Khóa luận: Thực tiễn kỷ luật tích cực cho học sinh tiểu học

Rate this post

Chia sẻ chuyên mục Đề Tài Khóa luận: Thực tiễn kỷ luật tích cực cho học sinh tiểu học hay nhất năm 2023 cho các bạn học viên ngành đang làm khóa luận tốt nghiệp tham khảo nhé. Với những bạn chuẩn bị làm bài luận văn tốt nghiệp thì rất khó để có thể tìm hiểu được một đề tài hay, đặc biệt là các bạn học viên đang chuẩn bị bước vào thời gian lựa chọn đề tài làm luận văn thì với đề tài: Khóa luận: vận dụng các phương pháp kỷ luật tích cực và thực tiễn giáo dục cho học sinh tiểu học dưới đây chắc chắn sẽ giúp cho các bạn học viên có cái nhìn tổng quan hơn về đề tài sắp đến.

1. Bối cảnh và quan điểm

1.1 Thực trạng

Các biện pháp kỷ luật đang áp dụng trong trường học hiện nay là nhắc nhở, phê bình, thông báo với gia đình, cảnh cáo, …được các trường tiểu học thực hiện nghiêm túc và công khai, đảm bảo công bằng cho học sinh trong việc khen thưởng và kỷ luật. Tuy nhiên, các biện pháp kỷ luật này còn khá “khô cứng” đối với một số học sinh có biểu hiện chậm tiến về đạo đức. Không ít giáo viên hiện nay vẫn quan niệm khi học sinh mắc lỗi thì chỉ có cách giáo dục duy nhất, hiệu quả nhất là trừng phạt

Trừng phạt thân thể: là những hành vi gây ra thương tích, đau đớn trên cơ thể trẻ em, làm ảnh hưởng đến sự phát triển về thân thể của trẻ em(đánh, véo, kéo tai, giật tóc…)

Trừng phạt về tinh thần: là những hành vi gây ra tổn thương về mặt tâm lý, tình cảm, tinh thần của trẻ em( la mắng, dọa nạt, làm bẽ mặt…)

Gây hậu quả nghiệm trọng tới chất lượng giáo dục, đặc biệt là ảnh hưởng sâu sắc tới các em học sinh

­Kỷ luật tích cực là một biện pháp giáo dục hoàn toàn khác với lối giáo dục truyền thống theo kiểu “trừng phạt”. Hình thức này đã được các nhà trường quan tâm chỉ đạo thay thế hình thức kỷ luật cũ. Nhưng vẫn chưa thực sự thay đổi và còn nhiều hạn chế bất cập.

Có thể bạn quan tâm đến dịch vụ:

===>>> Bảng Giá Viết Thuê Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Luật

1.2 Nguyên nhân của hiện tượng trừng phạt

  • Do còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến
  • Nhận thức hạn chế của người lớn
  • Giáo viên có phương pháp giáo dục học sinh chưa phù hợp, thiếu kinh nghiệm, áp lực từ công việc, gia đình…
  • Do đạo đức nghề nghiệp
  • Do học sinh có những khó khăn và rào cản trong học tập, những khó khăn về xã hội như bị ngược đãi, bức xúc về gia đình, nên các em còn mắc lỗi khi ở trường

1.3 Hậu quả của việc sử dụng các biện pháp trừng phạt học sinh Khóa luận: Thực tiễn kỷ luật tích cực cho học sinh tiểu học.

Biện pháp trừng phạt học sinh là hình thức kỷ luật mang tính bạo lực, khiến học sinh bị tổn thương không chỉ về thể xác mà cả tinh thần. Nó gây ảnh hưởng xấu đến:

  • Sự phát triển của học sinh( sức khỏe, tâm lý, tính cách, trí tuệ, đạo đức…)
  • Mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh ( học sinh mất niềm tin, xa lánh, không hợp tác với giáo viên…)
  • Chất lượng giáo dục( học sinh chán học, học tập sa sút, bỏ học…)
  • Trật tự, an toàn xã hội ( học sinh có những hành vi lệch lạc, phạm pháp…)

