian này phù hợp với thế hệ trẻ. Qua đó, giá trị của nét sinh hoạt văn hóa độc đáo này sẽ được gìn giữ, phát huy, phát triển, sáng tạp để phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của xã hội. Thời gian tới, huyện tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân bảo tồn, gìn giữ bản sắc dân tộc, gắn du lịch địa phương với các nét đẹp văn hóa. Trong đó, hát Then đàn tính sẽ trở thành thế mạnh được mọi người biết đến và trở thành món ăn tinh thần không thể thiểu của đông đảo người dân cũng như du khách.

3.2. Một số đề xuất, giải pháp khai thác hiệu quả văn hóa Then phục vụ hoạt động du lịch tại huyện Bình Liêu tỉnh Quảng Ninh.

3.2.1. Giải pháp bảo tồn Then cổ tại địa phương. ( Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Then người Tày )

Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Then của tộc người Tày, Nùng đang trở nên cấp thiết đối với việc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo triển khai lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, TS Lê Thị Bích Hồng khi nghiên cứu về loại hình diễn xướng này đã cho rằng: “Then cũng như nhiều di sản văn hóa phi vật thể khác ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ mai một về nghệ nhân, rơi rớt về các làn điệu, mất mát về phong tục tập quán, dần dà thui chột bản sắc dân tộc độc đáo do thiếu người kế cận. Việc sưu tầm , lưu giữ và truyền lại cho thế hệ mai sau “báu vật” hát Then là việc hết sức cấp thiết. Vấn đề là bảo tồn như thế nào để không mất đi bản sắc mà vẫn phù hợp với xã hội hiện đại, bảo tồn và phát huy được không gian diễn xướng Then đang là vấn đề được đặt ra từng ngày, từng giờ”.

Để gìn giữ những giá trị nghệ thuật của hát Then như “tài sản quốc gia”, trước hết các địa phương có nguồn Then cần gấp rút và liên tục sưu tầm bằng nguyên vẹn và đầy đủ các nghi lễ, nghi thức hát Then. Việc xây dựng hồ sơ nhằm khẳng đinh, tôn vinh giá trị của di sản Then tới bạn bè quốc tế là dịp để đồng bào ở địa phương nâng cao ý thức trách nhiệm tham gia bảo vệ và phát huy di sản. Địa phương cần thu thập các tài liệu, tổ chức ghi hình, thu thanh, dịch thuật, tập hợp tài liệu in băng đĩa, xuất bản sách… Đây không phải là công việc trước mắt, đột xuất mà là công việc lâu dài và thường xuyên.

Trước sự giao thoa, xâm lấn của các yếu tố văn hóa ngoại lai, Then nghi lễ cổ ở Bình Liêu đang đứng trước nguy cơ bị mai một. Lời hát, trang phục của người Tày ở Bình Liêu dường như chỉ còn ở trong ký ức của những người già. Việc làm quan trọng hơn bao giờ hết là phải thay đổi nhận thức về hát Then trong giới trẻ hiện nay. Cách làm hiệu quả nhất và cần thiết nhất vẫn là nâng cao chất lượng về các CLB hát Then đã được thành lập tại các bản làng, xã tại huyện Bình Liêu.

Đi đầu trong công tác của tỉnh đưa ra phải kể đến Tỉnh đoàn và Hội Văn nghệ dân gian của tỉnh. Hai đơn vị đã phối hợp và kí kết chương trình “Tuyên truyền vận động thanh, thiếu nhi tham gia bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa văn nghệ dân gian trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2013-2018”. Mục tiêu của chương trình là nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; giáo dục truyền thống dân tộc, lòng tự hào dân tộc, nêu cao tinh thần xung kích của thanh niên trong việc sưu tầm, nghiên cứu và bảo tồn văn nghệ dân gian quý báu của tỉnh, tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi trong nhân dân, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đã bản sắc dân tộc. Từ chương trình này, nhiều CLB “Tuổi trẻ tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc” đã được thành lập, trong đó có các CLB hát Then của huyện Bình Liêu. Bên cạnh đó, một chương trình khác là “Em yêu làn điệu dân ca”, lấy sự hiểu biết về Văn nghệ dân gian làm một trong những tiêu chí rèn luyện đội viên, đoàn viên cũng đã tạo được ấn tượng tốt trong học đường, giúp các em học sinh đền với dân ca một cách bài bản và hệ thống hơn.

Điều quan trọng nhất là cần có cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi, tôn vinh nghệ nhân, người có công lưu giữ, truyền dạy Then. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh đã có những kiến nghị cần dành một phần kinh phí thỏa đáng, hỗ trợ hoạt động của các nghệ nhân để họ truyền dạy lại những làn điệu Then cho thế hệ trẻ và những người kế nghiệp, cũng như là duy trì kinh phí hỗ trợ đối với các CLB về trang phục, đạo cụ. Đồng thời hàng năm cần tổ chức hội nghị tôn vinh các nghệ nhân, những người có tinh thần nhiệt huyết giữ gìn Then cổ.

Về phía ngành Giáo dục- Đào tạo, trong chương trình “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” cũng đã lồng ghép các CLB hát dân ca. Thầy giáo Tô Đình Cung, giáo viên trường THCS và THPT Hoành Mô (Bình Liêu), chủ nhiệm CLB “Giai điệu quê hương” cho biết: “Không phải đến tận bây giờ chúng tôi mới có mô hình này. CLB của chúng tôi đã hình thành và hoạt động có hiệu quả từ khá sớm, xuất phát từ tình yêu vốn quý dân ca của giáo viên và học sinh trong trường”. Trong mỗi buổi sinh hoạt, các thành viên mới gia nhập sẽ được thầy cô, các lão nghệ nhân người Tày truyền đạt lại các bài hát Then, chỉ bảo nghệ thuật chơi đàn tính. Được biết, không chỉ thành viên trong CLB mà nhiều học sinh trường THCS và THPT Hoành Mô cũng biết hát Then. Các bạn còn thường xuyên tham gia chương trình ngoại khóa tìm hiểu quê hương, đi hát Then giao lưu ở rất nhiều khe bản xa xôi, tham gia các hội thi, liên hoan văn nghệ quần chúng trong khu vực cũng như toàn quốc.

Từ mô hình CLB, làn điệu hát Then ở Bình Liêu đã có môi trường tốt để được lưu giữ, phát triển. Thầy Tô Đình Hiệu cho rằng: “ Việc tạo ra không gian tồn tại cho Then cổ là hết sức cần thiết. Đó là cần một chế độ đãi ngộ hợp lý cho các nghệ nhân, đồng thời cần có sự thống nhất giữa nghệ nhân, gia đình, cơ quan tổ chức tour du lịch để du khách được tham quan..”

Cách bảo tồn và phát huy giá trị di sản Then trước hết và tốt nhất là việc tự giữ gìn, phát huy trong cộng đồng mỗi đồng bào. Nhiều dân địa phương đã thành lập CLB hát Then, cùng với các loại hình nghệ thuật truyền thống, hát Then nên được đưa vào các chương trình phục vụ du lịch để khai thác, hỗ trợ bảo tồn, đồng thời tạo điều kiện để Then có thể “được sống” trong không gian cộng động.

3.2.2. Tuyên truyền, quảng bá du lịch tại huyện. ( Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Then người Tày )

Muốn phát triển văn hóa tộc người ở Bình Liêu cần tuyên truyền quảng bá, tiếp thị du lịch. Phải được xúc tiến nhanh chóng và đảm bảo xác thực vì đây là hình ảnh, bộ mặt của huyện. Quảng bá những nét đặc sắc của Then cổ kết hợp với văn hóa của địa phương.

Phòng Văn hóa- thông tin và tuyên truyền huyện xuất bản những quyển sách mong, những tập gấp để giới thiệu về du lịch của toàn huyện nói chung và văn hóa tộc người nói riêng. Áp dụng hình thức quảng cáo đạt hiệu quả cao và rộng rãi hơn đó là qua các đài truyền hình, đài tiếng nói địa phương, trung ương hay các phương tiện thông tin hiện đại: Internet. Cùng với đó là cần đẩy mạnh tuyên truyền , công tác thị trường, tìm kiếm thị trường.