1.4 Một số kỹ năng giúp giáo viên ứng xử tích cực

  • Lắng nghe tích cực
  • Lắng nghe một cách chân thành, gợi mở
  • Hiểu rõ nội dung học sinh cần nói
  • Hiểu rõ được cảm xúc của học sinh
  • Những điều cần tránh khi lắng nghe tích cực:
  • Không chú ý, sao nhãng, gây mất hứng thú của học sinh
  • Phán xét, chỉ trích, trách mắng học sinh
  • Đổ lỗi cho học sinh mà không xem xét rõ vấn đề
  • Hạ thấp, xem thường học sinh
  • Ngắt lời khi học sinh đang nói
  • Đồng tình kiểu thương hại
  • Ra lệnh, đe dọa

2. Tình huống sư phạm Khóa luận: Thực tiễn kỷ luật tích cực cho học sinh tiểu học.

Dưới đây là các tình huống sư phạm mà giáo viên Tiểu học sẽ gặp phải và gợi ý cách xử lý phù hợp khi áp dụng Phương pháp kỷ luật tích cực và kỷ luật không nước mắt:

Tình huống 1: Kiên, 11 tuổi, sang lớp bên cạnh chơi cùng những bạn khác và sơ ý đánh vỡ chiếc bình hoa

Giao viên nên bình tĩnh và nói với học sinh “Cô biết là em đã đánh vỡ chiếc bình hoa của lớp bạn. Gio em định làm thế nào đây?

Cô giáo phải sử dụng giọng nói nhẹ nhàng nhưng cương quyết. Khuyên bảo em sang lớp bạn để xin lỗi và sửa chữa lỗi lầm. Tuy trẻ mắc lỗi nhưng điều quan trọng là để trẻ biết tự nhận trách nhiệm khắc phục lỗi đó mà không làm lòng tự trọng, tính tự tin của trẻ bị tổn hại

Tình huống 2: Một số em học sinh lớp 5 vì mải chơi nên không nghe tiếng chuông reo và vào lớp muộn

Cô giáo nên đề cập chuyện này vào giờ sinh hoạt lớp, cùng các em xem lại nội quy của lớp và thực hiện. Sau đó yêu cầu các em tìm ra các giải pháp để giúp bạn mải chơi vào lớp đúng giờ và nhắc nhở nhẹ nhàng với các em

Tình huống 3: Trong giờ học, khi đang giảng bài một học sinh đã làm mất trật tự

Tạm ngưng bài giảng, nghiêm nét mặt, hướng mắt về phía có học sinh làm mất trật tự, đợi lớp ổn định rồi tìm hiểu nguyên nhân vì sao em mất trật tự trong giờ học, sau đó nhắc nhở em nhẹ nhàng

Tình huống 4: Vinh, 7 tuổi, đang chơi chiếc ô tô bằng nhựa màu đỏ trong lớp, bỗng nhiên bạn Ngọc tới lấy và chạy ra chỗ khác định chơi vì Ngọc cũng rất thích chiếc ô tô này. Vinh thấy thế lao đến giằng lại. Hai bạn giằng nhau, xô đẩy, Vinh đã cắn Ngọc rất đau làm cho Ngọc khóc. Vinh cũng khóc theo.

Nguy cơ xung đột vẫn còn

Giáo viên phải cẩn thận để dùng phương pháp tạm lắng đúng cách. Vinh cần tạm lắng để học cách bình tĩnh trở lại, giải tỏa cơn tức giận và không phá đồ chơi. Khi Vinh đã bình tĩnh trở lại giáo viên có thể giải thích lí do tại sao và nói với em rằng tức giận là chuyện bình thường nhưng làm hỏng đồ chơi hoặc làm bạn đau thì không được. Lần sau có thể gợi ý cho Vinh chọn một món đồ chơi khác để trao đổi với Ngọc, hoặc gợi ý cả hai cùng chơi chung

Tình huống 5: Trong khi chấm bài kiểm tra cuối kì, giáo viên thấy có một trường hợp học sinh mức học chỉ ở mức độ trung bình nhưng bài kiểm tra xuất sắc. Với trường hợp như vậy giờ trả bài kiểm tra giáo viên nên xử lý như thế nào?