Việc khai thác mở rộng thị trường, nâng cao giá trị độc đáo của sản phẩm du lịch là việc làm cần thiết với việc phát triển du lịch của Bình Liêu. Muốn vậy, phải kêu gọi các tổ chức, các công ty lữ hành đầu tư và lập chi nhánh trên địa bàn huyện. Đặt các văn phòng ở những khu du lịch lớn và các địa phương trong tỉnh, ngoài tỉnh để tìm kiếm đối tác liên doanh, liên kết trong đầu tư cũng như trong hoạt động kinh doanh du lịch. Xây dựng các tour, tuyến du lịch giữa các vùng tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đi du lịch các điểm và tham gia được các loại hình du lịch khác. Khai thác thị trường khách quốc tế từ những nước láng giềng xung quanh.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch của huyện đã có những bước phát triển, đã có những dự án đầu tư vào huyện. Do cấp chính quyền địa phương có các chính sách ưu đãi, thông thoáng thu hút đầu tư, đặc biệt là chính sách ưu tiên cho các nhà đầu tư địa phương.

  • Đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Hiện nay ở tỉnh Bình Liêu chưa có đội ngũ nhân lực làm du lịch do đó cần tìm kiếm đào tạo đội ngũ cán bộ làm du lịch có chuyên ngành nghiệp vụ bao gồm cán bộ quản lý công tác văn hóa, hướng dẫn viên tại điểm để giới thiệu những thông tin giá trị văn hóa của người Tày nói riêng và huyện Bình Liêu nói chung. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với phòng Văn hóa- thông tin và tuyên truyền Bình Liêu mở các lớp đào tạo đội ngũ nhân viên làm du lịch. Mở các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn. Ưu tiên người ở địa phương có trình độ, đặc biệt khuyến khích tạo điều kiện cho con em dân tộc đi học và trở thành đội ngũ cán bộ nòng cốt.

Chính quyền địa phương và các cấp ngành liên quan cần chú trọng bồi dưỡng lớp trẻ lưu giữ lại những điệu múa và lời ca truyền thống để kết hợp với những điệu hát Then của người Tày, cùng với đó là phục hồi các trò chơi dân gian để du khách có thể tham gia khi đến nơi đây du lịch.

3.2.3. Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật mang đậm bản sắc văn hóa tộc người. ( Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Then người Tày )

  • Thu hút đầu tư.

Từ quy hoạch tổng thể và chi tiết cho sự phát triển du lịch văn hóa ở Bình Liêu cần xây dựng một cơ chế thông thoáng để thu hút đầu tư cho phát triển du lịch. Cần hoàn thiện một hệ thống văn bản pháp luật sao cho phù hợp với tình hình chung hiện nay để thu hút nhiều nguồn đầu tư từ phía nhà nước, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Nhà nước cần quan tâm hơn nữa tới các giá trị văn hóa của người Tày nói riêng và cộng đồng tộc người thiểu số nói chung ở địa phương. Giành một nguồn ngân sách để chi phí cho việc nghiên cứu các giá trị văn hóa thúc đẩy hoạt động du lịch ở đây phát triển.

  • Xây dựng cở sở vật chất kỹ thuật.

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật mang đậm những yếu tố tộc người sẽ hấp dẫn du lịch. Bình Liêu có nguồn tài nguyên thiên nhiên nhưng mới chỉ dừng lại ở dạng tiềm năng, cơ sở kỹ thuật phục vụ khách du lịch là chưa có nên việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phải được sự quan tâm từ các cấp chính quyền huyện, tỉnh và nhà nước. Xây dựng những nhà nghỉ phục vụ du khách nhưng vẫn mang đậm bản sắc của tộc người Tày nơi đây. Xây dựng và phục hồi lại những nhà sàn truyền thống của người Tày. Việc xây dựng và tuy sửa phải được diễn ra đồng bộ, xây dựng phải hài hòa với môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa và được nhân dân địa phương chấp nhận.

Phát triển giao thông với hệ thống đường sá tới các trung tâm huyện cũng như các làng bản và các danh thắng trên địa bàn huyện. Khai thác các phương tiện vận chuyển truyền thống của đồng bào dân tộc để đưa vào phục vụ khách du lịch.

Xây dựng khu vui chơi giải trí dành cho khách du lịch và nhân dân địa phương để khách đến đây có thể tham gia các trò chơi cổ truyền, cùng nhau hòa mình vào những làn điệu diễn xướng đặc trưng. Các nhà quản lý và cộng đồng dân cư ở đây phải có trách nhiệm giới thiệu các đặc sản địa phương, những sản phẩm thủ công truyền thống.

3.2.4. Xây dựng một số chương trình du lịch. ( Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Then người Tày )

  • Hải Phòng Quảng Ninh 3 ngày 3 đêm.

Đem 1: Đón đoàn khách tại trung tâm thành phố lúc 7h00’. 8h00’ xe xuất phát đi Bình Liêu. 12h30’ HDV đón đoàn tại huyện Bình Liêu. Nhận phòng, nghỉ ngơi.

Ngày 1: Du lịch cộng đồng bản sông Moóc, Phật Chỉ, check mốc 1327.

Sáng: ăn sáng, xuất phát đi đình Lục Nà, rừng hoa sở của cửa khẩu Hoành Mô, mốc 1317, đi du lịch cộng đồng bản sông Moóc. (đi thác, ruộng bậc thang, tìm hiểu văn hóa ở bản).

Trưa: ăn trưa và nghỉ ngơi tại bản.

Chiều: di chuyển dọc đường biên giới đến Phật Chỉ, check mốc 1327 và đón hoàng hôn trên mốc.

Tối: ăn tối tại bản và tham gia sinh hoạt lửa trại, làm quen và nghe hát Then. ( ăn gà nướng và thưởng thức rượu men lá Cao Ba Lãnh).

Ngày 2: Đường biên check in cột mốc thiên đường.

Sáng: ăn sáng sau đó di chuyển về cửa khẩu Hoành Mô vào Đường Biên check in cột mốc thiên đường cỏ lau 1297.

Trưa: ăn trưa và nghỉ ngơi tại đường biên để ngắm cảnh. ( Dựng lều, mắc võng tại đường biên. Thực phẩm bữa trưa được chuẩn bị cơm nắm, muối vừng, xúc xích, nước, bánh coóc mò).

Chiều: di chuyển đến Khe Vằn ba tầng nước đẹp nhất Quảng Ninh.

Tối: Sau khi ăn tối, du khách sẽ được tắm nước là của người Dao nguyên chất.

Ngày 3: Tìm hiểu văn hóa.

Sáng: Du khách sẽ được xem mô phỏng của 1 buổi lễ Then cấp sắc, giao lưu và học hát với đồng bào Tày nơi đây.

Trưa: ăn trưa và nghỉ ngơi. Chiều: khởi hành về Hải Phòng.

– Hải Phòng Quảng Ninh 3 ngày 2 đêm.

Ngày 1:

Sáng: Xuất phát đi Hạ Long, tham quan và nghỉ dưỡng tại khu sinh thái Suối Đá Bàn.

Trưa dùng bữ tại ngay khu sinh thái. Chiều 2h xuất phát đi Bình Liêu.

Tối: nhận phòng, nghỉ ngơi, tự do tham quan Bình Liêu.

Ngày 2:

Sáng tập trung ăn sáng, đi chợ phiên của các tộc người ở Bình Liêu. Trưa: thưởng thức món ăn đặc sản của Bình Liêu.

Chiều đi tham quan thác đẹp nước 3 tầng đẹp nhất ở Bình Liêu, thác Khe Vằn.

Tối: đốt lửa, thưởng thức món ăn đặc sản và giao lưu cùng bà con dân tộc Tày. Tại đây, du khách sẽ được giao lưu một loại hình nghệ thuật đặc sắc của người Tày đó là hát Then. ( Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Then người Tày )

Ngày 3:

Sáng tập trung ăn sáng, khởi hành đi cửa khẩu Hoành Mô.