Khen ngợi em đó có nhiều cố gắng trong học tập và mời em đó lên bảng trình bày lại cho cả lớp nghe. Nếu bài làm tốt thì cần tuyên dương về sự cố gắng của em đó, nếu không làm được thì khuyên bảo em và khích lệ em cần cố gắng hơn nữa. Sau đó nhắc nhở cả lớp cần có tính trung thực trong học tập, nhất là trong kiểm tra

Tình huống 6: Bước vào lớp, giáo viên nhận thấy tổ trực nhật chưa làm vệ sinh, lớp rất bẩn, bàn ghế không ngay ngắn. Lúc đó, giáo viên nên xử lý như thế nào?

Tìm hiểu nguyên nhân vì sao tổ trực nhật chưa làm vệ sinh, nghiêm túc nhắc nhở tổ thực hiện đúng nội quy (phê bình nhưng có nghệ thuật). Và dành ít thời gian để cả lớp cùng với tổ trực nhật sắp xếp, dọn dẹp lại lớp học rồi bắt đầu vào bài học

KẾT LUẬN Khóa luận: Thực tiễn kỷ luật tích cực cho học sinh tiểu học.

Làm giáo viên không phải là một công việc dễ dàng, nhất là việc rèn kỷ luật cho các em, đòi hỏi nhiều sức lực, thời gian và tâm huyết. Vì thế mà chúng ta cần có những phương pháp đúng đắn và cụ thể để có thể uốn nắn các em từ khi còn nhỏ. Với phương pháp kỷ luật tích cực và kỷ luật không nước mắt, đây sẽ là biện pháp giáo dục học sinh không sử dụng đến các hình thức bạo lực, trừng phạt. Trong đó giáo viên, nhà quản lý giáo dục áp dụng các hình thức kỷ luật phù hợp để giúp học sinh giảm thiểu những hành vi chưa đúng chuẩn mực, củng cố các hành vi tích cực và phát triển nhân cách học sinh một cách toàn diện, bền vững. Đó cũng là mục tiêu giáo dục trong nhà trường Tiểu học. Do đó, muốn vận dụng tốt kỷ luật tích cực trong nhà trường thì trước hết giáo viên cần nhận thức rằng biện pháp kỷ luật học sinh bằng sự trừng phạt cần được chấm dứt và thay thế bằng phương pháp kỷ luật tích cực và kỷ luật không nước mắt. Để làm được điều này, giáo viên cần phải có suy nghĩ sâu sắc hơn nữa về nghề dạy học, luôn yêu nghề, yêu trẻ. Hiểu và nắm bắt được tâm lý của từng học sinh, ở từng độ tuổi. Đồng thời, giáo viên đặt mình vào các em, cùng chơi, cùng tâm sự, lắng nghe và tôn trọng các em. Để khi học sinh mắc lỗi thầy cô sẽ là những người bạn, người chị, người mẹ khuyên bảo các em. Tạo cho các em nguồn năng lượng tích cực, hứng thú khi đến trường. Đặc biệt là trẻ em cần sự khích lệ như cây cần nước. Trẻ không thể tồn tại và phát triển nếu không có sự khích lệ. Để các em cảm thấy “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”

Mặt khác, giáo viên cần phải xác định phương pháp kỷ luật tích cực và kỷ luật không nước mắt không phải là chiếc chìa khóa vạn năng. Do vậy bên cạnh việc sử dụng nó như một giải pháp chủ công thì giáo viên phải linh hoạt, mềm dẻo, áp dụng các phương pháp một cách khéo léo. Khóa luận: Thực tiễn kỷ luật tích cực cho học sinh tiểu học.

XEM THÊM NỘI DUNG TIẾP THEO TẠI ĐÂY:

===>> Khóa luận: Phương pháp kỷ luật tích cực cho học sinh tiểu học

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
trackback

[…] ===>> Khóa luận: Thực tiễn kỷ luật tích cực cho học sinh tiểu học […]

1
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x
()
x
Contact Me on Zalo
0877682993