Trưa tập trung ăn trưa và nghỉ ngơi đến đầu giờ chiều trở về Hải Phòng.

Du khách sẽ được dừng chân nghỉ ngơi tại chợ hải sản Hạ Long để có thẻ mua quà và đặc sản của Quảng Ninh khi kết thúc chuyến hành trình.

– Hải Phòng Quảng Ninh 5 ngày 4 đêm. ( dành cho đoàn học sinh, sinh viên)

Ngày 1: HảI Phòng – Hạ Long.

Sáng : Đoàn ăn sáng tự túc, đến 7h30 đón đoàn và xuất phát đi Hạ Long, tham quan vịnh Hạ Long. Đến trưa du khách sẽ thưởng thức hải sản ngay trên vịnh.

Chiều tối sau khi kết thúc chuyến đi tham quan vịnh, du khách sẽ nhận phòng khách sạn, nghỉ ngơi, ăn tối tập trung và buổi tối tự do tham quan Hạ Long.

Ngày 2: Hạ Long

Sáng: ăn sáng tập trung, du khách sẽ tham gia khám phá Hạ Long Park. Trưa: ăn trưa tập trung, về khách sạn nghỉ ngơi.

Chiều 3h tham gia team building tại bãi biển Bãi Cháy.

Tối : ăn tối tập trung. Đến 20h khởi hành từ Hạ Long đến Bình Liêu.

Khách sạn sẽ đón đoàn nhận phòng và nghỉ ngơi. Ngày 3: Bình Liêu.

Sáng: ăn sáng tập trung, xuất phát đi đến cửa khẩu Hoành Mô, sau đó đến bản sông Moóc.

Trưa : nghỉ ngơi và ăn trưa ngay tại bản.

Chiều: check in cột mốc 1327, di chuyển dọc đường biên giới Phật Chỉ.

Tối : tổ chức gala diner giao lưu giữa đoàn khách và tộc người Tày tại nơi đây. Tại đây đoàn sẽ được thưởng thức món ăn đặc sẳn, tham gia các trò chơi. Đặc biệt là sẽ giao lưu văn nghệ với người Tày.

Ngày 4:

Sáng: ăn sáng tập trung, sau đó đoàn khách sẽ tham gia vào buổi phục dựng nghi lễ tâm linh của người Tày- Then chúc thọ. Qua buổi lễ đoàn sẽ hiểu hơn về quan niệm tâm linh của người Tày cũng như hiểu hơn về lòng hiếu thảo của thế hệ sau với thế hệ đi trước.

Trưa: ăn uống tập trung, nghỉ ngơi.

Chiều: xuất phát đi tham quan thác nước 3 tầng đẹp nhất ở Bình Liêu- Thác Khe Vằn.

Tối ăn uống tập trung, sau đó đi tắm nước lá nguyên chất của người Dao.

Ngày 5

Sáng: ăn sáng tập trung và tham gia vào phiên chợ vùng cao của người Sán Chỉ. Sẽ có thời gian một buổi sáng để đoàn khách tự do khám phá và mua quà lưu niệm trước khi về,

Trưa: ăn trưa tập trung, nghỉ ngơi. Đầu giờ chiều khởi hành về Hải Phòng, kết thúc chuyến đi.

3.2. Tiểu kết chương 3. ( Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Then người Tày )

Mỗi một vùng, một điểm khi tiến hành xây dựng các dự án để phát triển du lịch thì đều phải đưa ra những định hướng và giải pháp phù hợp để các dự án đều có thể thực hiện được. Bình Liêu không nằm ngoài quy luật đó. Trong chương III của bài khóa luận đã chỉ ra được những khó khăn và thuận lợi của Bình Liêu khi hướng đến phát triển du lịch. Cùng với đó là thực trạng khai thác văn hóa Then của người Tày hiện nay, nó đã có phần bị mai một nhưng người dân Tày nói riêng và sự hỗ trợ giúp đỡ của các ngành có liên quan tại Bình Liêu đã và đang cố gắng từng ngày để duy trì và bảo tồn nền văn hóa mang đậm bản sắc của người Tày và xây dựng nên một nét văn hóa du lịch đặc trưng của Bình Liêu.

KẾT LUẬN

Du lịch là một ngành kinh tế xã hội ngày càng phổ biến, vai trò của du lịch ngày càng được khẳng định. Xu hướng mới về tìm hiểu văn hóa tộc người đang chiếm được sự thu hút lớn của mọi người từ khắp nơi, Việt Nam là một nước có 54 tộc người nên đây sẽ là một lợi thế vô cùng lớn đối với xu thế hiện nay. Những yếu tố   du lịch mang đậm đà bản sắc dân tộc sẽ tạo nên những sản phẩm du lịch mang tính độc đáo và đặc sắc để thu hút khách du lịch.

Bình Liêu là địa bàn huyện có nhiều tộc người thiểu số sinh sống nhất cùng với đó là văn hóa mang đậm bản sắc của từng dân tộc. Cứ mỗi dịp xuân về là nơi đây lại diễn ra các lễ hội với những câu hát đối, soóg cọ, hát then, hay những nghỉ lễ giải hạn, cầu an của các thầy Then đẻ đón chào một năm mới đầy hạnh phúc và may mắn. Các trò chơi dân gian kết hợp với những lời hát Then ca ngợi sự lao động bền bỉ và ước mơ về một cuộc thanh bình, hạnh phúc của người dân nơi đây. Không chỉ vậy, nơi đây còn được thiên nhiên ưu ái với nhiều cảnh đẹp, tạo tiềm năng cho phát triển du lịch. Chính vì thế điều cần đề ra ngay trước mắt đó là xây dựng những định hướng và giải pháp để Bình Liêu có thể kết hợp những yếu tố văn hóa cùng cảnh đẹp địa phương để trở thành một điểm đến lý tưởng trong tương lai. Điều này vừa góp phần thúc đẩy nền kinh tế còn nghèo nàn của người dân nơi đây, vừa giúp họ lưu giữ và truyền bá đến mọi người về bản sắc dân tộc của họ.

Các giá trị văn hóa của người Tày nơi đây đã và đang được phục dựng để phục vụ cho hoạt động du lịch. Do vậy, việc hướng đến để xây dựng các thôn trong huyện thành thôn văn hóa là điều cần thiết vì nó giúp cho việc bảo tồn được các giá trị văn hóa tộc người, phát triển du lịch, nâng cao dân trí. Để làm được điều này thì các ngành, các cấp liên quan đã và đang phối hợp với nhau để xây dựng một huyện Bình Liêu có thể trở thành một điểm du lịch lý tưởng cho du khách.

Bài khóa luận của em được thực hiên với mong muốn sẽ chỉ ra được điểm đặc sắc văn hóa riêng của người Tày, những thực trạng về du lịch của huyện Bình Liêu, từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản để phần nào giúp huyện cũng như bà con tộc người thiểu số có thể nhận ra những tiềm năng sẵn có tại nơi mình ở để vừa có thể gìn giữ, vừa có thể khai thác phát triển du lịch văn hóa tộc người và đưa nó vào du lịch của huyện Bình Liêu nói riêng và toàn tỉnh nói chung. Tuy nhiên, với những kiến thức còn hạn chế, em chỉ có thể đưa ra những ý kiến, những giải pháp còn mang tính chủ quan. Em rất mong sẽ nhận được sự chỉ giúp và đóng góp ý kiến từ thầy cô, bạn bè.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và thầy cô giáo bộ môn, đặc biệt là sự hướng dẫn của gv Ths Vũ Thị Thanh Hương đã tạo điều kiện và hộ trợ em có thể hoàn thành bài khóa luận này.

Mời bạn tham khảo thêm:

→ Khóa luận: Khai thác văn hóa Then của người Tày phục vụ du lịch

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] → Khóa luận: Giải pháp phát triển du lịch văn hóa Then người Tày […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993